Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những thay đổi cơ bản

trong quy định về các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn

tạm giam nói riêng theo hướng tôn trọng và đề cao quyền con người trong

tố tụng hình sự so với BLTTHS năm 2003 trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh

điểm tiến bộ, quy định của BLTTHS năm 2015 về tạm giam vẫn còn hạn chế,

thực tiễn áp dụng các quy định còn nhiều bất cập, vướng mắc, xâm phạm đến

quyền con người của bị can, bị cáo. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định và đề

ra những giải pháp trên thực tiễn áp dụng tạm giam cần được nghiên cứu một

cách thấu đáo để bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người của bị can, bị cáo.

Từ khóa: Tạm giam, tố tụng hình sự, quyền con người

pdf 6 trang phuongnguyen 6080
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
28 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
Mọi người có quyền tự do về thân thể, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền đó. Tuy nhiên, 
trong một số trường hợp, việc giới hạn tự do 
thân thể của một người là cần thiết để bảo 
đảm công lý, tạo điều kiện để xử lý nghiêm 
minh hành vi phạm tội, bảo đảm trật tự, an 
toàn trong xã hội. Áp dụng các biện pháp 
ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một trong 
những trường hợp đó. Việc áp dụng các biện 
pháp ngăn chặn này là cần thiết và khách 
quan nhưng có thể có nguy cơ xâm hại đến 
quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Trong 
phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu 
đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2015 
về biện pháp ngăn chặn tạm giam, khảo sát 
thực tiễn áp dụng quy định này trong năm 
năm gần đây, từ đó đưa ra một số đề xuất 
nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người 
của bị can, bị cáo trong áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam. 
1. Quy định của Bộ luật tố tụng 
hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn 
chặn tạm giam.
BLTTHS năm 2015 cụ thể hóa sâu sắc 
yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về dân 
chủ, pháp quyền, tôn trọng và bảo đảm 
quyền con người trong các quy định của 
mình, đặc biệt là quy định về biện pháp 
ngăn chặn. Các biện pháp ngăn chặn nói 
* Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA BỊ CAN, 
BỊ CÁO KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM
TRẦN THỊ THU HIỀN * 
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những thay đổi cơ bản 
trong quy định về các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn 
tạm giam nói riêng theo hướng tôn trọng và đề cao quyền con người trong 
tố tụng hình sự so với BLTTHS năm 2003 trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh 
điểm tiến bộ, quy định của BLTTHS năm 2015 về tạm giam vẫn còn hạn chế, 
thực tiễn áp dụng các quy định còn nhiều bất cập, vướng mắc, xâm phạm đến 
quyền con người của bị can, bị cáo. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định và đề 
ra những giải pháp trên thực tiễn áp dụng tạm giam cần được nghiên cứu một 
cách thấu đáo để bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người của bị can, bị cáo.
Từ khóa: Tạm giam, tố tụng hình sự, quyền con người.
In the Criminal Procedures Code (CPC) of 2015, there have been basic 
changes on regulations of preventive measures generally and temporary 
detention preventive measures particularly in direction of respecting and 
giving prominence to human rights in criminal proceedings, by comparison 
with the previous one in 2003. However, despite of some progressive 
points, both regulations of temporary detention preventive measures in 
CPC of 2015 and in reality have witnessed some limitations, inadequacies 
violating human rights of suspects and accused. Therfore, perfecting 
these regulations and proposing suggestions in applied reality need to be 
carefully studied to better ensure human rights of suspects and accused.
Keywords: Temporary detention, criminal proceedings, human rights.
TRẦN THỊ THU HIỀN
29Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
chung và biện pháp ngăn chặn tạm giam 
nói riêng với tư cách là những biện pháp 
hạn chế quyền con người, quyền công dân 
được quy định chặt chẽ, đầy đủ năm yếu 
tố: căn cứ, thời hạn áp dụng, thẩm quyền 
quyết định, trình tự và thủ tục tiến hành.
Về căn cứ áp dụng: Căn cứ áp dụng biện 
pháp tạm giam được quy định tại Điều 119 
BLTTHS năm 2015 có sự kết hợp giữa việc 
phân loại tội phạm và căn cứ khác chứng 
tỏ bị can, bị cáo có khả năng bỏ trốn, tiếp 
tục phạm tội, gây khó khăn cho hoạt động 
điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, việc xây 
dựng căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn 
phải xuất phát từ bản chất và mục đích của 
biện pháp ngăn chặn. Trong khoa học pháp 
lý, phần lớn các học giả cho rằng căn cứ áp 
dụng biện pháp ngăn chặn là những tài 
liệu chứng cứ dự báo có đầy đủ cơ sở về 
khả năng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho 
việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và 
tiếp tục phạm tội(1). Trong khi đó, Khoản 1 
Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định “Tạm 
giam có thể áp dụng với bị can, bị cáo về 
tội đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm 
trọng”. Quy định này không hợp lý bởi lẽ 
không phải mọi bị can, bị cáo phạm tội rất 
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều 
có khả năng bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, gây 
khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, 
xét xử. Có những bị can, bị cáo phạm tội rất 
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng sau 
khi bị phát hiện ra hành vi phạm tội thì ăn 
năn hối cải, thành khẩn khai báo, khắc phục 
hậu quả để hưởng sự khoan hồng của pháp 
luật. Do đó, không thể lấy tính chất, mức độ 
nguy hại cho xã hội cao hay thấp của hành 
vi phạm tội để suy đoán bị can, bị cáo có khả 
năng trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm 
1 Trần Quang Tiệp (2011), Về tự do cá nhân và biện 
pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị 
quốc gia, tr 55.
hình sự hay gây khó khăn, trở ngại cho quá 
trình giải quyết vụ án. Căn cứ áp dụng biện 
pháp ngăn chặn tạm giam phải là căn cứ 
có thật dự báo khả năng thực tế có thể xảy 
ra việc bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc cản trở 
hoạt động tố tụng hay tiếp tục phạm tội chứ 
không phải suy diễn từ tính chất và mức độ 
nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ bị 
cho là đã thực hiện. Việc suy diễn tùy tiện 
trong lập pháp tạo ra các kẽ hở pháp lý cho 
các hành vi xâm phạm quyền con người, 
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân. 
Tham khảo pháp luật tố tụng hình sự 
Nhật Bản, căn cứ tạm giam là căn cứ thực tế 
để thấy bị can trốn, gây khó khăn cho việc 
điều tra, truy tố xét xử như bị can không có 
chỗ ở cố định, có đầy đủ lý do chính đáng 
nghi bị can dấu diếm chứng cứ, bị can bỏ 
trốn hoặc có đầy đủ lý do nghi bị can sẽ bỏ 
trốn(2). Trung Quốc, Liên bang Nga xác định 
căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam trên cơ 
sở kết hợp giữa mức hình phạt tù mà Bộ 
luật hình sự quy định đối với tội phạm và 
các căn cứ thực tế để xác định bị can trốn, 
tiêu hủy chứng cứ(3). Nhìn chung, mức phạt 
tù mà Bộ luật hình sự quy định không được 
coi là căn cứ độc lập và duy nhất để tạm 
giam một người mà có các điều kiện chặt 
chẽ khác. Do đó, căn cứ áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam trong BLTTHS năm 
2015 cần phải được nghiên cứu, xem xét lại 
để bảo đảm tính khoa học và hợp lý. 
Về thẩm quyền quyết định áp dụng biện 
pháp ngăn chặn: Để bảo đảm tính thận 
trọng trong quyết định áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam, BLTTHS năm 2015 
quy định thẩm quyền thuộc về một số 
người tiến hành tố tụng như Viện trưởng, 
phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
2 Điều 60 BLTTHS Nhật Bản
3 Điều 108 BLTTHS Liên bang Nga, Điều 79 BLTTHS 
TrungQuốc
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI...
30 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
và Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện 
kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, phó 
Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, 
phó Chánh án Tòa án cấp quân sự các cấp, 
Hội đồng xét xử. Như vậy, theo quy định 
của BLTTHS năm 2015, có 9 loại chủ thể 
có quyền ra lệnh tạm giam. Tuy nhiên, 
việc quy định quá nhiều chủ thể được ra 
lệnh áp dụng biện pháp tạm giam tiềm ẩn 
nguy cơ dẫn tới việc lạm dụng, áp dụng 
tràn lan biện pháp này trên thực tế, không 
bảo đảm quyền con người của bị can, bị 
cáo. 
Về thời hạn áp dụng: Thời hạn tạm 
giam được quy định khác nhau đối với 
từng giai đoạn. Trong giai đoạn điều tra, 
thời hạn tạm giam và thời hạn gia hạn tạm 
giam được quy định dựa trên sự phân loại 
tội phạm. So với BLTTHS năm 2003, thời 
hạn gia hạn tạm giam để điều tra trong 
BLTTHS năm 2015 được rút ngắn, cụ thể 
đối với tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm 
trọng (chỉ cho phép gia hạn một lần thay 
vì gia hạn hai lần như BLTTHS năm 2003) 
và đối với tội đặc biệt nghiêm trọng (chỉ 
cho phép gia hạn hai lần thay vì gia hạn ba 
lần như BLTTHS năm 2003). Đối với bị can, 
bị cáo là người dưới 18 tuổi, BLTTHS năm 
2015 rút ngắn thời hạn tạm giam đối với 
người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời 
hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở 
lên; điều này thể hiện sự ưu tiên đặc biệt 
đối với đối tượng này và phù hợp với quy 
định trong các điều ước quốc tế mà Việt 
Nam là thành viên. Việc rút ngắn thời hạn 
tạm giam để điều tra sẽ buộc các cơ quan tố 
tụng phải cân nhắc kỹ thời điểm bắt giam, 
phải tổ chức lực lượng để khẩn trương kết 
thúc vụ án, không kéo dài tình trạng pháp 
lý căng thẳng của bị can, bị cáo. Do vậy, 
BLTTHS năm 2015 giảm số lần gia hạn tạm 
giam là bảo vệ tốt hơn quyền con người, 
quyền công dân, và phù hợp với xu thế của 
các nền tư pháp tiến bộ trên thế giới.
Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam: Để bảo đảm quyền con 
người của người bị áp dụng biện pháp tạm 
giam, BLTTHS năm 2015 quy định chặt 
chẽ, chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng biện 
pháp này. Tạm giam phải có lệnh, quyết 
định của người có thẩm quyền. Lệnh tạm 
giam phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người bị 
áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, lý 
do, thời hạn áp dụng và các nội dung khác 
quy định tại Điều 132 BLTTHS năm 2015. 
Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước 
của người bị tạm giam. Đối với trường hợp 
người bị tạm giam có người thân thích là 
người tàn tật, già yếu mà không có người 
chăm sóc, thì tùy từng trường hợp mà cơ 
quan ra lệnh tạm giam giao những người 
đó cho người thân thích hoặc chính quyền 
sở tại chăm nom, nhà hoặc tài sản của 
họ cũng được áp dụng những biện pháp 
trông nom, bảo quản thích đáng (Điều 120 
BLTTHS năm 2015).
2. Thực trạng áp dụng quy định của 
BLTTHS năm 2015 về biện pháp ngăn 
chặn tạm giam
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện 
pháp ngăn chặn tạm giam của các cơ quan 
tiến hành tố tụng trong thời gian năm năm 
gần đây có thể thấy số bị can, bị cáo bị tạm 
giam có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 
2013, số lượng người bị tạm giam là 135.073, 
năm 2014 là 142.754, tăng 5,69%, năm 2015 
là 129.759, giảm 9,1%, năm 2016 là 116.416 
người, giảm 10,3%. Năm 2017 là 106.676 
người, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2016(1). 
Số người bị tạm giam sau đó xét xử, tòa án 
tuyên hình phạt tù trên tổng số lượng đã 
giải quyết chiếm tỉ lệ 73,49% trong giai đoạn 
1  Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giữ, tạm 
giam và thi hành án năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017. 
TRẦN THỊ THU HIỀN
31Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
2013- 2017. Qua số liệu trên có thể thấy phần 
lớn các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn 
chặn tạm giam đều xuất phát từ nhu cầu 
ngăn chặn tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn 
tại tình trạng quá hạn tạm giam. Năm 2013, 
số lượng tạm giam quá hạn là 1051 lượt, năm 
2014 là 1361 lượt, năm 2015 là 1273, năm 2016 
là 719 lượt, năm 2017 số lượng này giảm 
xuống chỉ còn 34 lượt. Trong các cơ sở giam 
giữ, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến 
tình trạng người bị tạm giam tự sát, bị đối 
tượng cùng buồng giam đánh hoặc phạm 
tội mới. Năm 2013, xảy ra 22 trường hợp 
đối tượng tạm giam tự sát, năm 2014 là 13 
trường hợp, năm 2015 là 13 trường hợp, năm 
2016 là 10 trường hợp, năm 2017 là 14 trường 
hợp. Trong trại giam tình trạng bắt nạt các 
đối tượng cùng phòng, thậm chí đánh chết 
đối tượng cùng phòng còn tiếp diễn, hầu 
như năm nào cũng xảy ra 2 đến 5 vụ. Việc 
người bị tạm giam phạm tội mới cũng là một 
vấn đề đáng quan tâm. Phần lớn đối tượng 
phạm tội trốn khỏi nơi giam, còn lại là các 
tội giết người; cố ý gây thương tích, chống 
người thi hành công vụ, tàng trữ trái phép 
chất ma túy... Bên cạnh đó, trong quản lý và 
bố trí giam giữ còn nhiều bất cập như giam 
giữ chung buồng người cùng vụ án, người 
thành niên với người chưa thành niên; phạm 
nhân với người bị tạm giữ, tạm giam; người 
Việt Nam với người nước ngoài(1); Có trường 
hợp công tác quản lý và bố trí nơi giam giữ 
người bị kết án tử hình còn sơ hở, không 
đúng quy định dẫn đến đối tượng người bị 
kết án tử hình(2) có thai và đã sinh con trong 
thời gian đang tạm giam.. 
1  Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giữ, tạm 
giam và thi hành án năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.
3  (Nguyễn Thị Huệ, sinh ngày 29/01/1974, trú tại Đồng 
Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn, bị bắt ngày 19/4/2012, xét xử 
phúc thẩm ngày 19/6/2014, hình phạt tử hình về tội: 
“Mua bán trái phép chất ma túy”), xảy ra tại Trại tạm 
giam Công an tỉnh Quảng Ninh (bị án Huệ đã được 
chuyển từ hình phạt tử hình xuống chung thân).
Mặt khác, các trình tự, thủ tục tạm 
giam chưa được các cơ quan tiến hành 
tố tụng và cơ sở giam giữ tuân thủ chặt 
chẽ như việc tiếp nhận đối tượng bị tạm 
giam còn thiếu thủ tục (thiếu lý lịch bị can, 
thiếu quyết định truy nã, lệnh bắt khẩn 
cấp, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh trích 
xuất, danh bản, phiếu khám sức khỏe, biên 
bản bắt, biên bản bàn giao hồ sơ )(3), trích 
xuất bị can không đúng thủ tục, đưa người 
bị tạm giam, người đang chờ đưa đi chấp 
hành án ra ngoài lao động phục vụ. Những 
sai phạm trên đã và đang ảnh hưởng không 
nhỏ đến quyền con người của bị can. 
Những vi phạm, tồn tại trong việc áp 
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam bắt 
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 
Đó là các quy định của BLTTHS năm 2015 
còn bất cập; các cơ sở giam giữ, cơ quan 
tiến hành tố tụng chưa nhận thức và áp 
dụng đúng pháp luật; công tác quản lý còn 
sơ hở; cơ chế phối hợp chưa đồng bộ; quy 
mô, điều kiện của các cơ sở giam giữ chưa 
đáp ứng yêu cầu. 
3. Một số kiến nghị, đề xuất về biện 
pháp ngăn chặn tạm giam nhằm bảo đảm 
quyền con người của bị can, bị cáo 
Một là, hoàn thiện các quy định của BLTTHS 
năm 2015 về biện pháp ngăn chặn tạm giam. 
Từ các phân tích trên, chúng tôi kiến 
nghị sửa đổi một số vấn đề sau: 
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam. Theo ý kiến chúng tôi, 
không thể sử dụng kết quả phân loại tội 
phạm làm cơ sở độc lập để xây dựng căn 
cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam 
như cách quy định của BLTTHS năm 2015 
mà phải coi căn cứ người bị buộc tội tiếp 
tục phạm tội hoặc cản trở, gây khó khăn 
cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành 
3  Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát tạm giữ, tạm 
giam và thi hành án năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI...
32 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
án là căn cứ chủ yếu để xem xét, quyết 
định áp dụng biện pháp này. Đồng thời, 
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm 
giam cần sự khẩn trương, nhanh chóng 
để đạt được mục đích ngăn chặn, sẽ là 
khó khăn khi buộc các cơ quan có thẩm 
quyền xác định hành vi phạm tội đó thuộc 
loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay rất 
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khi 
quyết định áp dụng biện pháp này. Vì 
vậy, chúng tôi cho rằng căn cứ áp dụng 
biện pháp tạm giam chỉ nên dựa trên hình 
phạt BLHS quy định đối với tội danh đó là 
hình phạt tù trên 2 năm và căn cứ thực tế 
cho thấy người bị buộc tội tiếp tục phạm 
tội hoặc cản trở, gây khó khăn cho việc 
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. 
Theo đó, Điều 119 BLTTHS năm 2015 
cần được sửa đổi như sau:
“Tạm giam có thể được áp dụng đối với 
bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định 
hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định 
người đó thuộc một trong các trường hợp:
a.
b...”
 Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng biện 
pháp ngăn chặn tạm giam. Nghiên cứu 
thông lệ quốc tế và pháp luật một số quốc 
gia khác, chỉ một số quốc gia như Trung 
Quốc, Việt Nam giao Cơ quan điều tra 
thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp 
tạm giam(1). Các quốc gia khác như Nga, 
Pháp, Đức, Nhật Bản, Tòa án là cơ quan 
duy nhất được trao quyền quyết định việc 
tạm giam trên cơ sở hồ sơ, tài liệu có liên 
quan của cảnh sát và đề nghị của Công tố 
viên(2). Quy định như vậy nhằm mục đích 
đặt cơ quan điều tra dưới sự kiểm soát 
1  Điều 89 BLTTHS TrungQuốc
2 Điều 108 BLTTHS Liên Bang Nga được sửa đổi 
bổ sung năm 2012 và Điều 114 BLTTHS Liên bang 
Đức, điều 137 BLTTHS Pháp, Điều 60 BLTTHS 
Nhật Bản. 
của cơ quan xét xử(3). Chúng tôi cho rằng 
hoạt động điều tra nói chung và việc áp 
dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng phải 
đặt dưới sự kiểm soát là vô cùng cần thiết, 
đặc biệt đối với giai đoạn điều tra trong 
mô hình tố tụng thiên về thẩm vấn đang 
tồn tại ở Việt Nam. Bởi lẽ trong mô hình tố 
tụng này, giai đoạn điều tra mang các đặc 
trưng như bán công khai, tính tranh tụng, 
sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ các 
bên hạn chế. Do vậy, nếu giao quá nhiều 
quyền lực nhà nước cho cơ quan điều tra 
việc lạm quyền dễ xảy ra nhưng lại khó bị 
phát hiện. Bởi sự lạm quyền là thuộc tính 
của những người gắn với quyền lực nhà 
nước. Ở đâu có quyền lực, thì ở đó luôn 
tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm quyền(4). Sự 
lạm quyền trong việc áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam có khả năng gây hậu 
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền 
tự do thân thể của bị can. Với cơ chế 
kiểm soát việc áp dụng biện pháp ngăn 
chặn tạm giam hiện nay trong BLTTHS 
năm 2015 là thủ trưởng, phó thủ trưởng 
cơ quan điều tra được ra lệnh tạm giam 
nhưng lệnh này phải được sự phê chuẩn 
của Viện kiểm sát trước khi thi hành theo 
chúng tôi chưa đủ mạnh. Cơ chế kiểm soát 
này phải được nâng cao theo hướng cơ 
quan điều tra chỉ được quyền đề nghị còn 
Viện kiểm sát sẽ quyết định việc áp dụng 
biện pháp tạm giam. Do đó, chúng tôi đề 
nghị cần bỏ thẩm quyền quyết định tạm 
giam của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng cơ 
quan điều tra. Cơ quan điều tra có quyền 
đề nghị ra lệnh tạm giam còn thẩm quyền 
ra lệnh tạm giam thuộc về Viện trưởng, 
phó Viện trưởng Viện kiểm sát. Điều này 
3 Tô Văn Hòa (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển 
hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức, tr 23
4 Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm 
của nhà nước, NxbTư pháp, tr 34.
TRẦN THỊ THU HIỀN
33Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
không những phù hợp với tinh thần Nghị 
quyết số 49- NQ/TW “thu hẹp đối tượng, 
người có thẩm quyền quyết định áp dụng 
biện pháp tạm giam”, mà còn hợp với xu 
hướng chung của các quốc gia trên thế 
giới và bảo đảm tốt hơn nữa quyền bất 
khả xâm phạm về thân thể của bị can.
Thứ ba, về thời hạn áp dụng biện pháp 
ngăn chặn tạm giam trong trường hợp vụ án 
được điều tra bổ sung. Để bảo đảm bị can 
không bị tạm giam quá dài, đồng thời nâng 
cao tinh thần, trách nhiệm của cơ quan có 
thẩm quyền điều tra trong việc xác định sự 
thật của vụ án, chúng tôi đề nghị sửa đổi 
quy định về thời hạn tạm giam khi điều tra 
bổ sung theo hướng không cho phép tạm 
giam bị can nếu thời hạn tạm giam trong 
điều tra vụ án trước đó đã hết thời hạn tạm 
giam tối đa theo luật định. Theo đó, Khoản 
4 Điều 174 được sửa đổi như sau:
“4. Khi phục hồi điều tra, điều tra 
bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra 
có quyền thay đổi, áp dụng, hủy bỏ biện 
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế 
theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định 
của Bộ luật này cần tạm giam trong khi 
điều tra bổ sung thì tổng thời hạn tạm giam 
không được vượt quá thời hạn tạm giam 
được quy định tại Điều 173 của Bộ luật này. 
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm 
giam trong trường hợp vụ án được điều 
tra lại được thực hiện theo quy định tại 
Điều 173 của Bộ luật này” 
Hai là, nâng cao trình độ, năng lực chuyên 
môn, nhận thức của người tiến hành tố tụng và 
cán bộ ở các cơ sở giam giữ. 
Đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến 
hành tố tụng, cơ sở giam giữ phải được 
chuẩn hóa, liên tục được tập huấn, bồi 
dưỡng, nâng cao ý thức bảo vệ quyền 
con người. Song song với việc bảo đảm 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức 
nghề nghiệp, trách nhiệm và lương tâm 
của người có thẩm quyền tiến hành tố 
tụng cũng là yếu tố quyết định chất lượng 
công việc. Do đó, một mặt cần động viên, 
khuyến khích cán bộ vững tâm vượt qua 
những cám dỗ vật chất hoàn thành chức 
trách, nhiệm vụ của mình mặt khác cần 
thường xuyên thanh lọc đội ngũ cán bộ, 
loại bỏ các cá nhân không giữ được phẩm 
chất đạo đức trong sạch, vi phạm quy tắc 
nghề nghiệp khỏi đội ngũ. 
Ba là, tăng cường quản lý bị can, bị cáo 
bị tạm giam. 
Trong thời gian tới, các cơ sở giam giữ 
nên tăng cường lực lượng canh giữ, giám 
sát phòng giam, đồng thời trang bị phương 
tiện hiện đại, tân tiến để phục vụ công tác 
quản lý giam giữ. Bên cạnh đó, thiết nghĩ 
việc nghiên cứu cách thức và phương pháp 
kiểm tra tâm lý của tất cả bị can, bị cáo bị 
tạm giam để có thể phân loại đối tượng có 
khả năng và mong muốn tự sát hoặc có 
biểu hiện bất thường để có các biện pháp 
theo dõi, ngăn chặn một cách kịp thời là 
rất quan trọng và cần được triển khai sớm. 
Bốn là, mở rộng quy mô giam giữ. 
Hiện nay, số lượng người tạm giam 
khá đông, diện tích ở của người bị tạm 
giam trong một số nhà tạm giữ, trại tạm 
giam chưa bảo đảm đủ 2m2 một người. 
Số lượng người tạm giam vượt quá quy 
mô giam giữ dẫn đến nguy cơ mất vệ sinh 
môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến 
quyền lợi của người bị tạm giam. Do đó, 
cần thiết phải cải tạo, mở rộng diện tích 
giam giữ cho các trại tạm giam, nâng cấp 
cơ sở vật chất, đổi mới các thiết bị trong 
các buồng tạm giam. Có như vậy, quyền 
con người của người bị tạm giam mới 
được tôn trọng và bảo đảm./. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_nham_bao_dam_quyen_con_nguoi_cua_bi_can_bi_ca.pdf