Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Tóm tắt

Đầu tư công là động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, xây dựng hạ tầng cơ sở

cho xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế. Là một trong những chi tiêu quan trọng

nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, địa phương với mức độ phát triển và

thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có

những đặc điểm riêng biệt. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát

triển từ vốn ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2010 – 2014, bài viết của chúng tôi sẽ đưa ra những

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý các dự án nói trên.

pdf 14 trang phuongnguyen 40
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016 
83 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý 
các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách 
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 
Some measures to improve the efficiency of project management using budget 
funds in the province of Vinh Long 
ThS. Lê Phước Thành 
UBND phường 1, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 
M.BA. Le Phuoc Thanh 
The People’s Committee of Ward 1, Vinh Long Town, Vinh Long Province 
Tóm tắt 
Đầu tư công là động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, xây dựng hạ tầng cơ sở 
cho xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế. Là một trong những chi tiêu quan trọng 
nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn 
trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, địa phương với mức độ phát triển và 
thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có 
những đặc điểm riêng biệt. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư phát 
triển từ vốn ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2010 – 2014, bài viết của chúng tôi sẽ đưa ra những 
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý các dự án nói trên. 
Từ khoá: quản lý dự án, dự án vốn ngân sách, đầu tư công... 
Abstract 
Public investment is the main motivation for the growth and development of the country, the 
construction of infrastructure for society, supporting the activities of all economic sectors. It’s one of the 
most important expenditures of the Government, with an aim to creating future benefits, public 
investment usually accounts for a large share of total investment, government spending. However, in 
each country, local areas with different development and different institution, the field of public 
investment policy as well as investment management form has its unique characteristics. Based on the 
status of managing projects of investment and development from the state budget in the period from 
2010 to 2014, our article will offer solutions to improve the efficiency of the management of the 
projects mentioned above. 
Keywords: project management, project budget, government’s invest... 
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực 
trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cách 
thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía 
Đông Bắc. Tăng trưởng kinh tế bình quân 
giai đoạn 2010–2014 của tỉnh ước đạt 
8,926%, trong đó vốn đầu tư tăng 36,6%, 
tức là để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ 
tăng vốn đầu là 4,1%. (Con số này là khá 
 84 
thấp so với mức trung bình của cả nước). 
Điều này chứng tỏ Vĩnh Long vẫn là tỉnh 
có điểm xuất phát và tích luỹ từ nội bộ nền 
kinh tế thấp. Tổng ngân sách dành cho đầu 
tư phát triển còn nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn 
đầu tư còn một số mặt hạn chế. Do vậy, 
làm thế nào để tăng cường công tác sử 
dụng vốn đầu tư phát triển là một vấn đề 
trăn trở, cấp thiết, nhận được nhiều sự quan 
tâm của các cấp, các ngành. 
1. Thực trạng công tác quản lý 
các dự án đầu tư phát triển từ vốn 
ngân sách 
Công tác quản lý các dự án đầu tư phát 
triển từ vốn ngân sách nhà nước ở các địa 
phương thường có các nội dung cơ bản: 
Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu 
tư; Phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng; 
Công tác lập và quản lý quy hoạch; Công 
tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế 
kỹ thuật, dự toán; Quản lý công tác đấu 
thầu; Công tác thanh quyết toán và giá xây 
dựng; Công tác quản lý chất lượng công 
trình xây dựng; Năng lực ban quản lý và 
chủ đầu tư; Công tác giám sát đánh giá 
đầu tư; Trách nhiệm của các cấp, các 
ngành trong quản lý đầu tư và xây dựng. 
Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư 
xây dựng cơ bản và kết quả thẩm định các 
dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách của 
tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 – 2014 như 
sau: 
Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch ĐT xây dựng cơ bản của 
tỉnh Vĩnh Long qua các năm 
 Đơn vị: Triệu đồng 
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 
1 
Về nguồn vốn ngân sách do địa 
phương quản lý đưa vào cân đối 1.238,81 1.139,7 1.285,63 1030.2 1.144,083 
2 Số công trình bố trí kế hoạch 74 76 49 54 41 
- Chuyển tiếp 61 54 32 23 33 
- Khởi công mới 13 22 17 5 8 
- Số công trình tồn tại và xử lý đột 
xuất năm trước 
 26 
3 Hoàn thành đưa vào sử dụng còn 
thiếu vốn thanh toán 
16 9 11 5 0 
4 Giá trị khối lượng thực hiện 624.000 620.000 798.176 845.640 805.640 
5 Số vốn còn thiếu để thanh toán 
khối lượng 
169.529 133.893 38.300 117.820 93.820 
6 Số công trình được ghi kế hoạch 
chuẩn bị đầu tư 
31 26 23 13 10 
Nguồn: Sở Kế hoạch và ĐT 
85 
Bảng 2: Kết quả thẩm định các Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách 
Đơn vị: Triệu đồng 
TT Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 
1 Tổng số DA 54 76 39 75 49 
2 Tổng mức ĐT 
- Chủ ĐT trình 548.835 849.426 576.740 1.592.908 1.359.962 
- Kết quả thẩm định 505.734 802.294 555.454 1.558.171 1.317.964 
3 Cắt giảm 
- Tổng số 43.101 47.132 21.286 34.737,6 41.998,3 
- Tỷ lệ 7,9% 5,5% 3,7% 2,18% 3,09% 
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long 
Trong khuôn khổ một bài báo, chúng 
tôi không có điều kiện để nêu đầy đủ, chi 
tiết thực trạng của các hạng mục trên mà 
chỉ phân tích, tổng hợp từ thực trạng trên 
để rút ra những hạn chế cơ bản của một vài 
hạng mục như sau: 
- Việc bố trí vốn, vẫn còn tình trạng 
dàn trải. Lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ 
bản (XDCB) từ nguồn vốn ngân sách còn 
lớn, khối lượng công trình hoàn thành 
nhưng chưa có khả năng thanh toán và 
thiếu khả năng cân đối; 
- Công tác lập và quản lý quy hoạch 
chưa phù hợp với xu hướng phát triển, 
chưa có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, chưa 
kết hợp với các lĩnh vực; 
- Công tác lập và thẩm định dự án đầu 
tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; Công tác 
đấu thầu còn nhiều bất cập gây thất thoát, 
lãng phí và kém hiệu quả. 
- Công tác quản lý chất lượng công 
trình xây dựng, còn yếu về năng lực 
chuyên môn và kinh nghiệm; Năng lực ban 
quản lý và chủ đầu tư còn hạn chế; chưa 
quan tâm đúng mức đến công tác giám sát 
đánh giá đầu tư 
2. Một số giải pháp tăng cường 
công tác đầu tư phát triển từ ngân sách 
nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 
2.1. Đổi mới công tác kế hoạch hóa 
đầu tư 
Để tăng cường công tác vốn đầu tư cần 
khẩn trương đổi mới công tác kế hoạch hoá 
đầu tư theo hướng lập kế hoạch đầu tư dài 
hạn (5 năm) nhằm xác định cho được 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và 
lãnh thổ, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch 
đầu tư hàng năm. 
2.1.1. Về bố trí kế hoạch vốn đầu tư 
- Xét lại các công trình và nguồn vốn 
để cân đối đầu tư tập trung, dứt điểm. Xem 
xét một số công trình đã bố trí chuẩn bị đầu 
tư có thể ngừng triển khai nếu thấy chưa 
cấp bách để tập trung cho các dự án (DA) 
trọng điểm. Các DA không trong quy 
hoạch (QH), không rõ mục tiêu, không giải 
phóng được mặt bằng thì chưa đầu tư (ĐT) 
xây dựng. 
- Trong việc bố trí kế hoạch ĐT các 
năm sau cần quan tâm ưu tiên ĐT cho vùng 
nông thôn, nhất là đối với một số xã đặc 
biệt khó khăn. Đề nghị các cấp lãnh đạo 
86 
tỉnh cần thống nhất chủ trương, mục tiêu 
ĐT, thống nhất giải thích thuyết phục một 
số huyện, ngành không được bố trí DA 
“chia sẽ” trong việc thực hiện điều chỉnh 
cơ cấu ĐT khắc phục tư tưởng nể nang, 
chia vốn. 
- Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết 
định ĐT chỉ phê duyệt những DA hiệu quả 
khả thi và đảm bảo nguồn vốn, chỉ ghi kế 
hoạch thực hiện DA đối với các DA đã 
hoàn thành kế hoạch chuẩn bị ĐT. Phấn 
đấu các DA đưa vào kế hoạch cần tập trung 
vốn dứt điểm, đúng tiến độ, tránh dàn trải, 
kéo dài để sớm đưa công trình vào sử dụng 
phát huy hiệu quả. 
- Trong công tác kế hoạch hoá ĐT cần 
chú ý kết hợp giữa ĐT mới với ĐT chiều 
sâu để tăng cường công tác kiểm tra. Cần 
khắc phục ngay tình trạng DA đã được bố 
trí kế hoạch vẫn chưa đủ thủ tục. 
2.1.2. Về lập và quản lý quy hoạch 
Thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch 
chung Thành phố Vĩnh Long đến 2025 và 
tầm nhìn đến 2035. 
Rà soát, lập mới, điều chỉnh, bổ sung 
các QH, nhất là QH ngành, QH xây dựng 
chi tiết thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, 
các cụm công nghiệp, các khu vực có khả 
năng thu hút ĐT cho phù hợp với tình hình 
mới và QH tổng thể phát triển KT-XH đã 
được duyệt. 
Tổ chức tốt việc quản lý ĐT theo QH, 
nhất là QH phát triển hạ tầng. Phân công, 
phân cấp mạnh và cụ thể trong việc lập, 
quản lý các QH. 
2.1.3. Về chủ trương đầu tư 
Thực tế cho thấy lãng phí, thất thoát có 
nhiều nguyên nhân khác nhau, như: do 
buông lỏng quản lý, ĐT dàn trải, tham 
nhũng, bớt xén trong thi công,... nhưng 
lãng phí lớn nhất là do chủ trương ĐT 
không đúng, không hiệu quả. 
- Đối với chủ trương cho lập DA mới: 
UBND tỉnh cần xem xét kỹ các chủ trương 
cho phép lập DA để tập trung vốn ĐT giải 
quyết tồn tại nợ đọng và thực hiện các DA 
cấp bách đã được phê duyệt. 
- Đối với chủ trương cho phép lập lại, 
điều chỉnh bổ sung: Chủ ĐT phải giải trình 
nguyên nhân điều chỉnh, bổ sung, phê duyệt 
lại DA và phải nộp báo cáo giám sát đánh 
giá ĐT cùng với hồ sơ DA (nếu chưa lập báo 
cáo đánh giá giám sát ĐT theo quy định). 
Nếu việc điều chỉnh, bổ sung do sai sót 
của đơn vị tư vấn, thì kiên quyết thực hiện 
theo đúng hợp đồng giao kết và các quy 
định hiện hành theo hướng làm sai phải 
khắc phục hoặc bồi thường thiết hại. 
Nếu việc điều chỉnh, bổ sung do sai sót 
của các cơ quan quản lý, thủ trưởng cơ 
quan và các cá nhân có liên quan phải chịu 
trách nhiệm trước UBND tỉnh. 
2.2. Tăng cường chất lượng lập, 
thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 
Lập, thẩm định và phê duyệt DA ĐT là 
công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết 
định cho sự thành bại của quá trình ĐT một 
DA. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu 
tư phát triển (ĐTPT) có thể phải chịu nhiều 
rủi ro và mang tính mạo hiểm cao nên trong 
giai đoạn chuẩn bị ĐT việc nghiên cứu 
khảo sát tính toán và dự đoán đòi hỏi thật 
kỹ lưỡng, chính xác, trên tất cả các phương 
diện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn 
ĐT. Đây là vấn đề rất quan trọng. 
2.2.1. Về việc lập dự án 
Ở tỉnh Vĩnh Long thời gian qua và sắp 
tới chủ yếu là DA ĐT vừa và nhỏ nên tôi 
chỉ đi sâu vào những biện pháp nâng cao 
chất lượng lập DA khả thi. 
- Về việc lập nhóm soạn thảo hoặc 
thuê tư vấn lập DA. Để phù hợp với quá 
trình khai thác sử dụng, chống lãng phí 
hình thức và buộc chủ ĐT gắn trách nhiệm 
từ đầu với DA, kiến nghị cấp có thẩm 
quyền cần lựa chọn người chủ trì lập DA 
87 
và quy định người đó sau này sẽ làm Giám 
đốc Ban quản lý DA, rồi làm Giám đốc 
doanh nghiệp khi hoàn thành giai đoạn xây 
dựng (XD). Người đó có trách nhiệm điều 
tra khảo sát phát hiện các tiềm năng, nguồn 
lực, lợi thế, cơ hội ĐT và nhu cầu thị trường 
sản phẩm mình dự kiến sản xuất  để đi 
đến quyết định lập DA ĐT. Cấp có thẩm 
quyền như Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở chủ 
quản chỉ định hướng chứ không làm thay 
Giám đốc Ban quản lý DA hoặc Giám đốc 
doanh nghiệp sau này. Trên cơ sở đó người 
chủ trì có thể lập nhóm soạn thảo hoặc đi 
thuê tư vấn. Cơ quan tư vấn là tổ chức làm 
thuê cho chủ ĐT, do vậy không nên khoán 
trắng cho họ mà người chủ trì phải chủ động 
yêu cầu và phối hợp cung cấp thông tin, 
nhất là quá trình điều tra cơ bản, phải đảm 
bảo trung thực, khách quan để việc tính toán 
lựa chọn địa điểm, quy mô, công nghệ, thiết 
bị, nhu cầu vốn, hiệu quả của DA được 
chính xác. Tránh tình trạng chế biến, bóp 
méo số liệu phục vụ đơn thuần cho việc lập 
và thông qua DA một cách hình thức, chiếu 
lệ. Như vậy DA ĐT là sản phẩm của chính 
người chủ trì. Có như vậy mới tạo ra điều 
kiện thuận lợi cho việc thẩm định phê duyệt 
DA, thực hiện DA và vận hành sử dụng 
DA. Điều này phù hợp với chế độ quy định 
là chủ ĐT phải là người trình cấp có thẩm 
quyền phê duyệt DA khả thi. Khắc phục 
tình trạng cấp trên thuê tư vấn lập DA sau 
đó giao cho một cơ quan hay một người 
khác thực hiện. 
Thực tế ở Vĩnh Long thời gian qua cho 
thấy có một số chủ ĐT đi thuê tư vấn lập 
DA với mục tiêu chính là làm thủ tục để 
“chạy vốn” hoặc “theo chỉ đạo”, miễn là 
làm sao trình duyệt được. Đây là một sai 
lầm lớn cần phải sớm khắc phục. 
- Về nội dung và phương pháp xác 
định một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc lập 
DA cần tính toán một cách cụ thể, đầy đủ 
và kỹ lưỡng hơn. Phấn đấu hạn chế đến 
mức thấp nhất việc phát sinh, bổ sung điều 
chỉnh DA. 
- Về chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch, tỷ 
suất lợi nhuận, giá trị hiện tại thuần (NPV), 
tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): Yêu cầu 
phải tính đầy đủ chi phí “đầu vào” nhất là 
tính đủ khấu hao cơ bản, tiền thuê đất để 
xác định đúng giá thành sản phẩm, dịch vụ. 
Không được tuỳ tiện cắt giảm, bỏ sót chi 
phí để tăng chỉ tiêu lợi nhuận, phục vụ cho 
việc thẩm định và trình duyệt DA. Thực tế 
một số DA tính đủ yếu tố đầu vào thì lỗ 
hoặc kéo dài thời gian vay vốn trả nợ nên 
chủ ĐT thường muốn giảm chi phí đầu vào 
để tạo ra lãi danh nghĩa, để đối phó với cơ 
quan hữu trách. Đây là điểm đáng cảnh 
tỉnh cho các cơ quan thẩm định và tổ chức 
tài trợ vốn. 
2.2.2. Về công tác thẩm định dự án 
đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và 
phê duyệt dự án đầu tư 
Thẩm định DA có vai trò rất quan 
trọng trong việc giúp cho chủ ĐT, tổ chức 
tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan 
tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của 
DA giúp cấp có thẩm quyền quyết định ĐT 
được đúng đắn. Cơ quan thẩm định cần 
quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau: 
- Về tài chính: Cần kiểm tra kỹ tổng số 
vốn, cơ cấu vốn tự có của doanh nghiệp - 
Nguồn vốn bảo đảm thực hiện DA. Đây là 
yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi 
của DA. Kiểm tra lại kết quả tính toán tỷ 
suất lợi nhuận vốn ĐT, tỷ suất lợi nhuận 
trên doanh thu, NPV, IRR, điểm hoà vốn, 
thời gian thu hồi vốn, là những chỉ tiêu 
người lập DA hay tính toán sai hoặc nhầm 
do cả vô tình và cố ý. 
- Về hiệu quả KT-XH cần kiểm tra lại 
các chỉ tiêu: giá trị gia tăng; mức độ giải 
quyết việc làm, tỷ lệ đóng góp cho ngân 
sách nhà nước (NSNN). 
88 
+ Về công nghệ, tác động môi trường 
và kế hoạch tiến độ thực hiện DA đều là 
những vấn đề quan trọng mà chủ DA khi 
lập chưa lường trước được. 
+ Về phương pháp và thời gian thẩm 
định. Tuỳ theo loại DA mà cơ quan chủ trì 
thẩm tra phân công cán bộ có hiểu biết 
trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Và các cán bộ 
đó phải chịu trách nhiệm cá nhân trước NN. 
Đối với một số DA lớn, phức tạp nên tổ 
chức hội thảo khoa học. Trường hợp cần 
tham khảo ý kiến một số ngành, cơ quan 
chủ trì phải gửi yêu cầu và thời gian hoàn 
thành. Nếu có ý kiến quan điểm khác nhau 
ở những vấn đề lớn cơ quan chủ trì cần mời 
đại diện các ngành bàn bạc thống nhất. 
Trường hợp chưa thống nhất phải báo cáo 
đầy đủ cho người có thẩm quyền phê duyệt 
DA quyết định. Cần khắc phục tư tưởng nể 
nang, dễ dãi, giản đơn trong việc thẩm định 
DA. Về thời gian, yêu cầu phải tiến hành 
khẩn trương tránh những thủ tục rườm rà, 
phiền hà, thực hiện đúng hoặc sớm hơn mốc 
thời gian quy định. Mặt khác thông qua việc 
thẩm định DA, với chức năng của mình Sở 
Kế hoạch và ĐT hàng năm nên ... án. Vì vậy các cán bộ làm công tác này 
phải có năng lực để phát hiện ra những sai 
trái, thủ thuật của chủ ĐT và nhà thầu 
trong công tác quyết toán như khối lượng 
khống, áp định mức, đơn giá cao hơn quy 
định phải đảm bảo thời gian thẩm tra theo 
chế độ và phải công tâm không được tiêu 
cực thông qua việc hợp thức hoá cho nhà 
thầu. Trong thẩm tra quyết toán đối với 
công trình đấu thầu hết sức chú ý đến chất 
lượng, chủng loại vật liệu và biên bản 
nghiệm thu chất lượng công trình, bản vẽ 
hoàn công, khối lượng phát sinh ngoài 
thầu. Đối với công trình chỉ định thầu hết 
sức chú ý đơn giá và khối lượng. Đề nghị: 
- Tất cả các công trình kết thúc ĐT 
phải thanh, quyết toán theo đúng thời gian 
quy định. Các công trình thanh, quyết toán 
chậm so với qui định, cơ quan thẩm định 
quyết toán có quyền đề nghị UBND tỉnh 
phạt chủ ĐT 10%30% giá trị chi phí Ban 
quản lý DA. Không thẩm định các quyết 
toán chưa đủ thủ tục theo quy định. Các cơ 
quan cấp phát và thẩm định quyết toán phải 
chịu trách nhiệm về việc cấp phát, thẩm 
định quyết toán sai khi các cơ quan kiểm 
tra phát hiện ra. 
- Kiên quyết không giao kế hoạch vốn 
đầu tư cho các đơn vị chủ đầu tư không 
hoàn thành tốt công tác quyết toán vốn đầu 
tư hoàn thành theo quy định. 
2.7. Chống thất thoát vốn nhà nước 
trong đầu tư và xây dựng 
Lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham 
nhũng trong hoạt động kinh tế xã hội nói 
chung và lĩnh vực ĐT XDCB nói riêng là 
vấn đề được xã hội rất quan tâm. Đó là vấn 
đề phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều 
ngành. Đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ 
lưỡng, khách quan, thận trọng để tìm ra 
nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 
Xuất phát từ đặc điểm của ĐT phát 
triển ngành xây dựng và sản phẩm xây 
dựng là tiến hành thời gian dài, phạm vi 
rộng lớn, tính chất chi phí phức tạp, trừu 
93 
tượng, nhiều loại ẩn khuất khó xác định; 
giá cả lại biến động nên việc xác định chất 
lượng và giá trị đích thực của sản phẩm 
xây dựng rất khó khăn. Mặt khác chủ sở 
hữu các nguồn vốn ĐT và tài sản mới hình 
thành là NN. Các chủ ĐT là người chủ sử 
dụng công trình nhưng không phải là người 
chủ thực sự của đồng vốn nên thường họ 
thiếu ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, thậm 
chí còn tìm cách xin được càng nhiều vốn 
của NN càng tốt. Từ đó tạo ra những kẽ hở 
gây thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham 
nhũng vốn ĐT của NN dưới nhiều hình 
thức tinh vi khác nhau. 
Thực tế cho thấy thất thoát vốn ĐT của 
NN thường do hai nguyên nhân: 
- Về nguyên nhân trực tiếp: Thất thoát 
do chủ ĐT và nhà thầu cố tình vi phạm các 
quy định về quản lý ĐT và xây dựng như thi 
công ăn bớt khối lượng và chất lượng theo 
thiết kế được duyệt; trong thanh toán khai 
tăng chi phí và giá cả Tuy nhiên trên tổng 
thể thì thất thoát từ nguyên nhân trực tiếp 
không phải là chủ yếu. Vì các đối tượng sợ 
bị xử lý pháp luật khi sự cố xảy ra. 
- Về nguyên nhân gián tiếp: Do sơ hở 
bởi chính sách chế độ quản lý ĐT và xây 
dựng chưa chặt chẽ. Như việc xác định chủ 
trương ĐT, công tác kế hoạch hoá vốn ĐT, 
thanh quyết toán  Làm cho vốn thất thoát 
không xác định được rõ đối tượng và mức 
độ vi phạm nên thất thoát do nguyên nhân 
này là chủ yếu. 
Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thất 
thoát, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực 
ĐT và xây dựng cần coi trọng các biện 
pháp phòng ngừa, cần khẩn trương bổ sung 
hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách quản lý 
ĐT và xây dựng cho chặt chẽ gắn trách 
nhiệm cá nhân từng khâu công việc hạn 
chế sơ hở, cần tăng cường công tác kiểm 
tra, giám sát. 
Đây là một việc lớn, phức tạp, bao 
gồm nhiều công việc nhiều nội dung song 
trước mắt cần tập trung vào một số giải 
pháp chủ yếu sau: 
- Tỉnh cần chú trọng hơn đến việc 
phân tích để làm rõ nguyên nhân và trách 
nhiệm của các tổ chức, cá nhân dẫn đến sai 
phạm trong từng khâu của quá trình thực 
hiện DA như trách nhiệm của Chủ ĐT và 
các nhà quản lý ĐT; trách nhiệm của các 
nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, vật tư; 
trách nhiệm của các nhà quản lý tư vấn... 
qua đó có thể đưa ra những kiến nghị xử lý 
một cách triệt để và hiệu quả. Nghiên cứu, 
tiến hành thí điểm kiểm toán trách nhiệm 
KT đối với cán bộ lãnh đạo và người đứng 
đầu các tổ chức được giao quản lý và thực 
hiện DA. 
- Tăng cường kiểm tra trước đối với 
các DA ĐT, để tập trung phân tích tính 
đúng đắn của chủ trương ĐT, sự phù hợp 
của hồ sơ thiết kế để có thể đưa ra những 
kiến nghị xử lý phù hợp. Có như vậy mới 
có thể ngăn chặn kịp thời thiệt hại ngay 
trước khi quyết định ĐT DA, thi công công 
trình, tránh lãng phí nguồn lực. 
- Công khai kết quả kiểm tra trên các 
phương tiện thông tin đại chúng (họp báo, 
đăng tải trên các trang web, báo đài, tạp 
chí...) để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, 
kinh nghiệm quản lý; giúp các đơn vị nhận 
thức và quan tâm hơn đến việc đề phòng, 
ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng 
phí nguồn lực gây nên. Ngoài ra, qua công 
khai kết quả kiểm tra sẽ đưa ra ánh sáng 
các các công trình bị thất thoát, lãng phí và 
trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên 
quan, tạo nên áp lực mà các đơn vị không 
thể né tránh đồng thời tạo nên dư luận XH 
rộng rãi để công chúng cùng tham gia vào 
quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị 
sử dụng NSNN, góp phần đấu tranh chống 
94 
tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử 
dụng NSNN. 
- Tăng cường hơn công tác kiểm tra 
việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm tra, 
kiểm toán đồng thời ban hành văn bản quy 
phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm 
đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong 
việc không thực hiện kết luận, kiến nghị 
của kiểm tra, kiểm toán, bởi việc thực hiện 
các kết luận, kiến nghị kiểm tra, kiểm toán, 
nhất là việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, 
cá nhân đối với các sai phạm của các đơn 
vị trong thời gian qua chưa được đầy đủ, 
nghiêm minh và kịp thời. 
- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt 
động, phát triển đội ngũ thanh tra chuyên 
ngành về xây dựng có đạo đức nghề nghiệp 
trong sáng, kiến thức và kỹ năng tương 
xứng với yêu cầu công việc; hoàn thiện 
quy trình, chuẩn mực; tăng cường công tác 
hậu kiểm đối với các đơn vị này. 
- Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội 
thảo tổng kết thực tiễn kết quả kiểm toán 
DA ĐT xây dựng, phân tích những ưu, 
nhược điểm trong quá trình quản lý các DA 
ĐT, trong đó chú trọng hơn đến phân tích 
nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí và 
những vấn đề trọng yếu có khả năng thất 
thoát, lãng phí, tiêu cực để rút kinh 
nghiệm, nhằm tăng cường công tác công 
tác quản lý ĐT xây dựng. 
2.8. Hoàn chỉnh mô hình quản lý 
dự án và nâng cao trình độ cán bộ 
quản lý vốn đầu tư phát triển 
Cán bộ trong lĩnh vực ĐT xây dựng 
nói chung và cán bộ quản lý vốn ĐT xây 
dựng nói riêng luôn là nhân tố quan trọng 
trong hoạt động ĐTPT. Cơ chế quản lý ĐT 
và xây dựng hiện nay đặt ra yêu cầu rất cao 
đối với cán bộ làm công tác quản lý vốn. 
Do đối tượng quản lý rất rộng lớn, phức tạp 
và đa dạng, lãng phí thất thoát còn lớn, nên 
người cán bộ quản lý vốn từ cán bộ làm 
công tác thẩm định, tín dụng, cấp phát, 
tổng hợp; ngoài kiến thức, kinh nghiệm về 
quản lý tài chính – tín dụng ĐT, rất cần kiến 
thức về KT, kỹ thuật trong lĩnh vực ĐT xây 
dựng, kiến thức tin học, ngoại ngữ, nhất là 
trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý 
và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ nâng cao 
trình độ cán bộ đặt ra như một yêu cầu cấp 
bách. Có như vậy cán bộ quản lý vốn ĐT 
mới giúp cho NN ĐT đúng mục đích, đạt 
hiệu quả, mới phát hiện được những sơ hở 
của cơ chế chính sách, những vi phạm của 
các đối tượng QL nhằm chống thất thoát 
tăng cường công tác sử dụng vốn ĐT. 
Để nâng cao trình độ đòi hỏi cán bộ 
trong ngành phải tích cực học tập, nghiên 
cứu tranh thủ tiếp thu những thông tin mới, 
các kinh nghiệm quản lý vốn ĐT của nước 
ngoài. Đồng thời hết sức chú ý đến việc tu 
dưỡng đạo đức, phẩm chất, tinh thần trách 
nhiệm của người cán bộ QL vốn, mặt khác 
cơ quan cần tăng cường kiểm tra giám sát 
ngăn ngừa phiền hà, tiêu cực, đi liền với việc 
thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ công chức, 
Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực 
hành tiết kiệm chống lãng phí. 
Luật XD số 50/2014/QH13 ngày 
18/6/2014 đã quy định cụ thể về đổi mới 
mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng 
theo hướng chuyên nghiệp hóa, áp dụng 
các mô hình ban quản lý dự án đầu tư xây 
dựng chuyên nghiệp theo chuyên ngành 
hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có 
sử dụng vốn nhà nước tại Điều 62, Điều 63 
và Điều 64. 
Sở Nội vụ chủ trì phối hợp cùng Sở 
xây dựng và các ban ngành có liên quan 
sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành kế 
hoạch thành lập, củng cố các ban quản lý 
dự án chuyên ngành đảm bảo theo tin thần 
Luật xây dựng. 
95 
2.9. Tăng cường công tác thanh 
kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động 
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn 
ngân sách 
Cơ bản hành lang pháp lý cho công tác 
thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong 
lĩnh vực ĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN 
hiện nay là tương đối hoàn chỉnh. Nếu lãnh 
đạo tỉnh có quyết tâm chính trị thì sẽ thực 
hiện tốt công tác này. 
- Công tác thanh kiểm tra phải được 
tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi 
khâu trong quá trình quản lý vốn ĐT từ 
ngân sách; Khi phát hiện sai phạm phải 
kiên quyết xử lý và xử lý nghiêm; không 
có “vùng cấm” trong việc kiểm tra và xử lý 
sai phạm. 
 - Có cơ chế phù hợp để các chủ thể 
tham gia quá trình quản lý ĐT có thể tham 
gia kiểm tra, giám sát và tố giác các sai phạm. 
- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà 
thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực xây dựng. Ban hành quy định trách 
nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho 
các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các 
nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê 
duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi 
công, tổ chức đấu thầu và thi công. 
- Tăng cường công tác giám sát, đánh 
giá đầu tư theo đúng quy định của Nghị 
định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 
của Chính phủ; tổ chức đánh giá những 
thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực 
hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên 
địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho 
phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, 
kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị 
quyết của HĐND tỉnh theo các nguồn vốn 
phân cấp về cấp huyện. Đặc biệt thời gian 
tới cần chú trọng tăng cường hoạt động 
kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt 
động quản lý đầu tư XDCB. 
3. Một số kết luận và kiến nghị 
Đầu tư công phải phản ánh đúng chức 
năng xã hội của Nhà nước. Theo đó, đầu tư 
công chỉ tập trung vào những lĩnh vực mà 
tư nhân không làm được hoặc không muốn 
làm, nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với 
việc đảm bảo công bằng và an sinh xã hội, 
tạo điều kiện thiết yếu cho quá trình phát 
triển kinh tế - xã hội. 
Trước mắt tỉnh Vĩnh Long cần tập 
trung điều chỉnh cơ cấu ĐT, đổi mới công 
tác kế hoạch hoá, hết sức quan tâm đến 
việc lập và thẩm định dự toán ĐT, đổi mới 
công tác cán bộ quản lý DA, thực hiện 
nghiêm Luật ĐT công, đẩy nhanh tốc độ 
giải ngân, làm tốt công tác quyết toán, thực 
hiện tích cực và hiệu quả việc chống thất 
thoát lãng phí trong ĐT-xây dựng, hoàn 
chỉnh cơ chế chính sách QL và nâng cao 
trình độ cán bộ QL vốn ĐT. Trong các giải 
pháp trên thì giải pháp thực hiện nghiêm 
Luật đầu tư công giữ vai trò quyết định, 
bao trùm, đảm bảo cho công tác ĐT từ 
nguồn NSNN đảm bảo hiệu quả trong tất 
cả các khâu, các bước của công tác ĐT. Để 
tăng cường hiệu quả công tác quản lý các 
DA sử dụng vốn ngân sách cùng với việc 
thực hiện các giải pháp trên, chúng tôi đề 
xuất với các cấp có thẩm quyền một số 
kiến nghị như sau: 
1. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương 
hành chính. Thực hiện nhanh lộ trình chuẩn 
hóa, tăng lương cho cán bộ, công chức; xử 
lý nghiêm tình trạng chạy DA, thông thầu, 
nhà thầu: “sân sau”, “ruột thịt”,... 
2. Sửa đổi Luật NSNN theo hướng tăng 
quyền tự chủ, trách nhiệm. Có cơ chế huy 
động tốt hơn nguồn lực cho ĐT phát triển; ví 
dụ như cho phép các địa phương được phát 
hành Trái phiếu để phát triển hạ tầng. 
3. Tăng thời gian bảo hành công trình. 
Theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-
96 
CP ngày 6/2/2013 thì thời gian bảo hành 
công trình tối thiểu cao nhất chỉ là 2 năm, 
điều này theo tôi là chưa phù hợp, đề nghị 
tăng thời gian lên gấp 5 lần mức hiện hành. 
Có cơ chế ràng buột trách nhiệm của đơn vị 
thi công trong việc bảo trì công trình trong 
thời gian khai thác sử dụng công trình; 
4. Có chế độ để tất cả các chủ thể tham 
gia quá trình ĐT phải tham gia bảo hiểm 
trách nhiệm nghề nghiệp ở mức cao đủ để 
bồi thường thiệt hại. 
5. Tăng mức chế tài xử phạt đối với 
các hành vi phạm hành chính liên quan đến 
công tác ĐT xây dựng. Ví dụ như: Nâng 
cao mức xử phạt theo Nghị định 
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 lên gấp 
nhiều lần hiện hành. 
6. Có cơ chế hậu kiểm phù hợp đối với 
cơ quan thanh tra và kiểm toán để nâng cao 
chất lượng của công tác này vì “giao quyền 
thì phải có cơ chế kiểm soát quyền”, nếu 
không kiểm soát tốt thì rất “nguy”. 
7. Tách riêng và có cơ chế để các chủ 
thể tham gia hoạt động xây dựng phải có 
tính độc lập; Có cơ chế khuyến kích thiết 
thực hơn trong việc giám sát, kiểm tra, phát 
hiện và tố giác lảng phí, tiêu cực tham 
nhũng. Ví dụ như: thưởng tỉ lệ phần trăm 
trên giá trị tố giác lảng phí, tiêu cực tham 
nhũng đúng và có cơ chế bảo vệ người tố 
giác tốt; trong hành vi hối lộ và nhận hối 
lộ: nếu bên được hối lộ tố cáo đến cơ quan 
chức năng trong thời gian 30 ngày kể từ 
thời điểm nhận hối lộ thì được hưởng số 
tiền bằng với mức được hối lộ, nếu bên hối 
lộ tố cáo đến cơ quan chức năng trong thời 
gian 30 ngày kể từ thời điểm hối lộ thì 
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Công An (2005), Công tác đấu tranh 
phòng, chống tham nhũng trong XDCB - 
Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học. 
2. Vũ Thành Tự Anh (2004), Quản lý và 
phân cấp quản lý đầu tư công - Thực 
trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, 
Bài viết Chương trình giảng dạy Kinh Tế 
Fulbright. 
3. Vũ Tuấn Anh (2013), Tóm tắt tình hình 
đầu tư công ở Việt Nam trong mười năm 
qua, Viện Kinh tế Việt Nam, Báo cáo 
Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư 
công của chính phủ Việt Nam ngày 
08/3/2013. 
4. Nguyễn Ái Đoàn (2004), Kinh tế học vĩ 
mô, Nxb Chính trị Quốc gia . 
5. Nguyễn Trung Dũng (1993), Tính toán và 
đánh giá dự án đầu tư trong nền kinh tế 
thị trường, Nxb Khoa học Kỹ thuật. 
6. Trần Thu Hà (2005), Bài giảng môn quản 
lý dự án, Đại học Bách khoa HN. 
7. Cục Thống kê Vĩnh Long (2014), Niên 
giám thống kê Vĩnh Long. 
8. Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và 
quản lý dự án đầu tư, Nxb Khoa học Kỹ 
thuật. 
9. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Kinh tế Đầu tư, 
Đại học KT Quốc dân Hà Nội. 
10. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2010), Văn kiện Đại 
hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX. 
11. Võ Hồng Phúc (2005), “Tập trung chỉ đạo 
tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực 
đầu tư XDCB”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, 
đăng trên Tạp chí Thời báo KT số 
01/2005. 
Ngày nhận bài: 24/02/2016 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_cac_du_a.pdf