Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 công nhận cộng đồng là một chủ rừng, xong chưa có hướng

dẫn quản lý rừng cộng đồng thống nhất. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được nội dung và các bước

trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng trong khu vực nghiên cứu như sau: Quy hoạch và giao

đất giao rừng cho cộng đồng gồn 07 bước; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm gồm 03

bước; Xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng gồm 07 bước; Xây dựng quỹ bảo vệ

phát triển rừng cộng đồng gồm 04 bước. Trong các bước của từng nội dung đã chỉ rõ các hoạt

động cần triển khai thực hiện và nhu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động đó. Kết quả này góp

phần từng bước hoàn thiện phương pháp luận trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng

Từ khóa: Quy hoạch, Giao đất giao rừng, Lập kế hoạch, Quy chế, Quỹ, quản lý rừng cộng đồng.

pdf 5 trang phuongnguyen 3900
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn

Một số đề xuất trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43 
 45
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG 
TẠI TỈNH BẮC KẠN 
Lê Sỹ Trung* 
Trường Đại học Nông Lâm –ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 công nhận cộng đồng là một chủ rừng, xong chưa có hướng 
dẫn quản lý rừng cộng đồng thống nhất. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được nội dung và các bước 
trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng trong khu vực nghiên cứu như sau: Quy hoạch và giao 
đất giao rừng cho cộng đồng gồn 07 bước; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm gồm 03 
bước; Xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng gồm 07 bước; Xây dựng quỹ bảo vệ 
phát triển rừng cộng đồng gồm 04 bước. Trong các bước của từng nội dung đã chỉ rõ các hoạt 
động cần triển khai thực hiện và nhu cầu cần thiết để thực hiện các hoạt động đó. Kết quả này góp 
phần từng bước hoàn thiện phương pháp luận trong hình thành và quản lý rừng cộng đồng 
Từ khóa: Quy hoạch, Giao đất giao rừng, Lập kế hoạch, Quy chế, Quỹ, quản lý rừng cộng đồng. 
∗
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các hệ thống quản lý tài nguyên rừng hiện 
nay ở nước ta chủ yếu dựa vào các cơ quan 
Nhà nước đã và đang tỏ ra thiếu hiệu quả, thể 
hiện ở tốc độ suy thoái nguồn tài nguyên rừng 
về chất lượng và đa dạng sinh học. Các 
nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy thoái tài 
nguyên rừng ở Việt Nam có thể xếp theo bốn 
nhóm nhân tố cơ bản, đó là: 
(i) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng vượt 
ra ngoài phạm vi ngành Lâm nghiệp, trong 
khi đó sự cố gắng giải quyết chỉ đơn thuần 
trong ngành; 
(ii) Các tổ chức Nhà nước quản lý lâm nghiệp 
không đủ năng lực để kiểm soát và quản lý tài 
nguyên rừng; 
(iii) Việc không thừa nhận hoặc không tôn 
trọng các hình thức chiếm dụng và quản lý 
rừng truyền thống; 
(iv) Giá trị kinh tế từ tài nguyên rừng phần 
lớn do các cơ quan Nhà nước khai thác và 
hưởng lợi trong khi lợi ích từ rừng dành cho 
người dân nơi có rừng quá ít. 
Nhằm khôi phục và phát triển vốn rừng, tạo 
cơ sở pháp lý cho phát triển lâm nghiệp cộng 
∗
 Tel:0912150620 
đồng, trong những năm qua, Nhà nước đã đề 
ra nhiều chính sách, với chủ trương xã hội 
hoá nghề rừng như: Quyết định 
245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc thực hiện trách 
nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng 
và đất lâm nghiệp; Quyết định 106/2006/QĐ-
BNN ngày 27/11/2006 của Bộ Nông nghiệp 
và PTNT về việc ban hành bản Hướng dẫn 
hình thành và quản lý rừng cộng đồng dân cư 
thôn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện 
các giải pháp cho quá trình hình thành, tổ 
chức thực hiện quản lý rừng cộng đồng, 
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: 
“Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng 
cộng đồng khu vực vùng đệm các khu bảo tồn 
thuộc tỉnh Bắc Kạn”. 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi chia 
sẻ một số kinh nghiệm trong hình thành và 
quản lý rừng cộng đồng. 
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG QUẢN LÝ 
RỪNG CỘNG ĐỒNG 
Xác lập quyền sử dụng rừng cho cộng đồng 
+ Quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng 
có sự tham gia 
Bước 1: Chuẩn bị 
- Họp và thành lập ban chỉ đạo GĐ GR 
cấp huyện. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 45 - 49 
 46
- Họp và thành lập tổ công tác GĐGR cấp xã 
- Thu thập các tài liệu và bản đồ hiện có. 
- Tập huấn cho các thành viên tổ công tác 
GĐGR cấp xã 
- Lập kế hoạch Quy hoạch sử dụng đất - Giao 
đất giao rừng cấp xã và chuẩn bị các vật tư 
cần thiết. 
Bước 2: Đánh giá hiện trạng 
- Tổ chức họp thôn lần 1 
+ Giới thiệu mục tiêu, thủ tục của quá trình 
Quy hoạch sử dụng đất- Giao đất giao rừng có 
sự tham gia. 
+ Giới thiệu các chính sách liên quan đến quy 
hoạch sử dụng đất – giao đất giao rừng có sự 
tham gia. 
+ Trình bày kế hoạch hoạt động QHSDĐ - 
GĐGR có sự tham gia. 
+ Lựa chọn một số người dân đại diện tham 
gia hỗ trợ tổ công tác GĐGR 
- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và môi 
trường của thôn bản. 
- Phân tích tình hình kinh tế, xã hội và môi 
trường, xác định các xu hướng sử dụng đất 
trong thôn và đánh giá trạng thái rừng. 
-Lập sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của thôn 
Bước 3: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất của xã 
- Xây dựng dự thảo kế hoạch sử dụng đất 
của thôn 
- Tổ chức họp thôn lần 2 nhằm (i) Thống nhất 
kế hoạch sử dụng đất của thôn và (ii) Giải 
thích rõ các bước tiếp theo trong QHSDĐ-
GĐGR có sự tham gia 
- Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất của thôn 
trình với cấp xã 
- Lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã, báo cáo và 
trình kế hoạch lên HĐND xã để phê duyệt. 
- Trình kế hoạch và báo cáo sử dụng đất của 
xã lên UBND huyện để phê duyệt 
Bước 4: Lập kế hoạch GĐGR của thôn 
- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch GĐGR của thôn 
- Tổ chức họp thôn lần 3: 
+ Trình bày kế hoạch sử dụng đất đã được 
phê duyệt; 
+ Thống nhất về số hộ gia đình, nhóm hộ, 
số hộ trong mỗi nhóm dự kiến sẽ nhận đất 
nhận rừng; 
+ Thống nhất về các chỉ tiêu nhận đất nhận 
rừng của các hộ, nhóm hộ. 
- Thống nhất về phần đóng góp của người dân 
trong quá trình triển khai GĐGR 
- Lập và phê duyệt danh sách các hộ, nhóm 
hộ đủ điều kiện nhận đất nhận rừng. 
+ Thu đơn xin nhận đất nhận rừng và lập 
danh sách các hộ đăng ký nhận rừng 
+ Lập danh sách các hộ, nhóm hộ có đủ điều 
kiện nhận đất nhận rừng và thông báo danh 
sách công khai trong vòng 15 ngày 
- Họp với các hộ sẽ được nhận đất nhận rừng 
trên cùng 1 khu vực rừng 
 Thống nhất về địa điểm của các lô, phương 
thức giao và cách phân lô 
Bước 5: Giao đất giao rừng tại thực địa 
- Xác định rõ ranh giới ngoại nghiệp và tính 
toán diện tích các lô đất 
- Kiểm kê rừng có sự tham gia và tính toán 
trữ lượng gỗ các loại. 
- Xây dựng bản đồ GĐGR thôn bản. 
Bước 6: Tổng hợp tài liệu địa chính. 
Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và cấp sổ đỏ. 
- UBND huyện thẩm định và phê duyệt các 
tài liệu địa chính. 
- Tiến hành cấp và trao giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất/sổ đỏ . 
- Lưu trữ tài liệu địa chính[3] 
Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 
năm và hàng năm [2] 
- (Bảng 1). 
Xây dựng Quy ước quản lý bảo vệ và phát 
triển rừng cộng đồng [1] 
- (Bảng 2). 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43 
 47
Bảng 1. Tiến trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 
TT Các bước tiến hành Nguồn thông tin/ghi chú 
I Đánh giá tài nguyên rừng 
1 Chuẩn bị bản đồ thể hiện tình trạng 
rừng thôn bản Có thể được thực hiện thông qua QHSDĐ&GĐGR 
2 Phân chia lô rừng Dựa trên bản đồ lâm nghiệp của thôn bản 
3 Xây dựng mục tiêu quản lý Thảo luận về mong muốn của thôn đối với từng lô rừng 
4 Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia 
4.1. Mô tả rừng của bản (cho từng lô) và điền vào phiếu mô tả lô 
rừng 
4.2. Đo đếm trên ô mẫu (các ô chọn), điền thông tin vào phiếu ô 
mẫu 
5 Phân tích dữ liệu 
5.1. Tổng hợp dữ liệu 
5.2. Chuẩn bị biểu đồ 
II Xây dựng kế hoạch quản lý 
6 Đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản 
của bản Từ việc đánh giá nhu cầu sử dụng với người dân 
7 Cân đối cung và cầu Từ việc phân tích (bước 5.1 và 5.2) và nhu cầu lâm sản (bước 6), 
mục tiêu quản lý (bước 3) 
8 Vấn đề và cơ hội Từ việc mô tả lô rừng ở bước 4.1 và phân tích dữ liệu ở bước 5.1 
và 5.2 
9 Xây dựng mục tiêu quản lý Dựa trên mục tiêu quản lý (bước 3) và vấn đề - cơ hội (bước 8), 
cung và cầu (bước 7) 
10 Hoạt động và công việc Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm. Các hoạt động trên từng lô cụ thể bao gồm khối lượng khai thác, cải tạo, bảo vệ rừng. 
11 Viết kế hoạch lên giấy Trên cơ sở các thông tin từ bước 1-10 
III Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 
12 Phê duyệt kế hoạch quản lý rừng 
cộng đồng 
Dựa trên kế hoạch được viết bằng văn bản, Uỷ ban nhân dân 
huyện sẽ phê duyệt kế hoạch 
Bảng 2. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 
TT Các bước tiến hành Nguồn thông tin/ghi chú 
I Bước 1: Chuẩn bị 
1 Thu thập thông tin, tài liệu liên quan 
- Bản đồ sử dụng đất của bản (hoặc xã) 
- Tài liệu về các quy chế khác của chính phủ; 
- Các số liệu hiện có về nguồn tài nguyên rừng 
2 Chuẩn bị cho cuộc họp thôn lần 1 
Thông báo cho ban quản lý thôn bản: 
- Quy trình sẽ được thực hiện của quy ước, cách tiếp cận, mục tiêu 
- Những gì họ có thể mong đợi và những gì ta mong đợi được ở họ; 
- Những ai nên tham dự vào cuộc họp bản; 
- Thống nhất về ngày tổ chức cuộc họp đầu tiên. 
II Bước 2: Họp thôn lần 1 
1 Giới thiệu cuộc họp 
2 Phân loại rừng cho quản lý và sử dụng - Người dân sẽ phân biệt các khu rừng khác nhau, vị trí và điều kiện của các khu rừng đó trên bản đồ 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 45 - 49 
 48
- Người dân sẽ phân loại đất rừng của họ theo mục đích quản lý, 
bảo vệ và sử dụng 
- Xác định các vấn đề chính liên quan đến quản lý và bảo vệ 
3 Thảo luận nội dung bản quy ước 
- Khai thác lâm sản 
- Đốt nương làm rẫy và kế hoạch phòng cháy chữa cháy 
- Chăn thả gia súc 
- Săn bắn và khai thác động vật hoang dã 
- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, người bảo vệ rừng 
- Hình thức thưởng, phạt và bồi thường 
III Bước 3: Hoàn thiện bản dự thảo lần 1 Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng 
1 Hoàn thiện lần 1 bản dự thảo 
- Viết quy ước thành văn bản đơn giản, đầy đủ theo các ý kiến 
đóng góp và đã được thống nhất 
- Cán bộ kiểm lâm sẽ hỗ trợ ban quản lý thôn bản để hoàn thành 
văn bản. 
IV Bước 4: Thông qua quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn bản , bao gồm cả thẩm định, phê duyệt 
của chính quyền địa phương 
1 Họp thôn lần 2 
- Trình bày lại bản Quy ước đã được nhóm tổng hợp với toàn thể 
cộng đồng 
- Lấy ý kiến tham gia 
- Tổng hợp chỉnh sửa lần 2 
2 Thẩm định, phê duyệt quy ước Quy ước trình lên UBND xã để xã trình huyện phê duyệt. UBND huyện có quyết định phê duyệt quy ước 
V Bước 5: Phổ biến quy ước 
1 Họp thôn lần 3 Quy ước được phổ biến trong thôn bản để mọi người dân đều được biết. 
VI Bước 6: Giám sát tính hiệu lực pháp lý 
1 Giám sát - Cấp bản, Cấp xã 
VII Bước 7: Đánh giá định kỳ quy ước. 
1 Đánh giá kết quả thực hiện quy ước hàng năm 
- Cuộc họp cả thôn bản hàng năm 
- Cần điều chỉnh bổ sung Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng 
đồng không ? Nội dung nào cần điều chỉnh bổ sung. 
Xây dựng quỹ Bảo vệ phát triển rừng 
Bước1. Thành lập tổ quản lý quỹ Tổ quản lý 
quỹ bao gồm 3 người gồm tổ trưởng tổ quản 
lý quỹ, thủ quỹ và một tổ viên. 
Tổ trưởng tổ quản lý quỹ là trưởng Ban quản 
lý rừng cộng đồng và cũng là trưởng thôn. Tổ 
trưởng tổ quản lý quỹ có trách nhiệm: 
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, về nguồn 
đóng góp bổ sung quỹ và kế hoạch chi tiêu. 
- Điều hành việc huy động các nguồn quỹ và 
chi tiêu. 
- Kiểm tra sổ sách và tiền trong quỹ của 
thủ quỹ. 
- Báo cáo trước các cuộc họp cộng đồng về 
quỹ và chi tiêu. 
Thủ quỹ là thành viên của Ban quản lý rừng 
cộng đồng, thường là cán bộ phụ nữ thôn. 
Thủ quỹ có trách nhiệm lập sổ thu - chi, lưu 
giữ các chứng từ, hóa đơn và quản lý tiền. 
Hàng tháng, thủ quỹ báo cáo trước tổ quản lý 
quỹ về chi tiêu. 
Tổ viên là đại diện các hộ gia đình. Tổ viên 
không phải là thành viên của Ban quản lý 
rừng của thôn có trách nhiệm tham khảo ý 
kiến của dân trong việc huy động các nguồn 
góp quỹ, các hạng mục chi tiêu để đưa ra tổ 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 37 - 43 
 49
lập kế hoạch quản lý quỹ. Tổ viên có quyền 
kiểm tra sổ sách, chứng từ và quỹ tiền mặt 
của thủ quỹ. 
Bước 2. Xây dựng quy chế quản lý quỹ 
Quy chế quản lý quỹ do Ban quản lý rừng 
cộng đồng dự thảo và thông qua cuộc họp 
toàn thôn. Quy chế chỉ được đưa vào thực 
hiện khi ít nhất 75% HGĐ trong thôn nhất trí. 
Nội dung quy chế quản lý quỹ do toàn cộng 
đồng quyết định, nhưng tập trung vào các nội 
dung sau: 
- Quy định về hình thức tổ chức quản lý quỹ. 
- Quy định về cách thức huy động quỹ. 
- Quy định về sử dụng quỹ. 
- Quy định về hạch toán và báo cáo. 
- Quy định về kiểm tra quỹ. 
Quy chế quản lý quỹ được được phổ biến 
rộng rãi toàn cộng đồng. Những nội dung 
chính của quy chế được đưa vào quy chế quản 
lý rừng của thôn. 
Bước 3. Sử dụng quỹ 
- Mua sắm vật tư thiết yếu mà cộng đồng 
không có và không có khả năng tự tạo để 
phục vụ trực tiếp cho xây dựng, bảo vệ và 
phát triển rừng của cộng đồng 
- Mua sắm dụng cụ, phương tiện, thiết bị nhỏ 
mà cộng đồng không có và không thể tự sản 
xuất để phục vụ trực tiếp cho bảo vệ rừng, 
trồng rừng 
- Thuê khoán chuyên gia bên ngoài để tư vấn, 
thiết kế v.v. 
- Hỗ trợ các hoạt động quản lý chung như 
phụ cấp cho thành viên ban quản lý, chi phí 
tiền thưởng hàng năm, chi chè nước cho hội 
nghị hoặc họp cộng đồng v.v. 
- Cho vay theo hình thức quay vòng để hỗ trợ 
phát triển sản xuất. 
Bước 4. Giám sát quỹ 
 - Báo cáo quý và hàng năm của tổ quản lý 
quỹ cho Ban quản lý rừng của thôn và trước 
các cuộc họp dân. 
- Đại diện cộng đồng kiểm tra sổ sách và tiền 
mặt. 
- Bảng theo dõi quỹ được in lên khổ giấy to 
(Ao) và treo ở nhà cộng đồng[2]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ NNPTNT, Thông tư số 70/2007-TT-BNN 
ngày 01/08/2007, Hương dẫn xây dựng và tổ chức 
thực hiện quy ước bảo vệ phát triền rừng cộng 
đồng dân cư thôn 
[2]. Bộ NNPTNT, Quyết định số106/2006/BNN- 
PTNT về Xây dựng và quản lý rừng cộng đồng. 
[3]. Chính phủ, Quyết định số 186/2007/QĐ-TTg 
ngày /2007, Ban hành quy chế quản lý rừng phòng 
hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. 
SUMMARY 
SOME SOLUTIONS IN ESTABLISHMENT AND COMMUNITY FOREST 
MANAGEMENT IN BAC KAN PROVINCE 
Le Sy Trung∗ 
College of Agriculture and Forestry - TNU 
Forest Protection and Development (2004) confirmed community is a Forest owner. However, 
without guidelines for Community Forest Management. Researching results promoted the contents 
and steps in establishing and managing community forest. 
+ Allocation and planning for community (7 steps) 
+ Planning on Community Forest Management for 5 years (3 steps) 
+ Building the conventions to protect and manage Community Forest Management (7 steps) 
+ Building the Fund for protecting and developing Community Forests (4 steps). 
In these steps of each contentpointed essential activities to carry out them step by step 
Contributing to complete the methodologies of community forest management. 
Key words: Planning, FLA, Planning, Regulation, Fund, community forest management 
∗
 Tel:0912150620 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_trong_hinh_thanh_va_quan_ly_rung_cong_dong_ta.pdf