Một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tuổi và diện tích dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu: dc, Nc, dt/d, hdc/h và đƣợc mô tả bằng
các phƣơng trình: (3.7), (3.13), (3.20) và (3.27) hệ số xác định của các phƣơng trình này biến động
từ 0,515 đến 0,773. Đây là cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng Keo lá tràm
sản xuất dăm gỗ ở đối tƣợng nghiên cứu. Đề tài đã đề xuất mật độ trồng rừng cho cấp đất I, II, III
và IV tƣơng ứng là: 1600, 1750, 1900, 2400 cây/ha, biện pháp tỉa cành sau khi rừng khép tán, xác
định tuổi khai thác chính cho đối tƣợng nghiên cứu thấp nhất là tuổi 12.
Từ khóa: Chất lượng rừng trồng, mật độ trồng rừng, tỉa cành, tuổi khai thác chính
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis a.cunn ex benth) sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên
Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 19 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS A.CUNN EX BENTH) SẢN XUẤT DĂM GỖ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Vũ Tiến Hinh1, Vũ Văn Thông2* 1Trường Đại học Lâm nghiệp, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tuổi và diện tích dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu: dc, Nc, dt/d, hdc/h và đƣợc mô tả bằng các phƣơng trình: (3.7), (3.13), (3.20) và (3.27) hệ số xác định của các phƣơng trình này biến động từ 0,515 đến 0,773. Đây là cơ sở để đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ ở đối tƣợng nghiên cứu. Đề tài đã đề xuất mật độ trồng rừng cho cấp đất I, II, III và IV tƣơng ứng là: 1600, 1750, 1900, 2400 cây/ha, biện pháp tỉa cành sau khi rừng khép tán, xác định tuổi khai thác chính cho đối tƣợng nghiên cứu thấp nhất là tuổi 12. Từ khóa: Chất lượng rừng trồng, mật độ trồng rừng, tỉa cành, tuổi khai thác chính ĐẶT VẤN ĐỀ* Diện tích rừng trồng ở nƣớc ta trong vài thập niên trở lại đây không ngừng tăng lên về diện tích, chủng loài cây cũng ngày càng đa dạng. Rừng trồng công nghiệp ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu là những loài cây sinh trƣởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, nguồn giống phong phú, chu kỳ kinh doanh ngắn. Theo số liệu công bố về diện tích rừng của Bộ NN&PTNT[1], tính đến ngày 31/12/2012, diện tích rừng trồng của cả nƣớc là 3.438.200 ha. Trong đó diện tích rừng trồng ở tỉnh Thái Nguyên là 83.738 ha chiếm 46,83% diện tích có rừng của tỉnh. Để nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng trồng nhất là rừng trồng công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dẫn giống, nhập nội tuyển chọn các loài cây sinh trƣởng nhanh từ rừng tự nhiên, đến nay chúng ta đã xây dựng đƣợc tập đoàn cây cho trồng rừng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng, nuôi dƣỡng rừngTuy nhiên, các công trình này mới chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao sinh khối, sức sản xuất về mặt trữ lƣợng gỗ nói chung, chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu đề cập vấn đề nâng cao chất gỗ theo mục tiêu kinh doanh cụ thể. Bởi lẽ, mỗi mục tiêu kinh doanh cụ thể đòi hỏi có yêu cầu về quy cách, chất lƣợng * Tel: 0989 773986 nguyên liệu khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ cần thiết phải có những nghiên cứu đề xuất biện pháp cụ thể theo mục tiêu sản xuất dăm gỗ. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng đến các chỉ tiêu biểu thị hình thái thân cây. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng, nuôi dƣỡng rừng Nội dung - Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng đến các chỉ tiêu biểu thị hình thái thân cây. - Xác định mật độ trồng rừng - Xác định biện pháp kỹ thuật trong nuôi dƣỡng rừng - Xác định tuổi khai thác chính Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát: Từ kết quả nghiên cứu của tác giả đã đƣợc công bố cho thấy: Tuổi và các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng: hdc/h; dt/d; dc và Nc có quan hệ với tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ ở mức chặt đến rất chặt. Trong nghiên cứu này sẽ thử nghiệm một số dạng phƣơng trình quan Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 20 hệ của các chỉ tiêu trên với chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng. Trên cơ sở các mối quan hệ đó và tỷ suất dăm, tỷ suất dăm công nghệ sẽ đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ. Vật liệu dùng để nghiên cứu: Số liệu đo đếm của 97 ô tiêu chuẩn tạm thời, diện tích ô là 1000m 2, trong mỗ ô xác định các nhân tố: đƣờng kính ngang ngực (d), chiều cao vút ngọn (h); số liệu điều tra 156 cây mẫu ở 52 ô (mỗi ô điều tra 3 cây đại diện cho 3 cấp kính có tổng tiết diện ngang bằng nhau). Các chỉ tiêu điều tra trên cây mẫu: h, d, hdc, dt, dc, Nc. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ảnh hƣởng của chiều cao tầng ƣu thế (h0) và diện tích dinh dƣỡng (a) đến các chỉ tiêu biểu thị hình thái thân cây Để đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ tại đối tƣợng nghiên cứu, trƣớc hết phải căn cứ vào đặc tính của loài cây, mục tiêu kinh doanh cụ thể và những nhân tố ảnh hƣởng đến số lƣợng, chất lƣợng loại sản phẩm chủ yếu. Mục tiêu kinh doanh chủ yếu đƣợc xác định ở đối tƣợng nghiên cứu là sản xuất dăm gỗ. Do vậy, biện pháp đề xuất là phải hƣớng tới việc nâng cao số lƣợng và chất lƣợng dăm đặc biệt là dăm công nghệ. Để làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp nuôi dƣỡng rừng, đề tài đi sâu nghiên cứu một số nhân tố ảnh hƣởng đến những chỉ tiêu mà những chỉ tiêu đó ảnh hƣởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Tuổi là nhân tố chỉ thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây rừng, sự biến đổi của các nhân tố điều tra nói chung, các chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ nói riêng phụ thuộc vào tuổi. Tuy nhiên, ngoài nhân tố tuổi cây, hình thái cây rừng còn bị chi phối bởi điều kiện lập địa, diện tích dinh dƣỡng Chỉ tiêu (h0) là nhân tố phản ánh tổng hợp của nhân tố tuổi cây và điều kiện lập địa. Mặt khác số liệu thu thập về các chỉ tiêu hình thái thân cây và diện tích dinh dƣỡng đƣợc thu thập từ các lâm phần có tuổi, cấp đất khác nhau. Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ xem xét ảnh hƣởng của (h0) và (a) đến chỉ tiêu (dc), (Nc), (hdc/h), (dt/d). Nghiên cứu ảnh hƣởng của (h0) và (a) đến các chỉ tiêu hình thái cây rừng không những có giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong điều tra và kinh doang rừng nói chung, trong điều tra và kinh doanh rừng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ tại Thái Nguyên nói riêng, nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng gỗ rừng trồng. - Ảnh hưởng của chiều cao tầng ưu thế (h0) và diện tích dinh dưỡng (a) đến đường kính cành (dc) Tỷ số dc có quan hệ rất chặt với Q và Q0, do vậy nghiên cứu ảnh hƣởng của h0 và a đến dc nhằm mục tiêu điều chỉnh (a) theo chiều hƣớng làm tăng Q và Q0. Đề tài đã thăm dò quan hệ giữa (dc) với (h0) và (a) bằng các dạng phƣơng trình sau: dc = a0 + a1h0 + a2.a (3.1) dc = a0 + a1 (h0.a) + a2.(h0.a) 2 (3.2) dc = a0 + a1h0 + a2.a + a3.a 2 (3.3) Lndc = a0 + a1h0 + a2.a (3.4) dc = a0 + a1lnh0 + a2lna (3.5) dc = a0 + a1h0 + a2.a + a3(h0.a) 2 (3.6) Kết quả thăm dò quan hệ giữa Nc với chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng đƣợc thể hiện ở bảng 1 Số liệu bảng 1 cho thấy, quan hệ giữa (dc) với (h0) và (a) đƣợc mô tả bằng các phƣơng trình từ (3.1) đến (3.6) với hệ số xác định biến động từ 0,424 đến 0,773. Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ số Std.Error of the Estimate, xác suất F và sai số của phƣơng trình, đề tài đã chọn phƣơng trình (3.4) để mô tả quan hệ của (dc) với (h0) và (a), phƣơng trình lập đƣợc là: Lndc = 1,343 + 0,044h0 + 0,043.a (3.7) Nhƣ vậy, (dc) có quan hệ tỷ lệ thuận với (h0) và (a). Khi (h0) và (a) tăng (dc) tăng. Để giảm sinh trƣởng của (dc), cần thiết phải giảm (a) tức là tăng mật độ lâm phần. Đây sẽ là cơ sở để đề suất biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng sản xuất dăm gỗ đối với loài Keo lá tràm tại đối tƣợng nghiên cứu. Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 21 Bảng 1. Kết quả xác định quan hệ giữa dc với h0 và a STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 b3 1 3.1 0,424 0.00 0,218 2,769 -0,046 -0,022 2 3.2 0,507 0.00 0,201 2,752 -0,011 3,038E-5 3 3.3 0,499 0.00 0,204 3,365 -0,033 0,008 4 3.4 0,773 0.00 0,132 1,343 0,044 0,043 5 3.5 0,479 0.00 0,207 3,872 -0,564 -0,215 6 3.6 0,498 0.00 0,205 3,285 -0,068 -0,078 1,102E-5 Bảng 2. Kết quả xác định quan hệ giữa Nc với h0 và a STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 3.8 0,346 0.00 1,786 9,597 -0,001 2 3.9 0,375 0.00 1,745 10,293 -0,022 3 3.10 0,383 0.00 1,735 4,022 0,003 4 3.11 0,567 0.00 1,520 23,036 -4,707 -1,671 5 3.12 0,532 0.00 1,462 -13,907 -0,091 0,001 - Ảnh hưởng của chiều cao tầng ưu thế (h0) và diện tích dinh dưỡng (a) đến số cành trên đơn vị chiều dài thân cây (Nc) Trong nội dung nghiên cứu này đã tiến hành xác định số cành trên 2m chiều dài đoạn thân cây tính từ cành thấp nhất lên phía ngọn (sau đây gọi là số cành Nc) làm chỉ tiêu nghiên cứu quan hệ giữa Nc với (h0) và (a). Cách chọn trên có ƣu điểm là đoạn thân này cùng với đoạn thân phía gốc chiếm tỷ lệ chủ yếu khối lƣợng gỗ của thân cây và do đó nó có ý nghĩa đối với thực tiễn cao hơn việc sử dụng chỉ tiêu số cành trung bình tính cho toàn thân cây nhƣ Julian Evans đã sử dụng [2]. Từ số liệu thu thập đƣợc, đề tài đã thăm dò quan hệ giữa Nc với (h0) và (a) bằng các dạng phƣơng trình sau: Nc = a0 + a1h0a 2 (3.8) Nc = a0 + a1h0.a (3.9) Nc = a0 + a1h0 2 .a (3.10) Nc = a0 + a1lnh0 + a2 lna (3.11) Nc = a0 + a1(h0.a) + a2(h0.a) 2 (3.12) Kết quả thăm dò quan hệ giữa Nc với (h0) và (a) đƣợc thể hiện ở bảng 2. Số liệu bảng 2 cho thấy, quan hệ giữa Nc với (h0) và (a) đƣợc mô tả bằng các phƣơng trình từ (3.8) đến (3.12) với hệ số xác định biến động từ 0,263 đến 0,562. Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ số Std.Error of the Estimate, xác suất F, đề tài đã chọn dạng phƣơng trình (3.12) để mô tả quan hệ của Nc với chiều (h0) và (a), phƣơng trình lập đƣợc là: Nc = 23,036 - 4,707.lnh0 - 1,671.lna (3.13) Nhƣ vậy, Nc có quan hệ tỷ lệ nghịch với chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng. Khi (h0) và (a) tăng số cành trên đơn vị chiều dài thân cây giảm. Tại một thời điểm nào đó, để giảm số cành trên thân cây, cần thiết phải giảm (a) tức là tăng mật độ lâm phần. Đây sẽ là cơ sở để đề suất biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng sản xuất dăm gỗ đối với loài Keo lá tràm tại đối tƣợng nghiên cứu. - Ảnh hưởng của của chiều cao tầng ưu thế (h0) và diện tích dinh dưỡng (a) đến tỷ số chiều cao dưới cành với chiều cao vút ngọn (hdc/h) Ở mỗi giai đoạn tuổi cây rừng khác nhau, sinh trƣởng chiều cao không giống nhau, giai đoạn rừng trung niên sinh trƣởng chiều cao mạnh, khi tuổi tăng lên đến một giai đoạn nhất định sinh trƣởng chiều cao có xu hƣớng chậm lại, ngoài ra nó còn chịu ảnh hƣởng của diện tích dinh dƣỡng. Trong khi đó, sự biến đổi của chiều cao dƣới cành nó bị chi phối chủ yếu bởi diện tích dinh dƣỡng, sự thay đổi giá trị chiều cao dƣới cành là sự thay đổi có tính chất cơ giới. Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 22 Tỷ số hdc/h cũng là một trong các chỉ tiêu đánh giá hình thái cây rừng nói chung, cây Keo lá tràm nói riêng. Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu hdc/d, đề tài đã thăm dò quan hệ của tỷ số hdc/h với (h0) và (a) theo các dạng phƣơng trình sau: hdc/h = a0 + a1h0 + a2a (3.14) hdc/h = a0 + a1h0.a (3.15) hdc/h = a0 + a1nh0 + a2lna (3.16) Ln(hdc/h) = a0 + a1h0 + a2 a (3.17) hdc/h = a0 + a1h0 + a2(h0/a) 2 (3.18) hdc/h = a0 + a1h0 + a2.h0/a (3.19) Kết quả thăm dò quan hệ giữa hdc/h với (h0) và (a) đƣợc thể hiện ở bảng 3. Từ bảng 3, nhận thấy các phƣơng trình trên có hệ số xác định biến động từ 0,456 đến 0,515. Căn cứ vào hệ số xác định, chỉ số Std.Error of the Estimate và xác suất F, đề tài đã chọn dạng phƣơng trình (3.19) để mô tả quan hệ giữa tỷ số hdc/h với (h0) và (a), phƣơng trình lập đƣợc là: hdc/h = 0,953 + 0,055.h0 + 0,0284.h0/a (3.20) Nhƣ vậy, tỷ số hdc/h có quan hệ tỷ lệ thuận với (h0) và tỷ lệ nghịch với (a). Điều đó có nghĩa là, khi (h0) tăng lên tỷ số hdc/h tăng và khi (a) tăng lên trong một giới hạn nhất định khả năng tỉa cành tự nhiên diễn ra yếu hơn làm cho tỷ số này giảm. - Ảnh hưởng của chiều cao tầng ưu thế (h0) và diện tích dinh dưỡng (a) đến tỷ số đường kính tán với đường kính (dt/d) Theo Phan Minh Sáng [2], tỷ số dt/d và St/g1.3 vừa là chỉ tiêu biểu thị cấu trúc hình thái của cây, vừa là chỉ tiêu biểu thị mức độ lợi dụng không gian dinh dƣỡng của cây rừng. Tuy tỷ số St/g1.3 có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ tỷ số dt/d vì (dt/d) 2 = St/g1.3), nhƣng căn cứ vào ý nghĩa thực tiễn của điều tra rừng thì tỷ số dt/d hay đƣợc sử dụng hơn vì nó còn là chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi của quan hệ giữa dt với d theo tuổi của lâm phần hoặc giữa các lâm phần có biện pháp kinh doanh khác nhau. Để nghiên cứu ảnh hƣởng của (h0) và (a) đến tỷ số dt/d, đề tài đã thử nghiệm mối quan hệ trên bằng các dạng phƣơng trình sau: dt/d = a0 + a1h0 + a2.h0/a (3.21) dt/d = a0 + a1h0.a (3.22) dt/d = a0 + a1h0 + a2.a (3.23) dt/d = a0 + a1h0 + a2 h0/a 2 (3.24) Ln(dt/d) = a0 + a1h0 + a2a + a3h0a (3.25) Kết quả thăm dò quan hệ giữa tỷ số dt/d với (h0) và (a) đƣợc thể hiện ở bảng 4. Bảng 3. Kết quả xác định quan hệ giữa hdc/h với h0 và a STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 3.14 0,479 0,00 0,200 0,529 0,025 0,043 2 3.15 0,532 0,00 0,188 0,830 0,003 3 3.16 0,460 0,00 0,204 -0,253 0,270 0,376 4 3.17 0,456 0,00 0,045 0,244 0,009 0,006 5 3.18 0,477 0,00 0,200 0,915 0,040 -0,948 6 3.19 0,515 0,00 0,193 0,953 0,055 0,284 Bảng 4. Kết quả xác định quan hệ giữa dt/d1.3 với h0 và a STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 b3 1 3.21 0,541 0.00 0,103 -1,133 0,004 -0,129 2 3.22 0,423 0.00 0,114 - 1,095 0,002 3 3.23 0,484 0.00 0,109 - 1,326 0,022 0,016 4 3.24 0,617 0.00 0,098 -1,098 0,024 -0,559 5 3.25 0,580 0.00 0,027 0,396 -0,019 -0,030 0,020 6 3.26 0,599 0.00 0,096 -1,332 0.006 -1,68E-5 Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 23 Bảng 5. Kết quả xác định quan hệ giữa St với h0 và N STT Dạng phƣơng trình Các chỉ tiêu thống kê R 2 Sig.F S b0 b1 b2 1 3.28 0,777 0.00 1,170 -9,684 1,024 0,005 2 3.29 0,797 0.00 1,176 -68,212 12,918 6,399 3 3.30 0,817 0.00 0,124 1,418 1,285 0,633 Từ kết quả ở bảng 4 cho thấy, quan hệ giữa dt/d với (h0) và (a) thực sự tồn tại theo dạng phƣơng trình (3.21) đến phƣơng trình (3.26). Chỉ số xác định biến động từ 0,423 đến 0,617. Căn cứ vào chỉ số xác định, chỉ số Std.Error of the Estimate,xác suất F và sai số của phƣơng trình, đề tài đã chọn dạng phƣơng trình (3.24) để mô tả quan hệ giữa tỷ số dt/d với (h0) và (a), phƣơng trình lập đƣợc là: dt/d = - 1,098 + 0,024.h0 - 0,559.(h0/a) (3.27) Từ phƣơng trình (3.27) nhận thấy khi (a) tăng tỷ số dt/d tăng, nghĩa là sinh trƣởng đƣờng kính tán mạnh hơn sinh trƣởng của đƣờng kính ngang ngực do vậy mà quan hệ giữa dt/d với diện tích dinh dƣỡng là quan hệ đồng biến. Trong kinh doanh rừng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ cần thiết phải giảm tỷ số dt/d, nghĩa là trong một giới hạn nhất định mật độ nuôi dƣỡng phải lớn, từ đó sinh trƣởng đƣờng kính lớn hơn sinh trƣởng đƣờng kính tán. Để điều chỉnh diện tích dinh dƣỡng (a) của cây rừng theo hƣớng làm tăng tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, chúng ta phải xác định mật độ trồng rừng, mật độ trong giai đoạn nuôi dƣỡng rừng phải lớn, bởi vì mật độ lớn sẽ kìm hãm sinh trƣởng của đƣờng kính cành, đƣờng kính tán và tăng khả năng tỉa cành tự nhiên và khi đó tỷ số hdc/h sẽ tăng. Những phân tích trên đây chính là cơ sở lý luận để đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng rừng trồng sản xuất dăm gỗ tại đối tƣợng nghiên cứu. - Mô hình diện tích tán lâm phần Diện tích tán lâm phần (St) là chỉ tiêu đánh giá mức độ lợi dụng không gian dinh dƣỡng của các cây rừng và nó cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh không gian dinh dƣỡng của các cây rừng với nhau. Để làm cơ sở cho việc đề xuất mật độ trồng rừng và mật độ trong nuôi dƣỡng rừng, đề tài đã thăm dò quan hệ của diện tích tán lâm phần với chiều cao tầng ƣu thế và mật độ lâm phần từ số liệu tính toán của 77 ô tiêu chuẩn. Đã thử nghiệm một số dạng phƣơng trình sau: St = a0 + a1.h0 + a2.N (3.28) St = a0 + a1.lnh0 + a2.lnN (3.29) LnSt = a0 + a1.lnh0 + a2.lnN (3.30) Kết quả xác định các tham số của phƣơng trình qua phần mềm SPSS 16.0 đƣợc tổng hợp ở bảng 5. Từ kết quả ở bảng 5 cho thấy, diện tích tán lâm phần thực sự có quan hệ từ chặt đến rất chặt với chiều cao tầng ƣu thế và mật độ lâm phần. Căn cứ vào các chỉ tiêu thống kê ở bảng 3.5, đề tài đã chọn dạng phƣơng trình (3.30) để mô tả quan hệ giữa diện tích tán lâm phần với chiều cao tầng ƣu thế và mật độ. Phƣơng trình lập đƣợc là: LnSt = 1,418 +1,285.lnh0 + 0,633.lnN (3.31) Kết quả kiểm nghiệm phƣơng trình (3.31) từ 20 ô tiêu chuẩn không tham gia lập phƣơng trình trên cho thấy sai số xác định St từ phƣơng trình (3.31) lớn nhất là 12,67%, sai số bình quân là 7,2%. Đây là sai số cho phép khi xác định các nhân tố điều tra lâm phần. - Xác định mật độ trồng rừng ban đầu Mật độ ban đầu đƣợc coi là mật độ cây sống đƣợc nghiệm thu sau khi trồng, nếu biết mật độ lúc rừng kép tán, sẽ xác định đƣợc mật độ ban đầu. Với đối tƣợng nghiên cứu là trồng rừng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ, kết quả nghiên cứu của tác giả đã công bố đã kết luận để nâng cao tỷ suất dăm công nghệ, cần thiết phải duy trì mật độ nuôi dƣỡng lớn để tăng chiều cao dƣới cành và quan trọng là để giảm số cành và đƣờng kính cành. Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 24 Từ phƣơng trình, nếu thay St = 10000m2 và qua biến đổi ta có: N = e (7,792 -1,285.lnh0)/0.633 (3.32) Nếu xác định tuổi khép tán ở các cấp đất I, II, III, IV lần lƣợt là: 5, 6, 7, 8. Với mỗi cấp đất thay giá trị h0 vào phƣơng trình (3.32) ta đƣợc mật độ tại thời điểm khép tán. Tƣơng ứng với các cấp đất I, II, III, IV lần lƣợt là: 1600, 1750, 1900, 2400 cây/ha. Số cây chết đi do tỉa thƣa tự nhiên từ lúc trồng cho đến khi rừng khép tán đƣợc lấy bằng 12%. Từ đó mật độ ban đầu cho các cấp đất I, II, III, IV lần lƣợt là: 1800, 1950, 2200, 2700 cây/ha. Đây chính là mật độ cây sống đƣợc nghiệm thu sau khi trồng từ 3 đến 6 tháng. Nếu tỷ lệ cây sống khi trồng rừng là 90% thì mật độ trồng rừng tƣơng ứng với các cấp đất là: 1980, 2150, 2400, 2950 cây/ha. - Xác định biện pháp tỉa thưa, tỉa cành Mật độ đƣợc xác định cho rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ ở mục 2.2.3 là mật độ xác định cho rừng trồng Keo lá tràm không tỉa thƣa trong suốt chu kỳ kinh doanh. Với mật độ nhƣ trên tuổi khép tán ở các cấp đất I, II, III, IV lần lƣợt là: 5, 6, 7, 8. Sở dĩ không đề xuất tỉa thƣa trong quá trình nuôi dƣỡng rừng là vì: Thứ nhất, tỷ suất dăm công nghệ ở tuổi 6,7 chỉ đạt 66,53%, do vậy nếu trồng rừng mật độ cao hơn, khép tán ở tuổi 4, 5, 6, 7 tƣơng ứng với cấp đất I đến IV và tiến hành tỉa thƣa ở tuổi 6, 8, 9 và 10, sản phẩm tỉa thƣa nếu đƣa vào băm dăm sẽ thu đƣợc lƣợng dăm công nghệ rất thấp. Thứ hai, do trồng thƣa sẽ dẫn đến số cành nhiều có ảnh hƣởng đến tỷ suất dăm, tuy nhiên giai đoạn này đƣờng kính cành còn nhỏ nên ít ảnh hƣởng đến tỷ suất dăm sau này và sẽ tiến hành tỉa cành thay cho tỉa thƣa sau khi rừng khép tán, . Từ kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày trên đây cho thấy chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng có ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu hình thái cây rừng. Các chỉ tiêu này có ảnh hƣởng đến tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ. Số cành tăng sẽ làm giảm tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ, do vậy trong quá trình nuôi dƣỡng rừng cần thiết phải tiến hành tỉa cành. Thời điểm tiến hành tỉa cành nên tiến hành sớm (sau khi rừng khép tán), khi đó đƣờng kính cành còn nhỏ. Chiều dài thân cây đƣợc tỉa cành là 1 - 1,2m tính từ cành thấp nhất trong tán cây. - Xác định tuổi khai thác chính Tuổi khai thác chính là tuổi tại đó tiến hành khai thác toàn bộ các cây rừng trong lâm phần. Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ sau khi sấy của tác giả đã công bố cho thấy, trong điều kiện cùng một máy băm dăm, nhƣng tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ lại khác nhau. Tỷ suất dăm biến động từ 83,11% đến 98,50% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 - 5%) và chúng tăng dần từ tuổi 6 đến tuổi 12 sau đó có xu hƣớng giảm dần, đến tuổi 14 còn 97,53%. Tỷ suất dăm công nghệ biến đổi mạnh hơn so với quá trình biến đổi của tỷ suất dăm, tỷ suất dăm công nghệ biến động từ 62,71% (tuổi 6) đến 85,58% (tuổi 12), đến tuổi 14 tỷ suất dăm công nghệ giảm xuống còn 83,02% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 - 5%). Mặt khác, lƣợng tăng trƣởng bình quân chung về trữ lƣợng và sản lƣợng dăm công nghệ cho thấy lƣợng tăng trƣởng bình quân chung về sản lƣợng dăm công nghệ đạt cực đại ở tuổi 11(với cấp đất I, II) tuổi 12 (cấp đất III, IV). Do vậy, để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, đề tài đã xác định tuổi khai thác chính thấp nhất ở đối tƣợng nghiên cứu là tuổi 12. KẾT LUẬN - Các chỉ tiêu (Nc), dc, hdc/h, dt/d, có quan hệ với chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng ở mức tƣơng đối chặt đến chặt. Nếu xếp mối quan hệ của các chỉ tiêu trên với chiều cao tầng ƣu thế và diện tích dinh dƣỡng theo thứ tự giảm dần, (căn cứ vào hệ số xác định) thì thứ tự lần lƣợt là: dc (R 2 : 0,73), dt/d (R 2 : 0,617), Nc (R 2 : 0,567), hdc/h (R 2 : 0,515). - Quan hệ giữa diện tích tán lâm phần với chiều cao tầng ƣu thế và mật độ đƣợc mô tả Vũ Tiến Hinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 19 - 25 25 bằng phƣơng trình: LnSt = 1,418 +1,285.lnh0 + 0,633.lnN (3.31) - Mật độ trồng rừng tƣơng ứng với các cấp đất I, II, III và IV là: 1980, 2150, 2400, 2.950 cây/ha. - Tiến hành tỉa cành sau khi rừng khép tán, khi đƣờng kính cành còn nhỏ. Chiều dài thân cây đƣợc tỉa cành là 1 - 1,2m tính từ cành thấp nhất trong tán cây. - Tuổi khai thác chính thấp nhất ở đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là tuổi 12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN&PTNT (2013), Công bố diện tích rừng và đất đồi núi chưa sử dụng toàn quốc năm 2012, Hà Nội. 2. Phan Minh sáng (2000), Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số nhân tố điều tra với diện tích dinh dưỡng của cây rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium), Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. SUMMARY METHOD TO IMPROVE THE QUALITY OF FOREST PLANTING (ACACIA AURICULIFORMIS A.CUNN EX BENTH) PRODUCTION WOOD CHIPS IN THAI NGUYEN PROVINCE Vu Tien Hinh 1 , Vu Van Thong 2* 1University of Froestry, 2College of Agriculture and Forestry – TNU Age and area of tree nutrient affected on criteria: dc, Nc, dt / d, hdc / h and described by the equation: (3.7), (3.13), (3.20) and (3.27) with identified coefficient from 0.515 to 0.773. This is the basis to propose measures to improve the quality of Acacia auriculiformis a.cunn ex benth forest plantation producing wood chips in the study area. The research proposed density planting for the level soil I, II, III and IV, respectively: 1600, 1750, 1900, 2400 trees/ha. The silvicultural techique is pruning method after forest canopy close, age for exploitation is minimum 12 years. Keywords: age exploiting, the density planting, pruning, quality plantation Ngày nhận bài:31/12/2013; Ngày phản biện:24/01/2014; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Quốc Hưng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN * Tel: 0989 773986
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_rung_trong_keo_la_tram.pdf