Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ

TÓM TẮT

Sử dụng cây mọc nhanh trong trồng rừng đáp ứng nguyên liệu gỗ được Phân viện Khoa học Lâm nghiệp

Nam Bộ nghiên cứu từ năm 2002. Sau 6 năm trồng rừng, kết quả cho thấy có 7 loài cây có thể sử dụng

trồng rừng ở vùng Đông Nam Bộ đó là: Gáo, Thanh thất, Lát hoa, Lõi Thọ, Xoan ta, Thúi và Xà cừ. Một số

loài cây bản địa, gỗ quí có thể gây trồng vừa cung cấp gỗ vừa có giá trị bảo tồn nguồn gen đó là các loài:

Lim xanh, Trôm, Gụ mật, Cẩm lai Bà Rịa. Đối với làm giàu rừng sử dụng các loài Lim xanh, Muồng đen, Xà

cừ, Nhạc ngựa, Chiêu liêu trồng trong các rạch rộng 4m, băng chừa 6m trong các rừng thứ sinh nghèo kiệt

là có triển vọng. Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên đã được nâng cao rõ rệt.

Từ khoá: Cây bản địa, mọc nhanh, làm giàu rừng

pdf 8 trang phuongnguyen 1100
Bạn đang xem tài liệu "Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ

Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ
 137 
MỘT SỐ LOÀI CÂY MỌC NHANH, BẢN ĐỊA CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TRONG TRỒNG RỪNG VÀ LÀM 
GIÀU RỪNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 
Phạm Thế Dũng, Phùng Văn Khen, Phạm Văn Bốn 
 Phân viện NC Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 
 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
TÓM TẮT 
Sử dụng cây mọc nhanh trong trồng rừng đáp ứng nguyên liệu gỗ được Phân viện Khoa học Lâm nghiệp 
Nam Bộ nghiên cứu từ năm 2002. Sau 6 năm trồng rừng, kết quả cho thấy có 7 loài cây có thể sử dụng 
trồng rừng ở vùng Đông Nam Bộ đó là: Gáo, Thanh thất, Lát hoa, Lõi Thọ, Xoan ta, Thúi và Xà cừ. Một số 
loài cây bản địa, gỗ quí có thể gây trồng vừa cung cấp gỗ vừa có giá trị bảo tồn nguồn gen đó là các loài: 
Lim xanh, Trôm, Gụ mật, Cẩm lai Bà Rịa. Đối với làm giàu rừng sử dụng các loài Lim xanh, Muồng đen, Xà 
cừ, Nhạc ngựa, Chiêu liêu trồng trong các rạch rộng 4m, băng chừa 6m trong các rừng thứ sinh nghèo kiệt 
là có triển vọng. Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên đã được nâng cao rõ rệt. 
Từ khoá: Cây bản địa, mọc nhanh, làm giàu rừng 
I. MỞ ĐẦU 
Ngày nay, với sự phát triển nhanh của công nghệ chế biến gỗ, loài cây trồng phục vụ nhu cầu gỗ rất đa 
dạng và phong phú, không chỉ những loài cây ưa dùng có phẩm chất gỗ tốt như Sao, Dầu, Cẩm lai, Giáng 
hương mà ngay cả những cây gỗ mềm, xốp, hay bị mối mọt đều đã được sử dụng nhờ công nghệ xử lý 
gỗ. Cao su là một trong những minh chứng cho việc thay đổi cơ cấu cây trồng cung cấp gỗ theo hướng này. 
Nhằm thoả mãn cả hai điều kiện là cung cấp gỗ và bảo tồn nguồn gen quí, những loài cây bản địa có giá 
trị kinh tế, từ năm 2000, Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã thử nghiệm gây trồng một số loài cây 
mọc nhanh, bản địa, có giá trị kinh tế cho cả hai phương thức là trồng rừng mới và làm giàu rừng. Bài viết 
xin giới thiệu những kết quả bước đầu về khả năng sinh trưởng của một số loài cây qua thử nghiệm này. 
II. TRỒNG RỪNG CÂY GỖ LỚN MỌC NHANH 
Nơi trồng: Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú thuộc xã Tân Lập huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. 
a) Giới thiệu loài cây trồng và giá trị sử dụng 
- Gáo vàng (Nauclea orientalist L; Sarcocophalus coadulata. Druce.). Họ Cam quýt: Rubiaceae 
Đại mộc cao 15 – 25m, tán hình tròn, cành mọc ngang, đầu cành non hình vuông. Vỏ trơn màu xám 
trắng, già có màu xám đen và bong ra từng miếng nhỏ hình chữ nhật. Cây ưa ẩm, mọc nhanh thường gặp 
trên đất phù sa, dọc theo sông rạch, nơi đầm lầy. Mọc tốt trên đất phèn được rửa trôi sau vài năm. Tái sinh 
chồi rất mạnh. 
Gỗ cứng, màu vàng nhạt được dùng làm đồ mộc dân dụng, ván lạng, ván ghép trang trí. Người dân trồng 
loại cây này dọc theo kinh rạch, trên đất phèn đã rửa trôi vì tán rộng, tái sinh chồi mạnh có tác dụng chống 
sạt lở và xói mòn. Quả là nguồn thực phẩm rất tốt cho gia súc trong mùa nước nổi. 
-Thanh Thất (Allanthus triphysa) Họ Thanh Thất (Simaroubaceae) 
Cây gỗ rụng lá mùa khô, cao 20-25m. Vỏ màu nâu xám sẫm, nhẵn hoặc có đường nứt nhỏ, thịt vỏ mùi 
hắc, cành non màu nâu đỏ. 
Cây phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật BảnỞ Việt Nam, cây mọc rải rác trong các 
rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An. Cây ưa 
sáng, mọc nhanh có khả năng chịu hạn. 
 138 
Gỗ mềm, thớ mịn, thẳng dễ gia công, dễ bóc. Vỏ cây, vỏ rễ, quả đều có thể làm thuốc. Cây có tán đẹp, 
trồng bóng mát. 
- Lát Hoa (Chukrasia tabularis A..Juss). Họ Xoan: Meliaceae 
Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm. Thân thẳng, vỏ màu xám tro, nhiều đốm dài 
vòng quanh thân. Cây lớn vỏ nứt dọc, sau bong mảng, vỏ trong màu nâu đỏ. Cành già màu nâu sẫm, cành 
non phủ lông hung vàng, sẹo lá rụng trên cành rõ. Cành xếp thành tầng. 
Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở núi đất hay núi đá vôi cùng với một số loài 
cây gỗ khác như gội. Phân bố ở Việt Nam: Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Thanh 
Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo). 
Gỗ quí vì có vân rất đẹp nhất là ở gốc và rễ, màu đỏ sáng, cứng trung bình, thớ mịn, không bị mối mọt, 
rất được ưa chuộng để đóng các đồ đạc cao cấp như giường, tủ, xa lông. 
- Lõi Thọ (Gmelina arborea Roxb). Họ Tếch: Verbenaceae. 
Lõi thọ là loài cây gỗ trung bình, chiều cao đạt tới 30m, đường kính ngang ngực đạt tới 40-50cm. Vỏ 
nhẵn có bì khổng nổi rõ. Vỏ màu vàng nhạt khi non, khi già có màu xám, bong mảng. Gỗ màu trắng, giác lõi 
ít phân biệt, tỷ trọng d=0,698, mịn, mềm, dễ gia công. Gỗ dùng để đóng đồ dùng trong nhà, dụng cụ âm 
nhạc, gỗ diêm, bao bì, dùng làm gỗ bóc, gỗ làm nguyên liệu giấy. Lõi thọ thích hợp với vùng có lượng 
mưa 1100mm-2500mm/năm. Một năm có không quá 3-4 tháng khô hạn. Thích hợp đối với những vùng có 
nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng 20-24oC. Là loài cây ưa sáng hoàn toàn. Sống trên các loại đất 
feralit nâu đỏ, nâu xám, không chua giàu mùn.. Đây là một trong những loài cây gỗ mọc nhanh, gỗ có nhiều 
ưu điểm có thể phát triển trên các vùng thích hợp. Quả và vỏ quả dùng làm thuốc trị một số bệnh (Trimen, 
1895, Wagman, 1982). Lá non và rễ cũng có giá trị làm thuốc (Burkhill, 1935). Lá có tiềm năng sản xuất 
thuốc (apigemin, luteolin, quercetagenin), rễ sản xuất gmelicocerly alcohol và gỗ cho lignins. 
- Xoan ta (Melia azedarach Linn). Họ Xoan: Meliaceae 
Cây gỗ rụng lá, có thể cao 30m, đường kính gần 100cm. Vỏ tím đen nứt hoặc rạn dọc, lúc non thường có 
nhiều đốm nứt vòn quanh thân. Cây mọc nhanh 5 tuổi có thể cao 10m, đường kính 20cm hoặc hơn. Xoan 
ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, thích ứng rộng với nhiều kiểu đất từ chua đến kiềm hoặc hơi mặn. Phát triển 
tốt trên đất sâu ẩm, phù sa ven sông, đất pha cát ven biển. Không mọc được trên đồi trọc, đồi cát hoặc nơi 
úng nước. Cây có khả năng tái sinh hạt tốt. 
Lõi gỗ màu hồng hay nâu nhạt, giác xám trắng. Gỗ nhẹ, mềm, dễ làm nhưng dễ nứt, sau khi ngâm khá 
bền khó bị mối mọt. Thường dùng gỗ làm nhà, đóng đồ. Than và củi Xoan cho nhiệt lượng cao. Lá làm phân 
xanh, thuốc xát trùng. Hạt có thể ép dầu. Còn có thể trồng Xoan để che bóng và phòng hộ. 
- Thúi (Parkia sumatrana. MiQ. Subsp) 
Cây gỗ lớn cao 30m, thân mập tròn, vỏ thân xám nhẵn, phân cành nhiều, tán rộng, cành non có lông 
màu hung. Cây phân bố rộng rãi ở các nước châu Á nhiệt đới: Việt Nam, Malysia, Indonesia. Ở Việt Nam 
cây mọc chủ yếu ở Nam Bộ: Đồng Nai, Kiên Giang trong rừng ẩm thường xanh. 
Cây cho gỗ nhẹ, màu nhạt dễ gia công chế biến và làm đồ gia dụng trong nhà và xẻ ván. 
- Xà cừ (sọ khỉ) (Khaya senegalensis A.Juss). Họ Xoan: Meliaceae 
Cây gỗ lớn, cao 20-30m, đường kính có thể tới trên 200cm. Thân tròn, lúc non vỏ nhẵn màu xám tro sau 
bong vẩy tròn. Tàn xòe rộng, phân cành thấp. 
Cây có nguồn gốc châu Phi, nay trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây ưa sáng, mọc nhanh, dễ trồng tái sinh 
chồi mạnh, hạt nảy mầm khoẻ. 
Gỗ có màu đỏ nhạt, thớ xoắn, dễ nứt nẻ, cong vênh. Tỷ trọng 0.71. Lực kéo ngang thớ 24kg/cm2.. Gỗ 
dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô, dày. 
- Muồng đen (Cassia siamea Lamk). Họ Vang: Caesalpiniaceae R.Br 
Cây gỗ lớn, cao 15 – 20m, đường kính 40-50cm. Thân thẳng thường không đều, phân cành sớm. Vỏ 
nhẵn màu xám nâu, đôi khi có vết rạn dọc thân. Cành thô thường có gờ cạnh, phủ lông thưa mịn. Muồng 
 139 
đen là loài cây ưa sáng hoàn toàn. Muồng đen phân bố ở những đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá bazan, 
poocphia, phiến thạch mica, đá vôi có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ. Muồng đen mọc thành từng 
quần thụ trong rừng thứ sinh ở độ cao dưới 1200m, chúng thường chiếm tầng trên hoặc rìa rừng. Muồng 
đen tái sinh tự nhiên nơi đất trống. Là loài cây rụng lá rải rác. 
Gỗ được dùng để đóng đồ trong gia đình hoặc làm đồ mỹ nghệ. Gỗ có giác màu xám vàng, lõi nâu đỏ 
hoặc nâu đen, vòng năm rõ. Gỗ cứng, nặng, hơi khó làm, chịu được ẩm ướt, khó bị mối mọt. Gỗ cứng và 
nặng, khối lượng thể tích gỗ khô 810kg/cm3. Hệ số co rút thể tích 0.62. Điểm bão hòa thớ gỗ 23%. Giới hạn 
bền khi nén dọc thớ gỗ 615kg/cm3. Gỗ muồng đen có khả năng dùng trong những kết cấu chịu lực, chủ yếu 
là trong xây dựng và giao thông vận tải. 
- Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev.). Họ Vang: Caesalpiniaceae R.Br 
Cây mọc nhanh, ưa sáng, thường mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ trong rừng thứ sinh, là loài cây tiên 
phong chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành rừng đang phục hồi rừng ở các tỉnh trung du; mọc được trên đất sét. 
Tái sinh hạt và chồi tốt. 
Cây gỗ nhỡ, cao 25-30m, đường kính 60-70cm. Thân tròn thẳng. Vỏ khi non nhẵn có nhiều đường vòng 
quanh thân khi già bong vẩy. Tán thưa, cành non phủ dầy lông màu nâu gỉ sắt. Gỗ có rác dầy màu sáng 
trắng, lõi hơi nâu. Gỗ khá nặng, thớ mịn, thường dùng làm nhà cửa, đóng đồ gia dụng,làm trụ mỏ. 
b) Đất trồng thử nghiệm: đất feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch và có các đặc trưng tại bảng 1. 
Bảng 1. Đặc trưng đất tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Phú 
Ño
ä 
saâ
u 
pH pH HC N P2O5 
K2
O Ca++ 
Mg+
+ 
Al++
+ H+ 
Thaø
nh 
Pha
àn 
Cô 
giôù
i, % 
Cm KCl 
H2
O % % % % 
me/1
00 
me/1
00 
Me/1
00 
me/1
00 
>2 
mm 
2-
0.02 
0.02-
0.00
2 
<0.0
02 
0-
10 
3.9
3 
4.8
2 
3.7
11 
0.1
68 
0.20
5 
0.6
89 0.650 0.500 0.830 0.050 
28.21
0 
51.2
10 
9.24
0 
11.3
40 
10-
40 
4.1
6 
4.6
9 
1.1
44 
0.0
84 
0.09
1 
0.6
69 0.450 0.250 0.950 0.050 
22.33
0 
47.2
30 
12.2
50 
18.1
90 
>40 
4.2
1 
4.7
0 
0.9
21 
0.0
63 
0.15
4 
0.6
19 
0.250 
0.150 
0.620 
0.050 
19.14
0 
54.1
20 
13.1
30 
13.6
10 
Đất sau khi được dọn thực bì, cày đất 2 lần. Mật độ trồng 833 cây/ha với cự li 3 x 4m. Chăm sóc mỗi 
năm 3 lần. Diện tích trồng mỗi loài: 5ha; Năm trồng: 2002 (riêng Lõi Thọ trồng năm 2000). 
c) Kết quả sinh trưởng 
Kết quả sinh trưởng rừng sau gần 5 năm trồng được ghi tại bảng 2. 
Bảng 2. Sinh trưởng của các loài cây trồng thử nghiệm sau 4, 5 tuổi (8/ 2002-2/2007) 
TT Loài 
D1.3 
max 
(cm) 
D1.3 
(cm) 
Tăng 
trưởng D 
/năm, cm 
Hvn 
(m) 
Tăng 
trưởng
H /năm, 
m 
TLS 
(%) 
Sinh 
trưởng 
1 Gáo Vàng 20.05 15.64 3.13 8.0 1.60 40 T.bình 
2 Thanh thất 17.51 12.47 2.49 6.5 1.30 90 Tốt 
3 Lát Mêhicô 16.87 11.57 2.31 7.0 1.40 50 T.bình 
4 Lát Hoa 20.53 11.06 2.21 6.0 1.20 30 * T.bình 
5 Lõi Thọ ** 21.96 15.05 2.15 15.0 2.14 90 Tốt 
 140 
6 Xoan ta 17.03 10.28 2.06 8.0 1.60 80 Tốt 
7 Thúi 12.73 9.56 1.91 7.0 1.40 60 T.bình 
8 Xà cừ 15.28 9.48 1.90 6.0 1.20 70 T.bình 
9 Muồng đen 13.05 7.94 1.59 6.0 1.20 90 tốt 
10 Lim xẹt 10.98 6.69 1.34 4.5 0.90 80 xấu 
(*): Năm 2005 rừng bị cháy nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. 
(**) Trồng năm 2000 
Kết quả trên cho thấy, hầu hết các loài cây thử nghiệm đều có tăng trưởng D1.3 trung bình hàng năm 
>2.0cm và chiều cao >1,3m (trừ Lim xẹt và Muồng đen). Đặc biệt cây Gáo, Lõi Thọ, Lát Mêhicô có tăng 
trưởng cao nhất. Nếu so sinh trưởng của Lõi Thọ, Lát hoa và ngay cả Lim xẹt trong thử nghiệm này với sinh 
trưởng của chúng được Nguyễn Bá Chất (2002) tổng hợp trong “Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt 
Nam” (2) thì sinh trưởng này rất khả quan. Như vậy, có thể chọn 7 trong số 10 loài cây trong thử nghiệm để 
trồng rừng cung cấp gỗ nhỡ và gỗ lớn. Đối với Muồng đen, cây sinh trưởng tốt, khép tán sớm, cây dày đặc, 
nếu có giải pháp tỉa thưa sẽ cho sinh trưởng tốt hơn. Cây Lim xẹt, sinh trưởng chậm, tán thưa, cỏ nhiều, 
không được khuyến cáo để trồng rừng từ thử nghiệm này. 
II. NHỮNG LOÀI CÂY BẢN ĐỊA CÓ TIỀM NĂNG ĐỂ TRỒNG RỪNG 
Năm 2005, Phân viện Khoa học Lâm nghiệp trồng thử nghiệm một số loài cây bản địa, gỗ quí trên diện 
tích 2ha cũng tại trạm TNLN Tân Phú. Đó là các loài: Lim xanh, Gụ mật, Trôm hôi, Gõ đỏ, Cẩm lai. 
a) Giới thiệu loài cây và giá trị sử dụng. 
- Lim Xanh (Erythrophloeum fordii Oliv). Họ Vang: Caesalpiniaceae 
Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120cm. Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai 
đoạn tuổi và vùng phân bố. Tăng trưởng trung bình 10 năm đầu 0,5-0,7m về chiều cao và 0,5-0,7cm về 
đường kính trong một năm, sau đó có thể mọc nhanh hơn. Lim xanh phân bố nơi đất sét hoặc đất pha sét 
hoặc sét pha sâu dầy, mọc nhiều và tốt ở độ cao 300m trở xuống. Cây có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt. 
Lim Xanh là loài cây đặc hữu của Việt Nam, phạm vi phân bố từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà 
Nẵng, tập chung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tây. 
Gỗ màu xám vàng nhạt khá dầy, lõi màu xanh vàng sau nâu sẫm, dăm thô, thớ xoắn, nặng và chịu được 
ngoài mưa nắng. Dác dễ bị mối mọt. 
Có thể dùng gỗ Lim để xây dựng các công trình lớn, làm nhà, đóng tàu, đóng bàn ghế, làm tà vẹt. Thân 
Lim cho nhiệt lượng cao. Vỏ chứa nhiều chất chát dùng để nhuộm. 
- Gõ mật (gụ mật) (Sindora siamensis). Họ Vang: Caesalpiniaceae 
Cây gỗ lớn, thường xanh cao 20 – 40m, thân tròn đều, phân cành cao, tán rộng đều, hình ô. Cành dài, 
mềm màu hồng. Vỏ màu nâu sẫm, ít nứt, bong thành từng mảnh, hình chữ nhật gần đều nhau. Cây mọc 
nhanh, 15 tuổi có thể cao 10-14m, đường kính 28-31cm. Thường phân bố tự nhiên ở độ cao 1200m trở 
xuống, có nhiệt độ bình quân 21-24oC, lượng mưa 500-1000mm, có thể có 6 tháng khô hạn. Không sống 
được nơi có sương giá. Cây sống tốt trên đất bồi tụ trung tính hoặc hơi kiềm. Cũng có thể chịu đựng được ở 
nơi đất nghèo dinh dưỡng khô hạn. Cây mọc rải rác ở rừng thường xanh lá rộng ẩm nhiệt đới, nơi có độ cao 
dưới 1000m. Phân bố tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ 
Cây gỗ lớn rất quí, có giác - lõi phân biệt. Lõi màu hồng có vân nâu, chóng bị thẫm lại. Giác màu nhạt 
hơn. Vòng năm khó nhận biết trên các vòng cắt. Gỗ rất cứng, dòn, nhưng rất bền, nặng, tỷ trọng d = 0,87, 
không bị mối mọt, chóng khô, không co rút, nứt, vênh, dùng để đóng đồ gỗ cao cấp, các đồ đạc quí trong gia 
đình, đóng tàu đi biển, làm đồ mỹ nghệ, chạm trổ, để lâu lên nước bóng rất đẹp. 
- Trôm hôi (Sterculia foetida L). Họ Trôm: Sterculiaceae 
 141 
Cây gỗ trung bình đến lớn, cao 15-20m, đường kính tới 50-60cm, thân hình trụ, gốc có múi, vỏ màu nâu 
đậm, phân cành cao, mập, gãy khúc, tán rộng, dày. Mọc hoang trong rừng nhiệt đới, ở Việt Nam gặp nhiều 
trong rừng bán thường xanh vùng khô hạn Nam Trung bộ. Chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, 
lượng mưa thấp, 600-700mm/ năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40-45oC với 6-7 tháng mùa 
khô, đất trống đồi trọc nghèo xấu trên các loại đá mẹ thô như Granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80-
90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Mọc tốt trên vùng có khí hậu mưa ẩm, lạnh rét hơn trên đất 
phù sa, đất hình thành trên các loại đá mẹ hạt mịn, tầng dày, chua đến ít chua. Trôm là loài cây có rất nhiều 
công dụng, từ các bộ phận như hạt, dầu hạt, cơm hạt, gôm, vỏ cây, lá cây đều có thể dùng làm thuốc và 
thực phẩm. Vỏ cây Trôm lợi tiểu, sắc uống chữa phong thấp, thống phong. Lá Trôm sắc uống chữa những 
chỗ phát ban lở loét, các bệnh về da, tóc và da đầu, bong gân, các vết cắn, vết đứt và vết thương khác. Nước 
sắc vỏ quả Trôm có chất nhầy làm săn da. 
Gỗ dùng trong xây dựng, xẻ ván, đóng đồ mộc, dễ gia công chế biến. Hạt có dầu béo, màu vàng nhạt, 
dịu, có tác dụng nhuận tràng, lợi trung tiện, chữa ghẻ, thắp sáng, có thể ăn được và xay bột làm nhân bánh 
- Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, 1921) Pahudia cochinchinensis Pierre. Họ: Đậu Fabaceae 
Cây gỗ to rụng lá, cao tới 30m, đường kính thân 0,8 - 1m. Vỏ màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ 
màu nâu. Tái sinh bằng hạt tốt ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây rụng lá tháng 12, ra lá non vào đầu tháng 1, có 
hoa tháng 3 - 4, quả chín tháng 10 - 11. 
Cây mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa, tập trung ở độ cao 500 - 
700m (có khi đến 1000m). Gõ đỏ mọc ở nơi đất bằng phẳng hoặc trên sườn núi có đất thoát nước nơi đất 
sâu, sét pha cát, đất đỏ có đá nổi hoặc không. Rất ít khi mọc ven suối ẩm ướt. Loài đặc hữu của Đông 
Dương. Việt Nam, Lào, Campuchia. 
Gỗ Gõ đỏ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây 
Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ 
trên thân có vân xoáy rất đẹp, gọi là gỗ "nu mật" hay gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo 
kilôgram. 
- Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis Piere). Họ Đậu (Fabaceae) 
Cây gỗ lớn cao 20-30m, đường kính 40-60cm, thường xanh, tán rộng. Vỏ màu xám, điểm đốm màu 
trắng. Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Nam: Tây Nguyên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, 
Bình Phước, Tây Ninh Cây ưa sáng, khi nhỏ chịu bóng, sinh trưởng chậm đến trung bình. Cây cho gỗ quí, 
dác màu trắng nhạt, sau vàng nhạt, lõi màu đó sẫm sau có vân tím đen. Gỗ rất cứng, nặng, thớ mịn, dòn 
vân đẹp. Tỷ trọng 1,07. Gỗ dễ gia công, đánh bóng, không mối mọt, dùng làm đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ, 
tiện, trang trí, khảm, khắc. 
b) Đất trồng thử nghiệm (như bảng 1). 
Diện tích trồng: 2ha. Mật độ trồng 833 cây/ha (cự li 3 x 4m) 
c) Kết quả sinh trưởng 
Sau 1,5 năm trồng thử nghiệm được ghi nhận tại bảng 3 
Bảng 3. Sinh trưởng của một số loài cây bản địa có tiềm năng sau 2,5 tuổi (8/2005-2/2007) 
TT Loài 
D1.3 
max 
(cm) 
D1.3 
(cm) 
Tăng 
trưởng D, 
cm/năm 
Hvn 
(m) 
Tăng 
trưởng 
H, 
m/năm 
TLS 
(%) 
Sinh 
trưởng 
1 Lim xanh 5.41 3.67 1.84 2.30 1.15 80 Rất tốt 
2 Trôm hôi 4.46 3.65 1.83 1.50 0.75 80 Tốt 
 142 
3 Gụ Mật 3.34 2.48 1.24 2.00 1.00 95 Tốt 
4 Cẩm lai 3.18 2.38 1.19 1.70 0.85 30 Xấu 
5 Gõ đỏ 1.69 1.29 0.65 1.00 0.50 35 Xấu 
Là những loài cây gỗ quí, có giá trị kinh tế cao với mức sinh trưởng và tỷ lệ sống cao như trên cho thấy 
các loài cây này có tiềm năng rất lớn cho việc gây trồng và bảo tồn nguồn gen. Trong các loài cây này, đáng 
chú ý là cây Lim xanh, sức sinh trưởng rất tốt, cây xanh đậm quanh năm, cành lá xum xuê. 
III. PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN 
Sử dụng các loài cây bản địa trong làm giàu rừng đã được Phân viện KHLN thực hiện từ năm 1999 tại 
tiểu khoảnh 9, tiểu khu 382 thuộc rừng của Ban quản lý rừng kinh tế Tân Lập – Bình Phước do KS. Pham 
Văn Đẩu chủ trì. Rừng thứ sinh nghèo kiệt được sử lý theo rạch rộng 4m theo hướng Đông -Tây, cách nhau 
6m bởi băng chừa. Cây trồng gồm 12 loài cây bản địa trồng cách cây 4m: 
- Dầu nước Dipterocarpus alatus Roxb 
- Sao đen (Hopea odorata Roxb) 
- Vên vên (Anisoptera costata Korth) 
- Chò Chỉ (Parashorea stellata Kurz). 
- Gõ đỏ (Afzlia xylocarpa Craib) 
- Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 
- Muồng đen (Cassia siamea Lam) 
- Lim xanh (Erythrophroeum fordii Oliv) 
- Xà cừ (Khaya senegalensis A.Juss). 
- Nhạc ngựa (Swietenia macrophylla King) 
- Chiêu liêu (Ternrinalia superba). 
- Trám trắng (Canarium album Roeusch). 
Diện tích khu thử nghiệm 20 ha được bố trí thành 3 lần lặp cho các loài. 
Kết quả sinh trưởng tại bảng 4. 
Bảng 4. Sinh trưởng sau 8 năm trồng trong rạch làm giàu rừng tại Tân Lập (8/1999- 9/2007) 
Stt Loài cây D1.3 Cm 
Tăng 
tưởng,cm/năm 
H vn 
m 
Tăng trưởng 
m/năm 
TLS 
% 
1 Muồng đen 14.40 1.80 13.88 1.74 61.76 
2 Chiêu liêu 12.63 1.58 11.63 1.45 22.85 
3 Lim xanh 10.16 1.27 12.54 1.57 65.85 
4 Nhac ngựa 9.28 1.16 10.35 1.29 50.00 
5 Giáng hương 7.05 0.88 7.87 0.98 69.23 
6 Xà cừ 5.78 0.72 8.62 1.08 75.00 
7 Dầu nước 5.20 0.65 5.42 0.68 65.78 
8 Gõ đỏ 5.14 0.64 6.46 0.81 46.60 
9 Vên vên 3.67 0.46 4.24 0.53 48.57 
10 Sao đen 3.58 0.45 4.48 0.56 63.41 
 143 
Nhận xét: Rừng đã được phân thành hai tầng rõ rệt. Tầng trên, cây có chiều cao trung bình 15m, độ tàn 
che 20-30%. Các loài cây chính của băng chừa là Bằng Lăng, Dầu chai, Gụ mật, Bình linh, Lim xẹt, Muồng 
ràng ràng. Tầng dưới cây cao trung bình 11m, độ tàn che 70-80%. Các loài cây chính là Thành ngạnh, Thẩu 
tấu, Bằng lăng, Đẻn, Bình linh, Cóc rừng, Bứa. 
Độ che phủ của cây trồng bổ sung trong rạch 95%, cây đã giao tán và hoà nhập cùng với các cây trong 
quần thụ.Trong số các loài cây thử nghiệm, có 4 loài Muồng đen, Lim xanh, Nhạc ngựa, Xà cừ, Chiêu liêu 
sinh trưởng rất tốt. Đây là mô hình có khả năng mở rộng vì được nghiên cứu trên diện tích 20ha và thời gian 
theo dõi 8 năm. Quần thụ rừng đã khá ổn định. Hai loài Trám trắng và Chò Chỉ có số cây sống không đáng 
kể được coi là không thành công qua thử nghiệm này. 
IV. KẾT LUẬN 
Sử dụng một số loài cây mọc nhanh và cây bản địa gỗ quí trong các chương trình trồng rừng và khôi 
phục rừng ở vùng Đông Nam bộ là rất cần thiết nhằm đa dạng hoá loại sản phẩm cung cấp gỗ và bảo tồn 
các nguồn gen cây rừng. Các loài cây được chọn trong thử nghiệm này góp phần giới thiệu cơ cấu cây 
trồng rừng và khôi phục làm giàu rừng ở vùng Đông Nam bộ nói riêng và những nơi có điều kiện gây trồng 
tương tự. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trần Hợp, 2002. Tài nguyên cây gỗ rừng Việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp.HCM. 2002 
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 1999. 
FSIV-JICA.2002. Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội 
2002. 
SOME OF FAST GROWING AND NATIVE SPECIES WITH HIGH ECONOMICAL VALUE FOR 
PLATING AND FOREST REHABILIATION IN SOUTH-EAST REGION. 
Pham The Dung, Phung Van Khen, Pham Van Bon 
Forest Science Sub-Institute of South Vietnam 
Forest Science Institute of Vietnam 
SUMMARY 
The study on fast growing tree species to meet wood demands has been carried out by the Forest 
Science Sub-Institute of South Vietnam from 2002 up to now. Today, after 8 years of study the research 
results have identified: 
Six fast growing species which are: Gao vang - Nauclea orientalist L; Sarcocophalus coadulata. Druce, 
Family: Rubiaceae; Thanh That - Allanthus triphysa, Family: Simaroubaceae; Loi Tho - Gmelina arborea 
Rox). Family: Verbenaceae.; Xoan -Melia azedarach Linn.Family: Meliaceae; Thui- Parkia sumatrana. MiQ. 
Subsp; Xa Cu- Khaya senegalensis A.Juss, Family: Meliaceae. 
The native species with high wood value in south-east region are Lim Xanh - Erythrophloeum fordii Oliv, 
family: Caesalpiniacea; Trom hoi - Sterculia foetida L, Family: Sterculiaceae; Gu mat - Sindora siamensis, 
 144 
family: Caesalpiniaceae; Cam lai Ban Ria - Dalbergia bariaensis Piere, family: Fabaceae and theses 
species are suitable to plant for wood products and genitic conservation. 
Five native species are suitable for natural rehabilitation and enriching in southeast region. They are: Lim 
Xanh -Erythrophloeum fordii Oliv), Muồng đen - Cassia siamea Lamk, Xa Cu - Khaya senegalensis A.Juss, 
Nhac ngua – Swietenia mcrophylla, Chieu Lieu - Ternrinalia superba. 
Keywords: Native species, fast growing, high economical value plantation 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_loai_cay_moc_nhanh_ban_dia_co_gia_tri_kinh_te_trong_t.pdf