Một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa

TÓM TẮT

Quá trình đô thị hóa, khai thác, và chuyển đổi mục đ ch sử dụng đất ven biển cho nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đang làm giảm sút nghiêm trọng

nguồn tài nguyên rừng ven biển, đặc biệt là rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay từ biển

vào đất liền. Giống như nhiều vùng đang phát triển trên cả nước, việc suy giảm diện tích

rừng phòng hộ do việc chuyển đổi mục đ ch sử dụng đất cho nhu cầu mở rộng diện tích nông

nghiệp, xây dựng các khu dân cư, phát triển các khu du lịch, dịch vụ, và các mục đ ch sử

dụng đất phi lâm nghiệp khác của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ điển hình.

Nghiên cứu này tập trung đánh giá một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng

phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển tỉnh Thanh Hóa nhằm cung cấp thông tin một

cách tổng quan về thực trạng rừng phòng hộ ven biển tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu

cũng là thông tin khoa học cơ bản để đưa ra kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sử dụng đất góp phần bảo vệ và phát triển diện tích đất rừng phòng hộ ven biển.

Từ khóa: Rừng phòng hộ, vùng ven biển, tỉnh Thanh Hóa.

pdf 8 trang phuongnguyen 1000
Bạn đang xem tài liệu "Một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa

Một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
52 
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY SUY GIẢM DIỆN TÍCH 
RỪNG PHÒNG HỘ CHẮN GIÓ, CHẮN CÁT 
VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA 
Nguyễn Hữu Hảo1, Vũ Thị Thu Hiền2 
TÓM TẮT 
Quá trình đô thị hóa, khai thác, và chuyển đổi mục đ ch sử dụng đất ven biển cho nhu 
cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đang làm giảm sút nghiêm trọng 
nguồn tài nguyên rừng ven biển, đặc biệt là rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay từ biển 
vào đất liền. Giống như nhiều vùng đang phát triển trên cả nước, việc suy giảm diện tích 
rừng phòng hộ do việc chuyển đổi mục đ ch sử dụng đất cho nhu cầu mở rộng diện tích nông 
nghiệp, xây dựng các khu dân cư, phát triển các khu du lịch, dịch vụ, và các mục đ ch sử 
dụng đất phi lâm nghiệp khác của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa là một ví dụ điển hình. 
Nghiên cứu này tập trung đánh giá một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng 
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển tỉnh Thanh Hóa nhằm cung cấp thông tin một 
cách tổng quan về thực trạng rừng phòng hộ ven biển tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu 
cũng là thông tin khoa học cơ bản để đưa ra kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả sử dụng đất góp phần bảo vệ và phát triển diện tích đất rừng phòng hộ ven biển. 
Từ khóa: Rừng phòng hộ, vùng ven biển, tỉnh Thanh Hóa. 
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đất cát ven biển Việt Nam bao gồm các dải cát h p, chạy dọc theo bờ biển từ Bắc 
vào Nam với hơn 500.000 ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung, nhiều nhất ở các 
tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận [1]. Thanh Hoá có tổng chiều dài bờ biển khoảng 102 
km, thuộc địa bàn của 6 huyện, thị xã ven biển là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, thành 
phố Sầm Sơn, Quảng Xƣơng và Tĩnh Gia; bờ biển chạy dài từ cửa Càn, huyện Nga Sơn 
đến Hà Nẫm, huyện Tĩnh Gia. C 56 x tiếp giáp bờ biển và các xã chịu ảnh hƣởng trực 
tiếp của sóng biển, triều cƣờng và hiện tƣợng cát bay hàng năm. Theo báo cáo của Sở 
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện trạng các loại rừng ven biển của tỉnh Thanh 
H a đến năm 2012 là 3.481 ha. Trong đ : diện tích có rừng là 2.084 ha diện tích rừng ngập 
mặn là 1.174 ha, diện tích rừng chắn gió, chắn cát là 910 ha và diện tích chƣa c rừng là 
1.397 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ ven biển có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ 
đất nông nghiệp cũng nhƣ ngăn sự xâm mặn từ nƣớc biển vào đất liền. 
Với bờ biển kéo dài nên việc khai thác và sử dụng dải đất cát ven biển phải đối mặt 
với rất nhiều kh khăn bởi ảnh hƣởng của cả yếu tố từ thiên nhiên và các hoạt động của 
con ngƣời [5]. Vùng ven biển luôn hứng chịu những tác động nặng nề của thảm họa tự nhiên [6], 
nơi đây đang đối mặt với những thách thức nhƣ sự đ i nghèo, khai thác lạm dụng, lũ lụt, và 
sự xâm nhập mặn hàng năm từ nƣớc biển nhƣng lại thiếu những biện pháp để bảo vệ và phục 
1,2
 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
53 
hồi đất sau khi sử dụng. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, khai thác các nguồn lợi khác 
từ rừng phòng hộ nhƣ lấy gỗ, lấy củi cũng nhƣ việc thay đổi các chính sách và mục đích sử 
dụng đất cho phát triển du lịch, xây dựng các công trình nhƣ khách sạn, nhà hàng, bãi tắm đ 
làm cho diện tích đất rừng phòng hộ ven biển ngày một suy giảm. Hơn nữa, việc đầu tƣ cho 
trồng rừng ven biển thấp, kinh phí đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc có hạn, các dự án đầu tƣ từ 
các tổ chức trong và ngoài nƣớc chƣa tập trung về một đầu mối quản lý, việc thực hiện kiểm 
tra giám sát, đánh giá các dự án còn nhiều yếu kém và hạn chế [2]. Tuy nhiên, có rất ít công 
trình, dự án nghiên cứu về những nguyên nhân gây suy giảm diện tích đất rừng phòng hộ ven 
biển trên địa bàn tỉnh Thanh H a. Do đ , việc nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân suy giảm 
diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển do các hoạt động của con ngƣời là một 
biện pháp hữu hiệu nhằm cung cấp tới các chủ sử dụng đất và các nhà làm quy hoạch cái nhìn 
tổng quan về thực trạng rừng phòng hộ ven biển, từ đ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả trong công tác quản lý, phát triển nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng này. 
2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG NGHIÊN CỨU 
Vùng ven biển Thanh Hóa có giới hạn vị trí địa lý từ 190 23 - 20023 vĩ độ Bắc; 
106015 - 106030 kinh độ Đông (Hình 1). Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng từ Tây 
Bắc xuống Đông Nam. Dọc theo bờ biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia chủ yếu là vùng đất cát ven 
biển, địa hình lƣợn s ng, độ cao trung bình 3m đến 6 m, gồm các cồn cát khá phổ biến và hình 
thành dải cát h p nhƣng không liên tục, phần lớn rộng từ 0,5 - 1,0 km. Riêng vùng biển Nga 
Sơn rộng tới 6 đến 7 km. Theo tài liệu khí hậu thủy văn Thanh H a, vùng ven biển nằm trong 
vùng khí hậu nhiệt đới gi mùa. Mùa đông không lạnh lắm, sƣơng muối ít xảy ra, c rét đậm; 
mùa hè nóng vừa phải, c gi Tây Nam khô n ng, mƣa nhiều. Tổng nhiệt độ năm khoảng 
8.6000C, với tổng lƣợng mƣa trung bình năm từ 1456 mm đến 1762 mm. Độ ẩm không khí 
tƣơng đối trung bình năm thƣờng cao, vào khoảng 85 - 86% và hiếm khi ở mức dƣới 60%. 
Hình 1. Vị trí địa lý và ranh giới vùng nghiên cứu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
54 
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp 
Thu thập các loại tài liệu, số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan 
đến việc suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển do các hoạt động của con ngƣời từ 
phòng Tài nguyên và Môi trƣờng các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng 
Xƣơng, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn. Báo cáo về diện tích rừng phòng hộ ven biển tỉnh 
Thanh H a đƣợc thu thập, tham khảo từ Chi cục Lâm Nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn Thanh Hóa. Ngoài ra, nghiên cứu còn kế thừa, tham khảo số liệu khoa học 
liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. 
3.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp 
Điều tra, thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất lâm nghiệp (loại đất rừng, diện 
tích đƣợc giao, loại cây trồng trên đất...), các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài 
nguyên rừng, các văn bản, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển và 
những thuận lợi, kh khăn trong công tác bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng phòng 
hộ. Điều tra khảo sát theo 3 tuyến dọc ven biển, vùng giữa và vùng giáp nội đồng để nắm 
tình hình chung của đối tƣợng nghiên cứu và xác định nguyên nhân gây suy giảm diện tích 
đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển. 
3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của ngƣời dân 
Phỏng vấn bán định hƣớng đến từng hộ về hiện trạng thực thi các chính sách về phục 
hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển; Hiểu biết của ngƣời dân về vai trò của rừng 
phòng hộ ven biển, diễn biến biến đổi khí hậu tại địa phƣơng; Ý kiến của ngƣời dân về các 
quy định trong bảo vệ, phục hồi và phát triển hiện nay. 
3.4. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu 
Số liệu đƣợc thống kê, phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. 
Mapinfo 15.0, ArcGIS 10.4 để tính toán và xử lý số liệu và thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, 
bản đồ, đồ thị biểu diễn số lƣợng và tỷ lệ. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 
Kết quả từ quá trình điều tra, khảo sát thực địa và thu thập, phân tích số liệu tại vùng 
đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa, có thể rút ra một số nhận định về những thuận lợi và khó 
khăn của vùng nghiên cứu nhƣ sau: 
Thuận lợi: các xã ven biển có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, 
mật độ dân số đông với nguồn lao động dồi dào. Nền kinh tế khu vực ven biển đang phát 
triển với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, an ninh lƣơng thực và an ninh chính trị, xã hội 
ổn định. Nhà nƣớc và Tỉnh đ c những chính sách quan trọng thu hút đầu tƣ xây dựng 
khu công nghiệp, cảng biển, các khu du lịch nghỉ dƣỡng, hỗ trợ vốn thúc đẩy kinh tế - xã 
hội phát triển. Đời sống vật chất, văn h a - xã hội đƣợc quan tâm, cơ sở hạ tầng đƣợc tăng 
cƣờng và củng cố, giao thông đƣợc nâng cấp, các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ các trục 
chính đƣợc nhựa h a, giao thông đƣờng biển, bến cảng phát triển mạnh tạo điều kiện giao 
lƣu kinh tế - xã hội với mọi vùng trong nƣớc và quốc tế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
55 
Khó khăn: khí hậu, thời tiết bất thƣờng đ ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển sản xuất 
nông lâm ngƣ nghiệp nói chung. Trong nhiều năm qua khu vực ven biển luôn hứng chịu 
nhiều cơn b o, áp thấp nhiệt đới với cƣờng độ mạnh và diễn biến phức tạp đ ảnh hƣởng 
trực tiếp đến ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của Tỉnh gây thiệt hại về đời sống, tính 
mạng, tài sản của ngƣời dân trong vùng. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống của ngƣời dân 
còn nhiều kh khăn. Nguồn nhân lực dồi dào nhƣng chất lƣợng thấp, thừa lao động phổ 
thông nhƣng lại thiếu lao động kỹ thuật, tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn 
định, nhất là ở khu vực nông thôn. Đội ngũ cán bộ quản lý x , phƣờng còn nhiều bất cập cả 
về số lƣợng và chất lƣợng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập 
quốc tế. Việc xây dựng và phát triển các khu sinh thái, du lịch nhƣ: Khu du lịch biển Hải 
Tiến, FLC, Hải Hòa đ tác động làm giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển do chuyển đổi 
mục đích đất lâm nghiệp sang đất phát triển du lịch. Do vậy, để diện tích rừng ven biển 
đƣợc phát triển bền vững, chúng ta cần làm gì? đề xuất các mô hình phát triển kinh tế xã 
hội, dịch vụ du lịch sinh thái biển gắn với bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học. 
4.2. Diện tích rừng phòng hộ theo đơn vị hành chính vùng ven biển 
Kết quả rà soát diện tích đất có rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát vùng ven biển tỉnh 
Thanh H a năm 2016 thể hiện qua bảng 1. Sơ đồ phân bố diện tích rừng phòng hộ chắn 
gió chắn cát thể hiện qua sơ đồ 2. 
 Kết quả từ bảng 1 cho thấy, toàn vùng có tổng diện tích đất rừng phòng hộ chắn 
gió, chắn cát là 378,86 ha, chiếm 11,46% tổng diện tích đất lâm nghiệp có khả năng sử 
dụng vào mục đích trồng rừng phòng hộ. Đất bãi cát trống chƣa c rừng phòng hộ là 
141,72 ha, chiếm 4,28%, đây là phần diện tích có khả năng trồng rừng phòng hộ chắn gió 
chắn cát ven biển trong tƣơng lai. 
Bảng 1. Hiện trạng rừng phòng hộ ven biển tỉnh Thanh Hóa 
Đơn vị: ha 
TT Loại đất, loại rừng 
Tổng 
(ha) 
Phân theo đơn vị hành chính 
Tỷ lệ 
(%) 
Nga 
Sơn 
Hậu 
Lộc 
Hoằng 
Hóa 
Sầm 
Sơn 
Quảng 
Xƣơng 
Tĩnh 
Gia 
Tổng 3.306,80 440,00 614,59 396,04 50,85 169,21 1.636,11 100 
I Rừng phòng hộ 2.282,61 120,00 250,79 290,88 27,66 165,73 1.427,55 69,03 
1 Rừng PH chắn sóng 557,74 120,00 238,09 55,62 - 7,43 136,60 16,87 
2 Rừng PH chắn gió-cát 378,86 - 12,70 64,27 20,99 158,30 122,60 11,46 
3 Rừng PH môi trƣờng 1.346,01 - - 170,99 6,67 1.168,35 40,70 
II Đất chƣa c rừng PH 1.024,19 320,00 363,80 105,16 23,19 3,48 208,56 30,97 
1 
Đất rừng trồng NM 
chƣa thành rừng 
396,45 223,30 105,80 36,67 - - 30,68 11,99 
1 Đất ngập mặn 486,02 96,70 258,00 45,30 - - 86,02 14,70 
2 Đất bãi cát 141,72 - - 23,19 23,19 3,48 91,86 4,28 
Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
56 
4.3. Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bị suy giảm do các hoạt động 
của con ngƣời 
Quá trình phỏng vấn chuyên gia và điều tra thực tế tại vùng nghiên cứu chỉ ra rằng, 
rừng phi lao phòng hộ ven biển có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa thiên tai. 
Nhƣng trên thực tế, tại vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, do nhu cầu mở rộng phát triển 
kinh tế - xã hội, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát đ và đang suy giảm diện tích một 
cách rõ rệt. Do đ , sau mỗi mùa mƣa b o, ngƣời dân ven biển phải đối mặt với tình trạng 
sạt lở, nƣớc biển xâm thực và cát bay. 
Biến động diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát năm 2016 giảm so với năm 
2014 là 146,91 ha, giảm so với năm 2010 là 522,14 ha. Việc suy giảm diện tích này xảy ra 
do một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ phát triển du lịch - dịch vụ, khai thác nguồn lợi thủy sản 
ven biển, thay đổi chính sách giao đất, sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thiếu 
kỹ thuật lâm sinh và khai thác lâm sản phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân địa 
phƣơng. Diện tích rừng suy giảm trong giai đoạn 2010 - 2016 đƣợc tổng hợp qua bảng 2 và 
thể hiện qua biểu đồ 1. 
Bảng 2. Một số nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích rừng phòng hộ chắn gió - chắn cát 
Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng 
phòng hộ chắn gió - chắn cát 
Tổng diện tích suy giảm 
từ năm 2010 - 2016 
Diện tích 
suy giảm cụ thể 
Phát triển Du lịch - dịch vụ (DL-DV) 
522,14 (ha) 
147,64 
Mở rộng diện tích đất nông nghiệp (NN) 68,57 
Khai thác lâm sản 55,42 
Nuôi trồng thủy sản (TS) 124,36 
Đô thị hóa 96,17 
Ô nhiễm môi trƣờng 10,14 
Thiếu các thiết bị kỹ thuật lâm sinh (KTLS) 19,84 
 Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 
 Hình 2. Vị trí phân bố rừng phòng hộ chắn gi , cát năm 2016 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
57 
28.27% 
13.08% 
10.69% 
23.89% 
18.41% 
1.94% 3.72% 
Phát triển DL - DV 
Mở rộng DT đất NN 
Khai thác lâm sản 
Nuôi trồng TS 
Đô thị h a 
Ô nhiễm môi trƣờng 
Thiếu các thiết bị KTLS 
Số liệu từ Bảng 2 và Biểu đồ 1 cho thấy nguyên nhân làm suy giảm diện tích đất rừng 
phòng hộ chắn gió, chắn cát nhiều nhất là do sự phát triển ngành nghề du lịch - dịch vụ tại 
vùng ven biển. Việc phát triển ngành nghề này đ làm mất đi 147,67 ha từ năm 2010 đến 
năm 2016, chiếm 28,27% trên tổng số diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát vùng ven 
biển bị suy giảm trong giai đoạn này. Nguyên nhân tiếp theo là nuôi trồng thủy sản. Để mở 
rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nhƣ xây dựng mới các đầm nuôi tôm và các bãi nuôi ngao, 
khoảng 124 ha diện tích đất rừng phi lao trên cát bị chặt bỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 23,89%. Bên 
cạnh đ tốc độ đô thị hóa nhanh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển cũng 
góp phần không nhỏ vào việc làm suy giảm diện tích đất rừng phi lao trên bãi cát ven biển, 
với khoảng 96,17 ha chiếm 18,41%. Một trong những nguyên nhân tiếp theo là việc chuyển 
đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp đ làm mất khoảng 55,42 ha 
đất rừng phi lao trên cát, chiếm 13,08%. Việc khai thác lâm sản, cho phép và trái phép cũng 
làm mất khoảng 55,42 ha, chiếm tỷ lệ 10,69% đất rừng phi lao của vùng ven biển tỉnh Thanh 
Hóa. Bên cạnh đ , việc gây ô nhiễm môi trƣờng và thiếu các thiết bị kỹ thuật lâm sinh cũng 
là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích đất rừng phi lao chắn gió, chắn cát từ 
năm 2010 đến năm 2016 lần lƣợt là 10,14 ha và 19,84 ha, chiếm tỷ lệ 1,94 và 3,72 % trong 
tổng số nguyên nhân làm suy giảm diện tích đất rừng phi lao ven biển. 
Tình trạng suy giảm diện tích đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát của vùng ven 
biển tỉnh Thanh H a đang diễn biến phức tạp và c xu hƣớng gia tăng cả về phạm vi lẫn 
quy mô. Tuy nhiên, diện tích và tốc độ phục hồi, trồng mới là không đáng kể so với việc 
chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác và các nguyên nhân gây 
ra bởi áp lực về sinh kế của ngƣời dân vùng biển. Do đ , để ngăn chặn suy giảm rừng 
phòng hộ ven biển nói chung và rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát nói riêng, Ủy ban nhân 
dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa và Chi cục Lâm nghiệp cần 
tổ chức đánh giá lại việc trồng rừng thời gian qua để việc trồng mới, khôi phục rừng phòng 
hộ chắn gió chắn cát ven biển đạt hiệu quả; tăng cƣờng tuyên truyền cho ngƣời dân về vai 
trò, chức năng cũng nhƣ trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên cát; 
đẩy mạnh việc giao, khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế, cộng đồng và hộ gia 
đình nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm bởi một số nguyên nhân chính 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
58 
5. KẾT LUẬN 
Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa bị suy giảm chủ 
yếu là rừng phi lao trên cát và phần lớn diện tích tập trung trên các bãi cát chạy dài ven bờ 
biển từ huyện Hậu Lộc cho đến huyện Tĩnh Gia. Khu vực rừng phòng hộ ven biển nằm 
trên địa bàn 6 huyện, thành phố của tỉnh Thanh H a, c điều kiện khí hậu khá thuận lợi 
cho sự phát triển và sinh trƣởng các loại cây lâm nghiệp. 
Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát đang suy giảm nghiêm trọng mà nguyên 
nhân chính là do các hoạt động của con ngƣời từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất 
lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng đất phi lâm nghiệp nhƣ: phát triển du lịch dịch vụ, 
đô thị hóa, nuôi trồng thủy sản, khai thác gỗ... Đồng thời thiếu các kỹ thuật lâm sinh trong 
bảo vệ và phát triển quỹ rừng. 
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng phòng hộ cần phối hợp đồng bộ tất cả 
giải pháp, quan trọng nhất là nhóm giải pháp nhằm khuyến khích ngƣời dân cải thiện sinh 
kế thông qua hoạt động trồng cây trên những diện tích rừng bị suy thoái và đất trống, đồng 
thời khuyến khích ngƣời dân bảo vệ những diện tích rừng hiện có. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] De Koninck, Rodolphe (1999), Deforestation in Việt Nam, IDRC, Ottawa, Canada. 
[2] Phan Liêu (1987), Đất cát biển nhiệt đới ẩm, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 
[3] Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa (2016), Báo cáo Quy hoạch 
bảo vệ và Phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 và tầm 
nhìn đến năm 2030. 
[4] Thủ tƣớng chính phủ (2001), Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/01/2001 của 
Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản 
xuất là rừng tự nhiên. 
[5] Thủ tƣớng chính phủ (2006), Nghị Định về thi hành và bảo vệ phát triển rừng, 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Nghi-dinh-23-2006-ND-
CP-thi-hanh-Luat-Bao-ve-va-phat-trien-rung-9593.aspx 
[6] Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Niên Giám Thống Kê 2011, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 
THE MAIN CAUSES OF THE DECREASE OF WIND-SHIELD AND 
SAND-SHIELD PROTECTION FOREST AREA IN THE 
COASTAL LAND OF THANH HOA PROVINCE 
Nguyen Huu Hao, Vu Thi Thu Hien 
ABSTRACT 
The process of urbanization, exploitation, and the conversion of the coastal land 
purposes for socio-economic development in the recent years has been seriously 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
59 
decreasing the coastal forest resources, especially those preventing wind and sand 
intruding from the sea to the mainland. Like many developing regions in the whole contry, 
the coastal land of Thanh Hoa province is a typical example of the decline of protection 
forest due to the expanding land area for agricultural development, construction of 
residential areas, developing tourist areas and services, and other non-forestry land use 
purposes. This study focuses on the main causes of the decrease of wind-shiel and sand-
shiel protection forest in the coastal area of Thanh Hoa province in order to provide 
general information about the status of the coastal protection forest in Thanh Hoa 
Province. The results are also scientific information for making suggestions and proposing 
solutions to improve the efficiency of coastal land use, and contribute to the protection and 
development of the coastal protection forest area. 
Keywords: Protection forest, coastal area, Thanh Hoa province. 
* Ngày nộp bài: 2/7/2019; Ngày gửi phản biện: 9/8/2019; Ngày duyệt đăng: 4/3/2020 
* Lời cảm ơn: Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn 
đến tập thể và các cá nhân đã tham gia thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ độc lập 
cấp Quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp tổng hợp để phục hồi và phát triển bền vững rừng 
phòng hộ ven biển tỉnh Thanh Hóa”, mã số: ĐTĐL.CN-34/17. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nguyen_nhan_chinh_gay_suy_giam_dien_tich_rung_phong_h.pdf