Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh

Nội dung bài giảng:

I. ĐẠI CƯƠNG

Dinh dưỡng là một vấn đề thiết yếu cho cuộc sống của con người. Dinh dưỡng cho

người khỏe mạnh là quan trọng, khi ốm đau thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn vì:

• Nhu cầu của người bệnh khác với người bình thường

• Có những chất dinh dưỡng góp phần chữa khỏi bệnh, ngược lại có những thức ăn, đồ

uống nếu không cho ăn hợp lý lại làm bệnh nặng thêm.

• Phải dinh dưỡng thế nào để khi khỏi bệnh, người lao động có đủ thể lực để trở lại công

việc của họ.

Như vậy dinh dưỡng cho người bệnh là một khoa học và một thực tế rất cần thiết cho

công tác phòng chữa bệnh.

pdf 83 trang phuongnguyen 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh

Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 1
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
∗ 
MỘT VÀI NGUYÊN TẮC VỀ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ & 
CHẾ ĐỘ ĂN ĐIỀU TRỊ TRONG MỘT SỐ BỆNH 
Mục tiêu bài giảng 
 Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 
1. Trình bày được một số nguyên tắc dinh dưỡng chung trong điều trị; 
2. Trình bày được nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị một số bệnh riêng biệt; 
3. Liệt kê được một số thực phẩm nên dùng và không nên dùng trong một số bệnh. 
 Nội dung bài giảng: 
I. ĐẠI CƯƠNG 
 Dinh dưỡng là một vấn đề thiết yếu cho cuộc sống của con người. Dinh dưỡng cho 
người khỏe mạnh là quan trọng, khi ốm đau thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn vì: 
• Nhu cầu của người bệnh khác với người bình thường 
• Có những chất dinh dưỡng góp phần chữa khỏi bệnh, ngược lại có những thức ăn, đồ 
uống nếu không cho ăn hợp lý lại làm bệnh nặng thêm. 
• Phải dinh dưỡng thế nào để khi khỏi bệnh, người lao động có đủ thể lực để trở lại công 
việc của họ. 
 Như vậy dinh dưỡng cho người bệnh là một khoa học và một thực tế rất cần thiết cho 
công tác phòng chữa bệnh. 
A. II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CỦA DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ 
Khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân cần chú ý các nguyên tắc sau đây: 
1. Phải đảm bảo sự cân đối, sự đầy đủ và sự toàn diện của các chế độ ăn khác nhau, sao cho 
phù hợp với đặc điểm của bệnh, chú trọng những bệnh đặc biệt. 
2. Xác định được thời hạn hạn chế của việc sử dụng các chế độ ăn không cân đối, không 
toàn diện và không đầy đủ ở những bệnh khác nhau. 
3. Quy định những nguyên tắc ăn uống ở những bệnh nhân tiến hành liệu pháp đặc biệt ( liệu 
pháp sinh hoá, liệu pháp điều trị) 
4. Đề ra các nguyên tắc phối hợp các yếu tố dinh dưỡng, điều trị với việc sử dụng kháng sinh 
và các phương tiện khác của liệu pháp thuốc. 
5. Quy định chế độ ăn phải phù hợp với hoạt động của bệnh nhân, chú ý tới việc đề phòng sự 
hạn chế hoạt động sau này do ảnh hưởng của ăn uống gây ra. 
 Khi xây dựng thực đơn cụ thể, cần chú ý đến tác động cơ học và hoá học của thực 
phẩm. Để tránh các tác động cơ học khi chế biến thức ăn cần chú ý: 
Hạn chế hoặc loại trừ các thức ăn thô, các thực phẩm khó tiêu nhiều xen-lu-lô như củ cải, 
su bắp, cây họ đậu. 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
∗ 
∗ 
∗ 
∗ 
∗ 
∗ 
Xử lý các thực phẩm bằng cách nghiền nhỏ, chà xát, nhào trộn và quấy đảo để đảm bảo sự 
tiêu hoá và hấp thu thức ăn tốt nhất. 
Sử dụng những phương pháp nấu đặc biệt nhằm làm giảm chất xơ, hoà tan propectin và 
làm mềm thực phẩm. Cách chế biến tốt nhất là phương pháp hấp, có thể sử dụng phương pháp 
nướng, nhưng nên hạn chế phương pháp rán. 
 Để loại trừ các tác động hoá học khi chế biến thực phẩm nên loại trừ các thực phẩm 
giàu chất chiết xuất, hạn chế các món ăn gây gây kích thích tiết dịch vị của dạ dày và ruột. 
Trong khẩu phần ăn nên loại trừ nước dùng đặc, súp cà chua, nước chấm đặc, nước sốt, gia vị, 
dưa chuột muối.. . Phương pháp nấu là tốt nhất. 
III. CHẾ ĐỘ ĂN TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH 
1. Dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp 
1.1.Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp: 
 Theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế (2003) thì tăng huyết áp được 
quy ước như sau: 
Huyết áp bình thường: < 135/85 mmHg 
Tăng huyết áp: 
HA tâm thu (HA tối đa) ≥ 135 mmHg 
HA tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 85 mmHg 
Tăng huyết áp khẳng định 
HA tâm thu ≥ 160 mmHg 
HA tâm trương ≥ 95 mmHg 
Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần 
HA tâm thu ≥ 140 mmHg 
HA tâm trương < 90 mmHg 
1.2 .Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị tăng huyết áp 
∗ Ít Natri. Ở người bình thường lượng muối ăn không nên quá 6gam/ngày, ở người tăng 
huyết áp chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 4-5gam. Tăng huyết áp ở người trẻ không rõ nguyên 
nhân, tăng huyết áp có biến chứng tim và phù nhiều thì cần hạn chế muối tuyệt đối. 
∗ Giàu Kali dựa trên tiêu thụ nhiều rau quả giàu Kali (xem bảng) 
∗ Hạn chế các thức uống có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần như rượu, cà phê, 
nước chè đặc. Không nên dùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu hay hút thuốc lá.. . Tăng sử 
dụng các thức ăn có tác dụng an thần. 
∗ Protid : nên giữ mức 50 - 60 gam/ngày. Chú ý dùng nhiều protein thực vật như đậu đỗ, 
đậu nành. 
∗ Lipid: giảm, nên khoảng 25 gam/ ngày. Nên dùng dầu thực vật, các hạt có dầu, hạn chế 
mỡ. 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 3
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
∗ Glucid: chỉ nên 300 - 350 gam/ ngày. Chú ý sử dụng glucid của ngũ cốc và khoai cũ. Hạn 
chế các loại đường dễ hấp thu. Hạn chế ăn kẹo ngọt. Tăng chất xơ. 
∗ Vitamin: đủ vitamin đặc biệt là vitamin C, E, β caroten. 
∗ Nước: dùng vừa phải : nước lọc, nước hoa quả là tốt nhất. Nước chè phải pha loãng. 
Không được uống cà phê. 
∗ Tỷ lệ phần trăm năng lượng của các chất sinh nhiệt : Protein 12%; Lipid 12%; Glucid 
76%. 
 1.3. Thức ăn nên dùng 
⇒ Dùng các thức ăn như người bình thường. Tăng sử dụng nguồn protein từ đậu. Nguồn 
calo từ gạo, khoai tây, khoai lang... 
⇒ Dùng nhiều loại thức ăn giàu Kali ( xem bảng) : chủ yếu ở rau quả, khoai tây, các loại 
đậu. 
⇒ Tăng các thức ăn có tác dụng an thần như sen, lá vông. 
⇒ Dùng dầu thực vật và các loại hạt có dầu như: đậu phụng, mè. 
⇒ Yaourt và sữa đậu nành là những thức ăn rất tốt. 
⇒ Dùng thịt, cá, gia cầm ít mỡ. 
⇒ Dùng nhiều các loại hải sản : cá, tôm, cua... 
⇒ Trứng : chỉ nên ăn 2 quả / 1 tuần. Chỉ nên chế biến ở dạng hấp, luộc chín. 
 1.4. Thức ăn không nên dùng 
− Thịt nhiều mỡ, nước dùng thịt, cá đậm đặc, các loại phủ tạng ( não, tim, gan, thận, lòng...) 
− Nước chè đặc, cà phê, rượu, thuốc lá. 
− Các thức ăn muối mặn ( dưa, cà, mắm, cá khô mặn) 
− Các loại đường, mật, bánh, mứt, kẹo. 
− Các loại mỡ bò, heo. 
 1.5. Hàm lượng Kali và Natri trong một số thực phẩm (mg%) 
 Bảng: hàm lượng Kali và Natri trong một số thực phẩm (mg%) 
Thực phẩm Kali Natri 
Su bắp 560,5 48,2 
Củ Su hào 337,9 55,6 
Xà lách 321,4 57,8 
Xà lách soong 287,3 98,7 
Bí đỏ 67,3 65,3 
Cam 460,9 4,4 
Mận 255,8 9,6 
Mơ 215,1 14,1 
Dưa hấu 72,2 8,2 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 4
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Khoai tây 553,9 17,1 
Khoai lang 480,8 55,6 
Gạo 560,5 158,0 
Muối ăn 565,0 34.000,0 
Trứng 153,6 146,9 
Sữa bò 157,8 45,3 
Thịt heo ba chỉ 326,3 35,6 
Thịt bò nạc 241,8 77,9 
Cá tươi 215,9 39,3 
Nước mắm 10.000,0 
Ruốc 8000,0 
Cá khô 6000,0 - 12.000,0 
1.6. Mẫu thực đơn cho bệnh tăng huyết áp 
Giờ ăn Món ăn 
6giờ30 đến 7 
giờ 
Sữa đậu nành 200ml ( đậu nành 20g, đường 10g) 
11 giờ Cơm 200g 
Canh bí xanh ( bí xanh 200g) 
Tôm rang ( 50g) 
14 giờ Nước chanh 250ml (chanh 1 quả, đường 15g) 
18 giờ Cơm 200g 
Đậu khuôn rán ( đậu 100g, dầu 10g) 
Nộm rau ( rau 300g, đậu phụng & mè40g, dấm, tỏi, rau thơm) 
Nước rau luộc 200ml 
 Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: 
Protein 60g Năng lượng 2000Kcal Caloprotein 12% 
Lipid 25g NaCl 5g CaloLipid 12% 
Glucid 350g Xơ 30 - 40 g CaloGlucid 76% 
 Đây là chế độ ăn rất gần giống với bữa ăn bình thường, chỉ hạn chế các thức ăn quá 
nhiều muối như cá mắm, nước mắm,nước tương, dưa muối mặn,cà muối mặn, thịt hộp. 
2. Dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường 
2.1.Định nghĩa và phân loại 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 5
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Theo Tổ chức Y tế thế giới thì bị bệnh đái đường khi ở bất kỳ một thời điểm nào trong 
ngày bệnh nhân có: 
 Glucose trong máu tĩnh mạch >= 10 mmol/lít (180 mg/dl) 
 Glucose trong huyết tương >= 11,1 mmol/lít (200 mg/dl). 
 Trong trường hợp nghi ngờ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 
để phát hiện đái đường. 
 Về nguyên nhân đái đường có 2 nhóm: 
♦ Đái đường do tuỵ: viêm tuỵ, sỏi tuỵ, u ác tính di căn tuỵ, nhiễm sắt (hemochromatose) hay 
do nguyên nhân di truyền, nguyên nhân tự miễn ( có kháng nguyên HLA DR3 hoặc HLA 
DR4) 
♦ Đái đường ngoài tuỵ: cường vỏ thượng thận ( Hội chứng Cushing), cường giáp trạng, 
cường thuỳ trước tuyến yên. Sử dụng glucocorticoid như prednisolone, sử dụng hypothiazid. 
Đái đường do tuỵ có 2 thể (type) 
- Thể phụ thuộc insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gầy. Thể này có nhiều biến 
chứng. 
- Thể không phụ thuộc Insulin ( type II): thường gặp ở người trên 40 tuổi, người béo. Thể 
này ít có biến chứng. 80% bệnh nhân mắc bệnh này là những người béo. 
2.2.Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái đường thể không phụ thuộc 
insulin (type II) và type I nhẹ: 
• Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Đối với người béo cần giảm bớt 
năng lượng. 
Đối tượng Kcal/Kg cân nặng Kcal cho người 50 kg 
Người béo cần sụt cân 20 1000 
Bệnh nhân nội trú 25 1250 
Người lao động nhẹ 30 1500 
Người lao động trung bình 35 1750 
Người lao động nặng 40 2000 
• Đảm bảo tỷ lệ năng lượng giữa protein, lipid và glucid: 
 Protid cần tăng lên cao hơn người bình thường để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ 
thể và cung cấp thêm năng lượng thay glucid. Nhưng cũng không nên cho quá 20% tổng số 
năng lượng của khẩu phần. Nếu có suy thận cần giảm bớt lượng Protein. 
 Lipid cần để cung cấp số năng lượng còn thiếu. Khi sử dụng lipid chú ý dùng nhiều 
acid béo chưa no vì cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất (cholesterol dưới 300mg). 
 Glucid: trong bệnh đái đường cần hạn chế glucid xuống tới mức mà cơ thể bệnh nhân 
chịu đựng được. Người ta thấy rằng cũng không nên giảm glucid dưới mức 40% tổng số nằng 
lượng của khẩu phần vì sẽ có biến chứng. Nếu đã phải hạn chế đến mức đó mà bệnh nhân vẫn 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 6
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
có đường huyết cao và đái đường thì phải dùng Insulin rất thận trọng để tránh số lượng glucid 
thay đổi. Tỷ số đó nên là: Protid:15% ; Lipid: 30 - 35%; Glucid: 50 - 55%. 
• Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B (Thiamin, Riboflavin, Niacin) để ngăn ngừa tạo 
thành thể cetonic và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 
• Nên dùng thức ăn giàu chất xơ. Thức ăn giàu chất xơ có tác dụng khống chế việc tăng 
glucose, cholesterol, triglyceride sau bữa ăn ở bệnh nhân đái đường béo thuộc type II. Chất xơ 
trong khẩu phần nên khoảng 40g. 
• Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. 
Với bệnh nhân dùng Insulin các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin 
để đề phòng hạ đường huyết. 
2.3. Những thức ăn nên dùng và không nên dùng cho bệnh nhân đái đường 
 Các thực phẩm trong thực đơn phải được tính chính xác từng bữa. 
 Rau tươi rất cần cho bệnh nhân đái đường vì nó chống lại toan, cung cấp nhiều 
vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều và đỡ đói. Chọn các loại rau có hàm lượng 
glucid thấp như rau muống, rau diếp, cà chua, su bắp, su lơ, cà, bầu, bí. 
 Quả cũng rất tốt vì mang lại nhiều vitamin, nhất là vitamin C và muối khoáng. Quả là 
thức ăn kiềm nên có thể hạn chế tình trạng nhiễm toan. Chú ý hạn chế các loại quả có hàm 
lượng glucid cao như chuối, mít, mãng cầu 
 Nên dùng đậu đỗ vì một mặt cung cấp protein cho bệnh nhân, mặt khác glucid của đậu 
đỗ cũng dễ tiêu hoá và sử dụng tốt. 
 Sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin nên 
dùng rất tốt cho bệnh nhân đái đường. Tuy nhiên cần phải tính toán cẩn thận vì giá trị sinh 
năng lượng của sữa thấp (67Kcal/100ml) và sữa chứa nhiều lactose (5%). Sữa chua tốt hơn 
sữa thường vì một phần lactose đã biến thành acid lactic. 
 Trứng không có nhiều glucid nên trứng là thức ăn tốt cho bệnh nhân, trứng có nhiều 
protein và lipid có giá trị cao, trứng ít gây toan hơn thịt. 
 Dùng các món ăn gây tăng cảm giác ngon: nhiều rau các loại trộn dầu, nộm rau các 
loại với đậu phụng, mè, thêm rau thơm và gia vị. 
 Cần hạn chế gạo, nếp, mì, miến, ngô, khoai lang. Khoai tây là thức ăn tốt cho bệnh 
nhân đái đường. Riêng gạo là lương thực quen sử dụng hàng ngày thì cần khống chế số lượng 
từng bữa ( không quá 70g/ bữa chính) 
 Không ăn đường, mật ong, nước ngọt, bánh ngọt các loại 
 Thịt, Cá: thịt chứa nhiều protein vì vậy không nên dùng quá mức. Cá và gia cầm cũng 
vậy. Nên dùng thịt mỡ, cá và gia cầm béo vì khi có nhiều lipid thì lượng protein sẽ giảm đi. 
Nước luộc thịt dùng tốt vì có ít glucid và lại có chất chiết mùi thơm, muối khoáng và vitamin. 
3. Mẫu thực đơn cho bệnh đái tháo đường 
Giờ ăn Món ăn 
7 giờ Sữa chua đậu nành 250 ml 
(đậu nành 25g, đường 5g) 
Khoai tây luộc 200g 
11 giờ Cơm 100g (gạo 50g) 
Một vài nguyên tắc về dinh dưỡng điều trị & chế độ ăn điều trị trong một số bệnh - Y3 7
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Rau chiên ( rau muống 300g, dầu 10g) 
Đậu khuôn rán (đậu khuôn 100g, dầu 10g) 
14 giờ Sữa đậu nành 250 ml (đường 5g) 
Đu đủ chín 200g 
17 giờ Cơm 100g 
Măng xào 
(măng 300g, dầu 15g) 
Gan heo áp chảo 
(gan heo 30g, dầu 5g) 
20 giờ Sữa đậu nành 250 ml 
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: 
Protein 55 - 60 gam Năng lượng 1500 - 1600 Kcal 
Lipid 35 - 40 gam Calo protid 14,6% 
Glucid 230 - 250 gam Calo lipid 21,0% 
 Calo glucid 64,4% 
Các chất phụ gia thực phẩm - Y3 8
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
CÁC CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM 
Mục tiêu học tập 
1. Trình bày được mục đích của việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm 
2. Phân loại được các chất phụ gia thực phẩm 
3. Nêu lên được tác hại của các chất phụ gia thực phẩm đối với sức khoẻ con người 
I. ĐẠI CƯƠNG 
 Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Thực phẩm Quốc tế (Codex Alimentarius Commission- 
CAC) phụ gia thực phẩm (PGTP) (food additives) là “một chất, có hay không có giá trị 
dinh dưỡng, mà bản thân nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và 
cũng không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm, việc chủ ý bổ sung chúng 
vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo 
quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực 
phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất được bổ sung 
vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thành phần dinh dưỡng của thực phẩm” 
 Như vậy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm mà nó được bổ sung một cách 
chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật 
của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm như  ... ị cho người Việt nam, nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú 6 tháng 
đầu là 24mg/ngày. 
3.3.Kẽm: Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên vì để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình 
thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100mg cho cả thời kỳ mang thai. Nhu cầu kẽm cho 
phụ nữ bình thường là 12mg ngày, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần được 
thêm 6mg kẽm/ngày. 
4. Vitamin 
4.1. Nhu cầu Vitamin A ở phụ nữ có thai là 800mcg/ngày, ở phụ nữ cho con bú là 1300 
mcg/ngày. Không được dùng vitamin A liều cao trên 15.000U.I.hàng ngày (đôi khi dùng để 
điều trị trứng cá) có liên quan tới dị dạng khi sinh và không nên dùng trong khi mang thai. 
4.2. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ có thai là 10μg/ngày (400IU/ngày), nhu cầu này gấp đôi so 
với lúc phụ nữ không có thai. Nhu cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia 
vào quá trình chuyển hoá xây dựng xương của thai nhi. 
 Vitamin D là loại tan trong chất béo và được thấy có trong sản phẩm sữa ở nhiều quốc 
gia. Chuyển hoá vitamin D cần được thực hiện dưới tia cực tím (ánh nắng mặt trời). 
4.3. Vitamin B1 (Thiamin): là loại B tổng hợp tan trong nước liên quan tới việc giải phóng 
năng lượng khỏi tế bào. Vitamin B có trong sữa và hạt thô. Nhu cầu hàng ngày là 1.1 mg. 
Trong thời gian mang thai và cho bú, nhu cầu tăng lên 1.5 mg/ ngày. 
4.4. Vitamin B2 (Riboflavin): là loại B tổng hợp hoà tan trong nước, cũng liên quan tới việc 
giải phóng năng lượng từ tế bào. Nguồn B2 bao gồm rau xanh, sữa, trứng, pho mát, và cá. 
Nhu cầu hàng ngày cần 1.3 mg. Nhu cầu trong giai đoạn mang thai tăng tới 1.6mg/ngày, và 
giai đoạn cho bú lên tới 1.8mg/ngày. 
4.5. Vitamin C: Nhu cầu về vitamin C còn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C ở phụ 
nữ có thai được đề nghị tăng thêm 10mg/ngày, ở phụ nữ cho con bú nên được tăng thêm 
30mg/ngày (theo WHO). Vitamin C tan trong nước và có nhiều chức năng bao gồm giảm các 
gốc tự do và hỗ trợ việc hình thành procollagen. Vitamin C có trong hoa quả và rau tươi. 
Thiếu vitamin C mãn tính sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp collagen và dẫn tới bệnh sco-
bút. Nhu cầu hàng ngày là 60mg. Thời kỳ thai nghén cần 70mg/ngày và tăng tới 95mg/ngày 
trong giai đoạn cho bú. 
4.6. Folat: là B tổng hợp hoà tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp 
AND và nhân tế bào. Có trong các loại hạt, đậu khô và rau có lá. Thiếu folat trong khi mang 
thai có liên quan tới những dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Những phụ nữ không mang thai cần 
0.2 mg/ngày, còn phụ nữ có thai cần 0.4 mg/ngày, và giảm xuống còn 0.2 mg/ngày trong giai 
đoạn cho bú. 
 Vào năm 1998, FDA Hoa kỳ chuẩn y sử dụng các loại hạt giàu folate trong thực phẩm. 
Làm giàu ngũ cốc đã giảm 25% tỷ lệ hiện mắc dị tật hở ống thần kinh (CDC, 2004). Tuy vậy, 
lượng acid folic cũng không được cung cấp đủ trong khẩu phần thức ăn trung bình của người 
dân Mỹ và hàng ngày cần bổ xung thêm 0.4mg cho phụ nữ khoẻ mạnh. Folat cần được cung 
cấp 3 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ thứ nhất. Nếu thai phụ đã từng có con bị 
dị tật ống thần kinh, việc bổ xung folat trong lần mang thai tiếp theo cần tăng tới 4mg/ ngày. 
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Y3 4
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Chế độ ăn hợp lý và luyện tập thân thể trong thời gian mang thai và cho con bú: 
 Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý trong thời kỳ có thai và cho con bú là điều quan trọng, 
vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn con. Chế độ ăn đảm nhu cầu năng lượng, nhu 
cầu năng lượng, nhu cầu các chất chống oxy hoá như vitamin E, C, A. Không kiêng khem quá 
mức, nên hạn chế một số chất kích thích như rượu, café, thuốc lá, gia vị... 
Theo dõi phụ nữ có thai uống rượu nhận thấy thai nhi dễ bị ngộ độc ethanol, hệ thống hô hấp 
bị ức chế và rối loạn điện não đồ và điện nhãn đồ...Nếu thường xuyên uống rượu sẽ dẫn đến 
tổn thương hệ miễn dịch thai nhi, chậm phát triển trí tuệ, xương chân tay và sọ mặt phát triển 
không bình thường. 
 Cafein là chất kích thích thần kinh trung ương ; với lượng cafein dưới 300mg/ngày 
không làm tăng sẩy thai, chậm phát triển thai nhi hoặc khuyết tật trẻ sơ sinh. Cafein không 
tham gia chuyển hoá chất trong thai nhi hoặc trẻ sơ sinh khi người mẹ có thai hoặc cho con 
bú. Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng nhiều cafein có thể gây 
khuyết tật khi sinh và chậm phát triển thai nhi trong tử cung. Lượng cafein thường có trong 
một chai nước giải khát có gaz, một ly nước chè và một ly café là 37; 36 và 103mg. 
Hút thuốc lá sẽ bị giảm 10% lượng oxy để hình thành carboxy hemoglobin gây co mạch và 
giảm lượng máu đưa các chất dinh dưỡng tới thai nhi. 
 Người hút lá cần phải tăng lượng acid folic gấp 3 lần và vitamin C gấp 2 lần trong 
khẩu phần, để duy trì nồng độ folat và vitamin C trong huyết thanh so với người không hút 
thuốc. 
 Luyện tập thân thể: Độ bộ, đi xe đạp, lên xuống cầu thang và bơi lội đều là biện pháp 
rèn luyện thân thể rất tốt cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Tránh luyện tập với cường độ cao, ra 
nhiều mồ hôi và tăng nhiệt độ, để mất nhiều nước hoặc bị chấn thương sẽ ảnh hưởng đến thai 
nhi. Với phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai, cần thực hiện chế độ luyện tập riêng theo hướng 
dẫn của thầy thuốc. 
 Trong thời gian cho con bú người mẹ phải ăn đầy đủ năng lượng và các chất dinh 
dưỡng, không kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Nên ăn đủ 
4 nhóm thức ăn. Cần tránh một số thức ăn, đồ uống có tác dụng kích thích như rượu, café, 
nước chè đặc, hạn chế gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm... 
 Gia đình cần quan tâm gần gũi để tạo điều kiện cho người mẹ tiết đủ sữa nuôi con 
đồng thời đảm bảo sức khoẻ của người mẹ. 
III. BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG THIẾU VỊ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ TAI BIẾN LIÊN 
QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG TRONG SINH ĐẺ 
1. Biện pháp dự phòng thiếu Iod: 
 Vermiglio F và CS (1995) đã theo dõi trong số 50% phụ nữ có thai ở vùng thiếu Iod 
và nhận thấy có tỷ lệ cao trẻ sơ sinh bị chết khi đẻ hoặc thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, 
bướu cổ, rối laọn chức năng não đần độn và thiểu năng tuyến giáp cho tới lúc trưởng thành. 
Cần bổ sung đủ lượng muối Iod trong khẩu phần của phụ nữ có thai bằng các sản phẩm chế 
biến, có sử dụng muối Iod như bột gia vị, bánh mì, mì ăn liền, thịt cá... 
2. Biện pháp dự phòng thiếu sắt 
 Để phòng thiếu máu do thiếu sắt, Viện Y học khuyến cáo bổ xung 30mcg sắt hàng 
ngày trong thai kỳ 2 và 3 của thai nghén. 
 Thiếu máu do thiếu sắt là một biến chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Sàng lọc 
thiếu máu do thiếu sắt được tiến hành ngay ở lần khám thai đầu tiên và sau đó tiến hành theo 
chỉ định. Thiếu máu thiếu sắt được xác định nếu xét nghiệm máu cho thấy thiếu máu giảm sắc 
tiểu hồng cầu. Thiếu máu được xác định với nồng độ hemoglobin ít hơn 11 g/100 ml trong 
thai kỳ 1 và 3, và dưới 10.5 g/100 ml trong thai kỳ 2. Những kết quả xét nghiệm khác giúp 
khẳng định kết quả chẩn đoán gồm giảm lượng sắt trong huyết thanh, tăng mức độ tổng lượng 
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Y3 5
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
sắt kết hợp (total iron-binding capacity), giảm mức bão hoà của transferrin, và giảm lượng 
ferritin trong huyết thanh. Nếu nhân viên y tế không thể thực hiện tất cả các xét nghiệm nhằm 
khẳng định chẩn đoán, có thể dựa vào mức sắt trong huyết thanh và lượng ferritin để có được 
chẩn đoán chính xác. Xử trí bằng cách bổ xung sắt qua đường uống 60-120 mg/ ngày. Những 
phụ nữ trong chế độ điều trị bổ xung sắt cũng cần bổ xung kẽm 15 mg/ ngày, và đồng 
2mg/ngày vì lượng sắt cao có thể giảm quá trình hấp thu và tiêu thụ các yếu tố này. 
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ hemoglobin cao có liên quan tới những hậu quả thai 
nghén không có lợi; tuy nhiên, việc bổ xung sắt không thể đơn thuần làm tăng hemoglobin tới 
mức độ này (Yip, 2000). Các hậu quả thai nghén dường như hệ quả của những điều kiện gây 
ra mức hemoglobin cao trong máu. 
IV. MỘT SỐ TAI BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG TRONG SINH ĐẺ 
1. Tăng huyết áp thai nghén: Tăng huyết áp thai nghén vẫn còn là nguyên nhân có ý nghĩa tới 
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của bà mẹ và thai nhi. 
 Các nhà khoa học về dinh dưỡng và sản khoa theo dõi trên 100năm và nhận thấy: 
Thừa cân và tăng khối lượng cơ thể của bà mẹ thường có liên quan đến sự phát triển bệnh 
tăng huyết áp thai nghén và tiền sản giật (9 -12 lần cao hơn) 
 Trong khi bệnh béo phì có liên quan tới việc tăng nguy cơ tiền sản giật, ở đây không 
có bằng chứng cho thấy những thay đổi trong chế độ ăn hàng ngày sẽ tác động tới nguy cơ 
gây huyết áp cao do thai nghén. 
2. Đái tháo đường: Cần kiểm tra chặt chẽ khẩu phần ăn và kiểm soát glucose ở người đái tháo 
đường khi mang thai, có thể giảm tỷ lệ sẩy thai, thai dị tật và tỷ lệ chết trẻ sơ sinh từ 16% 
xuống 4%. 
3. Chứng đần độn: Thiếu Iod trong khẩu phần ăn của người mẹ (dưới 25mcg/ngày) (1/3 - 1/6 
nhu cầu hàng ngày) sẽ dẫn đến thiếu Iod thai nhi và có thể gây sẩy thai, biến dạng thai nhi và 
thai chết sớm. Bổ sung Iod hàng ngày bằng cách sử dụng muối Iod và thực phẩm chế biến có 
bổ sung Iod sẽ loại được bệnh bướu cổ và chứng đần độn ở trẻ em. Cần quan tâm đối với nữ 
vị thành niên vì thiếu Iod thường xảy ra bất ngờ khi bắt đầu có kinh nguyệt và lúc có thai. 
4. Béo phì: Mẹ béo phì có nguy cơ đẻ con bị béo phì (40%). Người mẹ này cũng tăng nguy cơ 
sinh trẻ béo bẩm sinh (macrosomic infants), chuyển dạ kéo dài, mổ đẻ, và nhiễm trùng thai 
nghén. 
5. Đề phòng trẻ sơ sinh thiếu cân: trong thời gian mang thai người phụ nữ cần ăn uống đầy 
đủ, không hút thuốc lá, khám thai định kỳ, đề phòng sinh con bị thiếu cân. 
V. MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG CHO CÁC BÀ MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ 
TRONG THẾ KỶ 21 
1. Thời gian có thai phù hợp sau năm năm hoặc nhiều hơn, tính từ thời gian có kinh 
nguyệt lần đầu và độ tuổi dưới 35. 
2. Được kiểm tra khám phụ sản khoa trước 60-90 ngày, trước khi muốn có thai. 
3. Bảo đảm người mẹ không bị thiếu máu 
4. Giữ nồng độ hemoglobin ở mức 11,0g/dl hoặc cao hơn, trong suốt thời gian mang thai. 
5. Đảm bảo đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, năng lượng và giữ vệ sinh an toàn thực 
phẩm khi ăn trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. 
6. Các bà mẹ chỉ tăng cân trong khoảng 7,5- 18 kg phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và BMI 
của người mẹ. 
7. Bổ sung chất khoảng, vi lượng và vitamin theo hướng dẫn của thầy thuốc, chú ý đặc 
biệt sắt, kẽm, calci, Iod, folat, vitamin A, E, C và B12... 
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú - Y3 6
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
8. Giảm và loại bỏ hoàn toàn các chất không dinh dưỡng và có hại như thuốc lá, rượu và 
thuốc gây nghiện.. 
9. Chủ động phòng các nguyên nhân gây khuyết tật bẩm sinh như tăng cân quá mức, 
không kiểm tra theo dõi thai nhi thường xuyên tại cơ sở sản phụ khoa, không theo dõi 
triệu chứng giảm miễn dịch, đái tháo đường, phenylceton , niệu.. 
10. Giữ tinh thần thoải mái, vui sống lành mạnh lạc quan, gia đình hoà thuận chuẩn bị đón 
mừng đứa con tương lai. 
 Mục tiêu sau năm 2000 đối với sức khoẻ của phụ nữ có thai và thai nhi: 
 Vì tương lai con em chúng ta, các nước đã và đang phát triển, đều phấn đấu giữ được 
8 mục tiêu: 
 Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu cân 
 Giảm nhiễm độc rượu cho thai nhi 
 Tăng lượng cân phù hợp trong thời gian mang thai 
 Tăng số lượng bà mẹ cho con bú tới 6 tháng tuổi 
 Giảm và không dùng thuốc lá, rượu và cần sa, ma tuý, thuốc bệnh trong thời gian mang 
thai 
 Tăng số lượng bà mẹ có thai được kiểm tra quản lý theo dõi thai sớm và trong suốt thời 
gian mang thai 
 Phòng và giảm khuyết tật khi sinh 
 Phòng và giảm khuyết tật khi sinh 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abrams, Barbara, "Maternal Nutrition" 5th edition, 2003. 
2. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người 
Việt Nam. NXB Y học Hà Nội 
3. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dinh 
dưỡng và An toàn Thực phẩm, Nhà xuất bản Y học. 
4. Trần Đáng (2004) Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm – Chương trình kiểm soát 
GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, NXB 
Y học, Hà Nội trang 37-59 
5. Bùi Minh Đức, Nguyễn Công Khẩn, Bùi Minh Thu, Lê Quang Hải, Phan Thị Kim. 
(2004), Dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khoẻ bền vững. Đảm 
bảo an toàn trong sử dụng phụ gia thực phẩm. NXB Y học, Hà Nội. 
6. Bùi Minh Đức, Phan Thị Kim (2002), Dinh dưỡng bảo vệ bà mẹ, thai nhi và phòng 
bệnh mạn tính. NXB Y học Hà nội 
7. Diabetic Clinic/ National University Hospital Singapore. Chăm sóc và điều trị bệnh 
tiểu đường. 
8. Nguyễn Ý Đức (2005), Dinh dưỡng và sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội, tr 99-117. 
9. Phan thị Kim, Nguyễn văn Xang-Bộ Y tế- Viện dinh dưỡng (1995), Ăn điều trị trong 
một số bệnh thường gặp. 
10. Phan thị Kim - Nguyễn văn Xang (1994), Thực đơn dùng cho người lao động khi ốm. 
Nhà xuất bản Y học Hà nội. 
11. Phan thị Kim - Nguyễn văn Xang. 1993. Dinh dưỡng điều trị. . Nhà xuất bản Y học Hà 
nội. 
12. Hà Huy Khôi (2001), Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. NXB Y học Hà Nội 
13. Hà Huy Khôi (2002), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính. NXB Y học Hà Nội 
14. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản Y học 
Hà Nội . 
15.  
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abrams, Barbara, "Maternal Nutrition" 5th edition, 2003. 
2. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người 
Việt Nam. NXB Y học Hà Nội 
3. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dinh 
dưỡng và An toàn Thực phẩm, Nhà xuất bản Y học. 
4. Trần Đáng (2004) Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm – Chương trình kiểm soát 
GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, NXB 
Y học, Hà Nội trang 37-59 
5. Bùi Minh Đức, Nguyễn Công Khẩn, Bùi Minh Thu, Lê Quang Hải, Phan Thị Kim. 
(2004), Dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khoẻ bền vững. Đảm 
bảo an toàn trong sử dụng phụ gia thực phẩm. NXB Y học, Hà Nội. 
6. Bùi Minh Đức, Phan Thị Kim (2002), Dinh dưỡng bảo vệ bà mẹ, thai nhi và phòng 
bệnh mạn tính. NXB Y học Hà nội 
7. Diabetic Clinic/ National University Hospital Singapore. Chăm sóc và điều trị bệnh 
tiểu đường. 
8. Nguyễn Ý Đức (2005), Dinh dưỡng và sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội, tr 99-117. 
9. Phan thị Kim, Nguyễn văn Xang-Bộ Y tế- Viện dinh dưỡng (1995), Ăn điều trị trong 
một số bệnh thường gặp. 
10. Phan thị Kim - Nguyễn văn Xang (1994), Thực đơn dùng cho người lao động khi ốm. 
Nhà xuất bản Y học Hà nội. 
11. Phan thị Kim - Nguyễn văn Xang. 1993. Dinh dưỡng điều trị. . Nhà xuất bản Y học Hà 
nội. 
12. Hà Huy Khôi (2001), Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. NXB Y học Hà Nội 
13. Hà Huy Khôi (2002), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính. NXB Y học Hà Nội 
14. Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản Y học 
Hà Nội . 
15.  

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_nguyen_tac_ve_dinh_duong_dieu_tri_che_do_an_dieu_tri.pdf