Một số khó khăn khi sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ thoái vốn nhà nước

Để thẩm định giá trị doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, phương pháp

xác định giá trị tài sản thuần là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là

trong tiến trình thoái vốn Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. Khi sử dụng phương pháp này để định

giá doanh nghiệp, bên cạnh tính ưu việt vốn có của nó thì phương pháp này đã bộc lộ một số vướng mắc.

Vậy, những khó khăn, vướng mắc đó là gì? Và giải pháp khắc phục?

pdf 5 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn khi sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ thoái vốn nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn khi sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ thoái vốn nhà nước

Một số khó khăn khi sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ thoái vốn nhà nước
16 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
1. Phương pháp tài sản (theo tiêu chuẩn 
thẩm định giá số 12)
Đây là phương pháp ước tính giá trị của 
doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính 
tổng giá trị thị trường của các tài sản thuộc 
quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần 
thẩm định giá.
Nguyên tắc thực hiện:
- Tài sản được xem xét trong quá trình thẩm 
định giá là tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao 
gồm cả tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động.
- Khi thẩm định giá doanh nghiệp theo cơ sở 
giá trị thị trường thì giá trị các tài sản của doanh 
nghiệp là giá trị thị trường của tài sản đó tại thời 
điểm thẩm định giá. 
- Tài sản vô hình không thỏa mãn các điều 
kiện để được ghi nhận trên sổ sách kế toán (tên 
thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công 
nghiệp) và các tài sản không được ghi nhận 
trên sổ sách kế toán cần được áp dụng phương 
pháp thẩm định giá phù hợp để xác định. 
- Đối với tài sản được hạch toán bằng ngoại 
tệ: Tỷ giá ngoại tệ được xác định theo tỷ giá mua 
ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh 
nghiệp có giá trị giao dịch ngoại tệ lớn nhất tại 
thời điểm thẩm định giá. 
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu 
hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần 
thẩm định giá.
- Bước 2: Ước tính tổng giá trị các tài sản vô 
hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Bước 3: Ước tính giá trị của doanh nghiệp 
cần thẩm định giá.
Ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình và 
tài sản tài chính của doanh nghiệp cần thẩm 
định giá
Tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản tài 
chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá được 
tính bằng tổng giá trị của các tài sản hữu hình 
MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN 
ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 
PHỤC VỤ THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC
TS. Nguyễn Hồ Phi Hà*
Ngày nhận bài: 4/10/2019
Ngày chuyển phản biện: 6/10/2019
Ngày nhận phản biện: 19/10/2019
Ngày chấp nhận đăng: 23/10/2019
Để thẩm định giá trị doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, phương pháp 
xác định giá trị tài sản thuần là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là 
trong tiến trình thoái vốn Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. Khi sử dụng phương pháp này để định 
giá doanh nghiệp, bên cạnh tính ưu việt vốn có của nó thì phương pháp này đã bộc lộ một số vướng mắc. 
Vậy, những khó khăn, vướng mắc đó là gì? Và giải pháp khắc phục?
• Từ khóa: giá trị doanh nghiệp, phương pháp xác định giá trị tài sản.
There are many methods to value a business, 
one of which is net asset method. This method 
is widely employed, especially during the age 
of government divestment in Vietnam recently. 
Beside various advantages, this method also 
reveals some drawbacks. The question is what 
these drawbacks are and there solutions?
• Keywords: valuation of enterprise, method of 
asset valuation.
* Học viện Tài chính
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019
17Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
và tài sản tài chính của doanh nghiệp cần thẩm 
định giá.
Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của 
doanh nghiệp cần thẩm định giá
Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh 
nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông 
qua một trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp 1: Ước tính tổng giá trị các 
tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định 
giá thông qua việc ước tính giá trị của từng tài 
sản vô hình có thể xác định và giá trị của tài 
sản vô hình không xác định được (các tài sản vô 
hình còn lại). 
b) Phương pháp 2: Ước tính tổng giá trị các 
tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định 
giá thông qua vốn hóa dòng thu nhập do tất cả 
các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp 
cần thẩm định giá. 
2. Ước tính giá trị của doanh nghiệp cần 
thẩm định giá
Giá trị thị 
trường của 
DN cần 
thẩm định 
giá
=
Tổng giá trị các 
tài sản hữu hình 
và tài sản tài 
chính của doanh 
nghiệp cần 
thẩm định giá
+
Tổng giá trị 
các tài sản 
vô hình của 
DN cần thẩm 
định giá
Trường hợp cần xác định giá trị vốn chủ sở 
hữu từ giá trị thị trường của doanh nghiệp cần 
thẩm định giá được xác định theo phương pháp 
này, giá trị vốn chủ sở hữu được xác định theo 
công thức sau:
Giá trị vốn 
chủ sở hữu 
của DN cần 
thẩm định 
giá
=
Giá trị thị trường 
của DN cần thẩm 
định giá
-
Giá 
trị các 
khoản 
nợ
Trong đó: Giá trị các khoản nợ của doanh 
nghiệp cần thẩm định giá được xác định theo 
giá thị trường nếu có chứng cứ thị trường, nếu 
không có thì xác định theo giá trị sổ sách kế 
toán.
Giá trị thực của doanh nghiệp = Giá trị thị 
trường của TS + TS bằng tiền + Các khoản phải 
thu + Các khoản chi phí dở dang + Giá trị TS ký 
cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn + Giá trị TS 
vô hình (nếu có) + Giá trị lợi thế kinh doanh + 
Giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN tại các DN 
khác + Giá trị quyền sử dụng đất - Các khoản nợ 
phải trả theo giá thị trường. 
3. Một số vướng mắc, khó khăn khi sử 
dụng phương pháp tài sản khi định giá doanh 
nghiệp để thoái vốn Nhà nước
* Những vướng mắc khi sử dụng phương 
pháp tài sản điều chỉnh giá trị TS theo giá thị 
trường khi định giá doanh nghiệp để thoái vốn 
Nhà nước, như:
Đối với tài sản cố định
Giá trị 
thực tế 
của tài 
sản
=
Nguyên giá 
tính theo giá 
thị trường tại 
thời điểm tổ chức 
định giá
x
Chất lượng 
còn lại của 
tài sản tại 
thời điểm 
định giá
Theo quy định: Chỉ đánh giá đối với những 
tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng. Đối 
với tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường 
thì áp dụng phương pháp giá bán, so sánh giá 
bán để xác định nguyên giá. Còn đối với tài sản 
không có giao dịch phổ biến trên thị trường thì 
áp dụng phương pháp thẩm định giá BĐS, máy 
móc thiết bị phù hợp để xác định giá trị doanh 
nghiệp.
 Hiện nay, trong quá trình vận dụng thực tế, 
các công ty định giá gặp khó khăn đối với những 
tài sản không có giao dịch phổ biến trên thị 
trường. Qua tìm hiểu, hầu hết các công ty định 
giá đều nhờ bên thứ 3 như công ty LILAMA 
giám định hộ. Thông qua công năng, công dụng, 
thông qua lợi ích còn lại, thông qua nguồn gốc 
xuất xứ (của hãng nào, nước sản xuất, sản xuất 
giai đoạn nào...) để ước lượng mức giá tài sản 
cần thẩm định. Tuy nhiên, theo cách này rất tốn 
kém, mất thời gian và sai số vẫn cao, nên thực 
tế khi định giá tài sản doanh nghiệp các công ty 
định giá thường lách luật, họ thường dựa vào giá 
cả của những tài sản có công năng, công dụng 
tương đương nhưng không cùng thời gian SX, 
không cùng nước SX, không cùng hãng SX... rồi 
nhân với tỷ lệ còn lại của tài sản cần định giá. 
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCSoá 11 (196) - 2019
18 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Và khi xác định tỷ lệ còn lại của tài sản lại 
phụ thuộc rất lớn đến yếu tố chủ quan của người 
định giá, đặc biệt là khi định giá đối với những 
tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công 
cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết 
giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ 
phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính 
vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không 
thấp hơn 20% giá trị tài sản, dụng cụ mới.
Hơn nữa, khi xác định giá trị còn lại của 
TSCĐ nói chung, máy móc thiết bị nói riêng, các 
công ty định giá dựa vào Thông tư số 45/2013/
QĐ-BTC quy định về khung thời gian sử dụng 
các loại TSCĐ. Tuy nhiên, khung thời gian đưa 
ra còn mang tính chung chung cho một số TSCĐ 
chứ không thể đúng cho tất cả những TSCĐ mà 
doanh nghiệp có. Với việc xác định khấu hao 
không hợp lý dẫn đến xác định giá trị còn lại sẽ 
có sự sai lệch so với hiện trạng TSCĐ của công 
ty cần định giá.
Đối với giá trị lợi thế kinh doanh
Theo quy định: Giá trị lợi thế kinh doanh tính 
vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm 
năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá 
trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp 
trong tương lai.
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = 
Giá trị phần vốn Nhà nước theo sổ sách kế toán 
tại thời điểm định giá x (Tỷ suất lợi nhuận sau 
thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước 
thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp - Lãi 
suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở 
lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định 
giá trị doanh nghiệp).
Như vậy, giá trị lợi thế kinh doanh được xác 
định chỉ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận của 3 năm 
liền kề và lãi suất trái phiếu Chính phủ cho thời 
hạn 10 năm tại thời điểm xác định giá trị. Trong 
thực tế, việc tính toán hiện nay chỉ dựa trên các 
chỉ số đơn giản mà không có sự phân tích về tình 
hình hoạt động của doanh nghiệp trước và sau 
khi cổ phần hóa, không có sự phân tích về ngành 
nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, 
không có sự phân tích đến tình hình cạnh tranh, 
vị trí kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh 
vực mà doanh nghiệp đang hoạt động... chắc 
chắn làm thấp giá trị lợi thế kinh doanh của 
doanh nghiệp.
* Các công ty, tổ chức định giá rất khó 
khăn, lúng túng trong định giá thương hiệu, 
quyền sử dụng đất giao, đất thuê, quyền sở 
hữu trí tuệ, giá trị văn hóa, lịch sử... (trên thực 
tế, việc chứng minh sự tồn tại và xác định giá 
trị các tài sản mang yếu tố vô hình này không 
hề dễ dàng) vì không được hướng dẫn cụ thể, từ 
đó rất có thể sẽ chậm tiến độ thoái vốn tại các 
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Gần 
đây, có khá nhiều thay đổi trong các quy định 
liên quan đến vốn Nhà nước. Căn cứ vào một 
số văn bản pháp luật mới được ban hành gần 
đây như: Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của 
Chính phủ, Nghị định số 147/2017/NĐ-CP của 
Chính phủ sửa đổi Nghị định số 151/2013/NĐ-
CP, Nghị định số 148/2017/NĐ-CP của Chính 
phủ ban hành ngày 25/12/2017, TT 122/2017/
TT-BTC ban hành ngày 15/11/2017, Nghị định 
số 32/2018/NĐ-CP (8/3/2018), TT 141/2018/
TT-BTC (18/06/2018), nhưng chưa có văn 
bản nào hướng dẫn cụ thể, chi tiết, rõ ràng về 
định giá thương hiệu, quyền sử dụng đất giao, 
đất thuê, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị văn hóa, 
lịch sử.
* Khi sử dụng phương pháp tài sản, việc 
khảo sát thực trạng và thu thập hồ sơ tài sản 
của doanh nghiệp thẩm định giá cần chi tiết, 
đầy đủ, do vậy đòi hỏi nhiều thời gian và chi 
phí hơn khi làm theo các phương pháp khác. 
Đặc biệt đối với những trường hợp thoái vốn 
tại doanh nghiệp có tỷ trọng vốn góp của doanh 
nghiệp nhà nước thấp không chi phối, tư vấn 
định giá gặp nhiều khó khăn trong việc khảo sát 
tài sản và thu thập hồ sơ tài liệu do không nhận 
được sự hợp tác của doanh nghiệp bị thoái vốn.
Đối với các phương pháp theo cách tiếp cận 
thu nhập, các dự báo về số liệu trong tương lai (kế 
hoạch SXKD, doanh thu, chi phí SX, chi đầu tư 
vốn) cần căn cứ trên cơ sở tình hình thực tế và 
phù hợp với dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp. 
4. Nguyên nhân dẫn đến những vướng 
mắc trên
- Yếu tố thị trường: khi thị trường chưa thực 
sự phát triển, nên các kênh thông tin trên thị 
trường nhiều khi mức độ minh bạch chưa cao. 
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019
19Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCSoá 11 (196) - 2019
- Thiếu hệ thống thông tin dữ liệu làm cơ 
sở để tiến hành định giá: do tài sản của doanh 
nghiệp không phải lúc nào cũng có giao dịch 
trên thị trường, hoặc có tài sản tương tự giao 
dịch trên thị trường nên việc xác định nguyên 
giá theo giá thị trường nhiều khi gặp khó khăn, 
dẫn đến các nhà định giá không còn cách nào 
khác là phải lấy nguyên giá theo sổ sách. Dẫn 
đến việc xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước 
để cổ phần hóa trong thời gian qua vẫn tồn tại 
những sai lệch so với giá trị thực của doanh 
nghiệp và nhiều khi mang nặng ý chí chủ quan, 
thiếu các thông số để đối chiếu, đánh giá.
- Hệ thống văn bản pháp lý chưa thực sự 
hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập, một số văn 
bản còn chồng chéo nhau.
5. Giải pháp khắc phục
Để hạn chế những vướng mắc khi vận dụng 
phương pháp tải sản để thẩm định giá trị doanh 
nghiệp phục vụ thoái vốn Nhà nước cần có sự 
kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể:
Một là, xây dựng các khung giá chuẩn làm 
cơ sở cho việc xác định nguyên giá tài sản hữu 
hình. Đối với các loại tài sản, máy móc thiết 
bị sẵn có trên thị trường, Bộ Tài chính cần xây 
dựng hệ thống khung giá chuẩn hoặc một trang 
Web có cơ sở dữ liệu chính thống, cập nhật 
thường xuyên về giá cả của các loại máy móc 
thiết bị đó làm cơ sở tham chiếu cho việc xác 
định nguyên giá của các loại tài sản. Giải pháp 
này nhằm tránh tình trạng một loại máy móc 
thiết bị có đặc điểm kĩ thuật chức năng tương tự, 
giống hệt nhau nhưng lại có quá nhiều mức giá 
khác nhau, gây khó khăn trong việc tìm kiếm, 
thu thập thông tin như hiện nay. 
Hai là, bổ sung hướng xử lý áp dụng phương 
pháp so sánh giá trị thị trường của các loại tài 
sản hữu hình. Đối với những tài sản tại thời 
điểm định giá không còn có tài sản mới cùng 
loại mua bán trên thị trường, nhưng có tài sản 
tương đương để so sánh, nguyên giá được xác 
định trên cơ sở nguyên giá là giá thị trường xác 
định tại thời điểm định giá và chất lượng còn lại 
của tài sản. Đối với những tài sản cũ, lạc hậu, 
hiện không còn hàng mới cùng loại mua, bán 
trên thị trường, cũng không có tài sản tương 
đương để so sánh (không thuộc hai trường hợp 
trên), nguyên giá được xác định trên cơ sở giá 
tài sản cũ tương đương trên thị trường tài sản cũ, 
giá đã được xác định của những tài sản cũ tương 
đương có cùng công suất, tính năng, chất lượng 
và thời gian đưa vào sử dụng trên thị trường máy 
cũ gần thời điểm định giá, hay nói cách khác là 
dựa vào tài liệu sổ sách kế toán cũ hoặc thông tin 
thị trường tại thời điểm trước đó. Với kinh tế hội 
nhập như hiện nay thì có thể so sánh máy móc 
cùng công năng, model và khác nhau về xuất xứ 
rồi quy đổi theo tỷ giá tiền tệ cho phù hợp chứ 
không nhất thiết là cùng nơi sản xuất mới có thể 
so sánh. Đối với những tài sản cũ được phục 
hồi không thuộc các nhóm trên, không có tài sản 
tương đương để so sánh, nguyên giá được xác 
định theo chi phí thực tế phục hồi nguyên trạng 
theo biên bản của công ty cung cấp có kết hợp 
so sánh sự hợp lý theo mặt bằng chung của các 
thiết bị khác trong dây chuyền hay trong phạm 
vi doanh nghiệp.
Ba là, bổ sung và cụ thể hóa trường hợp áp 
dụng cũng như ví dụ phù hợp thực tế các phương 
pháp định giá tài sản vô hình. Thông tư 06/2014/
TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá số 
13 về xác định giá trị tài sản vô hình còn một 
số thiếu sót và hạn chế gây nhiều khó khăn cho 
công tác thẩm định giá trị DN. Ví dụ như cách 
tiếp cận từ chi phí chưa nêu rõ ước tính hao mòn 
của tài sản vô hình như thế nào, chỉ đặt ra là 
chủ yếu bao gồm phần giá trị giảm đi do những 
lỗi thời về chức năng, về công nghệ, về kinh tế. 
Và mặc dù có đưa ra được cách tính phần giá 
trị giảm trên nhưng chênh lệch chi phí nghiên 
cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương 
pháp chi phí tái tạo): là chênh lệch giữa chi phí 
để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô 
hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời 
điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá là 
rất khó tính toán và ứng dụng trong thực tế. Vì 
vậy, đề xuất trong cách tiếp cận chi phí để thẩm 
định giá trị tài sản vô hình là sử dụng phương 
pháp so sánh kết hợp với chi phí bởi lẽ có nhiều 
tài sản vô hình đã cũ như phần mềm công nghệ 
chẳng hạn, vẫn có thể so sánh để đưa ra mức 
chênh lệch cần tính toán phù hợp với thị trường, 
20 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
nhằm tránh một số hạn chế của cách tiếp cận từ 
chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp thu nhập ở 
tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 đưa 
ra phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình có 
giả thiết chưa thực sự hợp lý, chưa nêu rõ tỷ 
suất chiết khấu như thế nào là phù hợp trong 
quá trình ước tính giá trị tài sản vô hình của DN. 
Do đó, cần bổ sung cách tiếp cận từ thu nhập 
với phương pháp chiết khấu dòng tiền là luồng 
thu nhập thuần mà tài sản vô hình như giá trị 
lợi thế kinh doanh, doanh thu thuần từ quyền 
chuyển nhượng thương hiệu, phần mềm đem lại 
cho DN. Đồng thời, việc ước tính tỷ suất chiết 
khấu tính toán dựa trên lãi suất phi rủi ro và phụ 
phí bù đắp rủi ro khi đầu tư, sử dụng tài sản vô 
hình của doanh nghiệp.
Bốn là, cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn 
nữa về định giá tài sản vô hình đặc thù cho phù 
hợp tình hình thực tế hiện tại của các DN cần 
thẩm định giá. Tài sản vô hình đặc thù như giá 
trị lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, giá 
trị tiềm năng phát triển Hầu hết các doanh 
nghiệp nói chung không thể hiện các loại tài 
sản vô hình đặc thù này trong sổ sách kế toán 
của mình do việc xác định giá trị lợi thế là một 
việc làm khó khăn cho công tác thẩm định. Hiện 
nay, theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC đã quy 
định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được 
xác định = giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh 
nghiệp theo sổ sách kế toán tại thời điểm định 
giá x tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà 
nước bình quân trong 3 năm trước khi CPH lãi 
suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời 
điểm gần nhất. Mặc dù vẫn có nhiều điều bất 
hợp lý trong công thức trên, tuy nhiên, trong 
điều kiện Việt Nam hiện nay, việc định giá trực 
tiếp giá trị lợi thế của doanh nghiệp, nhất là 
những DN có 100% vốn nhà nước thực hiện cổ 
phần hóa gặp khá nhiều khó khăn thì công thức 
trên vẫn được vận dụng sửa đổi ước tính phần 
giá trị tài sản vô hình của DN. Cụ thể, đó là 
Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 
sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP đã đưa ra 
công thức ước tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế 
bình quân trong vòng 5 năm thay vì 3 năm, kể 
cả Thông tư số 122/2017/TT-BTC ban hành 
ngày 15/11/2017, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP 
ban hành ngày 8/3/2018, Thông tư số 141/2018/
TT-BTC ban hành ngày 18/06/2018 vẫn chưa 
có văn bản nào hướng dẫn thực hiện một cách 
cụ thể, rõ ràng đến vấn đề cho phép loại trừ 
những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi 
nhuận hoạt động tài chính và hoạt động khác 
của doanh nghiệp có được trong thời gian tính 
toán nêu trên, từ đó phục vụ cho công tác thẩm 
định giá trị doanh nghiệp.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện các yếu tố khác 
như: yếu tố con người - nhân lực trong công tác 
thẩm định giá trị DN (đào tạo bài bản nguồn 
nhân lực tương lai; nâng cao năng lực, kiến 
thức thẩm định viên bằng cách nâng cao chất 
lượng các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ, quy chế 
thi- cấp thẻ thẩm định viên một cách nghiêm 
túc); xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu 
tham chiếu, minh bạch, công khai thông tin thị 
trường tạo điều kiện cho công tác thẩm định giá 
trị DN.
Nhìn chung, các giải pháp trên chỉ mang tính 
gợi mở trong quá trình vận dụng phương pháp 
xác định giá trị tài sản nói riêng và các phương 
pháp định giá doanh nghiệp khác nói chung. Tuy 
vậy, để sử dụng phương pháp này vẫn còn nhiều 
vướng mắc, nhiều khó khăn cần sớm phải được 
tháo gỡ để kết quả xác định giá trị doanh nghiệp 
ngày càng có độ tin cậy cao hơn./. 
Tài liệu tham khảo:
Luật giá năm 2012.
Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam.
 Nguyễn Minh Hoàng, Phạm Văn Bình, 2011, Giáo trình 
Định giá Tài sản.
Đoàn Văn Trường, 2004, Các phương pháp xác định 
giá trị tài sản.
Nguyễn Đoàn, 2005, Xác định giá trị doanh nghiệp 
trong cổ phần hóa ở Việt Nam.
Nguyễn Minh Điện, 2010, Thẩm định giá tài sản và 
doanh nghiệp.
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP. 
Nghị định số 147/2017/NĐ-CP. 
Nghị định số 151/2013/NĐ-CP.
 Nghị định số 148/2017/NĐ-CP.
Thông tư 122/2017/TT-BTC.
 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. 
Thông tư 141/2018/TT-BTC. 
THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_khi_su_dung_phuong_phap_tai_san_de_xac_dinh.pdf