Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
TÓM TẮT
Bước vào giai đoạn công nghiệp 4.0, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã và đang góp phần làm
cho công việc kế toán ngày càng kịp thời và đầy đủ hơn. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nhu cầu hệ thống thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản trị với khả năng đáp ứng thông
tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời hệ thống thông tin kế toán có tác động đến hiệu quả
hoạt động trong các doanh nghiệp hay không? Bài viết sử dụng phương pháp và mô hình nghiên cứu định
lượng để khảo sát hơn 200 doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, kết quả cho thấy giữa
nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán
có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Mặt khác chúng cũng tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Từ khóa: Mối liên hệ, nhân tố tác động, hệ thống thông tin kế toán, nhu c
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017) 260 MỐI QUAN HỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Trần Phước Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố h inh * Email: cpa.tranphuoc@gmail.com Ngày nhận bài: 29/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/ 2017 TÓM TẮT Bước vào giai đoạn công nghiệp 4.0, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã và đang góp phần làm cho công việc kế toán ngày càng kịp thời và đầy đủ hơn. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhu cầu hệ thống thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản trị với khả năng đáp ứng thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời hệ thống thông tin kế toán có tác động đến hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp hay không? Bài viết sử dụng phương pháp và mô hình nghiên cứu định lượng để khảo sát hơn 200 doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, kết quả cho thấy giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Mặt khác chúng cũng tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khóa: Mối liên hệ, nhân tố tác động, hệ thống thông tin kế toán, nhu cầu thông tin, khả năng đáp ứng, hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về mối liên kết giữa chiến lược công nghệ thông tin và chiến lược kinh doanh, hay các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp nhưng đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên kết giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng xử lý đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán đang hoạt động trong các doanh nghiệp. Đồng thời, các vấn đề về sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin với khả năng xử lý mà hệ thống thông tin đáp ứng; tác động của sự phù hợp này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là những câu hỏi quan trọng, nó có ý nghĩa cả về nghiên cứu lẫn thực tế (Galbraith, 1973; Nadler & Tushman, 1978; Van de Ven & Drazin, 1985). Trong đó, sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán (bao gồm cả tài chính và quản trị thông tin kế toán) là một thành phần quan trọng trong hệ thống thông tin hiện đại tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, tầm quan trọng về sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin đối với công nghệ và khả năng đáp ứng thông tin của công nghệ trong một tổ chức là rất quan trọng. Sự không phù hợp giữa nhu cầu thông tin đặt ra và khả năng đáp ứng thông tin của công nghệ mới sẽ làm cho hiệu quả hoạt động trở nên kém hơn (Davenport, 1998; Henderson & Venkatraman, 1993). Hiệu quả của công nghệ thông tin được phản ánh bởi sự sẵn có của thông tin, thông qua khả năng xử lý và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin và dựa trên những nhu cầu về thông tin của người sử dụng. Sự phù hợp giữa chiến lược công nghệ thông tin và cơ cấu tổ chức sẽ góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho tổ chức (Egelhoff, 1982). Và khi nghiên cứu đề tài này người viết đã tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan trên thế giới như sau: Ismail & King (2005), nghiên cứu về tác động của mối liên kết giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên dữ Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống th ng tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của 261 liệu 310 DNNVV tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động của tổ chức, các doanh nghiệp có sự phù hợp tốt trong hệ thống thông tin kế toán sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp có sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán thấp tại Malaysia. Chan et al., (1997), với nghiên cứu về sự phù hợp giữa chiến lược công nghệ thông tin với chiến lược kinh doanh và hệ thống thông tin hiệu quả sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh như thế nào, nghiên cứu thực hiện tại Mỹ và Canada. Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra rằng: những doanh nghiệp có sự đầu tư phù hợp giữa chiến lược công nghệ thông tin với chiến lược kinh doanh và có một hệ thống thông tin hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp không có sự phù hợp trên. Và sự phù hợp trên có tác động tích cực đến việc đổi mới và phát triển thị trường, giảm các hiệu ứng tiêu cực về danh tiếng và sự hiệu quả tài chính. Cragg et al., (2002), đã thực hiện nghiên cứu tác động của sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của 256 DNNVV tại Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thông tin tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ tại Anh. Phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát có mức độ phù hợp cao giữa việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán và tổ chức hoạt động, kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp có sự phù hợp cao giữa việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán và tổ chức hoạt động sẽ có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các tổ chức có sự phù hợp ở mức độ thấp hơn. Jouirou & Kalika (2004), nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sự phù hợp trong công nghệ thông tin với chiến lược của công ty và cơ cấu tổ chức sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động trên 381 DNNVV từ cơ sở dữ liệu của Dauphine - Cegos Laboratory. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tích cực giữa sự phù hợp công nghệ thông tin với chiến lược của công ty và cơ cấu tổ chức đến hiệu quả hoạt động trong DNNVV. Mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp trên và hiệu quả hoạt động đã chỉ ra tầm quan trọng của sự phù hợp trong công nghệ thông tin với chiến lược và cơ cấu của doanh nghiệp. Ismail (2009), thực hiện nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trên 771 DNNVV tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức kế toán của nhà quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm và hiệu quả tư vấn của các công ty kế toán có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở Malaysia. Grande et al., (2011), thực hiện nghiên cứu tại các DNNVV Tây Ban Nha về ảnh hưởng của việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong quản trị tài chính, ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong quản trị tài chính, ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, sự ứng dụng hệ thống thông tin kế toán một cách phù hợp trong quản trị tài chính, ngân hàng sẽ có thể đáp ứng được các nhu cầu thông tin cần thiết, từ đó giúp mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp. Qua tổng quan về các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã tìm thấy một số nghiên cứu về xây dựng chiến lược công nghệ thông tin phù hợp với cơ cấu tổ chức, hay chiến lược công nghệ thông tin phù hợp với chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ khảo sát, nhận định tổng quát thực trạng hệ thống thông tin kế toán và sự phù hợp giữa chiến lược công nghệ thông tin với chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, mà chưa phân tích chuyên sâu đến sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán của người dùng và khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, cũng như tác động của sự phù hợp này tới hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp như thế nào. Việc đầu tư một hệ thống thông tin kế toán quá phức tạp so với nhu cầu thông tin thấp sẽ gây lãng phí, quá tải thông tin; hay khi hệ thống thông tin không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin cao cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định hợp lý và cản trở đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng sự phù hợp giữa các nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, để các doanh nghiệp có hướng đầu tư một hệ thống thông tin kế toán sao cho đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phục vụ quản lý với mức độ phù hợp nhất xét trên cả quy mô và chi phí bỏ ra nhằm tránh lãng phí, quá tải thông tin hoặc không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin. Xác định được khoảng trống nghiên cứu này, tác giả chọn làm mục tiêu nghiên cứu để đo lường và đánh giá mối liên hệ giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng Tr n hư c 262 nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, từ đó đánh giá tác động của sự phù hợp này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm và lý thuyết nền Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu thông tin của ngừơi sử dụng. Khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán là mức độ thu thập thông tin thích hợp, xử lý, chuyển đổi thông tin nhanh chóng và thành công, truyền đạt và lưu trữ thông tin kịp thời, chính xác và không bị sai lệch lượng thông tin cần thiết theo yêu cầu. Hiệu quả của khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào các nhu cầu thông tin đối với hệ thống thông tin kế toán của người dùng (Galbraith, 1973, 1977; Tushman & Nadler, 1978). Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán là mức độ phù hợp giữa các nhu cầu thông tin kế toán của người sử dụng và khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán trong quá trình kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là lợi ích mà các nhà quản trị doanh nghiệp mong muốn đạt được, trong đó lợi ích thu về lớn hơn chi phí bỏ ra. 2.2. Lý thuyết nền Lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973): Khả năng xử lý thông tin cần phải phù hợp với các nhu cầu thông tin của tổ chức thì nó sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Theo lý thuyết này, hiệu quả của khả năng xử lý thông tin được đánh giá phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của tổ chức. Khi các công ty có khả năng xử lý thông tin có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin thì sự phù hợp này sẽ có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. Và tác giả cũng vận dụng lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973) vào đề tài nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 3. PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu của Ismail & King (2005) cho rằng: có mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau, và đầu tư sai loại hệ thống thông tin kế toán hay đầu tư thời gian, nguồn lực quá mức vào khả năng xử lý của hệ thống thông tin kế toán có thể không phù hợp với nhu cầu đối với hệ thống thông tin kế toán và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là cần sự phù hợp tốt giữa những gì mà công cụ phần mềm cung cấp và những gì là cần thiết đối với người sử dụng. Đồng thời, theo Gul (1991), Henderson &Venkatraman (1993), Fuller (1996), Chan et al., (1997), Davenport (1998), Louadi (1998), Crag et al., (2002), Lee (2006) cần xây dựng hoặc cải thiện hệ thống thông tin kế toán sao cho khả năng xử lý thông tin kế toán có thể phù hợp với các nhu cầu về thông tin kế toán. Khi đó, thông tin cần thiết được cập nhật và cung cấp kịp thời đến người dùng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp ra quyết định hợp lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết: Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Mô hình nghiên cứu Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả xác định hướng phát triển nghiên cứu của mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này là dựa trên nghiên cứu Ismail & King (2005) với bốn biến quan sát chính. Với hai biến trung gian là các nhu cầu thông tin kế toán đối với hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán; một biến độc lập là sự phù hợp trong hệ Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống th ng tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của 263 thống thông tin kế toán; một biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi phỏng vấn, các chuyên gia đều nhận định đây là một vấn đề nghiên cứu mới, và kết quả của cuộc phỏng vấn giúp tác giả khẳng định những nhân tố quan trọng với các khía cạnh nổi bật (biến quan sát) quyết định sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán. Thảo luận giúp cho việc hiệu chỉnh một số câu từ không rõ nghĩa gây hiểu nhầm cho người được khảo sát trở nên sáng nghĩa, phản ảnh chính xác bản chất vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra cách tính điểm nên thống nhất theo thang đo Likert 5 mức độ để dễ dàng cho việc tổng hợp và đánh giá kết quả. Tóm lại, kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả xác định mô hình nghiên cứu của đề tài này gồm hai biến trung gian là các nhu cầu thông tin kế toán của người dùng đối với hệ thống thông tin kế toán (AIS requirements – R) và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán (AIS capacity – C); một biến độc lập là sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán (AIS alignment – AL); một biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh (Performance – P) như Hình 1. ình . Mô hình mối quan hệ giữa nhu cầu thông tin và khả năng cung cấp thông tin tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Thông qua việc tìm hiểu, thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu: các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, lý thuyết về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, lý thuyết xử lý thông tin và các nghiên cứu trước đây từ các tạp chí kinh tế, để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động của tổ chức, các thang đo đối với các nhân tố. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu, áp dụng mô hình đã đề ra và dùng SPSS-AMOS để phân tích dữ liệu nhằm đánh giá sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn phía Nam Việt Nam. Phương pháp này giúp tác giả kiểm định các thang đo về sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh, và các trọng số ảnh hưởng có lớn hay không, có thể vận dụng mức độ phù hợp đó để lập luận, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hay không. 4.2. Thu thập dữ liệu Mẫu và thông tin mẫu: Đối tượng chọn mẫu là những người làm việc trong các doanh nghiệp. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc khoảng (từ : hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý). Thu thập 116 mẫu đưa vào phân tích. Thu thập và phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần ... ản trị như sau: - Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng (Xem phụ lục 5.1 – Mẫu các báo cáo kế toán quản trị). - Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất (Xem phụ lục 5.1 – Mẫu các báo cáo kế toán quản trị). - Báo cáo chi tiết doanh thu (Xem phụ lục 5.1 – Mẫu các báo cáo kế toán quản trị). Ngoài các loại báo cáo nêu trên, các doanh nghiệp cũng có các nhu cầu thông tin khác liên quan như: thông tin phi kinh tế, thông tin phân tích rủi ro, thông tin tương tác đến các bộ phận, thông tin tương tác đến các chức năng khác, thông tin bên ngoài. Việc hệ thống thông tin kế toán thu thập và đáp ứng các nhu cầu về thông tin khác sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự tác động khi môi trường biến động, nhanh chóng đáp ứng tốt những nhu cầu thị trường thay đổi, nhanh chóng thích nghi với môi trường cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần xác định mức độ đầy đủ và thỏa mãn, thường xuyên của các dữ liệu liên quan đến thông tin bên ngoài trong quá trình nhập liệu của kế toán, nhược điểm hệ thống chứng từ đang áp dụng, mức độ xử lý dữ liệu, khả năng tập hợp và phân tích dữ liệu, khả năng cập nhật các thay đổi trong chính sách, quy định liên quan, cách thức lưu trữ dữ liệu và thông tin trong hệ thống thông tin kế toán được thực hiện như thế nào, mức độ thuận lợi trong hoạt động tìm kiếm, tiếp cận dữ liệu của các bộ phận khác nhau Từ đó, hệ thống thông tin kế toán phải được nâng cấp, cải tiến sao cho đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật và ứng dụng thành công khi có sự thay đổi trong doanh nghiệp, trong môi trường thay đổi hay sự nâng cấp trong công nghệ thông tin nhằm cung cấp kịp thời thông tin đến các bộ phận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà quản lý, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và theo kịp tiến độ phát triển của thị trường cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu thông tin của doanh nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp. 6.2.2. Gợi ý giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất cho hệ thống th ng tin kế toán trong doanh nghiệp Ngoài các báo cáo và các thông tin bên ngoài, các doanh nghiệp có nhu cầu thông tin cao nhất liên quan đến các quyết định kinh doanh như: các thông tin về sự kiện trong tương lai, thông tin liên quan đến mô hình ra quyết định kinh doanh, thông tin liên quan đến thiết lập mục tiêu chính xác, thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của tổ chức, khả năng xử lý tự động. Các thông tin trên giúp nhà quản lý doanh nghiệp có được những lựa chọn hợp lý, tạo ra các phương án kinh doanh tối ưu, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thực hiện những điều trên, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng, cải tiến công nghệ phần cứng và phần mềm qua 4 giai đoạn chính như sau: (1) xây dựng chiến lược đầu tư, (2) tiến hành mua sắm, (3) triển khai, (4) bảo trì và nâng cấp. - Xây dựng chiến lược đầu tư: đối với chi phí phần cứng (hệ thống máy chủ, máy trạm, mạng nội bộ), chi phí phần mềm (chi phí bản quyền, chi phí hỗ trợ triển khai, tư vấn, bảo trì vận hành hệ thống). - Tiến hành mua sắm được thực hiện sau khi có dự án từ kết quả trên. - Triển khai việc lắp đặt phần cứng, phần mềm, đào tạo sử dụng. - Bảo trì và nâng cấp được thực hiện sau khi triển khai xong hệ thống phần cứng, phần mềm. Việc đầu tư phần cứng, phần mềm cũng giống như khoản đầu tư dài hạn, do đó, các doanh nghiệp trong quá trình triển khai ứng dụng hệ thống thông tin kế toán cần đầu tư đúng với quy mô, quy trình hoạt động, phù hợp với nhu cầu thông tin của doanh nghiệp để tránh tình trạng thất bại, mất thời gian và gia tăng chi phí trong việc triển khai. Đồng thời, doanh nghiệp cần có chính sách cập nhật và nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên kế toán để nhân viên có thể sử dụng, phân tích chính xác những thông tin hữu ích mà hệ thống thông tin kế toán được đầu tư cao mang lại, nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng hoặc tiến hành điều chỉnh, cải tiến hệ thống thông tin kế toán sao cho có thể đáp ứng và cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu thông tin kế toán của người Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống th ng tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của 273 sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần định hướng tổ chức hệ thống thông tin kế toán có thể dễ dàng chuyển đổi hệ thống hiện tại sang các hệ thống khác hay sang hệ thống ERP, luôn cập nhật các tiến bộ khác của công nghệ thông tin như về phần cứng, mạng nội bộ, nhằm đảm bảo tính linh hoạt, theo kịp sự phát triển công nghệ thông tin, góp phần hỗ trợ tối đa công tác kế toán trong doanh nghiệp và thích ứng cao trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán, các doanh nghiệp đã tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong môi trường công nghệ thông tin nhưng không thành công và đang cần tổ chức lại hệ thống thông tin kế toán, cần phải xem xét thận trọng nhu cầu thông tin kế toán của doanh nghiệp trước khi tổ chức hoặc cải tiến hệ thống thông tin kế toán trong môi trường công nghệ thông tin, nhằm xây dựng hệ thống thông tin kế toán hữu hiệu và hiệu quả, thu được những thông tin hữu ích cho nhà quản trị và đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, mang lại hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin kế toán đầy đủ, toàn diện và chi tiết về tất cả các vấn đề định hướng, phát triển hệ thống thông tin kế toán theo: mục tiêu phát triển, nhân sự, thời gian, chi phí và tiêu chuẩn chọn lựa nhà cung cấp, tư vấn triển khai. Nhiều doanh nghiệp có thể lựa chọn yếu tố chi phí là hàng đầu nhưng thực tế đã khẳng định chi phí không quan trọng bằng chất lượng về khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin mà hệ thống thông tin kế toán mang lại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động – xã hội. 2. Nguyễn Khánh Duy, 2009. Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS. Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. 3. Trần Phước, 2007. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận án Tiến Sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh. TIẾNG ANH 1. Abernethy, M. A., & Guthrie, C. H. (1994) - An empirical assessment of the “fit” between strategy and management information system design. Accounting & Finance, 34(2), 49-66 African Journal of Finance and Management, 14(1), pp. 15 – 23. 2. Bolon, D. S. (1998) - Information processing theory: Implications for health care organisations. International Journal of Technology Management, 15(3), pp. 211-221. 3. Chan, Y. E., Huff, S. L., Barclay, D. W., & Copeland, D. G. (1997) - Business strategic orientation, information systems strategic orientation, and strategic alignment. Information systems research, 8(2), pp.125-150. 4. Cragg, P., King, M., & Hussin, H. (2002) - IT alignment and firm performance in small manufacturing firms. The Journal of Strategic Information Systems, 11(2), pp. 109-132. 5. Davenport, T. H. (1998) - Putting the enterprise into the enterprise system. Harvard business review, (76),pp.121-31. 6. Doll, W. J., & Torkzadeh, G. (1988) - The measurement of end-user computing satisfaction. MIS quarterly, pp.259-274 7. Egelhoff, W. G. (1982) - Strategy and structure in multinational corporations: An information- processing approach. Administrative Science Quarterly, pp.435-458 8. Foong, S. Y. (1999) - Effect of end-user personal and systems attributes on computer-based information system success in Malaysian SMEs. Journal of Small Business Management, 37(3), pp.81. 9. Fuller, T. (1996) - Fulfilling IT needs in small businesses; a recursive learning model. International Small Business Journal, 14(4), pp.25-44. 10. Galbraith, J. R. (1973) - Designing complex organizations. Addison-Wesley Longman Publishing Co., Inc.. Tr n hư c 274 11. Galbraith, J. R. (1977) - Organization design: An information processing view.Organizational Effectiveness Center and School, pp.21. 12. Grande, E. U., Estébanez, R. P., & Colomina, C. I. M. (2011) - The impact of accounting information systems (AIS) on performance measures: empirical evidence in Spanish SMEs. The international journal of digital accounting research, 11(17), pp.25-43. 13. Gul, F. A. (1991) - The effects of management accounting systems and environmental uncertainty on small business managers’ performance.Accounting and Business Research, 22(85), pp.57-61. 14. Hall, J. A. Accounting information systems. Mason: South-Western Cengage Learning, 2008. Xxvii, 837. ISBN 978-0-324-56089-3. 15. Henderson, J. C., & Venkatraman, N. (1993) - Strategic alignment: Leveraging information technology for transforming organizations. IBM systems journal,32(1), pp.4-16. 16. Huber, G. P. (1990) - A theory of the effects of advanced information technologies on organizational design, intelligence, and decision making. Academy of management review, 15(1), pp.47-71. 17. Ismail, N. A. (2009) - Factors influencing AIS effectiveness among manufacturing SMES: Evidence from Malaysia. The Electronic Journal of Information Systems in Developing Countries, pp.38. 18. Ismail, N. A., & King, M. (2005) - Firm performance and AIS alignment in Malaysian SMEs. International Journal of Accounting Information Systems,6(4), pp.241-259. 19. IT Governance Institute, 2007. CobiT 4.1. United States of America. 20. Jarvenpaa, S. L., & Ives, B. (1991) - Executive involvement and participation in the management of information technology. MIS quarterly, pp.205-227. 21. Jouirou, N., & Kalika, M. (2004) - Strategic alignment: a performance tool (an empirical study of SMEs). AMCIS 2004 Proceedings, pp.467. 22. Khalil, O. E., Strong, D. M., Kahn, B. K., & Pipino, L. L. (1999) - Teaching Information Quality in Information Systems Undergraduate Education. Informing Science: the International Journal of an Emerging Transdiscipline, 2, pp.53. 23. Khazanchi, D. (2005) - Information technology (IT) appropriateness: The contingency theory of “fit” and IT implementation in small and medium enterprises. The Journal of Computer Information Systems, 45(3), pp.88. 24. Kimberly, J. R., & Evanisko, M. J. (1981) - Organizational innovation: The influence of individual, organizational, and contextual factors on hospital adoption of technological and administrative innovations. Academy of management journal, 24(4),pp. 689-713. 25. Lee, J. N. (2006) - Outsourcing alignment with business strategy and firm performance. Communications of the Association for Information Systems,17(1), 49. 26. Lee, Y. W., Strong, D. M., Kahn, B. K., & Wang, R. Y. (2002) - AIMQ: a methodology for information quality assessment. Information & management,40 (2), pp.133-146. 27. Levy, M., Powell, P., & Yetton, P. (2001). SMEs: aligning IS and the strategic context. Journal of Information Technology, 16(3), pp.133-144. 28. Louadi, M. E. (1998) - The relationship among organization structure, information technology and information processing in small Canadian firms.Canadian Journal of Administrative Sciences/Revue Canadienne des Sciences de l’Administration, 15(2), pp.180-199. 29. Marriott, N., & Marriott, P. (2000) - Professional accountants and the development of a management accounting service for the small firm: barriers and possibilities. Management accounting research, 11(4),pp. 475-492. 30. Miller, D. (1987) - Strategy making and structure: Analysis and implications for performance. Academy of management journal, 30(1), pp.7-32. Mối quan hệ và các nhân tố tác động của hệ thống th ng tin kế toán đến hiệu quả kinh doanh của 275 31. Narasimhan, R., & Kim, S. W. (2001) - Information system utilization strategy for supply chain integration. Journal of business logistics, 22(2), pp.51-75. 32. Otley, D. T. (1980) - The contingency theory of management accounting: Achievement and prognosis. Accounting, Organizations and Society, 5(4), pp.413-428. 33. Raymond, L., Paré, G., & Bergeron, F. (1995) - Matching information technology and organizational structure: an empirical study with implications for performance. European Journal of Information Systems, 4(1), pp.3-16. 34. Saira, K., Zariyawati, M. A., & Annuar, M. N. (2010) - Information system and firms’ performance: the case of Malaysian small medium enterprises.International business research, 3(4), pp.28. 35. Thong, J. Y. (1999) - An integrated model of information systems adoption in small businesses. Journal of management information systems, 15(4), pp.187-214. 36. Thong, J. Y., Yap, C. S., & Raman, K. S. (1996) - Top management support, external expertise and information systems implementation in small businesses. Information systems research, 7(2), 248- 267. 37. Tushman, M. L., & Nadler, D. A. (1978) - Information Processing as an Integrating Concept in Organizational Design. Academy of management review,3(3), pp.613-624. 38. Van de Ven, A. H., & Drazin, R. (1984) - The Concept of Fit in Contingency Theory (No. SMRC- DP-pp.19. 39. Wang, R. Y. (1998) - A product perspective on total data quality management. Communications of the ACM, 41(2), pp.58-65. 40. Yap, C. S. (1989) - Issues in managing information technology. Journal of the Operational Research Society, pp.649-658. ABSTRACT EFFECTS OF ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM ON BUSINESS EFFICIENCY OF ENTERPRISES Tran Phuoc Ho Chi Minh City University of Food Industry Email: cpa.tranphuoc@gmail.com We are living and working in Industry 4.0 time. It will affect many areas, including services and business models. This information technology has contributed to accounting work being more timely and complete. However, in recent times, there has been little research done on the relationship between the demands for accounting information systems from managers with the supply of accounting information from accountants. Also, we wonder what effect these accounting information systems have had on the efficiency of business operations of enterprises. This paper has used a quantitative research method to survey more than 100 enterprises in provinces of southern Vietnam. The results are showing that there are positive relationships between the demand for accounting information systems from managers and the supply of accounting information from accountants. In addition, they may also impact the business efficiency of the enterprises. Keywords: relationships, impact factors, accounting information systems, demand and supply of accounting information systems, business efficiency of enterprise.
File đính kèm:
- moi_quan_he_va_cac_nhan_to_tac_dong_cua_he_thong_thong_tin_k.pdf