Một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử xây dựng hệ luật mờ giải bài toán hồi quy

Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử để xây dựng hệ

luật mờ giải bài toán hồi quy. Thuật toán được thử nghiệm trên 9 bài toán mẫu và đối sánh với các phương pháp đã có

PAES_KB và HA-MG-PAES-Kmax trên các mục tiêu độ chính xác và độ phức tạp của hệ luật. Kết quả đối sánh cho thấy

thuật toán đề xuất cho kết quả tốt hơn.

pdf 8 trang phuongnguyen 6800
Bạn đang xem tài liệu "Một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử xây dựng hệ luật mờ giải bài toán hồi quy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử xây dựng hệ luật mờ giải bài toán hồi quy

Một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử xây dựng hệ luật mờ giải bài toán hồi quy
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Một phương pháp sinh luật mờ dựa trên
cây quyết định và đại số gia tử xây dựng
hệ luật mờ giải bài toán hồi quy
Nguyễn Đức Dư, Hoàng Văn Thông
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội
Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Dư, nducdu@utc.edu.vn
Ngày nhận bài: 12/11/2019, ngày sửa chữa: 24/12/2019, ngày duyệt đăng: 25/12/2019
Định danh DOI: 10.32913/mic-ict-research-vn.v2019.n2.901
Biên tập lĩnh vực điều phối phản biện và quyết định nhận đăng: PGS.TS. Võ Đình Bảy
Tóm tắt: Bài báo này đề xuất một phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định và đại số gia tử để xây dựng hệ
luật mờ giải bài toán hồi quy. Thuật toán được thử nghiệm trên 9 bài toán mẫu và đối sánh với các phương pháp đã có
PAES_KB và HA-MG-PAES-Kmax trên các mục tiêu độ chính xác và độ phức tạp của hệ luật. Kết quả đối sánh cho thấy
thuật toán đề xuất cho kết quả tốt hơn.
Từ khóa: Hệ luật mờ, đại số gia tử, cây quyết định, bài toán hồi quy.
Title: A Method to Generate Fuzzy Rules based on Decision Tree and Hedge Algebras for Building Fuzzy Rule based
Systems for Regression
Abstract: This paper proposes a method to generate fuzzy rules based on decision tree and hedge algebras for building fuzzy rule-
based systems for regression problems. The proposed method was experimented on nine regression problems and was
compared to two existing methods PAES_KB and HA-MG-PAES-Kmax on two objectives including the accuracy and
complexity of rule-based systems. Comparative results show that our proposed method outperforms the existing ones.
Keywords: Fuzzy rule-based system, hedge algebra, decision tree, regression.
I. MỞ ĐẦU
Cách giải quyết các bài toán phân lớp và hồi quy bằng hệ
luật mờ (FRBS: Fuzzy Rule based System) nhận được nhiều
sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu, như: Acalá và cộng
sự [1], Antonelli và cộng sự [2], Ishibuchi và Nojima [3, 4],
Pulkkinen và Koivisto [5], Cordón và cộng sự [6], Nguyễn
Cát Hồ và cộng sự [7–9], Aghaeipoor và Javidi [10]. Các
nghiên cứu đã đề xuất chủ yếu tập trung tìm kiếm các
phương pháp xây dựng FRBS cho bài toán phân lớp, còn
bài toán hồi quy chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới [1].
Khi xây dựng FRBS giải các bài toán này chúng ta chủ yếu
giải quyết ba vấn đề chính: thiết kế phân hoạch mờ (ngữ
nghĩa tính toán của từ), sinh tập các luật mờ ứng cử, tìm
kiếm hệ luật mờ tối ưu.
Về vấn đề sinh luật ứng cử, các phương pháp tiếp cận
dựa trên lý thuyết tập mờ thường sinh luật bằng cách tổ hợp
tất cả các giá trị ngôn ngữ sử dụng cho các biến [1–4, 11].
Nhược điểm của hướng tiếp cận này là khi tập dữ liệu có
nhiều thuộc tính thì không gian tìm kiếm luật sẽ rất lớn.
Một số đề xuất sinh luật từ cây quyết định (decision tree)
cho bài toán phân lớp [5, 12–14]. Phương pháp này đã làm
giảm đáng kể số luật phải xem xét nhờ vào các kỹ thuật
như là hạn chế chiều cao và cắt tỉa cây, tuy nhiên lại gặp
khó khăn trong quá trình tối ưu tham số tập mờ.
Với hướng tiếp cận theo lý thuyết đại số gia tử (ĐSGT),
trong [7–9] Nguyễn Cát Hồ và cộng sự đề xuất một phương
pháp sinh luật từ mẫu dữ liệu. Theo đó, mỗi mẫu dữ liệu
sinh ra một luật có độ dài 푛 bằng số thuộc tính của tập
mẫu dữ liệu, từ các luật này sinh các luật có độ dài lmax
nhỏ hơn cho trước (lmax < 푛). Với phương pháp sinh luật
ứng cử này thì số luật tối đa phải xem xét giảm đi đáng
kể so với phương pháp sinh luật tổ hợp. Tuy nhiên theo
hướng tiếp cận này chúng ta vẫn phải xem xét một số lượng
luật khá lớn.
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một phương pháp
xây dựng FRBS giải bài toán hồi quy với các luật được sinh
ra bằng cây quyết định và ĐSGT. Thuật toán giải quyết cả
hai vấn đề sinh luật và tối ưu tham số của các tập mờ.
102
Tập 2019, Số 2, Tháng 12
Hình 1. Hệ khoảng tương tự của các từ có độ dài không quá 2 của một ĐSGT có 2 gia tử
1
1
1
1
( )X
c- c+ 1 W 0 
T3(c
+) T2(Vc
+) T2(Lc
+) T2(w)
T2(Lc
-) T3(c
-) T2(Vc
-) T3(0)
 T3(1)
Lc+ Vc+ Lc- Vc- 
X(2) 
Si(2) 
Hình 1. Hệ khoảng tương tự của các từ có độ dài không quá 2.
Thuật toán đề xuất gồm hai pha. Pha thứ nhất tối ưu tham
số của ĐSGT sử dụng cho mỗi biến của bài toán. Ở pha
này chúng tôi sử dụng thuật giải di truyền để tìm kiếm tham
số tối ưu. Pha thứ hai, với bộ tham số tối ưu của ĐSGT
tìm được của pha thứ nhất, chúng tôi xây dựng các ĐSGT
và sử dụng chúng để chuyển đổi tập dữ liệu giá trị số của
bài toán thành tập dữ liệu giá trị ngôn ngữ tương ứng. Từ
tập dữ liệu ngôn ngữ cây quyết định được xây dựng, từ cây
quyết định sinh ra tập luật ứng cử và sử dụng thuật toán
cải tiến (2+2)M-PAES được sử dụng để tìm FRBS tối ưu.
Thuật toán đề xuất được thử nghiệm trên 9 bài toán hồi
quy và đối sánh kết quả thu được trên các chỉ số độ phức
tạp của hệ luật và giá trị sai số trung bình phương với các
thuật toán cùng hướng tiếp cận PAESKB [1] và HA-MG-
PAES-Kmax [8]. Kết quả đối sánh cho thấy thuật toán đề
xuất cho kết quả có độ chính xác tốt hơn.
Phần còn lại của bài báo được bố cục như sau. Phần II
trình bày bài toán hồi quy và phương pháp giải bài toán
hồi quy bằng hệ mờ dựa trên đại số gia tử. Phần III trình
bày phương pháp sinh luật mờ dựa trên cây quyết định
và ĐSGT. Phần IV trình bày thuật toán xây dựng hệ luật.
Phần V trình bày kết quả thử nghiệm. Cuối cùng, Phần VI
rút ra một số kết luận.
II. BÀI TOÁN HỒI QUY VÀ HỆ LUẬT MỜ MAM-
DANI DỰA TRÊN ĐSGT
1. Bài toán hồi quy
Cho một tập mẫu dữ liệu D = {( 푖 , 푖), 푖 = 1, 2, . . . , },
trong đó 푖 là một véc-tơ 푛 chiều có dạng ( 푖1, 푖2, . . . , 푖푛)
với 푖 푗 ∈ 푈 푗 ⊂ R, 푈 푗 là miền xác định của các biến độc
lập 푗 (thuộc tính đầu vào) của bài toán ( 푗 = 1, 2, . . . , 푛),
 푖 ∈ 푈푛+1 ⊂ R, 푈푛+1 là miền xác định của biến phụ thuộc
푌 (thuộc tính đầu ra), là số mẫu dữ liệu.
Từ tập dữ liệu mẫu D xây dựng một hệ mờ dựa trên
luật cho phép tính giá trị ˆ ứng với mỗi giá trị đầu vào
 ∈ 푈 = 푈1 × . . . ×푈푛.
2. Giải bài toán hồi quy bằng hệ luật mờ Mamdani
dựa trên ĐSGT
Giải bài toán hồi quy bằng hệ luật mờ Mamdani là xây
dựng một hệ các luật mờ Mamdani có dạng
푅 : if 1 is 1, 푗 , . . . , 푛 is 푛, 푗 
then 푌 is 푛+1, 푗 ,
(1)
để dự đoán giá trị đầu ra ˆ ứng với giá trị đầu vào có 푛
chiều. Trong (1),
 푖, 푗 ∈ 퐿푖 =
{
{ 푖,0} ∪ ( 푖) = { 푖,1, 푖,2, . . . , 푖, | ( 푖 ) |}
}
,
với 푖 = 1, 2, . . . , 푛 + 1, trong đó ( 푖) là tập các từ ngôn
ngữ có độ dài không quá 푖 được sinh ra bằng ĐSGT A 푖
tương ứng, và nó được sử dụng để xây dựng phân hoạch
thuộc tính thứ 푖, ,0 có giá trị là Don’t care với hàm thuộc
đồng nhất bằng một. Chú ý, 퐿푛+1 không chứa giá trị Don’t
care và = 1, 2, . . . , , với là số luật của hệ.
Tương tự như các đề xuất trong [1, 2, 8, 9], chúng tôi sử
dụng phương pháp trung bình trọng số để suy diễn giá trị
 ˆ từ hệ luật khi biết véc-tơ đầu vào 푖 theo công thức sau:
 ˆ푖 =
∑ 
 =1 휇 ( 푖) ¯푛+1, 푗 ∑ 
 =1 휇 ( 푖)
, (2)
với 푖 = 1, 2, . . . , , trong đó
휇 ( 푖) =
푛∏
 =1
휇 , 푗 ( 푖 )
là độ đốt cháy luật thứ của mẫu dữ liệu 푖 , ¯푛+1, 푗 
là giá trị định lượng của hạng từ ngôn ngữ 푛+1, 푗 và
휇 , 푗 (·) là hàm thuộc của từ ngôn ngữ , 푗 . Trong (2),
nếu
∑ 
 =1 휇 ( 푖) = 0, có nghĩa là hệ luật không phủ mẫu
dữ liệu 푖 , khi đó ˆ được suy diễn theo phương pháp đề
xuất trong [1].
Để đánh giá độ chính xác của hệ luật đã xây dựng, chúng
tôi dựa vào giá trị sai số trung bình phương (MSE: Mean
Squared Error):
MSE =
1
2 
 ∑
푖=1
( ˆ푖 − 푖)2. (3)
103
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Thuật toán 1: BuildDecisionTree(D, { 푖}푛+1푖=1 , , lmax)
1 Dữ liệu vào: Cơ sở dữ liệu của bài toán D; bộ tham số
của các ĐSGT { 푖}푛+1푖=1 ; chiều dài tối đa của các hạng
từ sinh ra từ ĐSGT ; chiều cao tối đa của cây lmax.
2 Dữ liệu ra: Cây quyết định T.
3 for 푖 = 1 to 푛 + 1 do
4 Xây dựng ĐSGT A 푖 tương ứng với bộ tham số 푖 ;
5 Sinh tập các từ ( 푖) ;
6 Sinh hệ khoảng tính mờ tương tự 푆 ( 푖) ;
7 end
8 1 = Chuẩn hóa D về đoạn [0, 1];
9 2 = Chuyển đổi 1 thành cơ sở dữ liệu ngôn ngữ dựa
trên các hệ khoảng tính mờ
{
푆 ( 푖)
}푛+1
푖=1 ;
10 Xây dựng cây quyết định T có chiều cao tối đa lmax từ
cơ sở dữ liệu 2 bằng thuật toán C4.5;
11 return T;
Trong (3), ˆ푖 và 푖 lần lượt là giá trị suy diễn từ hệ luật
và giá trị quan sát tương ứng với giá trị đầu vào 푖 . Giá trị
MSE càng nhỏ thì hệ luật mờ càng chính xác.
III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP SINH HỆ LUẬT
MỜ DỰA TRÊN CÂY QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐSGT
1. Hệ khoảng tính mờ tương tự của từ ngôn ngữ
ĐSGT được Nguyễn Cát Hồ và cộng sự đề xuất lần đầu
tiên trong [15], xây dựng một phương pháp hình thức sinh
các từ ngôn ngữ và ánh xạ từ ngôn ngữ tới các giá trị định
lượng tương ứng trên đoạn [0; 1]. ĐSGT giúp chúng ta có
thể sinh ra các dạng ngữ nghĩa khác nhau của từ ngôn ngữ
từ ngữ nghĩa vốn có của từ bao gồm: giá trị định lượng
푣 ( ), khoảng tính mờ ( ), khoảng tương tự [7]. Gọi
 ( 푖) là tập các từ có độ dài không quá 푖 của biến 푖 .
Tập 푆 ( 푖) các khoảng tương tự của các từ trong ( 푖) hình
thành một phân hoạch trên 푈 và giá trị định lượng ngữ
nghĩa của mọi từ ∈ ( 푖) là 푣 ( ) ∈ ( ), ở đó ( ) là
khoảng tương tự của từ . Các giá trị của khoảng tương
tự ( ) được coi như là tương tự nhau và với giá trị định
lượng ngữ nghĩa 푣 ( ) của với một cấp độ 푖 , 푖 càng lớn
mức độ tương tự của các giá trị trong mỗi khoảng tương tự
càng cao. Hệ khoảng tượng tự là một công cụ hữu dụng để
phân hoạch miền tham chiếu của các biến, được sử dụng
trong các thuật toán sinh luật của các phương pháp tiếp cận
dựa trên ĐSGT.
2. Thuật toán xây dựng cây quyết định
Thuật toán xây dựng cây quyết định được trình bày
trong thuật toán 1. Để xây dựng cây quyết định từ tập
dữ liệu D của bài toán hồi quy gồm các véc-tơ đầu vào
 푖 = ( 푖1, 푖2, . . . , 푖푛), với 푖 푗 ∈ 푈 푗 ⊂ R và các giá trị đầu
ra 푖 ∈ 푈푛+1 ⊂ R. Bước đầu tiên chúng ta cần chuẩn hóa
Thuật toán 2: GenFRBS(T)
1 Dữ liệu vào: Cây quyết định T.
2 Dữ liệu ra: Hệ luật mờ S.
3 S = ∅;
4 Leafs = Tập các nút lá của cây T;
5 foreach lf ∈ Leafs do
6 Với mỗi lá lf xây dựng danh sách lsNode các Node
từ lá lf đến gốc cây;
7 Tạo luật có 푛 điều kiện tiền đề, tất cả các tiền đề
đều có giá trị Don’t care;
8 for 푗 = lsNode.Count − 1 down to 1 do
9 Thay thế giá trị Don’t care của luật ứng với
thuộc tính của nút lsNode[ 푗] bằng giá trị phân
chia của nút lsNode[ 푗 − 1] (nút cha của nút
lsNode[ 푗]);
10 end
11 Gán kết luận của luật là giá trị của nút lsNode[0];
12 S = S ∪ { };
13 end
14 return S;
tập dữ liệu D về đoạn [0, 1] bằng chuyển đổi tuyến tính ta
được tập 1.
Bước thứ hai, với mỗi thuộc tính đầu vào, ra ta xác định
một bộ tham số của ĐSGT tương ứng, giả sử là 푖 (푖 =
1, 2, . . . , 푛+1). Với bộ tham số 푖 ta xây dựng ĐSGT A 푖
sinh ra tập các từ có độ dài không quá 푖 ký hiệu ( 푖) ,
tính giá trị định lượng ngữ nghĩa của các từ trong ( 푖) và
xây dựng hệ khoảng tương tự 푆 ( 푖) tương ứng theo thuật
toán trong [7].
Bước thứ ba chuyển đổi cơ sở dữ liệu 1 thành cơ sở
dữ liệu từ ngôn ngữ 2 theo nguyên tắc sau: với mỗi véc-
tơ 푖 = ( 푖1, 푖2, . . . , 푖푛) chuyển đổi thành véc-tơ từ ngôn
ngữ ′푖 = ( 푖1, 푖2, . . . , 푖푛), trong đó 푖 푗 ∈ ( 푖 푗 ) với
푗 = 1, 2, . . . , 푛; giá trị đầu ra 푌 cũng chuyển đổi tương
tự. Từ cơ sở dữ liệu ngôn ngữ 2 chúng ta áp dụng thuật
toán C4.5 [16] xây dựng cây quyết định có chiều cao tối
đa lmax, việc thiết lập chiều cao tối đa của cây nhằm hạn
chế chiều dài của luật được sinh ra. Mỗi nút của cây quyết
định chứa hai giá trị là nhãn thuộc tính và giá trị phân chia
của nút cha.
3. Thuật toán sinh luật từ cây quyết định
Thuật toán sinh luật từ cây quyết định được trình bày
trong thuật toán 2. Đầu vào của thuật toán là cây quyết
định T được xây dựng bằng thuật toán 1. Gọi S là tập
luật được sinh ra, khởi đầu S = ∅, Leafs là tập các nút
lá của cây T. Với mỗi nút lá sẽ sinh ra một luật có phần
kết luận là nhãn của nút đó và phần tiền đề của luật là
các nhãn của các nút nằm trên đường đi từ gốc đến lá
đó. Để xác định đường đi, chúng ta xuất phát từ nút lá
đi ngược về nút gốc. Giả sử để sinh luật từ nút lá lf,
từ nút này ta dễ dàng xác định được danh sách (lsNode)
104
Tập 2019, Số 2, Tháng 12
là các nút mô tả đường đi từ nút lá lf đến nút gốc. Tiếp
theo ta tạo ra luật có độ dài bằng số chiều của bài toán
và có tất cả tiền điều kiện đều bằng Don’t care. Với mỗi
nút lsNode[ 푗] ( 푗 = lsNode.Count − 1, . . . , 1) thay thế giá
trị Don’t care của tiền điều kiện tương ứng với thuộc tính
là nhãn của nút lsNode[ 푗] bằng giá trị phân chia của nút
lsNode[ 푗 −1] (nút cha của nút lsNode[ 푗]), gán kết luận của
 bằng giá trị của nút lsNode[0]. Thêm luật vào tập luật S.
IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG FRBS GIẢI BÀI
TOÁN HỒI QUY
Trong phần này chúng tôi áp dụng phương pháp sinh
luật đề xuất trong phần III để xây dựng hệ mờ giải bài
toán hồi quy. Phương pháp xây dựng FRBS được thực hiện
với hai pha. Pha thứ nhất chúng tôi phát triển thuật toán
OptHAParams sử dụng thuật giải di truyền để tìm bộ tham
số mờ của các ĐSGT của các thuộc tính của bài toán.
Pha thứ hai sử dụng bộ tham số mờ của ĐSGT đã tìm ở
pha thứ nhất xây dựng cây quyết định của bài toán, từ cây
quyết định sinh ra tập các luật ứng cử, sau đó áp dụng
thuật toán HA-De-PAES để tìm kiếm hệ luật tối ưu. Ở đây
HA-De-PAES được phát triển dựa trên thuật toán (2+2)M-
PAES [17]. Thuật toán (2+2)M-PAES tối ưu đồng thời hệ
luật và tham số mờ trong khi thuật toán HA-De-PAES chỉ
tối ưu hệ luật và các luật được chọn từ tập luật ứng cử
được sinh ra từ cây quyết định, với hai mục tiêu là MSE
và Comp (tổng chiều dài của luật).
1. Thuật toán tìm tham số tối ưu của ĐSGT bằng
thuật toán GA
Để tìm kiếm tham số mờ của ĐSGT, trong bài báo này
chúng tôi thực hiện thiết kế thuật giải di truyền dựa trên
sơ đồ mã hóa nhị phân với hàm thích nghi là giá trị sai số
trung bình phương MSE. Bài toán có 푛 thuộc tính, khi đó
với mỗi thuộc tính ta cần xác định hai tham số là 휇 − và
휇퐿 (ở đây chúng tôi sử dụng ĐSGT có hai gia tử và 퐿).
Như vậy số tham số cần xác định cho bài toán { 푖}푛+1푖=1 là
2(푛+1). Chi tiết được trình bày trong thuật toán 3. Hình 2
mô tả sơ đồ mã hóa một cá thể, trong đó mỗi biến mục
tiêu được mã hóa bằng một chuỗi bít có 푙 bít.
2. Thuật toán HA-De-PAES xây dựng hệ mờ tối ưu
Mỗi cá thể của quần thể được mã hóa gồm luật ( 
có thể khác nhau giữa các cá thể), với mỗi luật 푅푖 được lấy
ra từ tập luật ứng cử S. Nhằm đạt được sự cân bằng giữa
tính dễ hiểu và độ chính xác của hệ luật, chúng tôi giới hạn
số luật trong mỗi FRBS nằm trong đoạn [ min, max].
Với mỗi cá thể cần tối thiểu hai mục tiêu là MSE và
Comp, trong đó MSE được xác định theo (3) và Comp là
tổng độ dài của các luật trong cơ sở luật, biểu thị độ phức
tạp của FRBS.
Hình 2. Mã hóa cá thể tối ưu tham số của ĐSGT.
Hình 3. Cấu trúc mã hóa một cá thể biểu diễn một hệ luật.
a) Các toán tử di truyền
Toán tử lai ghép: Với hai cá thể bố mẹ 1 và 2 sử dụng
phương pháp lai ghép một điểm (one-point crossover), điểm
lai ghép được chọn ngẫu nhiên trong đoạn [1, 휌min − 1],
trong đó 휌min là số luật nhỏ nhất trong 1 và 2. Lưu ý
rằng nếu toán tử lai ghép không được thực hiện thì đột biến
luôn xảy (có nghĩa là nếu không xảy ra lai ghép thì xác
suấ ... i mã 푒푠푡 để được bộ tham số { 푖}푛+1푖=1 của các ĐSGT;
32 표 푡 ← { 푖}푛+1푖=1 ;
33 return 표 푡 ;
Thuật toán 4: HA-De-PAES
(D, , lmax, opt, paespars)
1 Dữ liệu vào: Cơ sở dữ liệu của bài toán D, chiều dài tối
đa của các hạng từ sinh ra từ ĐSGT , chiều cao tối đa
của cây lmax, bộ tham số mờ của ĐSGT đã được tối
ưu, và bộ tham số của thuật toán PAES 푒푠 푠.
2 Dữ liệu ra: 푃 (mặt xấp xỉ tối ưu Pareto với hai mục
tiêu MSE và Comp của các hệ luật).
3 Bước 1: Tạo tập luật ứng cử.
4 T = BuildDecisionTree(D, 표 푡 , , lmax);
5 S = GenFRBS(T);
6 Bước 2: Sinh ngẫu nhiên 2 cá thể 1, 2. Mỗi cá thể
gồm luật được chọn từ tập luật ứng cử S. được
chọn ngẫu nhiên trong đoạn [ min, max].
7 Bước 3: Bổ sung 1, 2 vào 푃 .
8 Bước 4: Lặp 푖 = 1, . . . , 푒푛 (số thế hệ tối đa).
9 Chọn ngẫu nhiên hai cá thể bố mẹ 1, 2 trong 푃 ( 1,
 2 có thể trùng nhau);
10 Thực hiện lai ghép hai cá thể 1, 2 để sinh ra hai cá
thể con 표1, 표2;
11 Thực hiện đột biến trên 표1, 표2;
12 Tính giá trị mục tiêu (MSE, Comp) của 표1, 표2;
13 Lần lượt bổ sung 표1, 표2 vào 푃 nếu có thể;
14 Lặp lại bước 4 với thế hệ kế tiếp;
15 return 푃 ;
là véc-tơ mục tiêu, 푖 ( ) là mục tiêu thứ 푖 cần cực tiểu, 
là véc-tơ lời giải trong không gian chiều, và là không
gian lời giải của bài toán. Một mặt 푃 ⊆ được gọi là mặt
Pareto nếu mỗi điểm bất kỳ của nó đều không bị trội bởi
các điểm còn lại trong 푃. Một lời giải ∈ 푃 được gọi là
trội hơn lời giải ∈ 푃, ký hiệu  , nếu 푖 ( ) ≤ 푖 ( ) với
mọi 푖 ∈ {1, . . . , } và tồn tại 푗 thỏa mãn 푗 ( ) < 푗 ( ).
Kí hiệu 푃 là quần thể hiện tại, thuật toán gồm các bước
được trình bày trong thuật toán 4. Một cá thể con 표 nếu
không bị trội bởi bất kỳ cá thể nào trong 푃 thì 표 được bổ
sung vào 푃 , đồng thời loại bỏ tất cả những cá thể trong
푃 bị trội bởi 표. Nếu số cá thể trong 푃 lớn hơn số lượng
tối đa ( ℎ푖푣푒) được phép lưu trữ trong 푃 thì loại
bỏ ngẫu nhiên một cá thể trong vùng có mật độ cao nhất
ra khỏi 푃 . Xác định vùng có mật độ cao nhất theo thuật
toán trong [17].
V. NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm thuật toán xây dựng
FRBS được đề xuất trong bài báo và đối sánh kết quả với
các thuật toán PAESKB trong [1] và HA-PAES-MG-Kmax
trong [8]. PAESKB tiếp cận dựa trên lý tuyết tập mờ, các
tập mờ được biểu diễn bằng bộ 2 (two-tuples), các luật mờ
được sinh ra bằng tổ hợp ngẫu nhiên các từ ngôn ngữ sử
dụng trên mỗi biến, quá trình tối ưu hóa tham số tập mờ
và hệ luật cũng bằng thuật toán (2+2)M-PAES trong [17].
HA-PAES-MG-Kmax tiếp cận dựa trên lý thuyết ĐSGT,
các tham số tập mờ được xác định dựa trên tham số mờ
của ĐSGT, luật mờ được sinh ra dựa trên mẫu dữ liệu, quá
trình tối ưu hóa tham số tập mờ và hệ luật cũng bằng thuật
toán (2+2)M-PAES trong [17]. Chúng tôi chọn hai thuật
toán này để đối sánh do chúng cùng sử dụng thuật toán
tiến hóa (2+2)M-PAES và nhằm chứng tỏ tính hiệu quả
của phương pháp sinh luật dựa trên cây quyết định.
106
Tập 2019, Số 2, Tháng 12
Bảng I
CÁC BÀI TOÁN SỬ DỤNG THỬ NGHIỆM [1, 8]
TT Bài toán # 표푃 # 표 
1 Electrical Length 1 (ELE1) 495 2
2 Electrical Maintainance 2 (ELE2) 1056 4
3 Weather Ankara (WA) 1609 9
4 Weather Izmir (WI) 1461 9
5 Treasury (TR) 1049 15
6 Abalone (AB) 4177 8
7 Mortgage (MTG) 1049 15
8 Computer Activity (CA) 8192 21
9 Pole Telecommunication (PT) 15000 26
Bảng II
CÁC THAM SỐ THỬ NGHIỆM PHA
THỨ NHẤT, TÌM THAM SỐ TỐI ƯU
휇min = 0,3 min = 0,3 max = 0,7
휇max = 0,7 = 3 lmax = 2
퐿 ℎ 표 = 8 Pop푠푖 푒 = 100 = 100
푃 표푠푠 = 0,7 Xác suất lai ghép
푃 = 0,1 Xác suất đột biến
Bảng III
CÁC THAM SỐ THỬ NGHIỆM PHA
THỨ HAI, TÌM KIẾM HỆ LUẬT TỐI ƯU
 ℎ푖푣푒 = 64 푒푛 = 300.000
훾max = 5 훿max = 5 lmax = min(# 표 , 5)
 min = 5 max = 30
푃 푅 = 0,3 Xác suất lai ghép trên RB
푃 푅 = 0,1 Xác suất đột biến trên RB
푃 = 0,75 Xác suất đột biến thêm luật trên RB
Để công bằng trong so sánh hiệu quả của các phương
pháp, chúng tôi sử dụng dạng phân hoạch mờ và các tham
số thử nghiệm tương tự như các phương pháp được so sánh.
Phân hoạch mờ được sử dụng có dạng đa thể hạt, các tập
mờ có dạng tam giác, độ dài tối đa của các hạng từ được
sinh ra bằng ĐSGT là = 3 cho tất cả các thuộc tính đầu
vào và đầu ra.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 09 bài toán, trong
đó 08 bài toán thử nghiệm được lấy từ 
edu/ml/datasets.php, riêng bài toán Abalone lấy từ https://
sci2s.ugr.es/keel/dataset.php?Cod=96, với # 표푃 là số mẫu
và # 표 là số thuộc tính. Các tham số thử nghiệm cho
pha thứ nhất được trình bày trong bảng II và pha thứ hai
trình bày trong bảng III. Phương pháp thử nghiệm kiểm
tra chéo 5-fold, với 4 fold học và 1 fold kiểm tra. Mỗi
fold được thử nghiệm 6 lần (6 × 5 = 30 lần). Mỗi lần thử
nghiệm pha thứ nhất sẽ gọi thuật toán OptHAParams để
tìm bộ tham số mờ của ĐSGT cho tất cả các thuộc tính, bộ
tham số tìm được là đầu vào của thuật toán HA-De-PAES.
Để giảm thời gian xây dựng cây quyết định ở pha thứ nhất,
chúng tôi giới hạn chiều cao tối đa của cây được sinh ra
lmax = 2, và để giới hạn chiều dài của luật được sinh ra
trong pha thứ hai chúng tôi thiết lập lmax bằng giá trị nhỏ
nhất của # 표 và 5.
Mỗi lần thử nghiệm, kết quả thu được là một mặt Pareto
theo hai mục tiêu MSE và Comp. Chúng tôi tính toán mặt
Pareto trung bình của 30 lần thử nghiệm, tương tự như
trong [1, 2, 8]. Thực hiện đối sánh kết quả thu được của
thuật toán đề xuất với các thuật toán HA-PAES-MG-Kmax
và PAESKB tại điểm FIRST của mặt Pareto. Điểm FIRST
là điểm tương ứng với hệ luật có MSETr nhỏ nhất. Ký hiệu
MSETr và MSETs là các giá trị MSE trung bình lần lượt
trên tập dữ liệu huấn luyện (Tr) và tập dữ liệu kiểm tra
(Ts), 휎Ts là phương sai trung bình trên tập kiểm tra, còn
Comp và #푅 lần lượt là độ phức tạp trung bình và số luật
trung bình của hệ luật.
Chúng tôi tiến hành phân tích sử dụng phương pháp
thống kê phi tham số Wilcoxon theo hai mục tiêu là độ
phức tạp Comp và độ chính xác (dựa trên MSE), với mức
ý nghĩa 훼 = 0,05. Kết quả thống kê được trình bày trong
các bảng V, VI, và VII. Từ bảng V ta thấy giá trị Exact
P-value lớn hơn 훼 = 0,05, do đó giả thiết H0 là “độ phức
tạp của các hệ luật được tạo ra bởi hai thuật toán là như
nhau” được chấp nhận. Như vậy độ phức tạp của hệ luật
được xây dựng bởi thuật toán đề xuất trong bài báo này
không có sự khác biệt với các thuật toán được so sánh.
Kết quả phân tích bảng VI cho thấy giá trị Exact P-value
nhỏ hơn 훼 = 0,05, do đó giả thiết H0 là “độ chính xác của
các hệ luật trên tập huấn luyện của thuật toán là như nhau”
bị loại bỏ. Như vậy có sự khác biệt giữa giá trị MSE của
các hệ luật được sinh ra từ thuật toán được đề xuất trong
bài báo với giá trị MSE của các hệ luật được sinh ra từ các
thuật toán đối sánh. Từ bảng IV ta thấy giá trị MSE của
các hệ luật được sinh ra từ thuật toán HA-De-PAES tốt hơn
trên hầu hết các bài toán trừ bài toán AB. Kết phân tích
trong bảng VII cho thấy giá trị Exact P-value lớn hơn 훼 =
0,05, do đó giả thiết H0 là “độ chính xác của các hệ luật
trên tập kiểm tra của thuật toán là như nhau” được chấp
nhận. Mặc dù không có sự khác biệt giữa độ chính xác trên
tập kiểm tra của các hệ luật được sinh ra bởi thuật toán đề
xuất trong bài báo này nhưng từ bảng IV chúng ta thấy độ
chính xác của thuật toán đề xuất chỉ kém các thuật toán
được đối sánh trên một bài toán, tốt hơn trên 8 bài toán.
Chúng ta có thể kết luận rằng thuật toán được đề xuất tốt
hơn các thuật toán đối sánh trên mục tiêu độ chính xác.
107
Các công trình nghiên cứu phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Bảng IV
SO SÁNH KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THUẬT TOÁN HA-DE-PAES (HADE) VỚI
CÁC THUẬT TOÁN HA-PAES-MG-KMAX (HATG), PAESKB TẠI ĐIỂM FIRST
#푅 Comp MSETr MSETs 휎Ts
B
ài
toán
PA
E
S
K
B
H
A
Tg
H
A
D
e
PA
E
S
K
B
H
A
Tg
H
A
D
e
PA
E
S
K
B
H
A
Tg
H
A
D
e
PA
E
S
K
B
H
A
Tg
H
A
D
e
PA
E
S
K
B
H
A
Tg
H
A
D
e
ELE1 27 27,3 27,4 46,0 46,1 52,7 145.995 141.666 141.321 194.028 202.591 201.836 24.745 35.321 30.0234
ELE2 30 29,9 30,0 65,0 67,0 65,1 11,043 8.813 8.504 12.606 10.686 10.372 3.105 3.114 1.771
WA 28 25,0 25,0 103 60,0 71,6 1,64 1,03 1,01 3,92 1,25 1,22 9,27 0,17 0,17
WI 25 24,9 25,0 91,0 61,3 64,2 1,30 0,79 0,77 1,49 0,96 0,95 0,26 0,13 0,14
TR 11 15,0 15,0 40,0 29,4 33,9 0,080 0,031 0,026 0,140 0,045 0,039 0,15 0,02 0,01
AB 29 19,8 22,6 107 59,6 49,1 2,32 2,31 2,43 2,48 2,41 2,68 0,18 0,17 0,20
MTG 12 15,0 13,0 49,0 28,1 28,3 0,050 0,016 0,014 0,090 0,022 0,019 0,10 0,01 0,01
CA 10 13,8 14,5 30,0 44,7 45,6 11,99 4,58 4,09 13,43 4,86 4,81 4,66 0,63 0,55
PT 14 13,3 14,4 53,0 38,3 36,3 87,00 71,89 65,07 89,00 73,47 68,97 25,00 17,02 10,44
Bảng V
SO SÁNH ĐỘ PHỨC TẠP CỦA HỆ LUẬT SỬ DỤNG WILCOXON TEST VỚI MỨC 훼 = 0,05
So sánh với R+ R- Exact P-value Confidence-interval Giả thuyết
PAES-KB 37 8 0,09766 [-28,9; -0,55] Loại bỏ giả thuyết H0
HA-Tg 15 30 ≥ 0,2 [-1,95; 4,85] Chấp nhận giả thuyết H0
Bảng VI
SO SÁNH SAI SỐ MSE TRÊN TẬP HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG WILCOXON TEST VỚI MỨC 훼 = 0,05
So sánh với R+ R- Exact P-value Confidence-interval Giả thuyết
PAES-KB 42 3 0,019532 [-2.337,315; -0,054] Loại bỏ giả thuyết H0
HA-Tg 40 5 0,03906 [-172,51; -0,002] Chấp nhận giả thuyết H0
Bảng VII
SO SÁNH SAI SỐ MSE TRÊN TẬP KIỂM TRA SỬ DỤNG WILCOXON-TEST VỚI MỨC 훼 = 0,05
So sánh với R+ R- Exact P-value Confidence-interval Giả thuyết
PAES-KB 33 12 ≥ 0,2 [-1.117,0505; 3.902,65] Loại bỏ giả thuyết H0
HA-Tg 39 6 0,05468 [-377,505; 0,11] Loại bỏ giả thuyết H0
VI. KẾT LUẬN
Bài báo đề xuất một hướng tiếp cận sinh luật mới giải
bài toán hồi quy bằng hệ luật mờ. Các phương pháp truyền
thống dựa trên lý thuyết tập mờ thường sự dụng phương
pháp sinh luật bằng cách tổ hợp các từ ngôn ngữ sử dụng
cho mỗi thuộc tính. Với cách tiếp cận này số luật phải xem
xét rất lớn. Tiếp cận dựa trên lý thuyết ĐSGT sử dụng
phương pháp sinh luật dựa trên mẫu dữ liệu, phương pháp
tiếp cận này làm giảm không gian luật cần phải xem xét,
tuy nhiên nó lại không tận dụng những thông tin và quan hệ
của dữ liệu. Bài báo này chúng tôi đã đề xuất một phương
pháp sinh luật tiếp cận theo lý thuyết ĐSGT và cây quyết
định. Chúng tôi đã phát triển một thuật toán xây dựng FRBS
gồm hai pha, kết quả thử nghiệm thuật toán cho thấy các
mục tiêu độ phức tạp và độ chính xác của hệ luật có thể
so sánh được với các thuật toán đã đề xuất.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên
cứu và phát triển các phương pháp thao tác trực tiếp trên
các từ ngôn ngữ dựa trên đại số gia tử để giải quyết một số
vấn đề trong các lĩnh vực trích rút tri thức, tăng cường chất
lượng ảnh và cơ sở dữ liệu mờ”, mã số 102.01-2017.06,
được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia (NAFOSTED).
108
Tập 2019, Số 2, Tháng 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] R. Alcalá, P. Ducange, F. Herrera, B. Lazzerini, and F. Mar-
celloni, “A multiobjective evolutionary approach to concur-
rently learn rule and data bases of linguistic fuzzy-rule-based
systems,” IEEE Transactions on Fuzzy Systems, vol. 17,
no. 5, pp. 1106–1122, Oct. 2009.
[2] M. Antonelli, P. Ducange, B. Lazzerini, and F. Marcelloni,
“Learning concurrently data and rule bases of Mamdani
fuzzy rule-based systems by exploiting a novel interpretabil-
ity index,” Soft Computing, vol. 15, pp. 1981–1998, 2011.
[3] H. Ishibuchi and Y. Nojima, “Analysis of interpretability-
accuracy tradeoff of fuzzy systems by multiobjective fuzzy
genetics-based machine learning,” International Journal of
Approximate Reasoning, vol. 44, no. 1, pp. 4–31, 2007.
[4] ——, “Repeated double cross-validation for choosing a sin-
gle solution in evolutionary multi-objective fuzzy classifier
design,” Knowledge-Based Systems, vol. 54, pp. 22–31, 2013.
[5] P. Pulkkinen and H. Koivisto, “Fuzzy classifier identification
using decision tree and multiobjective evolutionary algo-
rithms,” International Journal of Approximate Reasoning,
vol. 48, no. 2, pp. 526–543, 2008.
[6] O. Cordón, M. J. Del Jesus, and F. Herrera, “A proposal
on reasoning methods in fuzzy rule-based classification
systems,” International Journal of Approximate Reasoning,
vol. 20, no. 1, pp. 21–45, 1999.
[7] C. H. Nguyen, W. Pedrycz, T. L. Duong, and T. S. Tran,
“A genetic design of linguistic terms for fuzzy rule based
classifiers,” International Journal of Approximate Reason-
ing, vol. 54, no. 1, pp. 1–21, 2013.
[8] C. H. Nguyen, V. T. Hoang, and V. L. Nguyen, “A discussion
on interpretability of linguistic rule based systems and its
application to solve regression problems,” Knowledge-Based
Systems, vol. 88, pp. 107–133, 2015.
[9] C. H. Nguyen, V. Hoang, T. Tran, and V. Nguyen, “LFoC-
Interpretability of linguistic rule based systems and its appli-
cations to solve regression problems,” International Journal
of Computer Technology & Applications, vol. 8, no. 2, pp.
94–117, 2017.
[10] F. Aghaeipoor and M. M. Javidi, “On the influence of using
fuzzy extensions in linguistic fuzzy rule-based regression
systems,” Applied Soft Computing, vol. 79, pp. 283–299,
2019.
[11] C. Mencar and A. M. Fanelli, “Interpretability constraints for
fuzzy information granulation,” Information Sciences, vol.
178, no. 24, pp. 4585–4618, 2008.
[12] L. A. Zadeh, “Fuzzy sets,” Information and Control, vol. 8,
no. 3, pp. 338–353, 1965.
[13] N. M. Han, N. C. Hao et al., “An algorithm to building
a fuzzy decision tree for data classification problem based
on the fuzziness intervals matching,” Journal of Computer
Science and Cybernetics, vol. 32, no. 4, pp. 367–380, 2016.
[14] X. Liu, X. Feng, and W. Pedrycz, “Extraction of fuzzy rules
from fuzzy decision trees: An axiomatic fuzzy sets (AFS)
approach,” Data & Knowledge Engineering, vol. 84, pp. 1–
25, 2013.
[15] N. C. Ho and W. Wechler, “Hedge algebras: An algebraic
approach to structure of sets of linguistic truth values,” Fuzzy
Sets and Systems, vol. 35, no. 3, pp. 281–293, 1990.
[16] J. Han, J. Pei, and M. Kamber, Data Mining: Concepts and
Techniques. Elsevier, 2011.
[17] J. D. Knowles and D. W. Corne, “Approximating the non-
dominated front using the Pareto archived evolution strat-
egy,” Evolutionary Computation, vol. 8, pp. 149–172, 2000.
Nguyễn Đức Dư nhận bằng Cử nhân Toán
tin ứng dụng và Thạc sĩ Toán ứng dụng tại
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội lần lượt các năm 2001
và 2005. Tác giả hiên đang là nghiên cứu
sinh tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân
sự từ năm 2015, đồng thời là giảng viên
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại
học Giao thông Vận tải. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm khai
phá dữ liệu, lô-gic mờ, hệ mờ, tính toán mềm, tính toán với từ,
và học máy.
Hoàng Văn Thông nhận bằng Cử nhân
Toán tin ứng dụng và Thạc sĩ Công nghệ
Thông tin lần lượt tại Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên và Trường Đại học Công
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001
và 2005. Năm 2016, tác giả nhận bằng Tiến
sĩ tại Học viện Khoa học và Công nghệ,
Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Tác giả
hiện đang là giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại
học Giao thông Vận tải. Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm khai
phá dữ liệu, lô-gic mờ, hệ mờ, tính toán mềm, tính toán với từ,
học máy, và trí tuệ nhân tạo.
109

File đính kèm:

  • pdfmot_phuong_phap_sinh_luat_mo_dua_tren_cay_quyet_dinh_va_dai.pdf