Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam

Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) với mục tiêu cải thiện

khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho khách hàng TCVM, đồng thời

bền vững về tài chính. Trong đó, năng suất và hiệu quả tài chính là những

nhân tố tác động đến hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu của các tổ chức

TCVM. Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài

chính của các tổ chức TCVM chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam (NHNN) cấp phép hoạt động. Qua phân tích hồi quy dữ liệu bảng

được thực hiện trong giai đoạn 2010- 2017, nghiên cứu cho thấy năng suất

và hiệu quả tài chính có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau theo hướng

tích cực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các khuyến nghị

nhằm tăng cường gắn kết mối quan hệ tương tác giữa năng suất và hiệu quả

tài chính nhằm góp phần đảm bảo các mục tiêu xã hội, gia tăng thu nhập và

bền vững tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.

Từ khóa: Hiệu quả tài chính, năng suất, tài chính vi mô.

pdf 14 trang phuongnguyen 280
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam

Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
20
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 214- Tháng 3. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của 
các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
Hà Văn Dương
Viện Đào tạo Sau đại học, Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Ngày nhận: 21/06/2019 Ngày nhận bản sửa: 31/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/11/2019
Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) với mục tiêu cải thiện 
khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho khách hàng TCVM, đồng thời 
bền vững về tài chính. Trong đó, năng suất và hiệu quả tài chính là những 
nhân tố tác động đến hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu của các tổ chức 
TCVM. Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài 
chính của các tổ chức TCVM chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam (NHNN) cấp phép hoạt động. Qua phân tích hồi quy dữ liệu bảng 
được thực hiện trong giai đoạn 2010- 2017, nghiên cứu cho thấy năng suất 
và hiệu quả tài chính có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau theo hướng 
tích cực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các khuyến nghị 
nhằm tăng cường gắn kết mối quan hệ tương tác giữa năng suất và hiệu quả 
tài chính nhằm góp phần đảm bảo các mục tiêu xã hội, gia tăng thu nhập và 
bền vững tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả tài chính, năng suất, tài chính vi mô.
The Interactive Relationship between productivity and financial performance of formal microfinance 
institutions in Vietnam 
Abstract: Activities of microfinance institutions with the goal of improving access to financial services for 
microfinance customers and along with financial sustainability. In particular, productivity and financial 
performance are the factors affecting activities and the goals of microfinance institutions. This paper analyzes 
the interaction between the productivity and financial performance of formal microfinance institutions, that 
were licensed by the State Bank of Vietnam. Through regression analysis of the panel data carried out in the 
period of 2010- 2017, this study shows that productivity and financial performance have a relationship to 
interact with each other in a positive trend. Based on the research results, this paper proposes recommendations 
to strengthen the interaction between the productivity and financial performance in order to contribute to 
ensuring social objectives, increasing income and financial sustainability of formal microfinance institutions in 
Vietnam.
Keywords: Microfinance, financial performance, productivity.
Duong Van Ha
Email: dlh05@yahoo.com
Postgraduate Training Institute, Hong Bang International University
HÀ VĂN DƯƠNG
21Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
1. Giới thiệu 
Năng suất và hiệu quả tài chính là một 
trong những mục tiêu của nhiều tổ chức 
tài chính hướng đến. Hoạt động TCVM 
phát triển tại Việt Nam trong những năm 
qua đã góp phần quan trọng vào mở rộng 
quy mô cung ứng dịch vụ tài chính, đặc 
biệt là cung ứng các dịch vụ TCVM cho 
người nghèo, người có thu nhập thấp, góp 
phần vào đảm bảo an sinh xã hội. Gia tăng 
khả năng cung ứng dịch vụ TCVM là một 
trong những định hướng quan trọng được 
nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM 
hướng đến. Với định hướng này, các tổ 
chức TCVM chính thức tại Việt Nam mở 
rộng quy mô cung ứng dịch vụ, đồng thời 
cần đảm bảo sự cân bằng các mục tiêu xã 
hội, thu nhập và tự bền vững tài chính. 
Tuy vậy, năng suất và hiệu quả tài chính 
của các tổ chức TCVM chính thức trong 
nhiều năm qua có những biến động, ảnh 
hưởng đến khả năng mở rộng quy mô 
cung ứng dịch vụ TCVM. Bài viết nghiên 
cứu mối quan hệ tương tác giữa năng 
suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức 
TCVM chính thức, xác định được mức độ 
và xu hướng tương tác nhằm đề xuất và 
khuyến nghị tăng cường gắn kết giữa năng 
suất và hiệu quả tài chính, giúp cho các 
tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam 
đạt được các mục tiêu xã hội, gia tăng thu 
nhập và bền vững tài chính trong thời gian 
tới.
2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa 
năng suất và hiệu quả tài chính của các 
tổ chức tài chính vi mô
2.1. Tổ chức tài chính vi mô chính thức 
tại Việt Nam 
Tổ chức TCVM bao hàm là các thực thể 
pháp lý cung cấp các dịch vụ TCVM, 
được thành lập dưới các hình thức khác 
nhau, là các tổ chức cấp dịch vụ tài chính 
cho người nghèo và các khách hàng 
TCVM. Tại Việt Nam, tổ chức TCVM 
chính thức là tổ chức TCVM được NHNN 
cấp phép hoạt động dưới hình thức công ty 
trách nhiệm hữu hạn thực hiện một số hoạt 
động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu 
của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập 
thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. 
Tổ chức TCVM chính thức đóng vai trò 
quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã 
hội. Tổ chức TCVM chính thức tạo điều 
kiện cho người nghèo, người có thu nhập 
thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận dịch 
vụ TCVM, đóng góp vào việc tăng cường 
và mở rộng các hệ thống tài chính chính 
thức, thu hút vốn từ huy động tiết kiệm 
phục vụ cho nhu cầu đầu tư, sản xuất và 
trao đổi hàng hóa, góp phần giảm nghèo 
và cải thiện thu nhập cho khách hàng. Để 
đóng vai trò quan trọng này, các tổ chức 
TCVM chính thức cần đảm bảo gia tăng 
năng suất và hiệu quả tài chính.
2.2. Các yếu tố của năng suất
Năng suất là một chỉ số thiết yếu cho thấy 
mức độ hợp lý hóa hoạt động của tổ chức 
bằng cách phản ánh lượng đầu ra trên 
mỗi đơn vị đầu vào. Trong TCVM, năng 
suất được xác định theo khối lượng công 
việc của nhân viên cho vay (Basharat và 
cộng sự, 2014). Do vậy, nhiều nghiên 
cứu đã sử dụng số lượng người vay trên 
mỗi nhân viên để làm thước đo năng 
suất của tổ chức TCVM. Năng suất của 
nhân viên được xác định dựa vào tổng số 
người vay so với tổng số nhân viên của 
tổ chức TCVM trong một thời gian nhất 
định (Twaha và Rashid, 2012; MicroRate, 
2014). Tỷ lệ này càng cao, tổ chức TCVM 
càng có năng suất cao và năng suất của 
Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức 
tại Việt Nam
22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020
nhân viên chịu sự tác động của nhiều yếu 
tố, trong đó bao gồm:
Thứ nhất, số lượng các chi nhánh: Thành 
công của các tổ chức TCVM xuất phát từ 
tổ chức hệ thống các chi nhánh, phạm vi 
hoạt động với mạng lưới chi nhánh bao 
phủ rộng có thể giúp tổ chức TCVM đạt 
được số lượng khách hàng tương đối lớn 
hơn (Robinson, 2001). Sự gia tăng quy 
mô dịch vụ TCVM bằng cách tận dụng 
các mạng lưới chi nhánh để cung cấp tín 
dụng vi mô cho số lượng lớn khách hàng 
(World Bank, 2004). Đồng thời, mạng 
lưới chi nhánh rộng lớn đảm bảo cho 
khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ TCVM 
nhiều hơn và thuận lợi hơn (Hubbard, 
2004). Do vậy, số lượng chi nhánh của 
tổ chức TCVM sẽ ảnh hưởng đến thu hút 
khách hàng và năng suất của các tổ chức 
TCVM.
Thứ hai, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu: 
Tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu đo lường 
đòn bẩy tổng thể của tổ chức TCVM. Tỷ 
lệ này biểu hiện phần vốn chủ sở hữu và 
nợ được các tổ chức TCVM sử dụng để 
tài trợ cho tài sản. Tỷ lệ nợ so với vốn 
chủ sở hữu là một chỉ số đánh giá mức 
độ sử dụng vốn của tổ chức TCVM giúp 
mở rộng tiếp cận cộng đồng (Abdulai và 
Tewari, 2017). Việc gia tăng nguồn vốn 
từ tài trợ sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức 
TCVM có thêm nguồn lực tài chính đáp 
ứng cho nhiều khách hàng và tác động đến 
năng suất của các tổ chức TCVM.
Thứ ba, vốn huy động: Nguồn vốn được 
huy động với khối lượng lớn khi các tổ 
chức TCVM có sản phẩm huy động vốn 
phù hợp và khách hàng dễ tiếp cận dịch 
vụ huy động vốn. Nhiều khách hàng có 
thể được phục vụ nhiều hơn qua cho vay 
từ nguồn vốn huy động, gia tăng khả năng 
tiếp cận dịch vụ TCVM của khách hàng 
(Fiebig và cộng sự, 1999). Do đó, vốn huy 
động sẽ ảnh hưởng đến năng suất của các 
tổ chức TCVM.
Thứ tư, tỷ lệ vốn huy động so với dư nợ 
cho vay: Tỷ lệ này thể hiện khả năng huy 
động nguồn vốn tiền gửi để đáp ứng nhu 
cầu cho vay của các tổ chức TCVM. Qua 
đó nhiều khách hàng có thể được phục vụ 
qua cho vay (Fiebig và cộng sự, 1999) và 
tỷ lệ vốn huy động so với dư nợ cho vay 
sẽ tác động đến năng suất của các tổ chức 
TCVM.
Thứ năm, suất sinh lời của vốn chủ sở 
hữu (Return on Equity- ROE ): Một trong 
những thước đo hiệu quả tài chính của tổ 
chức TCVM là ROE. Sự biến động của 
ROE sẽ liên quan đến hoạt động của các 
tổ chức TCVM. Các tổ chức TCVM có 
nhiều khả năng thu hút thêm khách hàng, 
gia tăng hoạt động cho vay với khả năng 
sinh lời của vốn chủ sở hữu tốt hơn. Hiệu 
quả của các tổ chức TCVM sẽ ảnh hưởng 
đến năng suất (Twaha và Rashid, 2012) và 
ROE được xem là một trong những yếu tố 
ảnh hưởng đến năng suất của các tổ chức 
TCVM.
Thứ sáu, suất sinh lời của tài sản (Return 
on Assets- ROA): Một thước đo khác về 
hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM là 
ROA và ROA tốt hơn có thể nâng cao 
năng suất của tổ chức TCVM (Cumming 
và cộng sự, 2017). Do vậy, ROA là yếu tố 
ảnh hưởng đến năng suất của các tổ chức 
TCVM.
2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài 
chính
Trong các nghiên cứu tiền nhiệm, hiệu quả 
tài chính của tổ chức TCVM đã được đo 
HÀ VĂN DƯƠNG
23Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
lường bằng nhiều cách khác nhau. Trong 
hầu hết các trường hợp, các nhà nghiên cứu 
sử dụng các tỷ số tài chính truyền thống 
như ROE hoặc ROA để xác định hiệu quả 
tài chính. ROE được tính bằng thu nhập 
hoạt động ròng so với giá trị vốn chủ sở 
hữu, ROA được đo bằng tỷ lệ thu nhập 
hoạt động ròng so với giá trị tổng tài sản 
của tổ chức TCVM (Hermes và Hudon, 
2018). Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và 
suất sinh lời của tài sản càng cao, tổ chức 
TCVM càng có hiệu quả cao về mặt tài 
chính và hiệu quả tài chính chịu sự tác động 
của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:
Một là, năng suất: Một cách gián tiếp, 
năng suất phản ánh tổ chức TCVM đã cải 
tiến các quy trình và thủ tục phục vụ tốt 
cho các mục tiêu hoạt động. Năng suất 
nhân viên thấp không có nghĩa là nhân 
viên làm việc ít hơn, do bởi sự ràng buộc 
trong các thủ tục giấy tờ và thủ tục quá 
mức (MicroRate, 2014). Số lượng nhân 
viên và năng suất nhân viên có tác động 
đáng kể đến hiệu quả tài chính của tổ chức 
TCVM (Wassie và cộng sự, 2019) và năng 
suất được xem là một yếu tố tác động đến 
hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM.
Hai là, số năm hoạt động: Số năm hoạt 
động phản ánh trải nghiệm hoạt động của 
các tổ chức TCVM, số năm hoạt động 
tác động đến lợi nhuận (Kipesha, 2013) 
và hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM 
(Wassie và cộng sự, 2019). Số năm hoạt 
động được xem là yếu tố tác động đến 
hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM.
Ba là, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu: Tỷ 
lệ nợ so với vốn chủ sở hữu là thước đo về 
mức độ an toàn vốn vì tỷ lệ này đo lường 
đòn bẩy tổng thể của tổ chức TCVM. Tỷ 
lệ nợ so với vốn chủ sở hữu được đặc 
biệt quan tâm bởi vì tỷ lệ này cho biết 
mức độ an toàn trong hoạt động. Nếu tỷ 
lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh sẽ 
ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt 
động và sự gia tăng nhanh chóng trong tài 
trợ nợ sẽ gây áp lực đến gia tăng thu nhập 
(MicroRate, 2014). Mặt khác, sự sẵn có 
và sử dụng các khoản nợ của các tổ chức 
TCVM sẽ giúp mở rộng tiếp cận cộng 
đồng và thúc đẩy tổ chức TCVM hướng 
tới đạt được hiệu quả (Abdulai và Tewari, 
2017). Qua đó, có thể xác định tỷ lệ nợ so 
với vốn chủ sở hữu là một yếu tố tác động 
đến hiệu quả tài chính của các tổ chức 
TCVM.
Thứ tư, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động: 
Tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá tính 
thanh khoản của tổ chức TCVM, có mối 
tương quan thuận giữa tỷ lệ cho vay so với 
vốn huy động và thu nhập ròng (Monyi, 
2017) và tỷ lệ cho vay so với vốn huy 
động là yếu tố tác động đến hiệu quả tài 
chính của tổ chức TCVM.
Thứ năm, tỷ lệ hoàn trả: Tỷ lệ hoàn trả nợ 
của khách hàng phản ánh chất lượng cho 
vay của tổ chức TCVM. Chất lượng cho 
vay thấp hơn tác động làm giảm cung tín 
dụng (Barajas và cộng sự, 2010). Tỷ lệ 
hoàn trả là một trong những thước đo phản 
ảnh chất lượng cho vay, cho thấy một 
phần của danh mục cho vay có nguy cơ 
không được hoàn trả (MicroRate, 2014), 
tác động đến thu nhập của tổ chức TCVM. 
Do vậy, tỷ lệ hoàn trả là yếu tố liên quan 
đến hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các tổ 
chức TCVM chính thức tại Việt Nam, sử 
dụng dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các 
báo cáo tài chính, báo cáo thường niên 
và số liệu tại website của MIX Market 
Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức 
tại Việt Nam
24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020
trong giai đoạn 2010- 2017. Nghiên cứu 
đã phân tích, tổng hợp các cơ sở lý thuyết 
liên quan đến sự tương tác giữa năng suất 
và hiệu quả của các tổ chức TCVM. Trên 
cơ sở các lý thuyết được tổng hợp và qua 
phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng 
năng suất và hiệu quả của các tổ chức 
TCVM, mô hình nghiên cứu được xây 
dựng đối với năng suất và hiệu quả của 
các tổ chức TCVM như sau:
3.1. Mô hình nghiên cứu đối với năng suất
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến năng suất của tổ chức TCVM (BSR) 
bao gồm ROE:
BSR = β
0
 + β
1
BRANCH + β
2
DER + 
β
3
DEPOSIT + β
4
DLR + β5ROE + μ
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến BSR bao gồm ROA:
BSR = β
0
 + β
1
BRANCH + β
2
DER+ 
β
3
DEPOSIT + β
4
DLR + β5ROA + μ
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 15.0 
với các biến được mô tả tóm tắt tại Bảng 1.
3.2. Mô hình nghiên cứu đối với hiệu quả
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến ROE bao gồm BSR:
ROE = β
0
 + β
1
 BSR + β
2
 AGE+ β
3
 DER + 
β
4
 LDR + β5 RR + μ
Bảng 1. Tóm tắt các biến của mô hình nghiên cứu đối với năng suất
Các biến Định nghĩa Nguồn
Dấu kỳ 
vọng
Biến phụ thuộc
Năng suất (Borrower to 
staff ratio- BSR)
 Tổng số người vay
BSR = -----------------------
 Tổng số nhân viên
Twaha và Rashid, 2012; 
MicroRate, 2014; Wassie 
và cộng sự, 2019
Các biến độc lập
Phạm vi hoạt động 
(BRANCH)
Phạm vi hoạt động thể hiện 
qua số lượng các chi nhánh 
của tổ chức TCVM
Robinson, 2001; World 
Bank, 2004 và Hubbard, 
2004 +
Cấu trúc vốn: Tỷ lệ nợ so 
với vốn chủ sở hữu (Debit 
to equity ratio- DER)
 Tổng nợ
DER= --------------------------
 Tổng vốn chủ sở hữu MicroRate, 2014 +
Vốn huy động (DEPOSIT) Số dư vốn huy động của tổ chức TCVM Fiebig và cộng sự, 1999
+
Tỷ lệ vốn huy động so với 
dư nợ cho vay (Deposit to 
loan ratio - DLR)
 Tổng vốn huy động
DLR= -------------------------- 
 Tổng dư nợ cho vay
MIX Market, 2019; Fiebig 
và cộng sự, 1999 +
Suất sinh lời của vốn chủ 
sở hữu (Return on equity- 
ROE)
 Thu nhập ròng
ROE= ---------------------------
 Vốn chủ sở hữu bình 
quân
Ledgerwood, 1999; 
Twaha và Rashid, 2012; 
MicroRate, 2014 +
Suất sinh lời của tài sản 
(Return on asset- ROA)
 Thu nhập ròng
ROA= ----------------------------- 
 Tổng tài sản bình quân
Ledgerwood, 1999; 
MicroRate, ... t của các tổ 
chức TCVM chính thức. Biến DEPOSIT 
tác động tiêu cực đến BSR ở mức ý nghĩa 
5% và kết quả này không phù hợp với 
kỳ vọng ban đầu và kết quả nghiên cứu 
của (Fiebig và cộng sự, 1999). Do nguồn 
vốn hoạt động của phần lớn các tổ chức 
TCVM chính thức từ nguồn tài trợ, nên 
việc gia tăng năng suất, cung ứng vốn vay, 
thu hút nhiều khách hàng xuất phát từ các 
nguồn tài trợ bên ngoài (Bảng 9).
- Đối với mô hình nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến ROE bao gồm BSR: 
Thực hiện hồi quy theo FEM và REM 
giữa biến phụ thuộc ROE và các biến 
độc lập BSR, AGE, DER, LDR và RR. 
Hồi quy theo FEM và REM, các giá trị 
P-value= 0.000< 5%, do đó mô hình ước 
lượng theo FEM và REM là phù hợp. 
Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình 
phù hợp và kết quả kiểm định Hausman có 
được giá trị P-value= 0.8072> 0.05, vì vậy 
mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM. 
Do đó, nghiên cứu sử dụng kết quả hồi 
quy theo phương pháp REM để tiến hành 
phân tích. Kiểm tra đa cộng tuyến với kết 
quả Mean VIF= 2.76 và VIF các biến đều 
nhỏ hơn 10 (Farrar và Glauber, 1967), mô 
hình không nghiêm trọng về hiện tượng đa 
cộng tuyến. Kiểm tra phương sai thay đổi, 
kết quả P-value= 1.000> 0.05 và mô hình 
không bị hiện tượng phương sai thay đổi. 
Kiểm tra tự tương quan, kết quả P-value= 
0.1187> 0.05 và mô hình không bị hiện 
tượng tương quan chuỗi.
Kết quả ước lượng theo REM, biến BSR 
tác động tích cực đến biến ROE với ý 
nghĩa thống kê ở mức 10%, kết quả tác 
động này phủ hợp với kỳ vọng ban đầu và 
kết quả đánh giá của Wassie và cộng sự 
(2019), tăng năng suất góp phần gia tăng 
hiệu quả của các tổ chức TCVM chính 
thức.
Biến DER tác động tiêu cực đến ROE và 
có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, là kết quả 
phù hợp với kỳ vọng ban đầu và kết quả 
nghiên cứu của Abdulai và Tewari (2017), 
sử dụng nguồn tài trợ do điều kiện vốn chủ 
sở hữu chưa cao để đáp ứng nhu cầu vốn 
cho hoạt động sẽ tác động tích cực đến 
gia tăng hiệu quả của các tổ chức TCVM 
chính thức. Biến LDR tác động tiêu cực 
đến ROE và có ý nghĩa thông kê ở mức 
5%, tác động này không tương đồng với 
kỳ vọng ban đầu và kết quả nghiên cứu 
của Monyi (2017), kết quả này phản ánh 
thực tiễn nguồn cho vay tại phần lớn các 
tổ chức TCVM chính thức từ nguồn tài 
trợ. RR là biến có mối tương quan thuận 
đến biến ROE ở mức ý nghĩa thống kê 
Bảng 9. Kết quả hồi quy theo các phương 
pháp đối với mô hình nghiên cứu các yếu tố 
ảnh hưởng đến BSR bao gồm ROA
Các biến độc lập
Biến phụ thuộc (BSR)
REM FEM
BRANCH -2.255**(-2.61)
-2.183* 
(-2.44) 
DLR 1.596(0.53)
6.394
(1.53) 
DER 0.323***(6.92)
0.434***
(5.44) 
DEPOSIT -2.356**(-3.13)
-0.984
(-0.94)
ROA 31.94***(3.48)
31.34*
(2.75)
Hệ số chặn 203.4 70.8
P-value 0.0000 0.0000
Ghi chú: ***,**, * lần lượt là biểu thị mức ý nghĩa 
1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu của phần 
mềm Stata
Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức 
tại Việt Nam
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020
5%, tác động của biến này phù hợp với 
kỳ vọng ban đầu và kết quả đánh giá của 
Barajas và cộng sự (2010) và MicroRate 
(2014), tỷ lệ hoàn trả nợ vay đến hạn càng 
cao, càng góp phần gia tăng hiệu quả của 
các tổ chức TCVM chính thức (Bảng 10).
- Đối với mô hình nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến ROA bao gồm BSR: 
Thực hiện hồi quy theo FEM và REM 
giữa biến phụ thuộc ROA và các biến độc 
lập BSR, AGE, DER, LDR và RR. Hồi 
quy theo FEM, giá trị P-value= 0.0002< 
0.05, hồi quy theo REM, giá trị P-value= 
0.0000< 0.05, do đó mô hình ước lượng 
theo FEM và REM là phù hợp. Kiểm định 
Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp 
và kết quả kiểm định Hausman có được 
giá trị P-value= 0.2774> 0.05, vì vậy mô 
hình REM phù hợp hơn mô hình FEM. 
Do đó, nghiên cứu sử dụng kết quả hồi 
quy theo phương pháp REM để tiến hành 
phân tích. Kiểm tra đa cộng tuyến với kết 
quả Mean VIF = 2.45 và VIF các biến đều 
nhỏ hơn 10 (Farrar và Glauber, 1967), mô 
hình không nghiêm trọng về hiện tượng đa 
cộng tuyến. Kiểm tra phương sai thay đổi, 
kết quả P-value= 1.000> 0.05 và mô hình 
không bị hiện tượng phương sai thay đổi. 
Kiểm tra tự tương quan, kết quả P-value= 
0.0947> 0.05 và mô hình không bị hiện 
tượng tương quan chuỗi.
Kết quả ước lượng theo REM, biến BSR 
có mối quan hệ tương quan thuận đến biến 
ROE với ý nghĩa thống kê ở mức 5%, kết 
quả tác động này phủ hợp với kỳ vọng 
ban đầu và kết quả đánh giá của Wassie 
và cộng sự (2019), tăng năng suất góp 
phần gia tăng hiệu quả của các tổ chức 
TCVM chính thức. Biến RR cũng là biến 
có mối tương quan thuận đến biến ROE ở 
mức ý nghĩa thống kê 10%, tác động của 
biến này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và 
kết quả đánh giá của Barajas và cộng sự 
Bảng 10. Kết quả hồi quy theo các phương 
pháp đối với mô hình nghiên cứu các yếu tố 
ảnh hưởng đến ROE bao gồm BSR
Các biến độc lập
Biến phụ thuộc (ROE)
REM FEM
BSR 0.0124*(2.22)
0.00988
(1.65)
AGE -0.254(-1.45)
-0.0240
(-0.09)
DER -0.437**(-3.20)
-0.381* 
(-2.39)
LDR -2.149**(-2.83)
-3.150
(-2.02)
RR 0.251**(3.24)
0.196
(1.97) 
Hệ số chặn 1.813 5.282
P-value 0.0000 0.0000
Ghi chú: ***,**, * lần lượt là biểu thị mức ý nghĩa 
1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu của phần 
mềm Stata
Bảng 11. Kết quả hồi quy theo các phương 
pháp đối với mô hình nghiên cứu các yếu tố 
ảnh hưởng đến ROA bao gồm BSR
Các biến độc lập
Biến phụ thuộc (ROA)
REM FEM
BSR 0.00666**(3.10)
0.00530*
(2.57)
AGE -0.0964(-1.42)
0.0485
(0.54) 
DER -0.100(-1.90)
-0.0589 
(-1.08) 
LDR -0.0310(-0.11) 
-0.705
(-1.32) 
RR 0.0631*(2.11)
0.0277
(0.81) 
Hệ số chặn -0.913 1.353
P-value 0.0000 0.0002
Ghi chú: ***,**, * lần lượt là biểu thị mức ý nghĩa 
1%, 5% và 10%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu của phần 
mềm Stata
HÀ VĂN DƯƠNG
31Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
(2010) và MicroRate (2014), tỷ lệ hoàn 
trả nợ vay đến hạn tác động tích cực đến 
gia tăng hiệu quả của các tổ chức TCVM 
chính thức (Bảng 11). Nguyên do, thực 
tiễn nguồn cho vay tại các tổ chức TCVM 
chính thức phần lớn từ nguồn tài trợ và 
số năm hoạt động của các tổ chức TCVM 
chính thức chưa thực sự nhiều để thể hiện 
được các trải nghiệm hoạt động theo thời 
gian có tác động đến hiệu quả tài chính.
Qua các kết quả hồi quy của các mô hình 
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến năng suất của tổ chức 
TCVM chính thức như sau:
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến năng suất của tổ chức TCVM chính 
thức bao gồm ROE:
BSR = 242.1 – 2.547 * BRANCH + 0.329 
* DEPOSIT – 3.170 * DLR + 9.168 * 
ROE
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến năng suất của tổ chức TCVM chính 
thức bao gồm ROA:
BSR = 203.4 – 2.255 * BRANCH + 0.323 
* DER – 2.356 * DEPOSIT + 31.94 * 
ROA
Đối với mô hình nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ chức 
TCVM chính thức có kết quả như sau:
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến ROE bao gồm BSR:
ROE = 1.813 + 0.0124 * BSR – 0.437 * 
DER – 2.149 * LDR + 0.251 * RR 
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến ROA bao gồm BSR:
ROA = – 0.913 + 0.00666 * BSR + 0.0631 
* RR
5. Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu tiến hành xem xét mối tương 
tác giữa năng suất và hiệu quả của các tổ 
chức TCVM chính thức tại Việt Nam từ 
2010- 2017 qua bốn mô hình nghiên cứu. 
Trong đó, mô hình nghiên cứu các yếu 
tố ảnh hưởng đến năng suất của tổ chức 
TCVM chính thức bao gồm ROE cho kết 
quả các yếu tố suất sinh lời của vốn chủ sở 
hữu và vốn huy động có tác động tích cực 
đến năng suất, các yếu tố phạm vi hoạt 
động và tỷ lệ vốn huy động so với dư nợ 
cho vay tác động tiêu cực đến năng suất. 
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến năng suất của tổ chức TCVM chính 
thức bao gồm ROA có kết quả phản ánh 
các yếu tố suất sinh lời của tài sản và tỷ lệ 
nợ so với vốn chủ sở hữu có tác động tích 
cực đến năng suất, các yếu tố phạm vi hoạt 
động và vốn huy động tác động tiêu cực 
đến năng suất. 
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
đến hiệu quả của tổ chức TCVM chính 
thức có kết quả trong mô hình nghiên cứu 
các yếu tố ảnh hưởng đến ROE bao gồm 
BSR phản ánh năng suất và tỷ lệ hoàn trả 
là các yếu tố tác động tích cực đến hiệu 
quả, các yếu tố tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở 
hữu, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động là 
các yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả. 
Đối với mô hình nghiên cứu các yếu tố 
ảnh hưởng đến ROA bao gồm BSR, kết 
quả biểu hiện các yếu tố năng suất và tỷ 
lệ hoàn trả là các yếu tố tác động tích cực 
đến hiệu quả là hai yếu tố tác động tích 
cực đến hiệu quả.
Xét mối quan hệ giữa năng suất và hiệu 
quả qua kết quả nghiên cứu của bốn mô 
hình cho thấy năng suất và hiệu quả của 
các tổ chức TCVM chính thức tại Việt 
Nam có mối quan hệ tương tác qua lại với 
Mối quan hệ giữa năng suất và hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức 
tại Việt Nam
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 214- Tháng 3. 2020
nhau theo hướng tích cực.
Từ kết quả nghiên cứu, một số khuyến 
nghị được đề xuất tăng cường gắn kết mối 
quan hệ tương tác giữa năng suất và hiệu 
quả tài chính nhằm góp phần đảm bảo các 
mục tiêu xã hội, gia tăng thu nhập và bền 
vững tài chính của các tổ chức TCVM 
chính thức tại Việt Nam.
Đối với các tổ chức TCVM chính thức:
Nhiều tổ chức TCVM chính thức giảm sút 
năng suất và hiệu quả trong những năm 
gần đây, việc gia tăng năng suất và hiệu 
quả tài chính bên cạnh gắn kết mối quan 
hệ tương tác giữa năng suất và hiệu quả tài 
chính, cần sớm triển khai các nội dung cụ 
thể sau:
Thứ nhất, việc mở rộng phạm hoạt động 
cần được cân nhắc vừa đảm bảo tạo thuận 
lợi thu hút khách hàng, tiếp cận đa chiều 
với khách hàng đa dạng để gia tăng năng 
suất vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt 
động. 
Thứ hai, cân đối nguồn vốn phù hợp với 
kế hoạch tăng trưởng hàng năm; bên cạnh 
nguồn vốn huy động, cần gia tăng thu hút 
thêm nguồn vốn từ bên ngoài, tranh thủ 
các nguồn vốn tài trợ có chi phí thấp, tạo 
thuận lợi trong thu hút nhiều khách hàng 
vay vốn, gia tăng năng suất và tạo tương 
tác với hiệu quả tài chính.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý hoạt 
động cho vay, chú trọng đến công tác thu 
hồi nợ nhằm đảm bảo nâng cao tỷ lệ hoàn 
trả, góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động.
Thứ tư, các tổ chức TCVM chính thức 
cần tăng cường hợp tác với các đối tác, 
mở rộng quan hệ với các nhà tài trợ và 
tổ chức tài chính khác nhằm tạo mối liên 
kết khách hàng, nâng cao nguồn vốn hỗ 
trợ, nguồn vốn tài trợ nhằm mở rộng thị 
trường, phát triển khách hàng. Qua đó, gia 
tăng năng suất cùng với nâng cao hiệu quả 
tài chính.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Một là, NHNN hỗ trợ và kết nối cho các tổ 
chức TCVM chính thức trong liên kết, hợp 
tác với các đối tác, các nhà tài trợ và các 
tổ chức tài chính khác nhằm gia tăng thu 
hút vốn, liên kết khách hàng. 
Hai là, NHNN tạo điều kiện cho các 
tổ chức TCVM chính thức tham gia thị 
trường liên ngân hàng, tham gia huy động 
vốn từ thị trường thứ cấp.
Ba là, để tạo điều kiện về nguồn vốn, hỗ 
trợ đầu tư và phát triển khách hàng của các 
tổ chức TCVM chính thức, các Bộ, ngành, 
địa phương tiếp tục hỗ trợ các tổ chức 
TCVM chính thức tiếp cận các nguồn vốn 
ưu đãi thông qua việc tích cực khai thác, 
tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ưu 
đãi của các tổ chức tài chính quốc tế và 
tích cực vận động, thu hút nguồn tài trợ, 
viện trợ nước ngoài cho hoạt động cung 
cấp dịch vụ TCVM.
Nghiên cứu này được thực hiện đối với 
các tổ chức TCVM chính thức hoạt động 
tại Việt Nam, nghiên cứu tiếp theo có 
thể mở rộng cho tất cả các tổ chức cung 
cấp dịch vụ TCVM bao gồm các tổ chức 
TCVM chính thức và các tổ chức TCVM 
bán chính thức, nghiên cứu thêm các yếu 
tố tác động khác bao gồm các yếu tố vĩ 
mô và vi mô khác để đạt được kết quả 
toàn diện hơn về mối quan hệ tương tác 
giữa năng suất và hiệu quả của các tổ chức 
TCVM ■ 
HÀ VĂN DƯƠNG
33Số 214- Tháng 3. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Tài liệu tham khảo
1. Abdulai, A. and Tewari, D. D (2017), Trade-off between outreach and sustainability of microfinance institutions: 
evidence from sub-Saharan Africa, Enterprise Development and Microfinance, Vol. 28 No. 3, September 2017.
2. Barajas, A., Chami, R., Espinoza, R. and Heiko, H. (2010), Recent credit stagnation in MENA region: What to 
expect? What can be done?, IMF working paper 10/219.
3. Basharat, A., Arshas, A. And Khan, R. (2014), Efficiency, productivity, risk and profitability of microfinance 
industry in Pakistan: A Statistical Analysis, Pakistan Microfinance Network, No: 22 May 2014.
4. Cumming, D., Dong, Y., Hou, W. and Sen, B (2017), Microfinance for Entrepreneurial Development: Sustainability 
and Inclusion in Emerging Markets, Publisher Cham, Switzerland, Palgrave Macmillan.
5. Farrar, D. and Glauber, R. (1967), Multicollinearity in regression analysis: The problem revisited, Review of 
Economics and Statistics, 49, 92-107.
6. Fiebig, M., Hannig, A. and Wisniwski, S. (1999), Saving in the context microfinance - state of knowledge, CGAP 
Working Group on Savings Mobilization, Eschborn: GTZ.
7. Hermes, N. and Hudon, M. (2018), Determinants of the Performance of Microfinance Institutions: A Systematic, 
University of Groningen, Review June 2018.
8. Hubbard, R. G. (2004). Money, the Financial System, and the Economy. Reading, MA: Addison - Wesley 
Publishing Company.
9. Kipesha, E. F. (2013), Impact of Size and Age on Firm Performance: Evidences from Microfinance Institutions 
in Tanzania, Research Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.4, 
No.5, 2013.
10. Ledgerwood, J. (1999), Microfinance Handbook - A Financial Market System Perspective, The World Bank, 
Washington, D.C.
11. MicroRate (2014), Technical Guide: Performance and Social Indicators for Microfinance Institutions, Industry 
research report, Lima, Peru.
12. MIX Market, (2019), Glossary, Available from , [18-Jun-2019].
13. Monyi, J. N. (2017), Determinants of Financial Performance of Deposit Taking Microfinance Institutions in Kenya, 
A Thesis of Doctor of Philosophy, The Jomo Kenyatta University of Agriculture and Technology.
14. Robinson, M. S. (2001), The Microfinance Revolution, Sustainable Finance for the Poor, World Bank Publication, 
Washington DC.
15. Twaha, K. and Rashid, A. (2012), Exploring the determinants of the productivity of microfinance institutions in 
India, International Institute of Islamic Economics (IIIE), IIUI 15. December 2012.
16. Wassie, S. B., Kusakari, H. and Sumimoto, M. (2019), Performance of Microfinance Institutions in Ethiopia: 
Integrating Financial and Social Metrics, MDPI Social Sciences, Soc. Sci. 2019, 8, 117.
17. World Bank (2004), Microfinance and the Poor in Central Asia Challenges and Opportunities, Agriculture and 
Rural Development Discussion Paper 6, Europe and Central Asia Region, Washington, D.C.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_nang_suat_va_hieu_qua_tai_chinh_cua_cac_to.pdf