Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo Module

Abstract: Vocational education system has implemented a capacity-based approach to develop

occupational skills for learners. Therefore, technical teaching universities have not conducted

integrated teaching to develop integrated teaching capacity for students so they can not meet the

requirements of innovation. The article outlines the current status of integrated teaching capacity

of students in technical pedagogical universities and proposes some measures to develop integrated

teaching capacity for students in pedagogical universities.

Keywords: Capacity, integrated teaching capacity, measures, technical-pedagogical universities.

pdf 5 trang phuongnguyen 5600
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo Module", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo Module

Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo Module
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 
26 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP 
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT 
TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO MODULE 
Ngô Thị Nhung - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định 
Ngày nhận bài: 21/10/2018; ngày sửa chữa: 25/10/2018; ngày duyệt đăng: 05/11/2018. 
Abstract: Vocational education system has implemented a capacity-based approach to develop 
occupational skills for learners. Therefore, technical teaching universities have not conducted 
integrated teaching to develop integrated teaching capacity for students so they can not meet the 
requirements of innovation. The article outlines the current status of integrated teaching capacity 
of students in technical pedagogical universities and proposes some measures to develop integrated 
teaching capacity for students in pedagogical universities. 
Keywords: Capacity, integrated teaching capacity, measures, technical-pedagogical universities. 
1. Mở đầu 
Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nêu rõ: “đổi mới 
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất 
người học...” và yêu cầu nội dung giáo dục nghề nghiệp 
phải được “xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ 
năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành 
năng lực nghề nghiệp cho người học” [1]. Thực hiện chủ 
trương này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã chuyển từ 
đào tạo theo tiếp cận nội dung sang đào tạo theo tiếp cận 
năng lực với chương trình đào tạo được cấu trúc theo 
module tích hợp nhằm hình thành và phát triển năng lực 
thực hiện các công việc của nghề cho người học [2]. Điều 
này đòi hỏi mỗi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có 
năng lực dạy học tích hợp (DHTH) để có thể dạy được 
cả lí thuyết và thực hành nghề cho người học [3]. Trong 
khi đó, các trường đại học sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) 
- nơi đào tạo và cung cấp giáo viên cho hệ thống giáo dục 
nghề nghiệp lại chưa tiến hành DHTH, chưa hướng đến 
hình thành và phát triển năng lực thực hiện các công việc 
của nghề cho sinh viên (SV), cho nên sau khi tốt nghiệp, 
SV chưa thể có đủ năng lực để DHTH giữa lí thuyết và 
thực hành nghề. Do vậy, cần có những biện pháp hữu 
hiệu để phát triển năng lực DHTH cho SV trong quá trình 
đào tạo, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của 
giáo dục nghề nghiệp hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm năng lực dạy học tích hợp 
Năng lực DHTH là năng lực dạy học lí thuyết và thực 
hành nghề trong cùng một bài giảng (gọi là bài giảng tích 
hợp (BGTH)) để hình thành năng lực nghề nghiệp cho 
người học. Năng lực DHTH gồm 03 năng lực chủ yếu: 
1) Năng lực chuẩn bị BGTH, gồm 03 năng lực thành 
phần: xác định mục tiêu và nội dung BGTH; thiết kế các 
hoạt động dạy và học BGTH; lựa chọn các phương tiện 
kĩ thuật và thiết bị dạy học cho BGTH; 2) Năng lực thực 
hiện BGTH, gồm 03 năng lực thành phần: tổ chức dạy 
học BGTH; sử dụng phương pháp, phương tiện và thiết 
bị dạy học; thực hiện tiến trình dạy BGTH; 3) Năng lực 
đánh giá kết quả học tập BGTH, gồm 02 năng lực thành 
phần: xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ đánh giá kết 
quả học tập BGTH; đánh giá kết quả học tập BGTH [4]. 
2.2. Thực trạng năng lực dạy học tích hợp và phát triển 
năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên đại học sư 
phạm kĩ thuật 
Qua khảo sát, lấy ý kiến (từ tháng 01 đến tháng 
03/2017) của 50 cán bộ quản lí, giảng viên (GV) và 450 
SV ở các trường ĐHSPKT và 45 cán bộ quản lí của các 
cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho thấy [5]: 
- SV đã có nhận thức tương đối đúng về bản chất của 
DHTH cũng như tầm quan trọng và bản chất của phát 
triển năng lực DHTH đối với nghề nghiệp tương lai. 
Ngoài ra, SV cũng đã có năng lực nhất định khi thực hiện 
DHTH. GV cũng đã hướng đến phát triển các năng lực 
DHTH cho SV nhưng việc phát triển chưa được thực 
hiện triệt để và chưa đầy đủ. Do vậy, năng lực DHTH 
của SV còn ở mức trung bình yếu. 
- Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) 
tại các trường ĐHSPKT đang tách biệt giữa các học phần 
lí thuyết với thực tập sư phạm [6]. 
- Việc tổ chức quá trình dạy học NVSP ở các trường 
ĐHSPKT vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khung thời gian 
quy định cho từng học phần mà chưa tập trung vào phát 
triển năng lực cần thiết cho SV, nhằm giúp SV đáp ứng 
được các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo 
giáo dục nghề nghiệp trong tương lai. 
- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học NVSP 
đang dạy các học phần lí thuyết riêng rẽ với thực hành và 
thực tập sư phạm. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 
27 
- Thiếu các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả học 
tập nên khả năng đo lường, đánh giá kết quả học tập chưa 
được chính xác [7]. 
- Một số khó khăn chính mà GV gặp phải trong khi 
thực hiện phát triển năng lực DHTH trong dạy học NVSP 
cho SV là: chương trình đào tạo chưa được xây dựng theo 
module tích hợp; chưa xác định rõ các năng lực cần phải 
phát triển cho SV; chưa có các tiêu chuẩn đánh giá mức 
độ năng lực mà SV đạt được nên khó xác định mức độ 
phát triển năng lực DHTH của SV. 
2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích 
hợp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm theo module cho 
sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật 
2.3.1. Cấu trúc lại chương trình đào tạo nghiệp vụ sư 
phạm ở trường đại học sư phạm kĩ thuật theo module và 
bài giảng tích hợp 
Bảng 1. Cấu trúc chương trình đào tạo NVSP 
theo module và BGTH 
TT Tên module Tên bài giảng 
Số 
tiết 
1 Chuẩn bị BGTH 
B1. Xác định mục tiêu và 
nội dung BGTH 
20 
B2. Thiết kế các hoạt động 
dạy và học BGTH 
15 
B3. Lựa chọn các phương 
tiện kĩ thuật và thiết bị dạy 
học cho BGTH 
15 
2 
Thực hiện 
BGTH 
B1. Tổ chức dạy học 
BGTH 
15 
B2. Sử dụng phương 
pháp, phương tiện và thiết 
bị dạy học 
25 
B3. Thực hiện tiến trình 
dạy BGTH 
25 
3 
Đánh giá 
kết quả học tập 
BGTH 
B1. Xây dựng tiêu chuẩn, 
tiêu chí và công cụ đánh 
giá kết quả học tập BGTH 
20 
B2. Đánh giá kết quả học 
tập BGTH 
15 
- Mục đích: Điều kiện tiên quyết để phát triển năng 
lực DHTH cho SV trong quá trình đào tạo NVSP tại các 
trường ĐHSPKT là phải có chương trình đào tạo được 
cấu trúc thành module và các BGTH. 
- Nội dung và cách thực hiện: Để cấu trúc lại chương 
trình đào tạo NVSP của trường ĐHSPKT thành module 
và BGTH, cần thực hiện theo quy trình gồm các bước: 
1) Phân tích chương trình đào tạo NVSP hiện hành; 2) Lựa 
chọn các học phần có liên quan đến năng lực DHTH; 
3) Cấu trúc lại nội dung chương trình đào tạo NVSP hiện 
hành thành module; 4) Thiết kế các module của chương 
trình đào tạo; 5) Xác định các BGTH của module. 
- Kết quả: Với quy trình này, chúng tôi đã cấu trúc lại 
nội dung chương trình đào tạo NVSP hiện hành như ở 
bảng 1. 
2.3.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích 
hợp của sinh viên 
- Mục đích: Tiêu chí đánh giá là thước đo không thể 
thiếu để so sánh, đối chiếu mức độ năng lực DHTH được 
hình thành ở mỗi SV sau quá trình học tập, rèn luyện. 
- Nội dung và cách thực hiện: Để xây dựng chỉ tiêu 
và tiêu chí đánh giá năng lực DHTH, cần thực hiện theo 
quy trình gồm các bước: 1) Xác định các chỉ tiêu cần 
đánh giá; 2) Xây dựng các tiêu chí cho mỗi chỉ tiêu/năng 
lực thành phần; 3) Xác lập các mức độ thể hiện của từng 
tiêu chí; 4) Xin ý kiến chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá; 
5) Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá. 
- Kết quả: Với quy trình trên, chúng tôi đã xây dựng 
được bộ tiêu chí đánh giá năng lực DHTH của SV các 
trường ĐHSPKT như ở bảng 2. 
Bảng 2. Tiêu chí đánh giá năng lực DHTH của SV ĐHSPKT 
TT Năng lực Tiêu chí Mức độ Điểm 
1 
Năng lực thiết kế 
mục tiêu và lựa 
chọn nội dung 
BGTH 
Mục tiêu BGTH 
được thiết kế 
- Mức kém: Chưa thiết kế đúng các thành tố của mục tiêu 
BGTH 
1 
- Mức yếu: Thiết kế đúng các thành tố của mục tiêu BGTH 
nhưng chưa xác định đúng nội dung các thành tố của 
mục tiêu 
2 
- Mức trung bình: Thiết kế đúng các thành tố của mục tiêu 
BGTH và mô tả đúng nội dung các thành tố nhưng chưa 
đầy đủ 
3 
- Mức khá: Thiết kế đúng các thành tố của mục tiêu BGTH 
và mô tả đúng và đầy đủ nội dung các thành tố của mục 
tiêu nhưng chưa có chuẩn để đánh giá 
4 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 
28 
- Mức tốt: Thiết kế đúng các thành tố của mục tiêu BGTH, 
mô tả đúng và đầy đủ nội dung các thành tố của mục tiêu 
và có chuẩn để đánh giá 
5 
Nội dung 
và cấu trúc 
nội dung BGTH 
được lựa chọn 
- Mức kém: Chưa lựa chọn được nội dung phù hợp với mục 
tiêu BGTH 
1 
- Mức yếu: Lựa chọn được một số nội dung phù hợp với 
mục tiêu BGTH 
2 
- Mức trung bình: Lựa chọn được tất cả nội dung phù hợp 
với mục tiêu BGTH nhưng chưa lựa chọn được cấu trúc 
nội dung cho BGTH 
3 
- Mức khá: Lựa chọn được tất cả nội dung phù hợp với mục 
tiêu BGTH và cấu trúc được nội dung cho BGTH nhưng 
chưa hợp lí với BGTH 
4 
- Mức tốt: Lựa chọn được tất cả nội dung phù hợp với mục 
tiêu BGTH và cấu trúc được nội dung hợp lí với BGTH 
5 
2 
Năng lực thiết kế 
các hoạt động dạy 
và học BGTH 
Hoạt động 
dạy và học 
của BGTH 
được thiết kế 
- Mức kém: Thiết kế được hoạt động dạy và học của BGTH 
theo mẫu 
1 
- Mức yếu: Thiết kế được các chủ đề của hoạt động dạy 
học BGTH nhưng chưa xác định được chính xác các hoạt 
động của GV và SV 
2 
- Mức trung bình: Thiết kế được các chủ đề của hoạt động 
dạy học BGTH và các hoạt động của GV và SV nhưng 
chưa xác định được các phương pháp và phương tiện dạy 
học cần thiết cho các chủ đề 
3 
- Mức khá: Thiết kế được các chủ đề của hoạt động dạy 
học BGTH và các hoạt động của GV và SV, xác định được 
các phương pháp và phương tiện dạy học cần thiết cho các 
chủ đề nhưng chưa phân bố được thời gian dự kiến cho 
từng hoạt động của BGTH 
4 
- Mức tốt: Thiết kế được các chủ đề của hoạt động dạy học 
BGTH và các hoạt động của GV và SV, xác định được các 
phương pháp và phương tiện dạy học cần thiết cho các chủ 
đề và phân bố được thời gian hợp lí cho từng hoạt động của 
BGTH 
5 
3 
Năng lực lựa chọn 
các phương tiện kĩ 
thuật và thiết bị 
dạy học cần thiết 
cho BGTH 
Các phương tiện kĩ 
thuật và thiết bị dạy 
học được lựa chọn 
- Mức kém: Chưa lựa chọn các phương tiện kĩ thuật và thiết 
bị dạy học cho BGTH 
1 
- Mức yếu: Lựa chọn được một số phương tiện kĩ thuật và 
thiết bị dạy học cho BGTH nhưng không phù hợp 
2 
- Mức trung bình: Lựa chọn được một số phương tiện kĩ 
thuật và thiết bị dạy học phù hợp với BGTH 
3 
- Mức khá: Lựa chọn được tất cả các phương tiện kĩ thuật 
và thiết bị dạy học cần thiết cho BGTH nhưng một số chưa 
phù hợp 
4 
- Mức tốt: Lựa chọn được tất cả các phương tiện kĩ thuật 
và thiết bị dạy học cần thiết và phù hợp với BGTH 
5 
4 
Năng lực tổ chức 
dạy học BGTH 
Địa điểm và các 
phương tiện kĩ 
thuật, thiết bị được 
lựa chọn để DHTH 
lí thuyết với thực 
- Mức kém: Chưa lựa chọn được địa điểm và bố trí được 
các phương tiện kĩ thuật, thiết bị cần thiết cho BGTH 
1 
- Mức yếu: Lựa chọn được địa điểm phù hợp, nhưng chưa 
bố trí được các phương tiện kĩ thuật, thiết bị cần thiết cho 
BGTH 
2 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 
29 
hành để dạy học 
BGTH 
- Mức trung bình: Lựa chọn được địa điểm phù hợp, bố trí 
được một số phương tiện kĩ thuật, thiết bị cần thiết nhưng 
chưa phù hợp với BGTH 
3 
- Mức khá: Lựa chọn được địa điểm phù hợp, bố trí được 
tất cả phương tiện kĩ thuật, thiết bị cần thiết nhưng chưa tổ 
chức được dạy học thực hành BGTH theo nhóm 
4 
- Mức tốt: Lựa chọn được địa điểm phù hợp, bố trí được tất 
cả phương tiện kĩ thuật, thiết bị cần thiết và tổ chức được 
dạy học thực hành BGTH theo nhóm 
5 
5 
Năng lực sử dụng 
phương tiện kĩ 
thuật và thiết bị 
dạy học 
Sử dụng các 
phương tiện kĩ thuật 
và thiết bị dạy học 
cần thiết cho BGTH 
- Mức kém: Chưa sử dụng được các phương tiện kĩ thuật 
và thiết bị dạy học cho BGTH 
1 
- Mức yếu: Sử dụng được một số phương tiện kĩ thuật và 
thiết bị dạy học cho BGTH nhưng chưa thành thạo 
2 
- Mức trung bình: Sử dụng được thành thạo một số phương 
tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học cho BGTH 
3 
- Mức khá: Sử dụng được tất cả các tất cả các phương tiện 
kĩ thuật và thiết bị dạy học cho BGTH nhưng sử dụng một 
số chưa thành thạo 
4 
- Mức tốt: Sử dụng thành thạo tất cả các tất cả phương tiện 
kĩ thuật và thiết bị dạy học cho BGTH và đảm bảo an toàn 
cho người và thiết bị 
5 
6 
Năng lực thực 
hiện tiến trình dạy 
học BGTH 
Thực hiện 
dạy học lí thuyết 
tích hợp với 
thực hành BGTH 
- Mức kém: Dạy học lí thuyết BGTH chưa đúng quy trình 1 
- Mức yếu: Dạy học lí thuyết BGTH đúng quy trình nhưng 
chưa chuẩn xác 
2 
- Mức trung bình: Dạy học lí thuyết BGTH đúng quy trình, 
chuẩn xác nhưng dạy học thực hành chưa đúng quy trình 
3 
- Mức khá: Dạy học lí thuyết BGTH đúng quy trình và 
chuẩn xác dạy học thực hành đúng quy trình nhưng chưa 
thao tác mẫu chuẩn xác 
4 
- Mức tốt: Dạy học lí thuyết và dạy học thực hành BGTH 
đúng quy trình, chuẩn xác và thao tác mẫu chuẩn xác 
5 
7 
Năng lực biên 
soạn bộ công cụ 
đánh giá kết quả 
học tập BGTH 
Bộ công cụ đánh 
giá kết quả học tập 
BGTH 
- Mức kém: Chưa biên soạn được công cụ đánh giá kết quả 
học tập BGTH 
1 
- Mức yếu: Biên soạn được công cụ đánh giá nhận thức của 
SV sau khi học tập BGTH nhưng chưa chuẩn xác 
2 
- Mức trung bình: Biên soạn được công cụ đánh giá nhận 
thức của SV sau khi học tập BGTH chuẩn xác 
3 
- Mức khá: Biên soạn được công cụ đánh giá nhận thức 
chuẩn xác và biên soạn được bài tập đánh giá kĩ năng sau 
khi học tập BGTH nhưng chưa chuẩn xác 
4 
- Mức tốt: Biên soạn được công cụ đánh giá nhận thức và 
bài tập đánh giá kĩ năng sau khi học tập BGTH chuẩn xác 
5 
8 
Năng lực thực 
hiện đánh giá kết 
quả học tập 
BGTH 
Kết quả đánh giá 
kết quả học tập 
BGTH 
- Mức kém: Chưa thu thập được minh chứng để đánh giá 1 
- Mức yếu: Thu thập được minh chứng để đánh giá nhưng 
chưa đầy đủ 
2 
- Mức trung bình: Thu thập được đầy đủ minh chứng để 
đánh giá nhưng chưa phân tích được dữ liệu để đánh giá 
3 
- Mức khá: Thu thập đầy đủ và phân tích được dữ liệu minh 
chứng để đánh giá nhưng chưa ra được quyết định đánh giá 
4 
- Mức tốt: Thu thập đầy đủ và phân tích được dữ liệu minh 
chứng để đánh giá và ra được quyết định đánh giá 
5 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 26-30 
30 
2.3.3. Xây dựng quy trình thiết kế giáo án cho bài giảng 
tích hợp 
- Mục đích: Quy trình thiết kế giáo án cho BGTH sẽ 
giúp SV thiết kế được giáo án có cấu trúc và nội dung 
hợp lí, bảo đảm tính khoa học và bám sát được những 
quy định về giáo án tích hợp của Bộ Lao động - Thương 
binh và Xã hội [2]. 
- Nội dung và cách thực hiện: Xây dựng quy trình 
thiết kế giáo án cho BGTH bao gồm các nội dung: xác 
định mục tiêu của BGTH, lựa chọn nội dung cho BGTH, 
xác định các bước mà GV phải thực hiện khi dạy học 
BGTH, dự kiến thời lượng cho từng bước, xác định các 
điều kiện cần thiết để dạy học BGTH. Mỗi module được 
cấu trúc thành một số BGTH (mục 2.3.1). Bởi vậy, để 
thực hiện biện pháp này, trước hết phải căn cứ vào mục 
tiêu của module để xác định mục tiêu của BGTH, tiếp 
đến là phải lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với 
mục tiêu của BGTH, sau đó phải căn cứ vào nội dung 
của BGTH để xác định các bước thực hiện bài giảng tích 
hợp lí thuyết với thực hành và phân bố thời lượng cho 
từng bước, cuối cùng là lựa chọn các điều kiện cần thiết 
cho dạy và học BGTH. 
- Kết quả: Chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế giáo 
án cho BGTH gồm các bước: 1) Xác định mục tiêu 
BGTH; 2) Lựa chọn nội dung cho BGTH; 3) Thiết kế 
các hoạt động dạy và học của BGTH; 4) Lựa chọn thiết 
bị, vật tư, phương tiện dạy học cần thiết cho dạy và học 
BGTH; 5) Xác định thời lượng cho mỗi nội dung dạy 
học; 6) Hoàn thiện giáo án tích hợp. 
2.3.4. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện bài giảng 
tích hợp nghiệp vụ sư phạm theo module 
- Mục đích: Quy trình tổ chức thực hiện BGTH giúp 
SV hình dung được cụ thể, rõ ràng, chi tiết trình tự thực 
hiện từng chủ đề, từng nội dung, ở từng thời điểm cụ thể 
của bài giảng nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện BGTH 
theo một logic khoa học để đạt mục tiêu đã đề ra, đồng 
thời đảm bảo thời lượng cho phép của bài giảng. 
- Nội dung và cách thực hiện: Nội dung của việc xây 
dựng quy trình tổ chức thực hiện BGTH bao gồm: xác 
định những công việc mà GV cần phải thực hiện khi dạy 
học BGTH, sắp xếp các công việc đó theo một trình tự 
hợp logic và bảo đảm tính sư phạm. Để làm được điều 
này, trước hết, cần căn cứ vào nội dung từng chủ đề của 
BGTH để xác định các công việc mà GV phải thực hiện 
khi dạy học BGTH, tiếp theo là phải vận dụng lí luận về 
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phương 
pháp dạy học thực hành nghề để sắp xếp trình tự thực 
hiện các công việc dạy học lí thuyết và dạy học thực hành 
tích hợp một cách logic và bảo đảm tính sư phạm. 
- Kết quả: Chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế giáo 
án cho BGTH gồm các bước: 1) Dẫn nhập; 2) Giới thiệu 
chủ đề của BGTH; 3) Hướng dẫn SV nghiên cứu nội 
dung lí thuyết và tự đánh giá; 4) Hướng dẫn SV xây dựng 
quy trình thực hành và GV thao tác mẫu; 5) Tổ chức cho 
SV thực hành; 6) Quan sát và uốn nắn SV thực hành; 
7) Đánh giá kết quả học tập; 8) Hướng dẫn SV tự học. 
3. Kết luận 
Thực trạng đào tạo SV trở thành nhà giáo giáo dục 
nghề nghiệp tại các trường ĐHSPKT còn nhiều tồn tại, 
bất cập. Để khắc phục thực trạng này, bài viết đã đề xuất 
4 biện pháp để phát triển năng lực DHTH trong dạy học 
NVSP cho SV trong các trường ĐHSPKT, đó là: cấu trúc 
lại chương trình đào tạo NVSP ở trường ĐHSPKT theo 
module; xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực DHTH của 
SV ĐHSPKT; xây dựng quy trình thiết kế giáo án cho 
bài giảng NVSP theo module; xây dựng quy trình tổ chức 
thực hiện BGTH NVSP theo module. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội (2008). Quyết 
định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 
quy định về hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lí dạy 
và học trong đào tạo nghề. 
[3] Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội (2017). Thông 
tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 quy 
định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo 
giáo dục nghề nghiệp. 
[4] Nhung Ngo Thi - Thom Ngo Thi (2018). Developing 
module-based integrated teaching competency for 
technical education students in order to renovate the 
technical and vocational education in Vietnam. 
International Engineering and Technology Education 
Conference IETEC’17, Engineering and Technology 
Education Quality Assurance: Embracing the Future, 
Proceedings of the 4th IETEC Conference, pp. 144-151. 
[5] Ngô Thị Nhung (2018). Thực trạng năng lực dạy 
học tích hợp của sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật. 
Tạp chí Khoa học giáo dục, số tháng 6, tr 62-65. 
[6] Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định 
(2014). Chương trình đào tạo trình độ đại học. 
[7] Nguyễn Thu Hà (2014). Giảng dạy theo năng lực và 
đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề 
lí luận cơ bản. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia 
Hà Nội, Nghiên cứu Giáo dục, tập 30, số 2, tr 56-64.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_day_hoc_tich_hop_cho_si.pdf