Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang gánh chịu những ảnh

hưởng khá rõ rệt do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dao động của các yếu tố thời tiết và

nước biển dâng đã gây nên những biến động bất lợi như xuất hiện các năm lũ lớn và

lũ nhỏ khác thường; bão nhiều và mạnh hơn; hạn hán nghiêm trọng hơn; cháy rừng,

sạt lở bờ sông, lốc xoáy, triều cường xuất hiện ngày càng nguy hiểm hơn. Tham luận

này tổng hợp một số giải pháp thích ứng mới mà các nhà khoa học đã đề xuất cho

ĐBSCL để đối phó với các tác động tiêu cực của BĐKH.

pdf 5 trang phuongnguyen 10440
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
 CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
 Hoàng Khánh Hòa1*, Nguyễn Thúy Lan Chi2 
 Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang gánh chịu những ảnh 
 hưởng khá rõ rệt do biến đổi khí hậu (BĐKH). Dao động của các yếu tố thời tiết và 
 nước biển dâng đã gây nên những biến động bất lợi như xuất hiện các năm lũ lớn và 
 lũ nhỏ khác thường; bão nhiều và mạnh hơn; hạn hán nghiêm trọng hơn; cháy rừng, 
 sạt lở bờ sông, lốc xoáy, triều cường xuất hiện ngày càng nguy hiểm hơn. Tham luận 
 này tổng hợp một số giải pháp thích ứng mới mà các nhà khoa học đã đề xuất cho 
 ĐBSCL để đối phó với các tác động tiêu cực của BĐKH. 
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Xâm nhập mặn, Thiết kế theo thiên nhiên. 
 1. TÁC ĐỘNG TRÔNG THẤY CỦA BĐKH Ở ĐBSCL 
 Những ảnh hưởng do BĐKH mà các nhà khoa học đã dự báo trước đây hiện 
đang xảy ra trong khu vực này, cụ thể là: 
 - Lũ lụt lớn xảy ra trong ba năm liên tiếp, từ năm 2000-2002, trong đó lũ lụt 
năm 2000 được ghi nhận là lớn nhất trong lịch sử. 
 - Bão lớn xuất hiện nhiều hơn. Có 2 trận bão lớn đổ bộ và gây ảnh hưởng đến 
ĐBSCL là bão Linda năm 1997 và bão Durian năm 2006. 
 - Hạn hán xảy ra trong 8 năm liên tiếpở ĐBSCL. Đặc biệt hạn hán kết hợp dòng 
chảy kiệt trên sông Mê Kông đã gây xâm nhập mặn sâu vào các năm 2004, 2008, 
2010. Hạn hán được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn ở khu vực này. 
 - Sạt lở bờ biển ở các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và phía Tây của 
tỉnh Cà Mau có số lần, số địa điểm và mức độ ngày càng gia tăng. Sạt lở bờ sôngtại 
Tân Châu, Hồng Ngự, Sa Đéc, Vĩnh Long (dọc sông Tiền), Châu Đốc và trên 
QL91 (dọc sông Hậu) xảy ra với cường suất cao thời gian gần đây. 
 - Triều cường ngày càng uy hiếp nghiêm trọng các vùng thấp trũng, trong đó có 
các thành phố như Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long. 
 2. CÁC KỊCH BẢN DỰ KIẾN CHO ĐBSCL 
2.1. Gia tăng ngập lụt 
 Theo nghiên cứu của Viện KH KTTV&MT [1] biến đổi khí hậu ở lưu vực sông 
Mê Công ảnh hưởng mạnh đến dòng chảy vào Việt Nam. Dự báo đến năm 2050, 
diện tích ngập lớn hơn 0,5 m tối đa sẽ lên đến 68% toàn bộ diện tích đồng bằng 
sông Cửu Long, tăng gần 30% diện tích so với tình trạng lũ lụt năm 2000. Mùa lũ 
sẽ đến sớm hơn và cũng có thể kết thúc muộn hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản 
xuất, môi trường và sinh hoạt của người dân của vùng ĐBSCL. Nhiều đô thị quan 
trọng sẽ bị ngập. Ngoài các thành phố thường xuyên bị ngập lũ hiện nay như 
Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh, sẽ có thêm Sa Đéc, Vĩnh Long, Tân An, Mỹ 
Tho, Cần Thơ, Vị Thanh, Sóc Trăng, Rạch Giá và Hà Tiên bị ngập sâu trên 1,0 
m, trong đó nghiêm trọng nhất là Cần Thơ và Vĩnh Long. Mức ngập của lũ năm 
2011 tăng do ảnh hưởng của thủy triều có thể là dấu hiệu tác động của nước biển 
dâng lên ĐBSCL. 
274 H. K. Hòa, N. T. L. Chi, “Một số giải pháp ứng phó  vùng đồng bằng sông Cửu Long.” 
Thông tin khoa học công nghệ 
2.2. Bồi tụ và xói lở bờ sông, biển 
 Biến động địa mạo vùng bờ của ĐBSCL hết sức phức tạp [2] và khó dự đoán 
được dưới tác động của nước biển dâng và sự thay đổi dòng chảy từ nội địa. Quá 
trình bồi tụ và xói lở diễn ra thường xuyên hơn, vừa tạo ra các bãi bồi rộng lớn ở 
một số nơi, lại gây ra nhiều điểm xói lở nghiêm trọng ở những địa điểm khác. 
Những khu vực đang bị bồi lắng gồm: cửa sông Ba Lai (tỉnh Bến Tre), phía bắc 
cửa biển Định An (tỉnh Trà Vinh). Xói lở bờ biển xuất hiện ở nhiều nơi như: Gò 
Công (tỉnh Tiền Giang), Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), Hiệp Thạnh (tỉnh Trà Vinh), 
Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu) và ở mũi Cà Mau. 
2.3. Hạn hán và nhiễm mặn 
 Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi[3], vào cuối thế kỷ 21, chiều sâu xâm 
nhập ứng với độ mặn 1‰ có thể tăng lên trên 20 km trên sông Tiền, sông Hậu. 
Trong 50 năm tới, diện tích xâm nhập mặn trên 4 g/l ở ĐBSCL sẽ chiếm khoảng 
45%, tăng gần 400.000 ha so với trung bình thời kỳ 1990-1999. Vùng chịu ảnh 
hưởng của độ mặn trên 1g/l chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên, tăng khoảng 
450.000 ha so với hiện nay. Gần 4/5 diện tích vùng bán đảo Cà Mau bị mặn xâm 
nhập.Gia tăng xâm nhập mặn có nguy cơ phá vỡ các dự án thủy lợi đã được thực 
hiện trước đây: Độ mặn trên 4g/l vượt qua cửa sông Mang Thít thì toàn bộ dự án 
ngọt hóa Nam Măng Thít (225.682 ha) sẽ không còn đảm bảo được chức năng 
“ngọt hóa”; Dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp (263.743 ha) chuyển nước ngọt từ sông 
Hậu sẽ không đạt được mục tiêu dẫn nước ngọt tới bán đảo Cà Mau... 
 3. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
3.1. Quy hoạch hợp lý 
 Để đối phó với tính chưa chắc chắn, cần sử dụng các thông số khí tượng và thủy 
văn một cách thực tế theo xu hướng diễn biến của thời tiết trong việc quy hoạch và 
thiết kế các công trình ứng phó BĐKH. Cách thức sử dụng các thông số đầu vào 
được đề xuất như sau: (i) Sử dụng các thông số đo đạc được trong nhiều thập kỷ 
qua cho mục đích thiết kế cơ bản theo hướng phát huy tối đa điều kiện thuận lợi và 
kiểm soát được các yếu tố bất lợi của môi trường tự nhiên vốn có; (ii) Sử dụng kết 
quả nghiên cứu diễn biến khí hậu trong 2 thập kỷ trước và xu hướng thay đổi dự 
báo cho 2 thập kỷ tới để điều chỉnh quy hoạch thích hợp với xu hướng thay đổi các 
yếu tố thời tiết (cho thời đoạn 10-20 năm); Tham khảo kịch bản BĐKH để lồng 
ghép các yếu tố BĐKH vào các quy hoạch dài hạn, đặc biệt là cho các công trình 
trọng yếu như các khu đô thị và công nghiệp trọng điểm, cơ sở hạ tầng trình giao 
thông và năng lượng quan trọng, và các khu dân cư ở nông thôn (cho thời đoạn 30-
50 năm). 
3.2. Công trình chống ngập lũ 
 Đê bao, bờ bao ở ĐBSCL là công trình đa mục tiêu nhằm bảo vệ an toàn cho 
người dân, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cao trình đê bao được 
thiết kế theo tần suất lũ trước đây có thể sẽ phải thay đổi để vừa phù hợp với hoạt 
động phát triển kinh tế xã hội trong vùng lũ lại vừa để thích ứng với BĐKH. Các 
cấu trúc đê mềm như ống địa kỹ thuật nhồi cát, ống vải tráng nhựa nhồi nước có 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 275 
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
thể được kết hợp linh động để bảo vệ các khu dân cư, các công trình đô thị và công 
nghiệp (Hình 1). Các giải pháp này thích hợp cho vùng đất yếu và chế độ lũ lên 
chậm của ĐBSCL. 
 Hình 1. Sơ đồ kết hợp các loại đê bao mềm ngăn lũ bảo vệ khu dân cư. 
3.3. Phòng chống ô nhiễm ở các cụm, tuyến dân cư 
 Di dời và tái định cư người dân ở các khu vực dễ tổn thương vì lũ hoặc do sạt lở 
có thể không tránh khỏi. Thực tế, cụm tuyến dân cư “vượt lũ”- giải pháp tái định 
cư chủ chốt trong kế sách “sống chung với lũ” đã chứng minh được tính lý của 
nó.Tuy có nơi ở an toàn, nhưng các kiểu định cư mới này có mật độ dân đông và 
gặp khó khăn trong việc đáp ứng các dịch vụ môi trường thiết yếu đạt tiêu 
chuẩn(cấp nước, vệ sinh và quản lý chất thải rắn). Thực tế, hiện nay chưa có khu 
tái định định cư nào có đầy đủ các dịch vụ này. Sơ đồ bố trí các công trình môi 
trường sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ được đề xuất trong Hình 2. Mô hình 
bãi rác cho khu vực thường xuyên ngập nước ở ĐBSCL được đề xuất trong Hình 3. 
 Hình 2. Các công trình môi trường thiết yếu cho tuyến dân cư vượt lũ. 
 Hình 3. Bãi rác đề xuất cho khu vực thường xuyên ngập lụt. 
3.4. Ngăn ngừa xói lở 
 Các giải pháp chống xói lở, bảo vệ bờ biển thông thường gồm giải pháp cứng 
(kè biển, mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, “mũi đất” nhân tạo) và mềm bao (nuôi bãi, 
trồng rừng ngập mặn, và đụn cát)[4]. Phát triển rừng ngập mặn, duy trì hệ sinh thái 
tự nhiên ven sông để chống xói lở là những giải pháp tích cực, giải pháp này thân 
276 H. K. Hòa, N. T. L. Chi, “Một số giải pháp ứng phó  vùng đồng bằng sông Cửu Long.” 
Thông tin khoa học công nghệ 
thiện môi trường cần được phát triển để bảo vệ bờ biển những khu vực bị sạt lở 
ven biển Nam Bộ. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ bờ cách thức này còn tận dụng được 
nguồn phù sa từ các sông để lấn biến. 
3.5. Ứng phó xâm nhập mặn 
 [5]
 Để chống xâm nhập mặn các nhà khoa học đã đề xuất hai nhóm giải pháp , bao 
gồm: (i) Duy trì và phát triển thêm các thủy vựclớn ở những vùng ngập sâu như 
Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và rừng U Minh để giảm cường độ dòng 
chảy lũ và điều hòa dòng chảy kiệt để chặn bớt mặn trong trường hợp mùa hạn kéo 
dài. Các hồ được sử dụng để nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa các mô hình sinh kế 
bền vững cho con người; (ii) xây dựng các công trình ngăn sông quy mô vừa. Tuy 
nhiên,các công trình này chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thủy văn bình thường. 
Trong trường hợp nguồn nước ngọt phía thượng lưu bị thiếu hụt trùng với thời gian 
triều cường cao do nước biển dâng thì các công trình ngăn mặn “cứng” hiện nay sẽ 
mất tác dụng. Do đó cần kết hợp linh hoạt đồng thời cả hai nhóm giải pháp trên. 
 4. KẾT LUẬN 
 Kinh nghiệm khai phá và thích nghi với điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL đã hình 
thành nên hệ thống các giải pháp đối phó hiệu quả với những thay đổi môi trường. 
Đặc biệt sách lược sống chung với lũ và các công trình tương ứng đã phát huy 
được tác dụng. Tính bất thường và mức độ khắc nghiệt của thời tiết ngày càng gia 
tăng. Ngập lụt và hạn hán là các hậu quả nhìn thấy do BĐKH và nước biển dâng ở 
ĐBSCL. Các giải pháp công trình là bắt buột để giảm thiểu các hậu quả này. Thiết 
kế theo thiên nhiên, kết hợp đồng bộ giải pháp cứng và mềm có thể là cách thức 
phù hợp và cần thiết cho khu vực này.Các giải pháp công trình “cứng” cần được 
thiết kế linh hoạt và thực tế theo các giai đoạn quy hoạch. Bên cạnh đó, nên ưu tiên 
nghiên cứu áp dụng các giải pháp “mềm” có khả năng đối phó với các thay đổi đột 
biến hay có thể điều chỉnh theo những thay đổi từ từ do biến đổi khí hậu. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Viện Khoa học khí tượng Thủy văn và Môi trường, "Tác động của biến đổi khí 
 hậu lên tài nguyên nước và biện pháp thích ứng Đồng bằng sông Cửu Long”, 
 Hà Nội 11/2010. 
[2]. Lê Mạnh Hùng & nnk, ”Xói lở, bồi tụ bờ biển Nam Bộ từ Thành phố Hồ Chí 
 Minh đến Kiên Giang - Nguyên nhân và các giải pháp bảo vệ”, Tạp chí Khoa 
 học và Công nghệ Thủy lợi, số 2 năm 2011. 
[3]. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. ”Báo cáo dự báo mặn xâm nhập tại các 
 cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông cửu long và đề xuất giải pháp chống 
 hạn” (cập nhật ngày 25 tháng 4/2016). 
[4]. Trịnh Văn Hạnh & nnk, “Một số giải pháp trồng cây bảo vệ đê biển”, Tạp chí 
 Khoa học & Công nghệ, số 2 năm 2011. 
[5]. Trần Đình Hòa,”Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu 
 Long & một số giải pháp khắc phục”, Tuyển tập KHCN 50 năm XD&PT. 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 277 
 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
 ABSTRACT 
 SOME SOLUTIONS TO RESPOND CLIMATE CHANGE 
 FOR THE MEKONG DELTA 
 In the recent decades, the Mekong River Delta has suffered quite significantly 
 impacts of climate change. Fluctuations of weather elements and sea level rise has 
 caused adverse changes, namely: the appearance of unusual high and low levels of 
 annual floods, more and more intense storms, more severe droughts, forest fires, 
 river erosion, cyclones, tidal surges appear increasingly more dangerous.This paper 
 summarizes some of the new adaptation measures that scientists and policy planners 
 have proposed for the area to cope with the negative impacts of CC. 
Keywords: Climate change, Salinity intrusion, Design with nature. 
 Nhận bài ngày 14 tháng 8 năm 2017 
 Hoàn thiện ngày 31 tháng 8 năm 2017 
 Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017 
Địa chỉ : 1Viện Nhiệt đới môi trường; 
 2 Đại học Tôn Đức Thắng. 
 *Email: khanhhoa.epc@gmail.com. 
278 H. K. Hòa, N. T. L. Chi, “Một số giải pháp ứng phó  vùng đồng bằng sông Cửu Long.” 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_ung_pho_bien_doi_khi_hau_cho_vung_dong_bang.pdf