Một số triệu chứng lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ

TÓM TẮT

Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bÖnh nh©n

(BN) nh-îc c¬ (NC) đƣợc phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ. Đối tượng và

phương pháp: 52 BN NC đƣợc phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ tại

Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6 - 2009 đến 9 - 2013. Kết quả:

- Một số đặc điểm lâm sàng:

BN nữ gặp nhiều hơn nam, nữ: 34 BN (65,4%), nam: 18 BN (34,6%), tỷ lệ nữ/nam: 1,89/1.

NC nhóm I: 15,4%, trong đó nam 62,5%, chủ yếu NC nhóm IIA: 61,5%, NC nhóm IIB: 23,1%,

trong nhóm NC IIA và IIB: nữ chiếm tỷ lệ cao (75,0% và 58,3%). Tuổi mắc bệnh trung bình:

38,3 ± 14,2 (15 - 72 tuổi), độ tuổi từ > 20 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (69,2%)

pdf 9 trang phuongnguyen 10220
Bạn đang xem tài liệu "Một số triệu chứng lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số triệu chứng lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ

Một số triệu chứng lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ được phẫu thuật cắt tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 120 
MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI ĐẠI THỂ 
TUYẾN ỨC Ở BỆNH NHÂN NHƢỢC CƠ ĐƢỢC PHẪU THUẬT 
CẮT TUYẾN ỨC QUA ĐƢỜNG CỔ CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ 
 Nguyễn Hồng Hiên*; Ngô Văn Hoàng Linh**; Mai Văn Viện*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và hình thái đại thể tuyến ức ở bÖnh nh©n 
(BN) nh-îc c¬ (NC) đƣợc phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ. Đối tượng và 
phương pháp: 52 BN NC đƣợc phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ tại 
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6 - 2009 đến 9 - 2013. Kết quả: 
- Một số đặc điểm lâm sàng: 
BN nữ gặp nhiều hơn nam, nữ: 34 BN (65,4%), nam: 18 BN (34,6%), tỷ lệ nữ/nam: 1,89/1. 
NC nhóm I: 15,4%, trong đó nam 62,5%, chủ yếu NC nhóm IIA: 61,5%, NC nhóm IIB: 23,1%, 
trong nhóm NC IIA và IIB: nữ chiếm tỷ lệ cao (75,0% và 58,3%). Tuổi mắc bệnh trung bình: 
38,3 ± 14,2 (15 - 72 tuổi), độ tuổi từ > 20 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (69,2%). 
- Hình thái và kích thƣớc tuyến ức: 
Tuyến ức có 2 thùy: 50/52 = 96,2%; tuyến ức có 1 thùy: 2/52 = 3,8%; tất cả (100%) tuyến ức 
đều nằm trƣớc tĩnh mạch vô danh. 
Chiều dài trung bình (cm): thùy phải: 5,87 ± 1,30, thùy trái: 5,63 ± 1,17. 
Chiều rộng nhất (cm): thùy phải: 1,21 ± 0,37, thùy trái: 1,21 ± 0,53. 
Chiều dày nhất (cm): thùy phải: 0,47 ± 0,14, thùy trái: 0,43 ± 0,15. 
Chiều dài phần tuyến ức nằm ở vùng cổ trong tƣ thế BN nằm phẫu thuật (cm): thùy phải: 
1,92 ± 0,67, thùy trái: 1,76 ± 0,60. 
- Trọng lƣợng trung bình tuyến ức (gam): 9,01 ± 2,58, trong đó thùy phải: 4,68 ± 1,21, 
thùy trái: 4,50 ± 1,46. 
Kết luận: phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ điều trị bệnh NC là một kỹ 
thuật đang đƣợc ứng dụng đầu tiên ở Việt Nam, phẫu thuật gây tổn thƣơng lồng ngực ở mức 
độ tối thiểu, chỉ định cho BN mọi lứa tuổi, có tình trạng NC từ nhóm I - IIB, không phân biệt giới 
tính. Đặc điểm hình thái đại thể của tuyến ức là một tiêu chuẩn giúp cho các nhà ngoại khoa có 
thêm sự lựa chọn khi chỉ định phƣơng pháp phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi 
hỗ trợ. 
* Từ khoá: Tuyến ức; Cắt tuyến ức; Cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ. 
* Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội 
** Bệnh viện Quân y 103 
*** Bệnh viện TWQĐ 108 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hồng Hiên (nguyenhonghiencdyhd@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 29/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/07/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 16/07/2015 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 121 
Some Clinical Features and General Morphological Characteristics 
of the Thymus Gland in Patients with Myasthenia Gravis who 
Performed Video - assisted Transcervical Thymectomy 
Summary 
Objective: Comment some clinical features and general morphological characteristics of the 
thymus gland in patients with myasthenia gravis who performed video - assisted transcervical 
thymectomy. Methods: Study 52 patients with myasthenia gravis who had been performed video 
- assisted transcervical thymectomy at 103 Hospital during the period from June, 2009 to 
September, 2013. Results: 
- Some clinical features: 
Female: 65.4%, male: 34.6%. The proportion of female/male: 1.89/1. Myasthenia gravis I 
group: 15.4%, mainly IIA group: 61.5%, IIB group: 23.1%. Average age of patients: 38.3 ± 14.2 
(from 15 to 72 years old), high percentage ages > 20 to 50 years old (69.2%). 
- Morphology and thymus size: 
The thymus had two lobes: 96.2%; the thymus had one lobes: 3.8%; thymus is located 
anteriorly to the innominate vein: 100%. 
The average length (cm): right lobe: 5.87 ± 1.30; left lobe: 5.63 ± 1.17. 
The widest of thymus lobe (cm): right lobe: 1.21 ± 0.37; left lobe: 1.21 ± 0.53. The thickest of 
thymus lobe (cm): right lobe: 0.47 ± 0.14; left lobe: 0.43 ± 0.15. Pole on the thymus lobes 
protruding on the neck (cm): right lobe: 1.92 ± 0.67; left lobe: 1.76 ± 0.60. The average weight of 
thymus (g): 9.01 ± 2.58, in which: right lobe: 4.68 ± 1.21; left lobe: 4.50 ± 1.46. Conclusion: 
Video - assisted transcervical thymectomy is a new technique applied for the first time in 
Vietnam, minimum invasion, surgical indications for patients in all ages, condition myasthenia 
gravis from I group to IIB, all genders, of which general morphological characteristics of the 
thymus gland is a standard for surgeons more choices as surgical indication video - assisted 
transcervical thymectomy. 
* Key words: Thymus; Thymectomy; Video - assisted transcervical thymectomy. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Từ những năm đầu thế kỷ 20, nhiều 
công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y học 
về lâm sàng và mô bệnh học có kết luận: 
khoảng 70 - 80% BN NC có biến đổi bất 
thƣờng tuyến ức (tuyến ức tăng sản hoặc 
u tuyến ức) [3, 5, 7]. Năm 1939, Alfred 
Blalock báo cáo chứng minh vai trò quan 
trọng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức 
trong điều trị bệnh NC. Từ đó tới nay, 
với tiến bộ trong lĩnh vực y học, phẫu 
thuật cắt bỏ tuyến ức điều trị bệnh NC 
ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi và là 
phƣơng pháp chủ đạo trong hệ thống 
điều trị bệnh NC. 
Đến nay, có rất nhiều đƣờng mổ tiếp 
cận trung thất để cắt bỏ tuyến ức: đƣờng 
mổ qua xƣơng ức, qua đƣờng cổ... và 
phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức, mỗi một 
phƣơng pháp đều có ƣu điểm và hạn chế 
riêng; nhƣng dù áp dụng phƣơng pháp nào 
thì phẫu thuật vẫn phải đảm bảo nguyên 
tắc cắt bỏ triệt để tuyến ức, u tuyến ức 
(nếu có) và tổ chức mỡ xung quanh. 
Sau mổ, BN không có biến chứng, nhất là 
biến chứng suy hô hấp sau mổ. Vì thế, 
phẫu thuật viên cần lựa chọn phƣơng pháp 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 122 
phẫu thuật phù hợp để chỉ định cụ thể đối 
với từng BN, trong đó hình thái giải phẫu 
của tuyến ức là một trong những yếu tố để 
các phẫu thuật viên lựa chọn phƣơng 
pháp phẫu thuật. Xuất phát từ yêu cầu đó, 
nghiên cứu này nhằm đƣa ra: Nhận xét 
một số đặc điểm lâm sàng và hình thái đại 
thể tuyến ức ở BN NC được phẫu thuật cắt 
tuyến ức qua đường cổ có nội soi hỗ trợ. 
Qua đó giúp cho các nhà ngoại khoa có 
thêm sự lựa chọn khi chỉ định phƣơng 
pháp phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng 
cổ có sự trợ giúp của video. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
52 BN NC đƣợc mổ cắt bỏ tuyến ức 
qua đƣờng cổ có nội soi hỗ trợ tại Bệnh 
viện Quân y 103 từ tháng 6 - 2009 đến 
9 - 2013. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu mô tả có phân tích. 
Tiến hành đo kích thƣớc, cân nặng và 
mô tả đại thể tuyến ức trong quá trình 
phẫu thuật và sau phẫu thuật ngay tại 
Phòng mổ, Bệnh viện Quân y 103. 
- Đo kích thƣớc của tuyến ức (cm) 
bằng thƣớc vạch tính từ 1/10 cm. 
- Xác định khối lƣợng của tuyến ức 
(gam): cân xác định khối lƣợng của 
từng thuỳ tuyến ức và toàn bộ tuyến ức. 
Cân bằng cân tiểu ly điện tử OHAUS - 
Corporation, CS series: P.O. Box 2033. 
Pine Brook. NJ07058 - 2033.USA, độ chính 
xác 1/10 gam. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới tính. 
NHÓM TUỔI 
GIOWSI TÍNH 
CỘNG p-values 
Nam Nữ 
≤ 20 4 (22,2%) 1 (2,9%) 5 (9,6%) 
0,012 
> 20 - 50 8 (44,5%) 28 (82,4%) 36 (69,2%) 
> 50 6 (33,3%) 5 (14,7%) 11 (21,2%) 
Cộng 18 (100%) 34 (100%) 52 (100%) 
Nhóm tuổi từ > 20 - 50 chiếm tỷ lệ cao nhất (69,2%), nữ 82,4%, nam mắc 44,5%, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Bảng 2: Phân bố BN theo giới tính và tuổi trung bình. 
GIỚI TÍNH SỐ BN TỶ LỆ (%) 
TUỔI ĐỜI (năm) 
(Mean ± SD, min - max) p-values 
Nam 18 34,6 40,4 ± 17,7 (15 - 72) 
0,4362 Nữ 34 65,4 37,2 ± 12,2 (19 - 65) 
Cộng 52 100,0 38,3 ± 14,2 (15 - 72) 
Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ 65,4%, ở nam 34,6%. Tỷ lệ nữ/nam = 1,89. Tuổi mắc bệnh 
trung bình 38,3 ± 14,2 (năm), trong đó nữ 37,2 ± 12,2 tuổi, nam 40,4 ± 17,7 tuổi. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 123 
Thấp nhất 15 tuổi, cao nhất 72 tuổi. Sự khác biệt về tuổi trung bình giữa 2 nhóm nam 
và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
Bảng 3: Tình trạng NC trƣớc mổ và giới tính. 
GIỚI TÍNH 
TÌNH TRẠNG NC TRƢỚC MỔ (theo P.Osserman) 
Nhóm I Nhóm IIA Nhóm IIB 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
Nam 5 62,5 8 25,0 5 41,7 
Nữ 3 37,5 24 75,0 7 58,3 
Cộng (%) 8 100,0 32 100,0 12 100,0 
NC nhóm I: 8/52 = 15,4%. NC nhóm IIA: 32/52 = 61,5%. NC nhóm IIB: 12/52 = 23,1%. 
NC nhóm I: nam chiếm tỷ lệ cao (62,5%). 
NC nhóm IIA và IIB: nữ chiếm tỷ lệ cao (75,0% và 58,3%). 
Bảng 4: Tình trạng NC trƣớc mổ và nhóm tuổi. 
NHÓM TUỔI 
TÌNH TRẠNG NC TRƢỚC MỔ 
p-values 
Nhóm I Nhóm IIA Nhóm IIB 
≤ 20 3 (37,5%) 2 (6,2%) 0 
 p = 0,014 
> 20 - 50 5 (62,5%) 24 (75,0%) 7 (58,3%) 
> 50 0 6 (18,8%) 5 (41,7%) 
Cộng 8 (100%) 32 (100%) 12 (100%) 
Có mối liên quan giữa tuổi và tình trạng NC (p < 0,05). NC nhóm I chiếm tỷ lệ cao 
(37,5%) ở nhóm tuổi ≤ 20. NC nhóm IIA chiếm tỷ lệ cao (75,0%) ở lứa tuổi > 20 - 50. 
> 50 tuổi gặp nhiều tình trạng NC nhóm IIB (41,7%) hơn so với các nhóm khác. 
Bảng 5: Một số đặc điểm hình thái tuyến ức xác định trong mổ. 
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TUYẾN ỨC TRỊ SỐ p-values 
Chiều dài trung bình phần tuyến ức nằm ở 
vùng cổ trong tƣ thế BN phẫu thuật (cm) 
Thùy phải 1,92 ± 0,67 (1,0 - 4,0) 
0,0427 
Thùy trái 1,76 ± 0,60 (1,0 - 3,5) 
Số lƣợng thùy tuyến ức 
Tuyến ức có 1 thùy 2/52 (3,8%) 
 Tuyến ức có 2 thùy 50/52 (96,2%) 
Tuyến ức nằm trƣớc tĩnh mạch vô danh 52/52 (100%) 
BN trong tƣ thế nằm phẫu thuật: 
- Tất cả tuyến ức đều có cực trên (cả 2 thùy phải và trái) nằm ở vùng cổ. 
- Chiều dài trung bình phần tuyến ức nằm ở vùng cổ: thùy phải 1,92 ± 0,67 (cm); 
thùy trái 1,76 ± 0,60 (cm). Cực trên thùy phải nằm nhô cao trên bờ trên xƣơng ức hơn 
cực trên thùy trái có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 124 
Tất cả tuyến ức đều nằm trƣớc tĩnh mạch vô danh (100%). 
Chủ yếu tuyến ức có 2 thùy (96,2%). Tuyến ức có 1 thùy chiếm 3,8%. 
Bảng 6: Kích thƣớc và trọng lƣợng của tuyến ức. 
KÍCH THƢỚC VÀ TRỌNG LƢỢNG THÙY TUYẾN ỨC 
TRỊ SỐ 
(Mean ± SD, min - max) 
p-values 
Chiều dài thùy tuyến ức (cm) 
Thùy phải 5,87 ± 1,30 (4,2 - 11,0) 
0,046 
Thùy trái 5,63 ± 1,17 (4,0 - 10,0) 
Chiều rộng nhất của thùy (cm) 
Thùy phải 1,21 ± 0,37 (0,5 - 3,0) 
0,497 
Thùy trái 1,21 ± 0,53 (0,6 - 4,0) 
Độ dày nhất của thùy (cm) 
Thùy phải 0,47 ± 0,14 (0,3 - 1,0) 
0,015 
Thùy trái 0,43 ± 0,15 (0,2 - 1,0 ) 
Trọng lƣợng của tuyến ức (gam) 
Thùy phải 4,68 ± 1,21 (1,4 - 7,0) 
0,254 Thùy trái 4,50 ± 1,46 (1,7 - 9,9) 
Cộng 2 thùy 9,01 ± 2,58 (3,2 - 16,8 ) 
Chiều dài trung bình và chiều dày nhất trung bình của thùy phải tuyến ức lớn hơn 
thùy trái có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự khác biệt về kích thƣớc trung 
bình chiều rộng nhất và trọng lƣợng của thùy phải và thùy trái tuyến ức (p > 0,05). 
BÀN LUẬN 
1. Một số đặc điểm lâm sàng. 
* Tuổi và giới: 
Tuổi BN đƣợc phân bố khá rộng: tuổi 
thấp nhất 15, cao nhất 72 tuổi, tuổi trung 
bình 38,3 ± 14,2, trong đó nam 40,4 ± 
17,7; nữ 37,2 ± 12,2. Nhƣ vậy, bệnh có 
thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhóm 
tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao từ > 20 - 
50 tuổi (69,2%), lứa tuổi gặp ít nhất ≤ 20 
(5/52 BN = 9,6%). Kết quả nghiên cứu về 
phân bố tuổi cho thấy: ở lứa tuổi khác 
nhau có tần suất mắc bệnh khác nhau 
(sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,05), phù hợp với nhiều nghiên cứu 
của các tác giả khác: bệnh NC gặp nhiều 
ở lứa tuổi từ 20 - 40, ở lứa tuổi > 40, 
bệnh gặp ít hơn [3, 5, 7]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi 
của BN đƣợc phân chia làm 3 nhóm theo 
đặc điểm thay đổi về yếu tố nội tiết của 
cơ thể. Nhóm tuổi ≤ 20 tƣơng ứng với 
thời kỳ thiếu niên và tuổi dậy thì. Nhóm 
> 20 - 50 tuổi là nhóm tuổi của ngƣời 
trƣởng thành, ở nữ đây là độ tuổi sinh đẻ. 
Nhóm tuổi > 50 tƣơng ứng với thời kỳ 
mãn dục ở nam và thời kỳ mãn kinh ở nữ. 
Nhƣợc cơ là bệnh tự miễn dịch, có liên 
quan đến yếu tố nội tiết của cơ thể nên 
ảnh hƣởng tới tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới 
nam và nữ. Tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới có sự 
khác biệt rõ rệt, trong đó nữ mắc bệnh 
cao hơn nam, do biến đổi về nội tiết tố 
theo lứa tuổi ở phụ nữ thƣờng rõ nét và 
phức tạp hơn so với nam giới [3, 5]. 
Trong nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh của nữ 
65,4%, nam 34,6%, tỷ lệ mắc bệnh của 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 125 
nữ/nam = 1,89, tỷ lệ mắc bệnh của nữ 
cao hơn nam rõ rệt, trong khi đó tỷ lệ 
nữ/nam theo nghiên cứu của Nguyễn 
Công Minh (2011) [3] là 1,80; Mai Văn Viện 
(2004) [5] 1,77; Shrager JB (2010) [10] 
2,25. Kết quả trên cho thấy sự phân bố 
giới tính trong nghiên cứu cũng tƣơng tự 
nhƣ các kết quả nghiên cứu khác. 
Tỷ lệ mắc bệnh của 2 giới khác nhau ở 
các nhóm tuổi (bảng 1), sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm từ 
> 20 - 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao 
vƣợt trội hơn nam (82,4% so với 44,5%); 
trong khi đó ở nhóm tuổi > 50, tỷ lệ mắc 
bệnh ở nam cao hơn 2 lần so với nữ 
(33,3% so với 14,7%). Tỷ lệ mắc bệnh 
cao ở nữ trong nhóm tuổi > 20 - 50 là do 
ảnh hƣởng về nội tiết tố của phụ nữ trong 
thời kỳ sinh đẻ. Kết quả này cũng phù 
hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác 
cho rằng NC là bệnh của nữ trẻ tuổi và 
của nam cao tuổi, cụ thể: tỷ lệ mắc bệnh 
ở nữ cao hơn nam ở lứa tuổi trƣớc 40, 
ở độ tuổi > 50, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao 
hơn so với nữ giới [3, 5, 7]. 
Qua các kết quả trên cho thấy mối liên 
quan giữa tuổi và giới tính trong chỉ định 
phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có 
nội soi hỗ trợ, tƣơng tự nhƣ kết quả các 
nghiên cứu khác về điều trị ngoại khoa 
bệnh NC. 
* Tình trạng NC và tuổi, giới tính: 
Tình trạng NC trƣớc mổ (theo phân loại 
của P.Osserman) chiếm tỷ lệ cao nhất 
ở nhóm IIA (61,5%), nhóm I chiếm tỷ lệ 
thấp nhất (15,4%), nhóm IIB chiếm 23,1% 
(bảng 3). 
Tình trạng NC trƣớc mổ có liên quan 
với các nhóm tuổi (p < 0,05) (bảng 4). 
Nhóm tuổi ≤ 20 mắc bệnh thấp nhất (9,6%), 
trong đó mắc bệnh NC nhóm I cao hơn 
so với nhóm IIA (37,5% so với 6,2%). 
Nhóm tuổi từ > 20 - 50 mắc bệnh cao nhất 
(69,2%), trong đó NC nhóm IIA chiếm tỷ lệ 
cao hơn (75,0%) so với nhóm I và IIB. 
Ở nhóm > 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh nhóm 
IIB cao hơn so với nhóm IIA (41,7% so 
với 18,8%). Nhận xét này phù hợp với 
kết quả của một số tác giả [3, 5]. Nhƣ vậy, 
có thể thấy tình trạng NC liên quan khá 
chặt chẽ với từng nhóm tuổi, với đặc trƣng 
về sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể, tuổi 
càng cao có xu hƣớng mắc bệnh nặng. 
Tỷ lệ tình trạng NC ở 2 giới có khác 
nhau (bảng 3): ở NC nhóm I, tỷ lệ mắc 
bệnh của nam cao hơn nữ rõ rệt (62,5% 
so với 37,5%); nhƣng ở nhóm IIA, tỷ lệ 
mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần nam (75,0% 
so với 25,0%); ở nhóm IIB, tỷ lệ mắc bệnh 
ở nữ so với nam gần 1,5 lần (58,3% so với 
41,7%). Tổng hợp số liệu thống kê chúng 
tôi nhận thấy: ở nhóm NC mắt (nhóm I), 
tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ, trong khi 
đó ở nhóm NC toàn thân (nhóm IIA và IIB) 
tỷ lệ mắc bệnh ở nam lại thấp hơn nữ rõ 
rệt (13/44 = 29,6% so với 31/44 = 70,4%); 
kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với 
kết quả của một số tác giả: tình trạng NC 
trên lâm sàng có liên quan đến giới tính, 
tỷ lệ nữ giới mắc bệnh NC nặng cao hơn 
nam giới [3, 5, 7]. 
2. Một số đặc điểm hình thái đại thể, 
trọng lƣợng tuyến ức xác định trong và 
sau mổ. 
* Chiều dài trung bình phần tuyến ức ở 
vùng cổ trong tư thế BN nằm phẫu thuật: 
Tƣ thế BN trong phẫu thuật đƣợc 
chúng tôi và nhiều tác giả [2, 10] áp dụng 
là: BN nằm ngửa, hai tay để dọc theo 
thân mình. Đầu để sát đầu bàn mổ, đệm 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 126 
vùng chẩm bằng gối vòng. Đệm gối vùng 
lƣng và vùng liên bả vai để cổ ƣỡn tối đa. 
Đây là tƣ thế tạo thuận lợi cho cuộc mổ, 
vùng cổ đƣợc bộc lộ rõ để có thể thực 
hiện các thao tác phẫu thuật dễ dàng, 
tuyến ức đƣợc kéo lên cao phần cổ, bộc 
lộ tối đa đƣợc trung thất trƣớc, tạo điều 
kiện thuận lợi cho việc kiểm soát trung 
thất, cắt bỏ tuyến ức và tổ chức mỡ xung 
quanh dƣới sự hỗ trợ của camera nội soi. 
Với tƣ thế này, sau khi bộc lộ trung thất 
thấy toàn bộ cực trên của thùy tuyến ức 
nhô cao trên hõm ức với khoảng cách 
trung bình (cm): thùy phải: 1,92 ± 0,67 
(1,0 - 4,0 cm); thùy trái: 1,76 ± 0,60 (1,0 - 
3,5 cm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,05. Khoảng cách cực trên các 
thùy tuyến ức nhô cao lên trên bờ trên 
xƣơng ức là một đặc điểm rất quan trọng 
đối với kỹ thuật mổ cắt tuyến ức qua 
đƣờng cổ, vì đây chính là một phần của 
tuyến ức (tuyến ức phần cổ) và là mốc 
đầu tiên cần xác định để có thể bắt đầu 
phẫu tích bóc tách cắt bỏ toàn bộ tuyến 
ức. Số liệu này của chúng tôi cũng phù 
hợp với một số nghiên cứu của các tác 
giả trên thế giới thống nhất tuyến ức là 
một tuyến nằm ở cả cổ và trung thất [1, 2, 
4, 8, 10]. Nhƣ vậy, trong nhóm BN nghiên 
cứu có thể thấy toàn bộ thùy tuyến ức 
đều có cực trên nhô lên quá trên bờ trên 
xƣơng ức từ 1,0 - 4,0 cm, qua số liệu này 
cho thấy cực trên các thùy tuyến ức đều 
nằm vƣợt lên quá bờ trên xƣơng ức, 
nghĩa là nằm hoàn toàn ở vùng cổ. Vì vậy, 
muốn cắt triệt để đƣợc tuyến ức, việc 
phẫu tích phải thực hiện cả ở vùng cổ 
dƣới và đây chính là ƣu điểm lớn của kỹ 
thuật cắt tuyến ức qua đƣờng cổ có nội 
soi hỗ trợ. 
Hình 1: Bóc tách cực trên thùy phải 
tuyến ức vùng cổ. 
Hình 2: Dƣới nội soi hỗ trợ, tiến hành bóc 
tách tuyến ức nằm sâu trong trung thất trƣớc. 
* Số lượng thuỳ tuyến ức và vị trí tuyến 
ức so với tĩnh mạch vô danh: 
Hầu hết tuyến ức có 2 thùy (50/52 = 
96,2%) (bảng 5). 2 BN tuyến ức có 1 thùy 
(3,8%): 1 BN tuyến ức có thùy phải và 
1 BN tuyến ức có thùy trái, không có 
tuyến ức 3 thuỳ (bảng 5). Tất cả cực trên 
các thùy tuyến ức đều nằm nhô cao vƣợt 
quá bờ trên xƣơng ức. Các thuỳ của 
tuyến ức đều nằm trƣớc tĩnh mạch vô 
danh (100%). Kết quả này của phù hợp 
với nghiên cứu của một số tác giả trong 
nƣớc và nƣớc ngoài [1, 4, 8]. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 127 
* Kích thước tuyến ức: 
Chiều dài trung bình của 2 thùy tuyến 
ức: thùy phải 5,87 ± 1,30 cm (4,2 - 11,0 
cm), thùy trái 5,63 ± 1,17 cm (4,0 - 10,0 
cm), thùy phải tuyến ức dài hơn so với 
thùy trái, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05), nhận xét này của chúng tôi 
phù hợp với kết quả Phạm Gia Văn 
(1982) [4]. Độ dài của thùy tuyến ức là 
một trong các chỉ số giúp xác định việc 
bóc tách cắt bỏ tuyến ức qua đƣờng cổ 
có dễ dàng, thuận lợi hay không. Nếu 
thùy tuyến ức dài, nhƣng phần nằm ở 
vùng cổ ngắn thì phần tuyến ức nằm 
trong trung thất sẽ dài và xuống sâu phía 
dƣới trung thất trƣớc tim, việc bóc tách 
cắt bỏ toàn bộ tuyến ức sẽ khó khăn hơn. 
Chiều rộng nhất của thùy phải tuyến ức 
trung bình 1,21 ± 0,37 cm (0,5 - 3,0 cm), 
thùy trái tuyến ức rộng nhất trung bình 
1,21 ± 0,53 cm (0,6 - 4,0 cm), sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 
Chiều dày nhất của thùy phải tuyến ức 
trung bình 0,47 ± 0,14 cm (0,3 - 1,0 cm), 
của thùy trái: 0,43 ± 0,15 cm (0,2 - 1,0 cm), 
thuỳ phải dày hơn thuỳ trái, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Số liệu trên cho thấy BN NC trong 
nhóm nghiên cứu có thùy phải tuyến ức 
to hơn thùy trái, do đó việc phẫu tích, bóc 
tách các thùy của tuyến ức cũng nhƣ khi 
kiểm tra trung thất để lấy bỏ hoặc đốt hủy 
các tổ chức mỡ trong trung thất phải 
đƣợc thực hiện thật kỹ, đảm bảo cắt bỏ 
triệt để tuyến ức. Kích thƣớc tuyến ức 
trong nghiên cứu này tƣơng tự với kích 
thƣớc tuyến ức của Phạm Gia Văn (1982) 
[4], nhƣng nhỏ hơn so với kích thƣớc của 
tuyến ức trong nghiên cứu của Mai Văn 
Viện (2004) [5]. 
*Trọng lượng tuyến ức: 
Trong số 52 BN nghiên cứu, trọng 
lƣợng trung bình toàn bộ tuyến ức là 9,01 
± 2,58 gam (nhẹ nhất 3,2 gam, nặng nhất 
16,8 gam), trong đó thùy phải nặng 4,68 ± 
1,21 gam (1,4 - 7,0 gam), thùy trái là 4,50 
± 1,46 gam (1,7- 9,9 gam), sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy 
nhiên, trọng lƣợng tuyến ức ở nghiên cứu 
này nhẹ hơn trọng lƣợng tuyến ức của các 
tác giả khác [4, 5, 6]. Tuy không chia 
trọng lƣợng tuyến ức theo từng lứa tuổi, 
nhƣng kết quả thống kê trọng lƣợng tuyến 
ức dao động 3,2 - 16,8 gam ở BN có độ 
tuổi từ 15 - 72, nếu so sánh chung thì 
trọng lƣợng tuyến ức trong nghiên cứu 
này cũng tƣơng tự với trọng lƣợng tuyến 
ức theo “Hằng số sinh học người Việt Nam” 
(1975) [4]. 
Kích thƣớc và trọng lƣợng của tuyến 
ức trong nghiên cứu không phải là số liệu 
về kích thƣớc và trọng lƣợng của tuyến 
ức ở ngƣời bình thƣờng hoặc ở BN NC 
nói chung, mà ở BN NC trong nhóm đã 
đƣợc phẫu thuật cắt tuyến ức qua đƣờng 
cổ có nội soi hỗ trợ (BN được lựa chọn 
theo những tiêu chuẩn nhất định thông 
qua chỉ định mổ với quy trình kỹ thuật 
riêng). Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm 
hình thái giải phẫu đại thể của tuyến ức ở 
BN trong nhóm phẫu thuật có ý nghĩa rất 
quan trọng trong chỉ định và lựa chọn 
phƣơng pháp phẫu thuật. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 128 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu 52 BN NC đƣợc phẫu 
thuật cắt bỏ tuyến ức qua đƣờng cổ dƣới 
hỗ trợ của nội soi, chúng tôi rút ra một số 
kết luận: 
- BN nữ gặp nhiều hơn nam, nam 
34,6%, nữ 65,4%, tỷ lệ nữ/nam 1,89/1, 
NC nhóm IIA chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%), 
NC nhóm I chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,4%). 
Nhóm tuổi mắc bệnh cao từ > 20 - 50 tuổi 
(69,2%). Tuổi mắc bệnh trung bình 38,3 ± 
14,2 (15 - 72 tuổi). 
- Tuyến ức chủ yếu có 2 thuỳ (50/52 
BN = 96,2%), 2 BN (3,8%) tuyến ức có 
1 thùy, tất cả tuyến ức đều nằm trƣớc 
tĩnh mạch vô danh (100%). 
- Kích thƣớc trung bình thuỳ phải tuyến 
ức lớn hơn thuỳ trái: chiều dài trung bình 
(cm): thùy phải: 5,87 ± 1,30, thùy trái: 
5,63 ± 1,17. Chiều rộng nhất (cm): thùy 
phải: 1,21 ± 0,37, thùy trái: 1,21 ± 0,53. 
- Độ dày nhất (cm): thùy phải: 0,47 ± 0,14, 
thùy trái: 0,43 ± 0,16. 
- Tất cả BN (100%) đều có cực trên 
của thùy tuyến ức nhô cao trên hõm ức 
từ 1,0 - 4,0 cm. Khoảng cách trung bình 
cực trên các thùy tuyến ức nhô cao trên 
hõm ức (cm): thùy phải: 1,92 ± 0,67, thùy 
trái: 1,76 ± 0,60. 
- Trọng lƣợng trung bình tuyến ức 
(gam): 9,01 ± 2,58 (3,2 - 16,8 gam), trong 
đó trọng lƣợng của thùy phải: 4,68 ± 1,21, 
thùy trái: 4,50 ± 1,46. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Xuân Hợp. Tuyến ức, Giải phẫu 
ngực. Đại học Y Hà Nội. 1978, tr.150-151. 
2. Ngô Văn Hoàng Linh và CS. Nghiên cứu 
ứng dụng phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt tuyến 
ức qua đƣờng cổ điều trị bệnh NC. Đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nghiệm thu 
tháng 10 năm 2012, Học viện Quân Y. 2012. 
3. Nguyễn Công Minh. Những tiến bộ mới 
trong điều trị bệnh NC. Nhà xuất bản Y học - 
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 2011 
4. Phạm Gia Văn. Một số vấn đề giải phẫu 
tuyến ức. Tuyến ức và bệnh NC. Đại học Y 
Hà Nội. 1982, tr.5-17. 
5. Mai Văn Viện. Nghiên cứu một số đặc 
điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học tuyến 
ức liên quan đến kết quả điều trị ngoại khoa 
bệnh NC. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện 
Quân y. 2004. 
6. Mai Văn Viện. Những biến đổi về giải 
phẫu học tuyến ức ở BN NC. Tạp chí Y học 
Quân sự. Cục Quân y. 2004, 7, tr.105-109. 
7. Camilla Buckley. Myasthenia Gravis. 
The thymus gland - diagnosis and surgical 
management. 2007, 5, pp.25-31. 
8. Kyriakos Anastasiadis and Chandi 
Ratnatunga. Anatomy, the thymus gland - 
diagnosis and surgical management. 2007, 1, 
pp.5-8. 
9. Jaretzki Alfred III. Thymectomy, current 
clinical neurology: Myasthenia Gravis and 
related disorders. 2003, pp.235-267. 
10. Shrager Joseph B. Extended transcervical 
thymectomy: The ultimate minimally invasive 
approach. Ann Thorac Surg. 2010, 89, 
pp. 2128-2134. 
 Sơ đồ 1: Tuyến ức đối chiếu trên. 
lồng ngực. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_trieu_chung_lam_sang_va_hinh_thai_dai_the_tuyen_uc_o.pdf