Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”

Abstract: Preschool teachers are one of the key determinants of the quality of education and

training because early childhood education is the first level of education. Thus, attention should be

paid to the management of the development of teachers at pre-schools, especially the private

schools. The paper focuses on the scientific foundations that contribute to creating a solid

theoretical foundation for identifying some new research orientations for the development of

teachers in private preschools in Hanoi City.

Keywords: management, development preschool teachers, private schools.

pdf 6 trang phuongnguyen 3700
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”

Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10 
5 
Email: tahoa_dung@yahoo.com
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN 
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG “CHUẨN HÓA” 
Tạ Hoa Dung - Trường Mầm non Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Ngày nhận bài: 29/05/2018; ngày sửa chữa: 05/06/2018; ngày duyệt đăng: 31/08/2018. 
Abstract: Preschool teachers are one of the key determinants of the quality of education and 
training because early childhood education is the first level of education. Thus, attention should be 
paid to the management of the development of teachers at pre-schools, especially the private 
schools. The paper focuses on the scientific foundations that contribute to creating a solid 
theoretical foundation for identifying some new research orientations for the development of 
teachers in private preschools in Hanoi City. 
Keywords: management, development preschool teachers, private schools. 
1. Mở đầu 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi 
mới căn bản toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, 
HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ một trong 
các giải pháp để thực hiện được các mục tiêu của Nghị 
quyết là “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, 
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT”. 
Quản lí phát triển (QLPT) đội ngũ giáo viên (ĐNGV) 
mầm non, giáo viên mầm non ngoài công lập (MNNCL) 
là một vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học giáo 
dục nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc 
nghiên cứu QLPT ĐNGV mầm non, giáo viên MNNCL 
ở TP. Hà Nội hiện nay phải dựa vào kết quả nghiên cứu 
của các công trình khoa học đã được công bố một cách 
đầy đủ, khoa học và có hệ thống. 
Bài viết tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học góp 
phần tạo ra cơ sở lí luận vững chắc để xác định một vài 
định hướng nghiên cứu mới về vấn đề QLPT ĐNGV các 
trường MNNCL nhằm nâng cao chất lượng các trường 
MNNCL ở TP. Hà Nội hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Cơ sở của việc đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí 
phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài 
công lập theo hướng “chuẩn hóa” 
2.1.1. Một số chủ trương, chỉ đạo đổi mới của các cấp 
quản lí nhà nước và quản lí giáo dục về phát triển đội 
ngũ giáo viên mầm non 
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, 
một trong những biện pháp để đổi mới căn bản toàn 
diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế là cần phải “phát triển đội ngũ nhà 
giáo và cán bộ quản lí”; “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ 
nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [1]. 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
4/11/2013, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình 
hành động số 27-CTr/TU. Theo đó, TP. Hà Nội sẽ phát 
huy tối đa các nguồn lực để Thủ đô thực sự là trung tâm 
lớn hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục, thực hiện 
tốt các nhiệm vụ chiến lược. Thành ủy Hà Nội đã đề ra 9 
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết số 
29-NQ/TW, trong đó có nhiệm vụ “phát triển đội ngũ 
nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi 
mới GD-ĐT; tiếp tục nghiên cứu, rà soát, xây dựng, bổ 
sung, hoàn thiện và đổi mới các chính sách, cơ chế tài 
chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia 
đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để 
phát triển GD-ĐT; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên 
cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa 
học giáo dục và khoa học quản lí; chủ động hội nhập và 
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT” [2]. 
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cũng đã xây dựng Kế 
hoạch số 140/KH-UBND thực hiện Chương trình hành 
động đến năm 2020 với mục tiêu chung “tạo chuyển biến 
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD-ĐT, 
nhằm xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô 
Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 
phấn đấu giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước trong việc thực 
hiện nhiệm vụ chiến lược “Nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phấn đấu đến năm 2025 
giáo dục Thủ đô đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [3]. 
Ngày 19/6/2017, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ban 
hành Kế hoạch số 143/KH-UBND về Phát triển giáo 
dục mầm non TP. Hà Nội đến năm 2020 với mục tiêu 
chung là “Xây dựng phát triển hệ thống, mạng lưới 
trường, lớp mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại 
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ 
cán bộ quản lí và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu 
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”; và mục tiêu cụ thể 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10 
6 
có “Xây dựng, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo 
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và tiếp cận hội nhập 
quốc tế” [4]. 
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ 
thị số 25/2013/CT-UBND ngày 11/11/2013 về việc tăng 
cường quản lí hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công 
lập trên địa bàn TP. Hà Nội [5]. 
2.1.2. Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên 
các trường mầm non ngoài công lập ở thành phố Hà 
Nội hiện nay 
Có thể thấy được, ở Hà Nội hiện nay số trường 
MNNCL gia tăng với tốc độ nhanh và số lượng lớn so 
với trường mầm non công lập, điều này phản ánh sự 
phát triển có tính xu hướng, ổn định của trường 
MNNCL ở TP. Hà Nội và nhu cầu, đời sống của nhân 
dân đang ngày càng được cải thiện. Tính xu hướng này 
đòi hỏi các chủ thể quản lí giáo dục mầm non nói chung, 
giáo dục MNNCL nói riêng ở TP. Hà Nội, nhất là các 
cấp lãnh đạo, chính quyền và cơ quan quản lí GD-ĐT 
cần chú ý để có dự báo, kế hoạch phù hợp cho công tác 
quản lí GD-ĐT, nhất là công tác QLPT ĐNGV các 
trường MNNCL thời gian tới. 
Dưới sự tác động của các chủ trương, chỉ đạo đổi mới 
của các cấp lãnh đạo, nhận thức của tổ chức, cá nhân xin 
thành lập cơ sở giáo dục mầm non ngày càng được nâng 
cao rõ rệt, đã chú trọng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất 
theo hướng hiện đại, đảm bảo các điều kiện chất lượng 
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; công tác quản lí ở các 
trường MNNCL từng bước ổn định và phát triển. Tuy 
nhiên, thực tiễn cho thấy, việc QLPT ĐNGV diễn ra ở 
các trường MNNCL và chất lượng giáo viên giữa các 
trường chưa thực sự đồng đều. Đây là một vấn đề ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐNGV; do đó, đòi hỏi 
cần phải bồi dưỡng ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa”. 
2.1.3. Đánh giá khái quát các công trình khoa học liên 
quan nghiên cứu về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên 
và giáo viên mầm non theo hướng “chuẩn hóa” 
Đánh giá toàn diện việc phát triển nhà trường dựa trên 
các nhân tố của quá trình đào tạo, trong công trình nghiên 
cứu của 2 tác giả là B. Davies và L. Ellison về “School 
Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà 
trường” đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV là một bộ phận, 
nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của 
nhà trường [6]. 
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục (Support to the 
Renovation Management - SREM) đã có những nghiên 
cứu về thực hiện đổi mới quản lí giáo dục nhằm nâng cao 
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí trên cả phương diện 
lí luận và thực tiễn. Dự án đã có những tác động tích cực 
trong việc nâng cao năng lực phát triển đội ngũ của hiệu 
trưởng trong công tác tuyển dụng và sử dụng, đánh giá 
giám sát cán bộ và thúc đẩy, chỉ đạo phát triển chuyên 
môn của ĐNGV theo hướng phát triển nguồn nhân lực 
của nhà trường [7]. Dự án cũng nêu lên quá trình phát 
triển và cải cách giáo dục của một số nước trên thế giới 
tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng ĐNGV. Đây 
là những vấn đề mới cần được vận dụng hết sức linh hoạt 
trong thực tiễn của giáo dục nước ta hiện nay. 
Trong những năm gần đây, nhiều giải pháp phát triển 
ĐNGV đã được nghiên cứu và áp dụng tập trung vào các 
chủ đề nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận và thực tiễn 
trong vấn đề phát triển giáo viên của tác giả Trần Bá 
Hoành [8], nhóm công trình nghiên cứu khẳng định 
những tố chất về nhân cách của người giáo viên của tác 
giả Phạm Minh Hạc [9]. 
Vấn đề phát triển ĐNGV mầm non được đề cập trong 
nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là vấn 
đề chất lượng. Khi nói về trình độ chuyên môn và đào 
tạo giáo viên mầm non, trong báo cáo Giám sát toàn cầu 
về Giáo dục của Unesco năm 2016 cho thấy, “Số liệu về 
giáo viên “đạt chuẩn” theo cách gọi của chỉ tiêu này, 
thường được hiểu chủ yếu dưới dạng bằng cấp, hiện nay 
khá hạn chế. Năm 2014, trung bình có 82% giáo viên có 
bằng cấp tối thiểu cần thiết để dạy mẫu giáo, 93% giáo 
dục tiểu học và 91% giáo dục trung học. Chỉ số toàn cầu 
đối với chỉ tiêu 4.c - tỉ lệ phần trăm giáo viên đã qua đào 
tạo tối thiểu - có mức độ bao phủ rộng hơn nhưng lại 
thiếu một chuẩn tham chiếu để so sánh với các chuẩn 
quốc gia. Ngay cả như vậy, có nhiều bằng chứng rõ ràng 
cho thấy, nhiều giáo viên chưa đạt được tiêu chí đào tạo 
tối thiểu. Ở vùng Caribe, tỉ lệ giáo viên tiểu học đã qua 
đào tạo là 85% ở Bắc Phi và Tây Á, tỉ lệ giáo viên mầm 
non đã qua đào tạo là 74%” [10; tr 55]. Trong quá trình 
phát triển giáo dục tiến đến hiện đại hóa, “chuẩn hóa” 
giáo dục của nhiều nước trên thế giới đã chú trọng phát 
triển ĐNGV nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. 
Đặc biệt là các nước tiên tiến trên thế giới như: 
Hoa Kì là một trường hợp đặc biệt trong các nước 
OECD, có 14 bang yêu cầu giáo viên tại các trường mầm 
non công lập phải có bằng đại học và đào tạo chuyên 
khoa về mầm non [10]. Theo Đạo luật 2009 của Hoa Kì 
quy định rằng, để nhận được tài trợ, các trường mầm non 
của nhà nước phải sử dụng chương trình liên kết với các 
chuẩn tiểu học, thực hiện thực hành tốt nhất cho trẻ; tỉ lệ 
trẻ/giáo viên thấp - không vượt quá 10/1 và hoạt động đủ 
năm học. Đồng thời, họ rất chú trọng việc đào tạo, bồi 
dưỡng giáo viên. Giáo viên mầm non phải có ít nhất bằng 
cấp về giáo dục mầm non và lấy bằng cử nhân 5 năm sau 
khi nhận một khoản trợ cấp [dẫn theo 11]. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10 
7 
Về đào tạo giáo viên mầm non ở Đức, Hội nghị Bộ 
trưởng văn hoá Đức đã ban hành Thoả thuận khung về 
đào tạo giáo viên mầm non nhằm mục đích nâng cao chất 
lượng hệ thống đào tạo giáo viên mầm non của toàn nước 
Đức (năm 2000). Thoả thuận khung nêu rõ những nhiệm 
vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, các năng lực cần thiết cũng 
như tạo điều kiện để người học sau khi tốt nghiệp, trở 
thành giáo viên có thể làm việc độc lập, tự tin, có trách 
nhiệm trong tất cả các hoạt động giáo dục xã hội của 
trường. Bảng số giờ khung được giới thiệu trong Thoả 
thuận khung tạo cho các bang có sự linh hoạt trong hoạt 
động đào tạo của trường bởi không có sự ấn định những 
môn học cụ thể. 
Trong các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 
giáo dục mầm non của Nhật Bản không có sự khác biệt 
giữa các vùng miền mà bình đẳng cho mọi trẻ và mang 
tính xã hội hóa rất cao, không có chương trình giáo dục 
chung do Nhà nước quy định mà mỗi trường tự xây dựng 
cho mình chương trình thích hợp với sự phát triển trí tuệ 
và thể chất của trẻ. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của 
từng trường, của địa phương; phù hợp với Luật giáo dục 
và Chuẩn quốc gia về chương trình giáo dục mầm non 
theo 5 mục tiêu (giáo dục sức khỏe, giáo dục với quan hệ 
chung quanh, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục môi trường và 
biểu đạt). Về phương pháp và hình thức giáo dục rất đa 
dạng và phong phú. Đào tạo giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo 
ở Nhật Bản do trường đại học đảm nhận; mỗi trường đại 
học được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo [12]. 
Riêng ở Việt Nam, trong cuốn: “Tổ chức quản lí 
nhóm - lớp trẻ trường mầm non”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ 
Lộc khẳng định về vai trò của giáo viên mầm non: “Giáo 
viên mầm non - nhà tổ chức - nhà quản lí” [13]. Song 
song với vai trò, giáo viên mầm non cần đạt được các yêu 
cầu về năng lực như: năng lực quan sát, năng lực giao 
tiếp, năng lực sư phạm, năng lực quản lí, năng lực cảm 
hóa và thuyết phục; các phẩm chất cơ bản mà trong đó 
lòng nhân ái và sự đôn hậu là điều kiện tiên quyết số 1. 
Từ các nghiên cứu trên cho thấy: phát triển ĐNGV là 
vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong GD-ĐT và có ảnh 
hưởng mang tính quyết định đến việc nâng cao chất 
lượng dạy học trong nhà trường. Phát triển ĐNGV mầm 
non bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân 
lại càng có một vai trò đặc biệt vì sự phát triển của trẻ 
trong những năm đầu tiên góp phần định hướng cho sự 
phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai. Phát triển 
ĐNGV mầm non bao gồm cả về số lượng, chất lượng và 
cơ cấu ĐNGV, trong đó chất lượng ĐNGV luôn được 
đặc biệt quan tâm nghiên cứu. 
Tác giả Nguyễn Thị Bạch Mai (2015) trong công 
trình nghiên cứu Phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu 
cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh 
Tây Nguyên [14] cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực 
trong GD-ĐT chính là sự phát triển đội ngũ nhân lực sư 
phạm đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (đạt chuẩn 
về trình độ chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ 
về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác 
giáo dục thông qua quá trình thực hiện các nội dung về 
tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính 
sách đãi ngộ và đánh giá ĐNGV. Từ đó, tác giả quan 
niệm: Phát triển ĐNGV mầm non là phát triển nhân lực 
sư phạm trong trường mầm non đủ về số lượng, đảm bảo 
về chất lượng (đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và 
chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu thông qua quá 
trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện 
chính sách đãi ngộ, tạo môi trường sư phạm thuận lợi và 
đánh giá ĐNGV mầm non nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng mục tiêu 
của giáo dục mầm non. 
Với sự xuất hiện của các công nghệ dạy học hiện đại, 
sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật, yêu cầu về vai 
trò và chức năng của người thầy càng trở nên cấp thiết. 
Khi đề cập đến phát triển ĐNGV, một số nghiên cứu gần 
đây đề cao việc thúc đẩy phát triển bền vững và sự thích 
ứng nhanh của giáo viên. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải 
thích ứng cao trước yêu cầu đổi mới. Daniel R.Beerens 
chủ trương tạo ra một nền văn hóa của sự thúc đẩy, có 
động lực và luôn học tập (Creating a Culture of 
Motivation and Learning) trong đội ngũ, coi đó là giá trị 
mới, yếu tố chính tạo nên nhà giáo. Theo ông, nhà giáo 
trước hết phải là nhà chuyên môn, đồng thời nhà giáo 
phải là nhà lãnh đạo (trong lãnh đạo hoạt động học tập 
của học sinh), giáo viên phải biết tự làm mới mình để có 
thể đảm đương được nhiệm vụ [15]. 
Tác giả Trần Khánh Đức đã phân tích việc quản lí 
giáo dục trong cuốn “Giáo dục và phát triển nguồn nhân 
lực trong thế kỉ XXI”, đó là hệ thống những tác động có 
mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể quản 
lí, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối giáo 
dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường 
mà mục tiêu là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, 
đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới 
về chất [16]. 
Trong luận án“QLPT ĐNGV trung học phổ thông 
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo hướng chuẩn  ... g thực thụ của họ. Đây được coi là một nội 
dung quan trọng trong quá trình QLPT ĐNGV, việc xây 
dựng tiêu chí, cũng như phương pháp đánh giá giảng viên 
sẽ giúp hình thành cơ sở để thực hiện các khâu của quá 
trình QLPT ĐNGV các trường MNNCL. 
Hội thảo về xây dựng“Mô hình nhân cách giáo viên 
mầm non trong thời kì hội nhập quốc tế” (tổ chức tại 
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012) các tác giả 
đã tập trung vào 6 nội dung chính: quan điểm về nhân 
cách và đặc trưng nhân cách giáo viên mầm non; những 
yếu tố ảnh hưởng tới nhân cách giáo viên mầm non 
trong giai đoạn hiện nay; những bất cập trong đào tạo 
giáo viên mầm non ở các trường sư phạm hiện nay; vấn 
đề tổ chức, quản lí, sử dụng giáo viên mầm non tại các 
cơ sở giáo dục mầm non; vấn đề phát triển nguồn nhân 
lực cho GD-ĐT nói chung và giáo dục mầm non nói 
riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai 
đoạn hiện nay [19]. 
Theo tác giả Nguyễn Thị Như Mai “Nhận thức về sự 
cần thiết của sáng tạo trong nhân cách và thực trạng 
sáng tạo trong chăm sóc - giáo dục trẻ em của giáo viên 
mầm non” đã nêu: thời đại hiện nay đòi hỏi con người 
năng động, sáng tạo. Để tạo ra lớp trẻ có khả năng sáng 
tạo thì bản thân người giáo viên mầm non phải nhận thức 
được tầm quan trọng của năng lực sáng tạo trong nhân 
cách, phải nỗ lực sáng tạo trong quá trình chăm sóc và 
giáo dục trẻ em. Sáng tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu 
của nhân cách người lao động hiện đại. Vì vậy, đào tạo 
giáo viên mầm non có năng lực sáng tạo là rất cần thiết 
trong giai đoạn hiện nay [19]. 
Mô hình nhân cách giáo viên mầm non cũng xuất 
phát từ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhưng ứng với mỗi 
giai đoạn lịch sử - xã hội thì có sự điều chỉnh hoặc nhấn 
mạnh đến những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể nào đó. Xuất 
phát từ chính thực tế tuyển chọn và sử dụng lao động, 
giáo viên mầm non vừa mới tốt nghiệp vào nghề, không 
chỉ chú trọng rèn luyện kĩ năng trong quá trình đào tạo 
mà họ cần có một quá trình “tập sự” đúng nghĩa. 
Việc ban hành Chuẩn giáo viên mầm non là cố gắng 
bước đầu nhằm từng bước nâng cao chất lượng nuôi dạy 
trẻ. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ 
GD-ĐT ban hành gồm có gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất 
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kĩ năng sư phạm, 
mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu gồm có 4 
tiêu chí [20]. Theo đó, giáo viên mầm non không chỉ là 
người trông nom trẻ an toàn mà còn cần có kiến thức về 
nghiệp vụ sư phạm, dinh dưỡng, y tế Giáo viên phải 
lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, phải biết cách tổ chức 
các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, tổ chức 
cho trẻ hoạt động nhóm, sử dụng có hiệu quả hồ sơ nhóm, 
lớp phụ trách. Đặc biệt, người giáo viên phải có kĩ năng 
giao tiếp tạo tình cảm thân mật, gần gũi với trẻ, có khả 
năng xử lí tốt những tình huống bất thường có thể xảy ra. 
Thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí đặt ra nêu trên không 
phải là việc dễ dàng bởi một số nguyên nhân chủ quan và 
khách quan như: chất lượng ĐNGV không đồng đều ở 
các vùng, miền ở các loại hình trường công lập, ngoài 
công lập; điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo; sĩ số 
lớp quá đông Để Chuẩn giáo viên mầm non thực sự đi 
vào cuộc sống, trước hết cần chú trọng đặc biệt tới 
ĐNGV. Nếu như khẳng định ĐNGV là nhân tố quyết 
định trong chất lượng giáo dục thì có thể nhận thấy, 
ĐNGV ở cấp học mầm non hiện nay chưa được quan tâm 
nhiều về chất lượng. Hay nói đúng hơn, với tâm lí xem 
nhẹ tầm quan trọng của cấp học mầm non, công tác tuyển 
dụng giáo viên ở cấp học này có phần “lỏng lẻo”, “dễ 
dãi”. Trong nhiều trường MNNCL, tình trạng thiếu giáo 
viên đạt “chuẩn” xảy ra khá phổ biến. Do tính đặc thù 
của bậc học mầm non, giáo viên ở bậc học này thường 
phải dành rất nhiều thời gian cho công việc trên lớp trong 
nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh công tác nghiệp vụ sư 
phạm còn phải chăm sóc trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ. Chính 
vì vậy, Chuẩn giáo viên mầm non hiện nay khá phức tạp, 
khó nhớ, khó thực hiện. Việc thực hiện đánh giá giáo viên 
theo Chuẩn nghề nghiệp là rất cần thiết, tuy nhiên có thể 
đặt ra vấn đề “khái quát, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện” 
để các cấp quản lí, giáo viên có thể thực hiện được một 
cách hiệu quả, không mang tính hình thức. 
Qua việc phân tích các công trình nghiên cứu trên, có 
thể rút ra một số vấn đề cơ bản sau đây: 
- Các công trình đều khẳng định vai trò quan trọng 
của ĐNGV, giảng viên đối với chất lượng, hiệu quả 
GD-ĐT. Việc phát triển đội ngũ này là một yêu cầu tất yếu 
khách quan, cần thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp, 
biện pháp cụ thể theo một kế hoạch, chiến lược cơ bản. 
- Phát triển ĐNGV nhằm làm cho đội ngũ này đủ về 
số lượng, phù hợp về cơ cấu, có hệ thống phẩm chất nhân 
cách đạt Chuẩn nghề nghiệp tương ứng. 
- QLPT ĐNGV cần theo hướng “chuẩn hóa”. Các 
công trình nghiên cứu, các ý kiến đều cho rằng, trong các 
nhà trường, ĐNGV luôn giữ vai trò quan trọng và quyết 
định đến chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực 
trong GD-ĐT mà cụ thể là phát triển ĐNGV chính là làm 
cho ĐNGV đạt đến sự “chuẩn hóa”, hiện đại hóa; đủ về 
số lượng, đảm bảo về chất lượng (đạt chuẩn về trình độ 
chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu 
chính là mục tiêu hướng tới của các nhà quản lí. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10 
9 
- Trong những năm gần đây, vấn đề QLPT ĐNGV 
nói chung và QLPT ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa” nói 
riêng ngày càng được coi trọng. Trong các công trình 
nghiên cứu, các tác giả đã thể hiện được rõ nét vị trí, vai 
trò, sự cần thiết của việc QLPT ĐNGV theo hướng 
“chuẩn hóa”. Trên cơ sở đó, khi bàn đến vấn đề này, mỗi 
tác giả đều có nhìn nhận, đánh giá riêng, tuy nhiên đều 
có chung nhận định QLPT ĐNGV theo hướng “chuẩn 
hóa” thực chất là một trong những hoạt động quản lí 
thiết yếu của nhà trường. Dựa trên những lĩnh vực, yêu 
cầu, tiêu chí theo quy định của Bộ GD-ĐT để đề xuất các 
biện pháp quản lí nhằm đảm bảo chất lượng ĐNGV đạt 
chuẩn phù hợp với môi trường giáo dục nói chung, giáo 
dục mầm non nói riêng. Một trong những chức năng, 
nhiệm vụ quan trọng trong quản lí nhà trường là QLPT 
ĐNGV, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả nước 
đang triển khai thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn 
diện GD-ĐT thì việc QLPT ĐNGV theo hướng 
“chuẩn hóa” cần phải được tiến hành song song, đồng 
bộ và phù hợp với hoạt động quản lí ở tất cả các khâu. 
- Ở nước ta, những công trình bàn trực tiếp đến QLPT 
ĐNGV theo hướng “chuẩn hóa” trong thời gian gần đây 
xuất hiện ngày càng nhiều, tương đối hoàn chỉnh, khoa 
học. Những công trình này đều thống nhất, khẳng định 
ĐNGV là những người quyết định đến chất lượng giáo 
dục của từng cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các tác giả chỉ ra 
được thực trạng, hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng 
và có những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao 
chất lượng từng nhà trường. 
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu Quản lí giáo dục, 
có thể thấy, ở nước ta hiện nay chưa có công trình nghiên 
cứu bàn về việc QLPT ĐNGV mầm non nói chung, giáo 
viên MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa” nói 
riêng một cách đầy đủ, có hệ thống. 
2.2. Một số đề xuất nghiên cứu vấn đề quản lí phát triển 
đội ngũ giáo viên các trường mầm non ngoài công lập 
theo hướng “chuẩn hóa” 
Để QLPT ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội 
theo hướng “chuẩn hóa” cần nghiên cứu, giải quyết vấn 
đề trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn mà các 
công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập 
chưa có tính hệ thống. Cụ thể trên các khía cạnh sau: 
- Trên cơ sở các công trình đã được nghiên cứu, cần 
tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm 
công cụ xung quanh QLPT ĐNGV các trường MNNCL, 
đảm bảo phù hợp với xu thế giáo dục trên thế giới, cũng 
như đường lối, chủ trương phát triển GD-ĐT ở nước ta; 
chỉ ra được những nét đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng 
giáo viên các trường MNNCL trên địa bàn TP. Hà Nội; 
sự khác nhau giữa ĐNGV ở các trường này so với 
ĐNGV ở các trường mầm non công lập Từ đó, xây 
dựng nên khái niệm, chỉ ra bản chất và những nhân tố tác 
động đến QLPT ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà 
Nội hiện nay. 
- Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình 
nào đánh giá cụ thể thực trạng ĐNGV các trường 
MNNCL và QLPT ĐNGV các trường MNNCL trên địa 
bàn TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa”. Do đó, cần 
nghiên cứu để chỉ rõ thực trạng ĐNGV và QLPT ĐNGV 
các trường MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn 
hóa” thời gian qua. Đây được coi là vấn đề mới, là cơ sở 
quan trọng để các chủ thể quản lí ở từng trường MNNCL, 
cũng như các cấp, ngành liên quan đánh giá đúng đắn, 
khách quan thực tiễn và tính cấp thiết của việc QLPT 
ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng 
“chuẩn hóa”. 
- Trong các công trình nghiên cứu trước đó có đề 
cập một số vấn đề QLPT ĐNGV các trường cao đẳng, 
đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, 
một số trường mầm non. Tuy nhiên, những nghiên cứu 
này mới dừng lại ở việc đưa ra một số yêu cầu mang 
tính chất chung chung hoặc là nội dung cụ thể trong một 
giải pháp nhất định, nhằm phát triển ĐNGV, giảng viên 
ở nước ta hiện nay. Việc chỉ ra những biện pháp, cách 
thức, yêu cầu cụ thể trong QLPT ĐNGV các trường 
MNNCL ở TP. Hà Nội theo hướng “chuẩn hóa” hiện 
nay như thế nào, nội dung ra sao thì chưa có công trình 
nào đề cập một cách trực tiếp, rõ ràng, có tính hệ 
thống... Điều này đặt ra yêu cầu là cần phải tiếp tục 
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QLPT ĐNGV ở các 
trường này đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với từng 
loại hình trường, có tính thiết thực, khả thi cao. Đây 
được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ trực tiếp xây dựng 
được ĐNGV các trường MNNCL ở TP. Hà Nội luôn có 
đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn 
đạt chuẩn, cân đối, hài hòa về cơ cấu, mà nó còn trực 
tiếp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động 
GD-ĐT ở cấp học mầm non của Thủ đô trong thời kì 
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 
3. Kết luận 
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển, 
có thể thấy rằng: muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT cần 
phải chú trọng đến việc phát triển ĐNGV hiệu quả. Ở 
Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về ĐNGV và 
quản lí nâng cao chất lượng ĐNGV ở các cấp học khác 
nhau. Các nghiên cứu cho thấy, nếu có được biện pháp 
quản lí phù hợp sẽ có tác động tích cực đến chất lượng 
giáo dục, đồng thời cũng chỉ ra rằng, nếu có biện pháp 
quản lí phù hợp sẽ có tác động tích cực đến chất lượng 
giáo dục. ĐNGV mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng 
trong thực hiện kế hoạch giáo dục và tuyên truyền phổ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 5-10 
10 
biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha 
mẹ và cộng đồng. Giáo viên mầm non chủ động phối hợp 
với gia đình trẻ để cùng phối hợp trong việc chăm sóc 
giáo dục trẻ mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự 
hình thành và phát triển con người trong “giai đoạn 
vàng”. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất một số định 
hướng nghiên cứu vấn đề QLPT ĐNGV các trường 
MNNCL theo hướng “chuẩn hóa” là một vấn đề hết 
sức cấp bách hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[2] Thành ủy Hà Nội (2014). Chương trình hành động 
số 27-CTr/TU ngày 17/02/2014 thực hiện Nghị 
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần 
thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về 
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, 
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 
[3] Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội (2014). Kế hoạch số 
140/KH-UBND ban hành ngày 06/8/2014 về việc 
thực hiện nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 
của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-
CTR/TU ngày 17/02/2014 của Thành ủy Hà Nội về 
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành 
Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế”. 
[4] Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội (2017). Kế hoạch số 
143/KH-UBND ban hành ngày 19/6/2017 về việc 
phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến 
năm 2020. 
[5] Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội (2013). Chỉ thị số 
25/CT-UBND ban hành ngày 11/11/2013 về việc 
tăng cường quản lí hoạt động các cơ sở giáo dục 
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
[6] B. Davies - L. Ellison (1992). School Development 
Planning. Harlow: Longman. 
[7] Dự án SREM (2009). Sơ lược lịch sử giáo dục Việt 
Nam và một số nước trên thế giới. NXB Hà Nội. 
[8] Trần Bá Hoành (2006). Vấn đề giáo viên - Những 
nghiên cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm. 
[9] Phạm Minh Hạc (1997). Giáo dục nhân cách, đào 
tạo nhân cách. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[10] UNESCO (2016). Giáo dục vì con người và hành 
tinh: xây dựng tương lai bền vững cho mọi người. 
Báo cáo giám sát Toàn cầu về Giáo dục 
[11] Trần Thị Ngọc Trâm (2011). Nghiên cứu thực trạng 
và giải pháp phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi ở 
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Bộ, mã số: B2009-37-TĐ72, Viện 
Khoa học Giáo dục Việt nam. 
[12] Phạm Minh Hạc - Trần Kiều - Đặng Bá Lãm - 
Nghiêm Đình Vỳ (2002). Giáo dục thế giới đi vào 
thế kỉ XXI. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[13] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998). Tổ chức quản lí nhóm 
lớp trẻ trong trường mầm non. NXB Giáo dục. 
[14] Nguyễn Thị Bạch Mai (2015). Phát triển đội ngũ 
giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo 
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi các tỉnh Tây Nguyên. 
Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học 
Giáo dục Việt Nam. 
[15] Daniel R. Beerens (2000). Evaluating Teachers for 
Professional Growth: Creating a Culture of 
Motivation and Learning. Corwin press, INC- 
California. 
[16] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[17] Phạm Minh Giản (2012). Quản lí phát triển đội 
ngũ giáo viên trung học phổ thông các tỉnh đồng 
bằng sông Cửu Long theo hướng chuẩn hóa. Luận 
án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học giáo 
dục Việt Nam. 
[18] Trần Xuân Bách (2010). Đánh giá giảng viên đại 
học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay. 
Luận án tiến sĩ Quản lí Giáo dục, Trường Đại học 
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[19] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2012). Kỉ yếu Hội 
thảo Mô hình nhân cách giáo viên mầm non trong 
thời kì hội nhập quốc tế, Hà Nội. 
[20] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 02/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22/02/2008 về việc Ban hành quy 
định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 
[21] Vũ Đình Chuẩn (2008). Phát triển đội ngũ giáo viên 
tin học trường trung học phổ thông theo quan điểm 
chuẩn hóa xã hội hóa. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, 
Đại học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_nghien_cuu_van_de_quan_li_phat_trien_doi_ngu.pdf