Một số nguyên nhân cản trở việc triển khai các giải pháp tài chính phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc
Tính đến tháng 10 năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có 13 KCN đã và đang hoạt động với tổng quy mô là 2.653
ha, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 1.880,5 ha. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh
Vĩnh Phúc, tính đến nay các KCN trong tỉnh có tổng số 224 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 44 dự
án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư 15.070,51 tỷ đồng và 180 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 2.699,73 triệu USD. Tỷ lệ dự án đã và đang hoạt động là 82,6% (gồm
185 dự án); chỉ còn 17,4% hiện chưa hoạt động, bao gồm 13 dự án đang triển khai xây dựng và lắp đặt
máy móc thiết bị nhà xưởng; 21 dự án mới cấp và đang làm các thủ tục triển khai dự án và bồi thường,
giải phóng mặt bằng và 5 dự án FDI thuộc diện giãn tiến độ, đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nguyên nhân cản trở việc triển khai các giải pháp tài chính phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc

54 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 12 (197) - 2019 Con số về giá trị công nghiệp mà các KCN đã đóng góp số thu về NSNN tỉnh rất lớn. Chính sự phát triển các KCN đã tạo cho Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo không cân đối được NS trở thành một trong những tỉnh đầu tiên của khu vực có số thu lớn, cân đối được NSĐP. Để có được thành quả trên đây của các KCN, tỉnh đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển của chúng. Trong đó, nhóm các giải pháp và chính sách tài chính luôn được xem là những công cụ tạo động lực thu hút và thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh mẽ nhất. Bởi vì các chính sách và giải pháp tài chính của địa phương cũng như của các doanh nghiệp đều trực tiếp liên quan đến chi phí, vốn, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bên cạnh những thành quả được xem xét phân tích cả ở góc độ định tính và định lượng của các giải pháp tài chính đối với sự phát triển bền vững của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua còn khá nhiều tồn tại và hạn chế. Thứ nhất, các giải pháp tài chính của tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng nguyên bản chính sách của nhà nước mà chưa tạo được sự khác biệt. Trong khi một số địa phương khác đã chủ động đề xuất, kiến nghị và thực hiện những giải pháp sáng tạo và linh hoạt hơn để thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư theo hướng có lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc lại chưa thực hiện được điều này. Các chính sách ưu đãi đầu MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CẢN TRỞ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VĨNH PHÚC Ths. Bùi Hữu Phú* Ngày nhận bài: 4/10/2019 Ngày chuyển phản biện: 6/10/2019 Ngày nhận phản biện: 19/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/10/2019 Tính đến tháng 10 năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có 13 KCN đã và đang hoạt động với tổng quy mô là 2.653 ha, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 1.880,5 ha. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến nay các KCN trong tỉnh có tổng số 224 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 44 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư 15.070,51 tỷ đồng và 180 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 2.699,73 triệu USD. Tỷ lệ dự án đã và đang hoạt động là 82,6% (gồm 185 dự án); chỉ còn 17,4% hiện chưa hoạt động, bao gồm 13 dự án đang triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng; 21 dự án mới cấp và đang làm các thủ tục triển khai dự án và bồi thường, giải phóng mặt bằng và 5 dự án FDI thuộc diện giãn tiến độ, đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động. • Từ khóa: giải pháp tài chính, phát triển bền vững, khu công nghiệp. As of October 2019, Vinh Phuc province has 13 industrial parks which have been operating with a total scale of 2,653 hectares, of which the total planned industrial land area is 1,880.5 hectares. According to the Vinh Phuc Industrial Zones Authority, up to now, there are a total of 224 valid investment projects in the province, including 44 domestic direct investment (DDI) projects with a total investment of 15,070. , VND 51 billion and 180 foreign direct investment (FDI) projects with total investment capital of USD 2,699.73 million. The proportion of projects that have been operating is 82.6% (including 185 projects); only 17.4% are currently inactive, including 13 projects that are currently constructing and installing workshops and machines; 21 newly granted projects and procedures for project implementation and compensation, site clearance and 5 FDI projects subject to tempo extension and procedures for termination of operation. • Keywords: financial solutions, sustainable development, industrial parks. * Cục quản lý giám sát bảo hiểm 55Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 12 (197) - 2019 tư, các công cụ tài chính quan trọng như thuế, phí chưa có điểm nhấn rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư công nghiệp. Thứ hai, các giải pháp tài chính còn ít và nghèo nàn, chưa thể hiện được độ đa dạng trong việc sử dụng các công cụ tài chính thúc đẩy sự phát triển của các KCN. Các giải pháp tài chính qua công cụ thuế vẫn chỉ dừng lại ở hai loại thuế chủ yếu để tác động đến các doanh nghiệp đó là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, do đó chưa tạo được động lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hàng năm chưa kịp thời công bố công khai các khoản miễn giảm đối với các KCN, do vậy chưa tác động được vào tâm lý của các chủ thể được thụ hưởng chính sách của địa phương. Thứ ba, chưa mạnh dạn sử dụng công cụ chi NS, cụ thể các công trình, hạng mục đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phương đã được chú trọng nhưng còn chưa tương xứng so với nhu cầu. Mặc dù tỉnh đã rất chú trọng cho cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, hệ thống chiếu sáng, giải phóng mặt bằng, đường giao thông song so với sự phát triển của các KCN thì vẫn chưa tương xứng. Ngoài ra, các khoản chi đầu tư cho xây dựng nhà ở cho công nhân, trợ giá xe buýt, hỗ trợ cho nông dân sau khi nhường đất cho KCN, chi phát triển dịch vụ hỗ trợ KCN chưa được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù những nội dung này hỗ trợ một cách gián tiếp cho sự phát triển của các KCN nhưng chúng lại có những tác động rất lớn đến các KCN ở nhiều phương diện liên quan đến sự phát triển bền vững. Thứ tư, các chương trình hỗ trợ tín dụng chưa phát huy hiệu quả. Hầu hết các nhà đầu tư vào KCN đều chưa tiếp cận với các chương trình này. Mặc dù các ưu đãi tín dụng có thể vượt khả năng và thẩm quyền của địa phương song tỉnh có thể xây dựng đề án và xin cơ chế riêng cho tín dụng ưu đãi ở địa phương mình. Đối với các doanh nghiệp việc thực hiện các giải pháp tài chính còn có những hạn chế sau: - Các chính sách của doanh nghiệp chủ yếu do bắt buộc của các quy định chứ không phải do doanh nghiệp tự nguyện như: đầu tư trung tâm xử lý môi trường KCN, thanh toán phí môi trường, mua bảo hiểm các loại. - Các doanh nghiệp chưa chủ động và tích cực trích lập và sử dụng các quỹ tài chính liên quan đến sự bền vững của quá trình hoạt động của các KCN như quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ người lao động, các quỹ phúc lợi dành cho người lao động. Kết quả phân tích ở trên cho thấy mới có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp trích lập và vận hành quỹ này. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CẢN TRỞ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VĨNH PHÚC Ths. Bùi Hữu Phú Tính đến tháng 10 năm 2019 tỉnh Vĩnh Phúc có 13 KCN đã và đang hoạt động với tổng quy mô là 2.653 ha, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 1.880,5 ha. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến nay các KCN trong tỉnh có tổng số 224 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 44 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư 15.070,51 tỷ đồng và 180 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 2.699,73 triệu USD. Tỷ lệ dự án đã và đang hoạt động là 82,6% (gồm 185 dự án); chỉ còn 17,4% hiện chưa hoạt động, bao gồm 13 dự án đang triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng; 21 dự án mới cấp và đang làm các thủ tục triển khai dự án và bồi thường, giải phóng mặt bằng và 5 dự án FDI thuộc diện giãn tiến độ, đang làm thủ tục chấm dứt hoạt động.1 Bảng 01. Giá trị sản xuất công nghiệp từ các KCN Vĩnh Phúc 2014-2019 ĐVT: Triệu VND 2010 (Theo giá 1994) 2014 (Theo giá 2010) 2015 (Theo giá 2010) 2016 (Theo giá 2010) 2017 (Theo giá 2010) 2018 (Theo giá 2010) 6 tháng 2019 (Theo giá 2010) KCN Khai Quang 2.762,35 12.910,98 20.260,67 30.481,97 32.036,05 35.833,62 18.412,91 KCN Bình Xuyên 631.001.866,5 7.281,82 7.202,67 874,45 9.940,96 11.545,75 4.494,39 KCN Bình Xuyên II 0 - 7,90 94,15 1.127,81 2.406,25 1.128,78 KCN Bá Thiện I 174,08 2.850,43 6.630,98 14.438,75 16.818,97 80.973.751,99 KCN Bá Thiện II 0 - 243,94 1.245,03 4.697,72 10.164,32 50.905.414,42 KCN Kim Hoa 21.835,84 45.101,17 49.709,85 49.749.44 Tổng thu 25.229,19 64.080,20 80.230,59 96.986,02 44.252,43 Nguồn: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc, năm 2017, 2018 & 2019 chưa bao gồm KCN Kim Hoa Không chỉ con số về giá trị công nghiệp mà các KCN đã đóng góp số thu về NSNN tỉnh rất lớn. Chính sự phát triển các KCN đã cho Vĩnh Phúc từ một tỉnh nghèo khong cân đối được NS trở thành một trong các tỉnh đầu tiên của khu vực có số thu lớn, cân đối được NSĐP 1 https://banqlkcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/thongtinkinhte/View_Detail.aspx?ItemID=45 Bảng 02. Số thu từ các KCN Vĩnh Phúc 2010-2018 ĐVT: Triệu VND Năm KCN 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Bá thiện I 13 55 16 17 95 99 399 4.088 15.929 Bá Thiện II 3 3 11 890 1.860 33 4.557 14.862 24.936 Bình Xuyên I 127.242 145.991 137.969 184.267 167.205 194.223 226.911 170.683 247.844 Bình Xuyên II 9 9 12 10 9 5.474 1.293 9.002 21.205 Khai Quang 69.545 86.805 137.781 182.457 323.674 340.574 345.500 371.035 426.384 Kim Hoa 1.603.121 1.557.224 1.619.372 3.572.686 4.615.443 5.771.207 8.383.183 7.029.206 8.852.474 Tổng thu 1.799.843 1.790.087 1.895.160 3.940.328 5.108.286 6.311.611 8.691.842 7.598.867 9.588.772 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Để có được thành quả trên đây của các KCN, tỉnh đã ban hành và áp đụng nhiều chính sách kinh tế kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triể của chúng. Trong đó, nhóm các giải pháp và chính sách tài chính luôn được xem là những công cụ tạo động lực thu hút và thúc đẩy các nhà đầu tư mạnh mẽ nhất. Bởi vì các chính sách và giải pháp tài chính của địa phương cũng như của các doanh nghiệp đều trực tiếp liên quan đến chi phí, vốn, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bên cạnh những thành quả được xem xét phân tích cả ở góc độ định tính và định lượng của các giải pháp tài chính đối với sự phát triển bền vững của các KCN tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua òn khá nhiều tồn tại và hạn chế. Thứ nhất, các giải pháp tài chính của tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng nguyên bản chính sách của nhà nước mà chưa tạo được sự khác biệt. Trong khi một số địa phương khác đã chủ động đề xuất, kiến nghị và thực hiện những giải pháp sáng tạo và linh hoạt hơn để thu hút đầu tư và khuyến khíc đầu tư theo hướng có lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc lại chưa thực hiện được điều này. Các chính sách ưu đãi đầu tư, các công cụ tài chính quan trọng như thuế, phí chưa có điểm nhấn rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư công nghiệp. Thứ hai, các giải pháp tài chính còn ít và nghèo nàn, chưa thể hiện được độ đa dạng trong việc sử dụng các công cụ tài chính thúc đẩy sự phát triển của các KCN. Các giải pháp tài chính qua công cụ thuế vẫn chỉ dừng lại ở hai loại thuế chủ yếu để tác động đến các doanh nghiệp đó là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu, o đó chưa tạo được động lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hàng năm chưa kịp thời công bố công khai các khoản mễn giảm đối với các KCN, do vậy chưa tác động được vào tâm lý của các chủ thể được thụ hưởng chính sách của địa phương. T ứ ba, hưa mạnh dạn sử dụng công cụ chi NS, cụ thể các công trình, hạng mục đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phương đã được chú trọng nhưng còn chưa tương xứng so với nhu cầu. Mặc dù tỉnh đã rất chú trọng cho cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống xử 56 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn - Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề môi trường tự nhiên như cây xanh, tiếng ồn, khói bụi mà mới chỉ tập trung vào xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định. Việc thanh toán theo quy định của chủ đầu tư hạ tầng và công ty dịch vụ, các doanh nghiệp coi đó là các chi phí trích ra từ doanh thu, chưa hạch toán dạng quỹ, chưa căn cứ tỷ lệ trên doanh thu để sử dụng cho các mục đích này. Trong khi đó, các vấn đề nêu ra trong hạn chế này lại chính là những nội dung của sự bền vững các KCN trong giai đoạn tiếp theo. - Chính sách nhà ở và phương tiện đi lại cho người lao động hiện vẫn bị bỏ ngỏ. Đến năm 2019 mới chỉ có một KCN tại địa phương có đầu tư nhà ở cho người lao động, đáp ứng một tỷ lệ thấp đối với nhu cầu. Về phương tiện di chuyển, các doanh nghiệp công nghiệp tại Vĩnh Phúc mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của bộ phận làm việc gián tiếp, bộ phận làm việc trực tiếp phải tự lo phương tiện đi lại. Với hệ thống hạ tầng giao thông ở các địa phương hiện nay, việc người lao động tự lo phương tiện đi lại sẽ trở thành một nhân tố ảnh hưởng không tích cực đến sự bền vững của các doanh nghiệp và các KCN. Chỗ ở dưới các hình thức ở nhờ, thuê trọ ở gần KCN. - Các doanh nghiệp hạ tầng chủ yếu thực hiện chiến lược đầu tư dần, do vậy cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và thiết kế, quy hoạch chung của KCN, khó đảm bảo tính đồng bộ theo thiết kế ban đầu, từ đó tính bền vững sẽ bị ảnh hưởng theo chiều không tích cực. - Các chính sách về tài chính đối với người lao động tại các KCN chưa được thực hiện thỏa đáng, chưa thực sự phù hợp với một địa phương có công nghiệp phát triển như Vĩnh Phúc. Cụ thể đó là các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ người lao động, chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của những hạn chế Một số nguyên nhân thuộc về thể chế và chính sách của Nhà nước Thứ nhất, quy định chưa rõ ràng. Nhiều quy định về KCN, cao nhất là Nghị định của Chính phủ về KCN đã ban hành và áp dụng nhưng quá trình thực thi còn có những bất cập nhất định. Theo quy định của Nghị định, các chủ đầu tư hạ tầng công nghiệp phải đầu tư trung tâm xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì lại không quy định, từ đó tạo kẽ hở cho các chủ đầu tư hạ tầng, khi đó xảy ra một số tình huống: (1) Chủ đầu tư có xây dựng nhưng với quy mô công suất nhỏ hơn với nhu cầu thực tế, kết quả là không đáp ứng được nhu cầu của cả KCN; (2) Chủ đầu tư không xây dựng hạng mục này, xuất phát từ nhiều lý do trong đó một lý do là vốn đầu tư lớn; (3) Chủ đầu tư xây dựng trung tâm xử lý đáp ứng được công suất hoạt động của khu ở giai đoạn đầu với một diện tích nhất định, sau đó đầu tư tiếp giai đoạn hai chủ đầu tư phớt lờ hạng mục này nên không đáp ứng được nhu cầu. Riêng đối với vấn đề này cần phải luật hóa mới đủ mạnh để đạt các mục tiêu quản lý. Ngoài ra, phần diện tích cây xanh trong KCN cũng không được quy định cụ thể, do vậy trong báo cáo của các chủ đầu tư có cây xanh nhưng trên thực tế không có hoặc có rất ít. Về chiếu sáng KCN, đây cũng là vấn đề nổi cộm, chưa được quy định cụ thể, phần diện tích chung của KCN được chiếu sáng đầy đủ sẽ góp phần tích cực đảm bảo an toàn an ninh cho các chủ thể. Hiện nay, nhiều KCN ở Vĩnh Phúc và các địa phương lân cận đang xảy ra tình trạng chiếu sáng không đảm bảo, xảy ra tình trạng an ninh không đảm bảo, tác động không tốt đến tâm lý các doanh nghiệp và người lao động trong KCN. Tất cả các vấn đề trên đối với chủ đầu tư hạ tầng thực chất đều xuất phát từ lý do liên quan đến chi tiêu tài chính của chủ đầu tư. Giai đoạn đầu tư KCN cần nhiều vốn nhưng nguồn thu chưa có, việc đầu tư đồng bộ cũng rất khó khăn, các Hình thức phổ biến đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân các KCN Vĩnh Phúc Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả - Các doanh nghiệp hạ tầng chủ yếu thực hiện chiến lược đầu tư dần, do vậy cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và thiết kế, uy hoạch chung của KCN, k ó đảm bảo tính đồng bộ theo thiết kế ban đầu, từ đó tính bền vững sẽ bị ảnh hưởng theo chiều không tích cực. - Các chính sách về tài chính đối với người lao động tại các KCN chưa được thực hiện thỏa đáng, chưa thực sự phù hợp với một địa phương có công nghiệp phát triển như Vĩnh Phúc. Cụ thể đó là các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ người lao động, chưa được quan tâm đúng mức. Tự đi thuê nhà ở xung quanh các KCN 67% Ở tại gia đình gần KCN 24% Ở trong các khu dịch vụ nằm trong các KCN 2% Ở trong các nhà do các DN tự đầu tư bên ngoài KCN 7% TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 12 (197) - 2019 57Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 12 (197) - 2019 chủ đầu tư thường dựa vào những điểm thiếu chặt chẽ của chính sách để hoạt động. Thứ hai, chế tài chưa đủ mạnh Đối với chủ đầu tư hạ tầng công nghiệp, như phân tích trên do những quy định của nghị định và các thông tư hướng dẫn, các chính sách liên quan chưa cụ thể rõ ràng, trong nhiều năm qua vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Nghị định của chính phủ quy định chưa cụ thể, nếu có hướng dẫn thực hiện cụ thể thì các chủ thể sẽ vẫn tuân thủ đầy đủ. Ví dụ, có xây dựng hạng mục xử lý nước thải nhưng nếu công suất thấp hơn sẽ bị phạt mức độ nào, nếu không xây dựng hạng mục này có bị đình chỉ hoạt động hay không. Những nguyên nhân từ phía chính quyền địa phương: Thứ nhất, địa phương chưa chủ động xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi riêng của tỉnh đối với việc hỗ trợ phát triển các KCN. Các ưu đãi về tài chính đều thực hiện đúng theo các chương trình và chính sách của TW mà chưa có chủ trương xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể để thể hiện rõ hơn quan điểm thu hút đầu tư của tỉnh. Ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính của Nhà nước, nếu địa phương có chính sách riêng sẽ tạo ra động lực thu hút mạnh hơn, các nhà đầu tư sẽ có sự so sánh nhất định trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư. Thứ hai, địa phương chưa thực hiện chính sách đa dạng các nguồn vốn trong đầu tư hỗ trợ các KCN. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân thiếu nguồn tài trợ vốn cho xây dựng và phát triển các KCN. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn eo hẹp, thực hiện đa dạng các nguồn vốn đầu tư là rất cần thiết và hiệu quả. Tuy nhiên tại địa phương này, trong thời gian qua chưa có một chính sách nào được ban hành để thực hiện đa dạng các nguồn vốn đầu tư thúc đẩy quá trình phát triển các KCN. Trong khi mô hình đầu tư tư nhân và mô hình hợp tác công tư trong huy động vốn xây dựng các công trình, hạng mục hỗ trợ KCN đã và đang được thực hiện có hiệu quả ở nhiều quốc gia và một số địa phương trong nước. Thứ ba, tỉnh chưa sử dụng giải pháp chi NS một cách thỏa đáng để tác động thúc đẩy phát triển các KCN là do ngân sách còn khó khăn và nguồn thu hạn chế. Tổng số thu ngân sách hàng năm tại địa phương đã đạt và vượt mức để cân đối thu chi địa phương nhưng vẫn chưa có khoản NSĐP nào để cho các hạng mục, các công trình, chương trình hỗ trợ các KCN. Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch tích cực những giá trị tạo ra từ hai khu vực công nghiệp và dịch vụ đã tăng cao, kinh tế địa phương chủ yếu tập trung vào công nghiệp, kéo theo nguồn thu từ sản xuất công nghiệp và dịch vụ khá lớn. Tuy vậy, NSĐP ưu tiên cho công nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở định hướng, chưa đi vào thực tế được nhiều. NSĐP ưu tiên cho công nghiệp mới chỉ là các lĩnh vực mang tính gián tiếp đối với các chủ thể. Thứ tư, cho đến nay tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa xây dựng và thực hiện ưu đãi tín dụng đối với các dự án đầu tư vào các KCN (chưa đánh giá được vai trò, tác dụng của đòn bẩy tín dụng đối với các KCN, các chủ đầu tư sơ cấp và thứ cấp). Đối với các nhà đầu tư thứ cấp và công ty hạ tầng, hoạt động đầu tư vào KCN luôn cần lượng vốn lớn, trong khi nguồn vốn tự có hạn chế, các doanh nghiệp cơ bản trông chờ vào vốn tín dụng. Nguồn vốn vay tín dụng với những ưu đãi về lãi suất sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt các mục tiêu lâu dài và bền vững. Do đó, khi các chính sách tín dụng chưa được thiết kế hợp lý sẽ trở thành một trở lực đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Thứ năm, chưa quan tâm, nhận thức, đánh giá đúng vai trò của các dịch vụ hỗ trợ phi tài chính, chưa có ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với các dịch vụ hỗ trợ này. Đây được coi là một trong những nguyên nhân làm giảm sự hấp dẫn của các KCN trên địa bàn. Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là một trong các nhân tố đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững của các KCN. Để phát triển hệ thống dịch vụ cần có chính sách khuyến khích ở mức độ hợp lý đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Với tư cách là các thực thể kinh doanh trong nền kinh tế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng rất cần được các ưu đãi tài chính như chính sách miễn giảm thuế các loại, hỗ trợ tín dụng, trợ giá một số dịch vụ phi kinh doanh, mặt bằng kinh doanh. Trong thời gian qua, tại địa phương chưa ưu đãi, chưa chú trọng phát triển các dịch vụ này, do đó năng lực cung cấp hạn chế. 58 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp Thứ nhất, tính phụ thuộc cao. Hầu hết các doanh nghiệp thứ cấp đều là các công ty, chi nhánh của các công ty mẹ có trụ sở ở nước ngoài. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều do chiến lược kinh doanh được chỉ đạo từ đại bản doanh của chúng. Các nhà quản lý đang thực hiện công việc và nhiệm vụ tại các KCN ở Việt Nam không được vượt khỏi ranh giới quyền hạn đó. Các quyết định lớn đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp xin ý kiến cấp trên, đặc biệt là các quyết định về tài chính. Thực tế này là một rào cản trong hoạt động của các doanh nghiệp. Thứ hai, quy mô nhỏ cũng là một nguyên do dẫn đến các tồn tại trên. Hoạt động với một quy mô nhỏ, chẳng hạn là các công ty vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp cũng có những khó khăn nhất định. Quy mô không đủ lớn khó có thể bài bản, về cơ cấu tổ chức chưa hoàn chỉnh, chiến lược chưa rõ ràng và năng lực tài chính yếu là những đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ. Đối với các doanh nghiệp làm vệ tinh. Mặc dù đầu ra có sẵn nhưng cũng tạo tính phụ thuộc lớn, trường hợp khách hàng khó khăn sẽ kéo theo hệ lụy cho các doanh nghiệp kiểu này. Với những lý do đó, bắt buộc các doanh nghiệp quan tâm đầu tư đến các hạng mục khác như cây xanh, xử lý tiếng ồn, khói bụi, nhà ở cho công nhân và phương tiện đi lại của họ là một khó khăn, không thể giải quyết một sớm một chiều. Thứ ba, các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Mới hoạt động là đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp công nghiệp và các KCN Vĩnh Phúc. Tại các KCN của địa phương chỉ có một, hai KCN hoạt động thời gian tương đối dài, trong đó KCN Kim Hoa chỉ có một doanh nghiệp hoạt động (Công ty HONDA Việt Nam). Số còn lại đều mới ở giai đoạn đầu tư, các doanh nghiệp đang trong thời gian chạy thử là chủ yếu, ở giai đoạn này các doanh nghiêp chi nhiều hơn thu. Do đó các khoản chi ít liên quan đến kết quả trực tiếp sẽ khó được thực hiện hơn. Ví dụ, chi phí hỗ trợ nhà ở cho công nhân, phương tiện đi lại, một số loại bảo hiểm đặc thù sẽ trở thành những khoản chi rất khó khăn đối với doanh nghiệp. Thứ tư, ý thức, tinh thần của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan đối với doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp không thuộc các nguyên nhân kể trên, điều kiện của doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng về tài chính cho các chỉ tiêu bền vững nhưng các doanh nghiệp vẫn không thực hiện. Các doanh nghiệp này thường tìm mọi cách chây ì các khoản phí bảo hiểm, bỏ qua một số sản phẩm bảo hiểm không mang tính bắt buộc. Các chi phí có liên quan và mang tính hỗ trợ người lao động không được các doanh nghiệp thuộc nhóm này quan tâm. Thứ năm, các doanh nghiệp thiếu chiến lược, chủ yếu hoạt động theo dạng tự phát. Thực tế này không chỉ là các doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng có một số. Không phải bản thân các doanh nghiệp không xây dựng được chiến lược mà thực chất là hoạt động kinh doanh kiểu chộp giật. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu tập trung vào doanh số, lợi nhuận và tìm mọi cách cắt giảm các chi phí có liên quan. Đặc biệt có những doanh nghiệp bỏ trốn sau một số năm hoạt động để lại một khoản nợ lớn. Trường hợp khác, doanh nghiệp chuyển nhượng nhà xưởng, thiết bị cho các nhà đầu tư mới. Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm này các chi phí cho mục tiêu phát triển bền vững không được quan tâm, xem xét. Việc xác định chính xác các nguyên nhân khách quan và chủ quan như trên sẽ được coi là căn cứ, là cơ sở để đề xuất các kiến nghị và giải pháp tài chính sát thực đối với các chủ thể liên quan. Tài liệu tham khảo: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2018. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả thu thuế các KCN. Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê năm 2016, 2017 & 2018. https://banqlkcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ thongtinkinhte/View_Detail.aspx?ItemID=45 Kết quả khảo sát của tác giả tại tỉnh Vĩnh Phúc 2018 Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. https://banqlkcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ thongtinkinhte/View_Detail.aspx?ItemID=45 Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 12 (197) - 2019
File đính kèm:
mot_so_nguyen_nhan_can_tro_viec_trien_khai_cac_giai_phap_tai.pdf