Một số giải pháp về quản lý nhà nước cho du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường

TÓM TẮT

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nghành du lịch đã đạt được một số thành tựu

nhất định cũng do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Bên cạnh

thành quả đạt được thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách nếu không giải quyết sẽ làm cản trở

bước phát triển chung của Vùng. Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cần phải

được nhìn nhận cách đúng đắn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Từ khóa: Quản lý nhà nước về du lịch tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

pdf 6 trang phuongnguyen 5560
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp về quản lý nhà nước cho du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp về quản lý nhà nước cho du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường

Một số giải pháp về quản lý nhà nước cho du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 
CHO DU LỊCH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
 Nguyễn Hoàng Phương* 
TÓM TẮT
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nghành du lịch đã đạt được một số thành tựu 
nhất định cũng do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Bên cạnh 
thành quả đạt được thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách nếu không giải quyết sẽ làm cản trở 
bước phát triển chung của Vùng. Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cần phải 
được nhìn nhận cách đúng đắn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Từ khóa: Quản lý nhà nước về du lịch tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
THE STATE MANAGEMENT SOLUTIONS FOR MEKONG DELTA IN THE 
MARKET ECONOMY.
ABSTRACT
After 20 years of innovation, VietNam tourism has gained the achievements thank to the lead of 
Communist Party of Vietnam and the management of government. However, there are some problems, 
difficulties which delay the development of Mekong delta area, are important to be solved. The state 
management plays an important part in tourist operation so that it is necessary to strengthen state 
management of tourism in this market economy. 
Key words: the state management of tourism in Mekong delta.
* TS. GV. Học viện Chính trị khu vực 2
69
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1996, đã có quy hoạch tổng thể 
phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long 
gắn với phát triển du lịch thành phố Hồ Chí 
Minh và Tiểu vùng sông MêKông mở rộng. Các 
địa phương trong Vùng, đặc biệt là những địa 
phương trọng điểm các chính sách quy hoạch 
phát triển đã được triển khai thực hiện, tuy 
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định do nhiều 
nguyên nhân chủ quan và khách quan. Công 
tác quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch 
chậm được đổi mới. Luật du lịch và các luật, 
pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy 
hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa 
huy động được các nguồn lực cho phát triển du 
lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo, trói chân 
lẫn nhau vì thế cần có những giải pháp nhằm cải 
thiện quản lý nhà nước để phát triển bền vững 
du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 
CHO DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 
LONG HIỆN NAY
Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt 
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng 
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030” với đề án này du lịch ĐBSCL 
có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều 
thách thức.
2.1. Tích cực
Ngành du lịch vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long đã khai thác đặc thù riêng để có sản 
phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách hơn 
so với trước đây. Ví dụ tỉnh An Giang đã dựa 
trên những thế mạnh từ văn hóa, phong tục tập 
quán, tín ngưỡng dân gian hay đặc trưng về địa 
hình, khí hậu... để xây dựng, làm mới sản phẩm 
du lịch văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống, 
tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc, như Lễ hội Vía Bà 
Chúa xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi, từ 
đó triển khai phát triển 4 loại hình du lịch gồm 
du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; 
du lịch sinh thái, sông nước; du lịch tham quan 
các di tích văn hóa, lịch sử. Nhờ đó những năm 
gần đây lượng du khách đến với An Giang năm 
sau luôn cao hơn năm trước điển hình năm 2016 
đón khoảng 6,7 triệu lượt khách và năm 2017 đã 
đón khoảng 7,3 triệu lượt khách. Đối với tỉnh Bến 
Tre chọn loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham 
quan di tích văn hóa, lịch sử; du lịch tâm linh, 
du lịch cộng đồng gắn với làng nghề là những 
loại hình đặc thù để tập trung xây dựng phát triển. 
Nhờ đó mà du lịch Bến Tre có nhiều khởi sắc, 
đón hơn 1,2 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu 
năm 2018 tăng 24,2% so với 2017, doanh thu đạt 
hơn 1000 tỉ đồng, tăng 28.2% so với 2017. Còn 
đối với toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 9 
tháng đầu năm 2018 đón hơn 30tr lượt khách, 
tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với cơ sở hạ tầng du lịch hiện nay 
các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã đầu tư mở 
rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành 
khách sạn, các khu du lịch tổng hợp chất lượng 
cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch 
vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2017 có 
07 khu điểm du lịch tiêu biểu, 17 khách sạn đạt 
chuẩn từ 2 đến 3 sao và nhiều khách sạn nhà 
nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Các tuyến du lịch được hình thành. 
ĐBSCL đã hình thành 02 cụm liên kết hợp tác 
phát triển du lịch trong vùng gồm cụm phía Tây 
với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, 
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau và 
cụm phía Đông Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, 
Vĩnh Long, Long An. Hình thành tour du lịch 
nhiều địa phương một điểm đến, nhiều quốc gia 
một điểm đến. Đặc biệt là các tuyến chiến lược 
5 địa phương một điểm đến (Long An – Tiền 
Giang – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang). 
Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đã kết nối TPHCM 
ký kết tour “Một hành trình, ba điểm đến”tạo 
điều kiện cho các tỉnh trong khu vực ĐBSCL 
liên kết để hợp tác phát triển du lịch.
2.2. Hạn chế
Tuy rằng du lịch Đồng bằng sông Cửu 
Long đang dẫn phát triển và có những dấu hiệu 
tích cực. Tuy nhiên việc phát triển du lịch còn 
Một số giải pháp về quản lý nhà nước ...
70
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tồn tại nhiều hạn chế thách thức cần phải quan 
tâm. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đến năm 2020, 
vùng sẽ đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong 
đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế và đạt 25.000 tỷ 
đồng doanh thu. Tuy nhiên so với tiềm năng của 
vùng, kết quả thu hút, phát triển du lịch chưa 
đạt như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm 
năng. Điều này có thể thấy rõ khi trong 6 tháng 
đầu năm 2018, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
chỉ đón được gần 1,6 triệu trong tổng số hơn 
7,8 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam. 
Thực tế du khách tới Đồng bằng sông Cửu Long 
chủ yếu là đến và đi trong ngày, thời gian lưu 
trú ngắn, chi tiêu ít khiến doanh thu thấp. Hiện 
tỷ lệ lưu trú của khách ở vùng chỉ đạt trung 
bình 1,95 ngày với khách quốc tế, 1,7 ngày với 
khách trong nước. Ngoài ra, các tỉnh trong vùng 
ĐBSCL vẫn loay hoay với việc định hình đâu là 
sản phẩm du lịch đặc thù khi mà địa phương nào 
cũng có những sản phẩm gần giống nhau. Hầu 
hết các địa phương trong vùng đều dựa vào tài 
nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Do 
vậy, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào 
việc: Chở khách tham quan bằng tàu, thuyền; 
Đưa khách tham quan miệt vườn; Biểu diễn 
Đờn ca tài tử; Tham quan tìm hiểu tại các Vườn 
quốc gia. Du khách chỉ cần đến một tỉnh là biết 
sản phẩm du lịch của cả vùng. Chính tình trạng 
trùng lặp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch 
sinh thái giữa các địa phương trong vùng diễn 
ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du 
lịch ĐBSCL. Điều này cho thấy việc quy hoạch 
cũng như quản lý hoạt động phát triển du lịch 
còn nhiều lỗ hổng và chưa phù hợp về sản phẩm 
cũng như hình thức du lịch.
Việc quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn 
những hạn chế, bất cập cụ thể như trong các lĩnh 
vực: vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng 
sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới trong 
hoạt động du lịch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và 
trong tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch... 
Chưa thực sự quan tâm và có những chính 
sách đầu tư, phát triển, đào tạo nhân lực thiết 
thực hiệu quả, còn thiếu những trường, trung 
tâm đào tạo nhân lực du lịch chuyên nghiệp. 
Dẫn đến việc nguồn nhân lực du lịch trực tiếp, 
gián tiếp và tự phát trong vùng chiếm gần 70%, 
hầu hết là không chuyên nghiệp, chưa qua đào 
tạo về nghiệp vụ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử 
truyền thống và tâm linh của vùng, khiến du 
khách còn phiền lòng về cung cách phục vụ, về 
hiện tượng chèo kéo và bán hàng giá cao khi 
tham quan chợ nổi hay du thuyền trên sông. 
Con người chính là bộ mặt của du lịch, vì vậy 
rất cần chung tay xây dựng cho ĐBSCL một 
lực lượng lao động du lịch lành nghề, có chiều 
sâu và có tính chuyên nghiệp vừa mang tính 
hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế vừa có 
tính truyền thống mang bản sắc dân tộc nói 
chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Còn nhiều bất hợp lý, cơ chế phối hợp 
giữa các ban ngành liên quan đến du lịch chưa 
rõ ràng, còn có sự chồng chéo. Các doanh nhiệp 
kinh doanh du lịch bị quản lý bởi 4, 5 đầu mối, 
từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thiếu 
một cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các doanh 
nghiệp trong ngành du lịch để có một tiếng nói 
chung, phát huy được sức mạnh của ngành du 
lịch đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh 
nghiệp vẫn còn chưa chủ động trong việc liên 
kết để phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá,
đặc biệt là trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực 
phục vụ cho du lịch.
Bộ máy của ngành có đổi mới nhưng chưa 
thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên 
ngành, liên vùng rất yếu “mạnh ai nấy làm”. 
Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch 
còn nhiều bất cập. Công tác quản lý đảm bảo 
phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh 
du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm 
nhìn dài hạn; quản lý bảo tồn và phát huy giá 
trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu 
cầu. Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà 
nước, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn 
thấp, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác 
71
động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn 
khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
Một trong những hạn chế quan trọng trong 
quản lý có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch 
đồng bằng sông Cửu Long là việc chưa tạo được 
sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong 
Vùng. Do điều kiện thời tiết, khí hậu, văn hóa có 
sự tương đồng giữa các địa phương trong vùng 
nên sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương 
chưa được xác định rõ nên xảy ra hiện tượng 
trùng lắp, tạo nên sự cạnh tranh kém hiệu quả 
trong nội bộ Vùng. Một vấn đề khác cần được 
quan tâm đó là tình trạng “chia cắt” trong khai 
thác tài nguyên du lịch, dẫn đến sự phân tán, 
manh mún trong du lịch vùng đồng bằng sông 
Cửu Long. Hiện tại, vấn đề liên kết phát triển 
du lịch chung của Vùng với các vùng khác trên 
cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và 
vùng Đông Nam Bộ vẫn còn hạn chế. Giữa các 
điểm đến, các cơ sở du lịch vẫn chưa hình thành 
được cơ chế hợp tác, điều này đã trở thành một 
trong những nguyên nhân gây hạn chế các dòng 
khách đến đồng bằng sông Cửu Long. Các địa 
phương trong Vùng vẫn còn bị động, phát triển 
du lịch theo tư duy dàn trải và mang tính cục 
bộ, chỉ dựa vào những tiềm năng và lợi thế của 
mình về tài nguyên, nguồn lực hiện có của địa 
phương,chưa tạo được sự liên kết giữa các địa 
phương và đôi khi còn xảy ra cạnh tranh giữa 
các địa phương trong vùng. Để du lịch đồng 
bằng sông Cửu Long phát triển có hiệu quả, thì 
vấn đề liên kết cần được đặt lên hàng đầu và cần 
phải liên kết một cách toàn diện từ sản phẩm du 
lịch, tiếp thị, quảng bá, phát triển cơ sở hạ tầng, 
đào tạo nguồn lực,đến liên kết giữa các doanh 
nghiệp du lịch của Vùng với các vùng và các địa 
phương khác.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSCL TRONG 
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Cần có cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, 
các bộ ngành liên quan với chính quyền các địa 
phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long 
để phát triển du lịch. Phát huy vai trò của Hiệp 
hội du lịch Vùng, kết nối giữa các địa phương, 
các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong Vùng. 
Mỗi địa phương trong Vùng cần cử một phó chủ 
tịch tỉnh chuyên trách theo dõi, quản lý, phối 
hợp các hoạt động du lịch trong Vùng. Kịp thời 
tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động du lịch. 
Thường xuyên tập huấn cho cán bộ quản lý hoạt 
động du lịch trong Vùng để nâng cao trình độ và 
hiệu quả quản lý.
Để phát triển du lịch vùng đồng bằng sông 
Cửu Long đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực và hiệu 
quả của Nhà nước từ Trung ương, chính quyền 
các địa phương trong Vùng. Thời gian tới, vai 
trò quản lý của nhà nước cần tập trung vào 
những nội dung chính sau:
- Cần có sự phối hợp giữa các Bộ Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành Trung 
ương và các địa phương trong vùng để nghiên 
cứu, đánh giá toàn diện, đảm bảo tính đồng bộ, 
hệ thống về thực trạng và tiềm năng phát triển 
du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ 
sở đó, đề ra chiến lược, kế hoạch dài hạn phát 
triển du lịch với những phương thức, bước đi và 
lộ trình thích hợp.
- Tăng cường sự liên kết vùng trong phát 
triển du lịch: hoạt động du lịch là hoạt động 
không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên 
kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng 
sông Cửu Long có ý nghĩa rất quan trọng. Sự 
liên kết này cho phép khai thác có hiệu quả 
những tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ 
hành chính khác nhau, phát triển những sản 
phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau 
tạo nên các tour du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo 
được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực 
trong khi giảm được chi phí xúc tiến, tuyên 
truyền quảng cáo, v.v. Tính liên kết này trong 
hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan 
trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt 
Nam với khu vực và quốc tế. 
- Để tránh tình trạng trùng lặp sản phẩm du 
Một số giải pháp về quản lý nhà nước ...
72
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
lịch, cơ quản quản lý nhà nước cần có quy hoạch 
rõ hơn về sản phẩm đặc thù của từng địa phương 
hoặc có thể liên kết những tỉnh có cùng điều kiện 
cũng như tiềm năng phát triển gần giống nhau lại 
để tập trung đẩy mạnh, khai thác. Qua đó tránh 
việc phát triển tràn lan, tự phát, trùng lặp gây 
nhàm chán, mờ nhạt đối với du khách.
- Hình thành Ban Điều phối phát triển du 
lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long để thực 
hiện vai trò nhạc trưởng cho các hoạt động liên 
kết phát triển du lịch trong vùng. Trên cơ sở có 
được quy chế hoạt động rõ ràng, Ban Điều phối 
phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu 
Long chủ trì triển khai huy động Quỹ Phát triển 
du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất 
dự án hỗ trợ hạ tầng, các hạng mục đầu tư phát 
triển du lịch vùng; thực hiện các hoạt động xúc 
tiến quảng bá du lịch vùng; chủ động phối hợp 
với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa 
phương tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng 
cao trình độ, kỹ năng, tay nghề đội ngũ làm du 
lịch; thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển 
du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây 
dựng nhãn, tiêu chí nhãn và phát triển nhãn “Sản 
phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long”. 
- Nghiên cứu sửa đổi bổ sung các chính 
sách, thể chế, cơ chế vể du lịch vùng đồng bằng 
sông Cửu Long, hoàn thiện Luật du lịch để tạo 
môi trường pháp lí thuận lợi cho phát triển du 
lịch cả nước nói chung và cho đồng bằng sông 
Cửu Long nói riêng.
- Nâng cao trình độ và năng lực quản lí 
nhà nước ở các địa phương, phải có cơ chế phối 
hợp liên ngành, lĩnh vực của Vùng để phát triển 
du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng các chiến lược phát triển du 
lịch của Vùng và các địa phương trong Vùng 
đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo hiệu quả, 
chất lượng và tính khả thi cao.
- Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành 
du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm duy 
trì chất lượng sản phẩm dịch vụ, thiết lập hệ 
thống đánh giá và quản lý chất lượng du lịch qua 
đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất 
cả các đơn vị tham gia tổ chức du lịch của đồng 
bằng sông Cửu Long.
- Trong quản lý có sự phân cấp, đảm bảo 
vai trò quản lý vĩ mô khuyến khích sự tham gia 
tích cực của cộng đồng dân cư trong vùng cũng 
như tạo sự chủ động cho doanh nghiệp khi tham 
gia các hoạt động du lịch. Nhà nước và chính 
quyền địa phương trong Vùng cần hỗ trợ việc 
đưa công nghệ quản lý tiên tiến vào việc kinh 
doanh du lịch. 
- Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp 
du lịch nhà nước ở đồng bằng sông Cửu Long, 
khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du 
lịch vừa và nhỏ sử dụng nguồn lực sẵn có của 
người dân trong Vùng để khai thác hết lợi thế 
của du lịch đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhà nước và chính quyền địa phương 
trong Vùng cần hỗ trợ việc đưa công nghệ quản 
lý tiên tiến vào việc kinh doanh du lịch. 
- Các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng 
sông Cửu Long cần thắt chặt mối liên kết, hợp 
tác để xây dựng các chương trình, dự án phát 
triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa 
phương, của vùng. Sự liên kết này phải được 
xây dựng trên cơ sở các đề án “Phát triển du lịch 
vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, 
“Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng 
bằng sông Cửu Long”; các giá trị văn hóa truyền 
thống, các điều kiện tự nhiên mang tính bản địa 
của từng địa phương để tránh trùng lắp, kém 
hiệu quả.
- Phát huy vai trò quản lý nhà nước về 
lĩnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc 
mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh 
du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn. Tiếp tục 
cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành 
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch 
theo cơ chế một cửa. Ngoài ra, cần sắp xếp ổn 
định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, ứng 
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản 
lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng 
mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn 
73
bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch vùng 
đồng bằng sông Cửu Long.
- Chú trọng nâng cao nhận thức của các 
cấp, các ngành và người dân trong Vùng về vị 
trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế 
- xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, 
nâng cao hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường 
trong phát triển du lịch Vùng đồng bằng sông 
Cửu Long.
Mặc dù không phải là yếu tố trực tiếp tác 
động đến phát triền lịch của Vùng, nhưng quản 
lí Nhà nước đóng vai trò là chất xúc tác, kim 
chỉ nam cho mọi hoạt động du lịch đi đúng với 
đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà 
nước, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du 
lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng 
và của cả nước nói chung, tạo nền tảng cho việc 
tiến đến hội nhập quốc tế.
4. KẾT LUẬN
Phát triển du lịch là vấn đề cần sự phối hợp 
của rất nhiều bên từ Nhà nước, doanh nghiệp 
đến người dân. Trong đó, quản lý nhà nước đóng 
vai trò then chốt trong việc định hướng, đưa ra 
những công cụ, chính sách để thúc đẩy du lịch. 
Với những định hướng chính sách cụ thể, hiện 
nay du lịch đồng bằng Sông Cửu Long đã cải 
thiện được tình trạng phát triển du lịch của vùng, 
tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc 
phục từ việc phát triển sản phẩm du lịch, phát 
triển thị trường, không gian du lịch, nhân lực 
đến việc đầu tư, huy động vốn.. .Để du lịch đồng 
bằng sông Cửu Long phát triển tương xứng với 
tiềm năng, lợi thế vốn có và theo đúng định 
hướng cần phải hoàn thiện quản lý nhà nước về 
các mặt từ bộ máy đến chính sách đề ra. Mỗi 
giải pháp phải sát với thực tế, giải quyết yếu 
kém còn tồn tại từ đó phát huy được tác dụng 
của bộ máy quản lý nhà nước. Nhận thức được 
vai trò của quản lý nhà nước sẽ mang lại hiệu 
quả hoạt động, tạo tiền đề và động lực cho sự 
phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, 
phát huy được tiềm năng của các doanh nghiệp, 
gắn kết được người dân với việc làm du lịch. Từ 
đó đưa du lịch đồng bằng sông Cửu Long phát 
triển đúng hướng và vững mạnh hơn nữa hiện 
tại cũng như trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quyết định số 803/QĐ – BVHTTDL về việc 
phê duyệt “đề án phát triển du lịch Đồng 
Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”.
2. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo cáo 
tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch Việt 
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà 
Xuất bản Lao động, Hà Nội”.
3. Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch Đầu tư, 
Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc Trung ương: 
Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nhà 
Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009.
4. World Economy Forum, The Travel & Tour-
ism Competitiveness Report 2013 – Reduc-
ing Barriers to Economic Growth and Job 
Creation.
5. World Travel & Tourism Council “Travel & 
Tourism, Economic Impact 2013, Viet Nam”.
Một số giải pháp về quản lý nhà nước ...

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_ve_quan_ly_nha_nuoc_cho_du_lich_tai_dong_ba.pdf