Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng-bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Tóm tắt

Dựa trên các lý thuyết nền về minh bạch thông tin, bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của

Standard & Poor’s, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và công bố

thông tin, tác giả xây dựng các chỉ số lượng hóa mức độ minh bạch thông tin và phân tích các nhân

tố tác động đến sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu gồm 300 doanh nghiệp niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong

các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), tác giả sử dụng phương pháp OLS

(Ordinary Least Squares) để kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy đề xuất. Kết quả nghiên cứu

cho thấy các nhân tố tài chính (quy mô doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản, công ty kiểm toán)

và nhân tố quản trị (sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc) có ảnh hưởng

đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với các chủ thể liên quan về các

giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin, góp phần khơi thông tiềm năng đầu tư và phát triển

bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 19 trang phuongnguyen 580
Bạn đang xem tài liệu "Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng-bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng-bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng-bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
38
MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG – 
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
INFORMATION TRANSPARENCY AND ITS DETERMINANTS – 
EMPIRICAL EVIDENCE FROM VIETNAM
Ngày nhận bài: 08/9/2019 Ngày chấp nhận đăng: 16/10/2019 Ngày đăng: 05/04/2020
Hồ Thủy Tiên1, Hoàng Mạnh Khánh2
Tóm tắt
Dựa trên các lý thuyết nền về minh bạch thông tin, bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của 
Standard & Poor’s, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và công bố 
thông tin, tác giả xây dựng các chỉ số lượng hóa mức độ minh bạch thông tin và phân tích các nhân 
tố tác động đến sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu gồm 300 doanh nghiệp niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong 
các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), tác giả sử dụng phương pháp OLS 
(Ordinary Least Squares) để kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy đề xuất. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy các nhân tố tài chính (quy mô doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản, công ty kiểm toán) 
và nhân tố quản trị (sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc) có ảnh hưởng 
đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt 
Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với các chủ thể liên quan về các 
giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin, góp phần khơi thông tiềm năng đầu tư và phát triển 
bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa: Doanh nghiệp niêm yết, minh bạch thông tin, thị trường chứng khoán.
Abstract
Based on the foundation theories of information transparency, the set of transparency indicators and 
information provision of Standard & Poor’s, Vietnam’s legal documents on corporate governance and 
information disclosure, we set up indicators to quantify the information transparency level and analyze 
the factors that affect the information transparency of listed companies on Vietnam’s stock market. 
After collecting and processing the sample data of 300 enterprises listed on Vietnam’s stock market 
in 2018 (excluding enterprises operating in the fields of finance, banking, securities and insurance), 
we use the OLS (Ordinary Least Squares) method to verify and estimate the proposed regression 
model. The results show that both financial factors (firm scale, asset utilization productivity, audit 
____________________________________________________
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing
2 BIDV Chi nhánh Thủ Đức
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
39
Tính minh bạch không chỉ giới hạn trong 
BCTC của doanh nghiệp mà còn thể hiện trong 
việc quản trị doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp 
đã tạo được niềm tin với các NĐT, với các đối 
tác kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi 
trong việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối 
tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng và quảng bá 
thương hiệu. Việc nghiên cứu xây dựng các chỉ 
số lượng hóa mức độ minh bạch thông tin của 
các DNNY và xác định các nhân tố tác động 
đến tính minh bạch thông tin là cần thiết và hữu 
ích, góp phần giúp TTCK Việt Nam hoạt động 
có hiệu quả và phát triển bền vững.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Khái niệm về minh bạch thông tin
Winkler (2000) cho rằng minh bạch là số 
lượng thông tin mà các nhà kinh tế dựa vào đó 
để đưa ra các quyết định hoặc kỳ vọng của họ. 
DiPiazza và Eccles (2002) thì định nghĩa minh 
bạch là sự bắt buộc sẵn sàng cung cấp thông tin 
cần thiết cho cổ đông nhằm đưa ra những quyết 
định. Theo Vaccaro và Madsen (2009), minh 
bạch là mức độ đầy đủ của thông tin được cung 
cấp bởi mỗi công ty đến thị trường, liên quan 
đến hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Tara Vishwanath và Kaufmann (1999), 
sự minh bạch thông tin trên thị trường tài chính 
được hiểu là việc các chủ thể kinh tế (người 
dân, doanh nghiệp, hoặc Chính phủ) có thể cập 
nhật thông tin liên quan đến thị trường tài chính 
một cách tin cậy, kịp thời và có thể tiếp cận một 
cách dễ dàng.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa 
ra khái niệm minh bạch thông tin trong lĩnh 
vực ngân hàng như sau: “Minh bạch thông tin 
1. Đặt vấn đề
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 
sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển đã trở 
thành một kênh huy động vốn quan trọng trong 
nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định 
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát 
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến 
thời điểm 31/03/2019, Việt Nam đã có 1.567 
doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 
03 sàn chứng khoán (HSX, HNX và UPCOM) 
với tổng giá trị vốn huy động đạt 5.512.766 tỷ 
đồng, chiếm khoảng 99,59% GDP. Tuy nhiên, 
so với thế giới thì TTCK Việt Nam hiện nay 
vẫn khá non trẻ và còn rất nhiều vấn đề cần 
phải hoàn thiện và phát triển theo hướng công 
khai minh bạch, phù hợp với thông lệ và chuẩn 
mực quốc tế.
Một trong những vấn đề TTCK Việt Nam 
cần hoàn thiện và phát triển là nâng cao tính 
công khai minh bạch thông tin trong báo cáo tài 
chính (BCTC) kiểm toán của các doanh nghiệp 
niêm yết (DNNY) trên TTCK. Thông tin được 
công bố trong BCTC có thể làm thay đổi hành 
vi của nhà đầu tư (NĐT), ảnh hưởng đến khối 
lượng giao dịch và là căn cứ để xem xét đánh 
giá cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của doanh 
nghiệp, cũng như chiến lược về truyền thông 
của các nhà quản trị doanh nghiệp (Givoly và 
Palmon (1982), Chambers và Penman (1984), 
Kross và Schroeder (1984), Begley và Fischer 
(1998), Bagnoli và cộng sự (2002)). Ball và 
Brown (1968) đã chứng minh rằng có mối liên 
hệ giữa biến động giá cổ phiếu và các thông 
tin trong BCTC với phần lớn các thông tin (từ 
85% đến 90%) về lợi nhuận trên BCTC của 
doanh nghiệp đều được NĐT sử dụng.
firm) and management factors (the duality between the Chairman and the General Director) affect 
the information transparency of enterprises listed on Vietnam’s stock market. From the results, we 
propose a number of recommendations relating to subjects about solutions to improve information 
transparency which contribute to the potential of investment and sustainable development of 
Vietnam’s stock market.
Keywords: Listed enterprises, information transparency, stock market.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
40
tin. Còn Kyle (1985) thì cho rằng: “Thông tin 
bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc 
nhiều NĐT sở hữu được thông tin riêng hoặc 
có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty 
so với các NĐT còn lại”.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử 
dụng để lý giải về việc phát tín hiệu ra thị 
trường hay tăng cường công bố thông tin tốt 
để giúp NĐT phân biệt chứng khoán tốt và xấu 
của các công ty cổ phần đại chúng; giải thích 
ảnh hưởng của kết quả tài chính, hiệu quả sử 
dụng tài sản, tỷ suất đòn bẩy tài chính hay mức 
độ tập trung quyền sở hữu đến tính minh bạch 
thông tin của các DNNY.
2.2.2. Lý thuyết đại diện
Nghiên cứu của Michael C. Jensen và 
William H. Meckling (1976) đã chỉ ra rằng:
(1) Chủ thể (Principal) hay chủ sở hữu vốn 
(Shareholders) và người đại diện (Agent) hay 
nhà quản trị (Manager) luôn có sự đối nghịch 
về lợi ích.
(2) Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ 
đông (chủ sở hữu) và giám đốc (người đại diện) 
làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí 
đại diện” (Agent costs). Đây là loại chi phí để 
duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả. Các 
chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi 
phí ràng buộc và chi phí cơ hội.
Lý thuyết đại diện còn được sử dụng để giải 
thích ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công 
ty, kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, 
tỷ suất đòn bẩy tài chính hay cơ cấu Hội đồng 
quản trị (HĐQT) đến tính minh bạch thông tin 
của các DNNY.
2.2.3. Lý thuyết thông tin hữu ích
Theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin 
tài chính được thiết lập dựa trên các giả thuyết:
- Luôn tồn tại sự mất cân đối thông tin giữa 
người lập BCTC và người sử dụng thông tin.
- Nhu cầu của người sử dụng thông tin kế 
toán là không được xác định trước và cần được 
xác định thông qua các dẫn chứng thực tế.
trong hoạt động ngân hàng là việc công bố ra 
công chúng thông tin kịp thời, tin cậy nhằm đảm 
bảo người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá 
chính xác về tình hình và kết quả tài chính của 
ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các rủi ro 
liên quan” (Basel, Oct 1998, p.15).
OECD (2004) thì cho rằng sự minh bạch 
thông tin là việc cung cấp thông tin đầy đủ và 
kịp thời từ phía cơ quan công quyền về thể chế 
kinh tế, về các quy định của pháp luật, những 
thông tin và số liệu liên quan đến chính sách tài 
chính, chính sách tiền tệ mà công chúng có thể 
tiếp cận được.
Bushman và Smith (2001) cho rằng minh 
bạch thông tin là sự sẵn có của thông tin 
về doanh nghiệp cho các NĐT và cổ đông 
bên ngoài. Kulzick (2004) và các cộng sự 
(Blanchet, 2002; Prickett, 2002) cho rằng minh 
bạch thông tin là việc cung cấp thông tin phải 
đảm bảo tính chính xác, nhất quán, thích hợp, 
đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và thuận tiện, quản trị 
và thực thi.
Từ những phân tích và kết quả ghi nhận từ 
các khái niệm trên, theo quan điểm của tác giả 
thì: “Minh bạch thông tin là việc cung cấp các 
thông tin cho công chúng một cách tin cậy, kịp 
thời, chính xác, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện 
nhằm phục vụ tốt cho quá trình quản trị, hoạch 
định và thực thi các chính sách và chiến lược 
của các bên liên quan”.
2.2. Các lý thuyết nền liên quan đến minh 
bạch thông tin
2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Akerlof (1970) trong bài viết có tựa đề “The 
Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and 
the Market Mechanism” đã lý luận rằng thông 
tin bất cân xứng (asymmetry information) là 
tình trạng trong một giao dịch có một bên có 
thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn 
lại. Tiếp theo Akerlof, Spence (1973) chỉ ra giải 
pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân 
xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên 
có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách 
trung thực và tin cậy đến những bên ít thông 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
41
học. Các nghiên cứu của Fama (1969), Shleifer 
(2000) và Haugen (2001) đã chỉ ra rằng thị 
trường được xem là hoàn hảo khi nó đạt được 
hiệu quả về mặt phân phối, hiệu quả về tổ chức 
hoạt động của thị trường, hiệu quả về mặt thông 
tin. Trong đó, hiệu quả về mặt thông tin là yếu 
tố quyết định dẫn đến thị trường hiệu quả một 
cách tổng thể. Thị trường hiệu quả được phân 
chia thành thị trường hiệu quả dạng yếu, thị 
trường hiệu quả dạng vừa và thị trường hiệu 
quả dạng mạnh.
Khi áp dụng giả thuyết này, tác giả kỳ vọng 
rằng lợi nhuận, biến động thu nhập của doanh 
nghiệp sẽ tác động đến minh bạch thông tin. 
Bởi vì theo lý giải của giả thuyết này, thị trường 
là hiệu quả và sẽ phản ánh các thông tin liên 
quan đến chứng khoán vào trong giá.
2.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên 
quan đến minh bạch thông tin
2.3.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
- Các nghiên cứu về mức độ minh bạch 
thông tin
Năm 2002, tác giả Almazan và cộng sự 
đã công bố công trình “Stakeholders, capital 
structure and transparency” (CEMFI Working 
Paper) về mối quan hệ giữa tính minh bạch 
thông tin với quyết định cơ cấu vốn trong 
doanh nghiệp và chỉ ra rằng mức độ minh bạch 
hóa thông tin càng cao thì các doanh nghiệp có 
xu hướng lựa chọn cơ cấu vốn an toàn hơn.
Năm 2003, trong bài báo “Transparency, 
Financial Accounting Information, and 
Corporate Governance” (Economic Policy 
Review), các tác giả Robert M. Bushman và 
Abbie J. Smith đã nghiên cứu mối quan hệ 
giữa minh bạch thông tin (đặc biệt là thông tin 
từ BCTC kiểm toán) và vấn đề quản trị doanh 
nghiệp. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã 
đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ minh 
bạch thông tin của doanh nghiệp.
Năm 2004, nghiên cứu “Transparency, 
Specialization and FDI” (CESIFO working 
paper No. 1161) của các tác giả Assaf Razin và 
- Việc đáp ứng thông tin của người sử 
dụng được thực hiện thông qua những bên có 
lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của 
doanh nghiệp.
- Tính hữu ích của thông tin cần được đánh 
giá trong mối tương quan lợi ích – chi phí khi 
thực hiện công việc kế toán.
Yêu cầu về tính hữu ích của thông tin được 
thể hiện khi các thông tin tài chính đáp ứng 
được 4 yếu tố cơ bản (theo Ủy ban Các chuẩn 
mực kế toán của Vương quốc Anh): Tính phù 
hợp, độ tin cậy, khả năng so sánh và khả năng 
hiểu thông tin.
Lý thuyết thông tin hữu ích được dùng để 
giải thích việc các công ty cổ phần đại chúng 
sử dụng công ty kiểm toán quy mô lớn, có uy 
tín nhằm khẳng định tính minh bạch của thông 
tin cung cấp cho cổ đông.
2.2.4. Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin
Để có thể thu hút vốn từ đối tượng bên ngoài, 
các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin, 
đặc biệt là thông tin tài chính của mình. Đối với 
các DNNY, quá trình công bố thông tin càng 
minh bạch thì việc thu hút nguồn vốn từ các 
NĐT càng hiệu quả.
Để minh bạch thông tin thì việc thiết lập một 
hệ thống thông tin nhằm thu thập, xử lý và trình 
bày thông tin một cách hữu hiệu là hết sức cần 
thiết và doanh nghiệp cũng cần phải tiêu tốn 
nhiều chi phí hơn. Vì vậy, quá trình công bố 
thông tin của doanh nghiệp phải được xem xét 
và cân nhắc trên cơ sở lợi ích thu được phải lớn 
hơn chi phí bỏ ra.
Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin được 
sử dụng để giải thích về việc cân bằng lợi ích 
và chi phí khi tăng cường sự minh bạch của 
các DNNY. Lý thuyết này góp phần lý giải 
ảnh hưởng giữa quy mô hoạt động đến mức độ 
minh bạch thông tin của các DNNY.
2.2.5. Giả thuyết thị trường hiệu quả
Giả thuyết thị trường hiệu quả xuất phát từ 
khái niệm thị trường hoàn hảo trong kinh tế 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
42
nghiệp. Cụ thể, công ty có quy mô lớn thì mức 
độ minh bạch thông tin tài chính cao hơn công 
ty có quy mô nhỏ.
Cũng trong năm 2003, bài viết “A 
multinational test of determinants of corporate 
disclosure” (The International Journal of 
Accounting, 38 (2003) P.173 – 194) của Jeffrey 
J. Archambault và Marie E. Archambault đã 
nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng 
đến tính minh bạch thông tin của các công ty. 
Theo nhóm tác giả, các nhân tố ảnh hưởng đến 
mức độ công bố thông tin tài chính của doanh 
nghiệp là: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, 
chính sách cổ tức, kiểm toán và đòn bẩy tài 
chính. Ngoài ra, Jeffrey và Marie cho rằng quá 
trình hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng 
đến mức độ công bố thông tin tài chính của các 
DNNY. Quá trình hoạt động này gồm: quy mô 
công ty, lĩnh vực kinh doanh và doanh thu xuất 
khẩu. Bằng nghiên cứu thực nghiệm để kiểm 
định các giả thuyết nghiên cứu trên với mẫu 
khảo sát là 1.000 công ty công nghiệp hàng đầu 
ở 41 quốc gia (trong quá trình chạy mô hình thì 
chỉ còn lại 33 quốc gia), Jeffrey J. và Marie E. 
Archambault đã đưa ra được mô hình hồ ... ác nhân tố tác động đến minh bạch thông tin 
của các DNNY trên TTCK Việt Nam là:
Các nhân tố tài chính là quy mô doanh 
nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản, công ty kiểm 
toán và nhân tố quản trị là sự kiêm nhiệm giữa 
Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có ảnh 
hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các 
DNNY trên TTCK Việt Nam.
5.2. Đề xuất chính sách
5.2.1. Đối với doanh nghiệp niêm yết
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của DNNY 
trong việc gia tăng sự minh bạch thông tin 
công bố.
- Đầu tư phát triển hệ thống thông tin quản lý 
(MIS), triển khai ứng dụng hệ thống hoạch định 
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng như nâng 
cao chất lượng hệ thống kế toán doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp; 
nâng cao công tác quan hệ với cổ đông, nhà đầu 
tư và công chúng.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
52
định lượng, tuy nhiên mẫu nghiên cứu mà tác 
giả thực hiện có phạm vi vẫn chưa đủ rộng, 
chưa bao quát được toàn bộ DNNY trên HNX 
và HSX; thời gian nghiên cứu chỉ trong năm 
2018 nên chưa thể hiện rõ xu hướng tác động 
của một số nhân tố ảnh hưởng đến tính minh 
bạch thông tin của DNNY.
Mô hình nghiên cứu có mức độ giải thích 
chưa cao (R2 = 0,259682). Điều này là do một 
số nhân tố được các chuyên gia, các nghiên cứu 
trước đánh giá có khả năng ảnh hưởng đến mức 
độ minh bạch thông tin nhưng chưa được tác 
giả xem xét đến như ngành nghề kinh doanh, 
trình độ của ban giám đốc và kế toán trưởng 
Bên cạnh đó, tác giả cũng chưa xem xét đến 
một số nhóm nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến 
mức độ minh bạch thông tin như hệ thống pháp 
luật, văn hóa, chính trị mà theo các kết quả 
nghiên cứu trên thế giới thì có ảnh hưởng rất 
lớn đến mức độ minh bạch thông tin.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một 
thước đo cụ thể và chính thống để đo lường mức 
độ minh bạch thông tin của các DNNY. Vì vậy, 
tác giả chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi được xây 
dựng từ bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông 
tin của S&P. Do đó, kết quả đánh giá mức độ 
minh bạch thông tin của các DNNY vẫn có một 
số hạn chế nhất định từ sự khác biệt về thể chế 
chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, tập quán 
kinh doanh của Việt Nam so với nước ngoài.
5.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
- Mở rộng dữ liệu mẫu nghiên cứu lên quy 
mô toàn thị trường và xem xét trong khoảng 
thời gian dài hơn để xác định xu hướng tác 
động của các nhân tố ảnh hưởng.
- Bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng khác 
mà nghiên cứu này chưa đề cập như: ngành 
nghề kinh doanh, trình độ của ban giám đốc 
và kế toán trưởng. Ngoài ra, có thể mở rộng 
nhóm nhân tố ảnh hưởng không chỉ ở phạm vi 
doanh nghiệp mà có thể ở phạm vi quốc gia với 
các nhóm nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị... 
Đồng thời, có thể chọn các quốc gia khác có 
nền kinh tế tương đương để tiến hành nghiên 
- Các hiệp hội kế toán - kiểm toán cần phát 
huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn các 
kỹ năng thực hành. Định kỳ tổ chức các hội 
thảo, các buổi tập huấn để nâng cao kỹ năng 
nghề nghiệp cho nguồn nhân lực kế toán ở các 
doanh nghiệp.
5.2.6. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và 
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Hoàn thiện các quy định về công bố thông 
tin và nội dung trình bày trên BCTC, BCTN: 
Chính phủ và Bộ Tài chính cần sớm ban hành 
các nghị định và thông tư hướng dẫn áp dụng 
các chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) vào 
BCTC của các DNNY nhằm nâng cao chất 
lượng và bảo đảm tính tương thích về thông 
tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam so với 
thế giới.
- Tăng cường giám sát hoạt động công bố 
thông tin trên TTCK: Thiết lập hệ thống các 
văn bản pháp luật kiểm soát hoạt động của các 
thành phần tham gia TTCK thông qua cơ chế 
giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, của 
Sở giao dịch chứng khoán và các bộ ngành liên 
quan, các hiệp hội ngành nghề. Rà soát những 
thông tin mang tính chất định kỳ mà DNNY 
công bố như BCTC, BCTN, báo cáo tình hình 
quản trị.
- Tăng cường các biện pháp chế tài đối với 
hành vi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin và 
sự thiếu minh bạch của thông tin được công bố 
trên TTCK.
- Triển khai mô hình tổ chức định mức tín 
nhiệm: Các tổ chức định mức tín nhiệm được 
hình thành sẽ giúp cung cấp thông tin về tính 
trung thực, độ tin cậy của các DNNY và các 
nhân tố thị trường gắn liền với rủi ro, giúp NĐT 
có cái nhìn đúng đắn hơn về đối tượng dự định 
đầu tư.
5.3. Hạn chế của bài viết và gợi ý hướng 
nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của bài viết
Mặc dù dữ liệu được tác giả thu thập và 
phân tích đạt yêu cầu về mẫu trong phân tích 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
53
ty của OECD, thẻ điểm quản trị công ty khu 
vực ASEAN, bộ chỉ số minh bạch và cung cấp 
thông tin của S& P để so sánh và đề xuất mô 
hình phù hợp với Việt Nam.
cứu so sánh với Việt Nam về sự ảnh hưởng của 
các nhóm nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị... 
đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp.
- Sử dụng nhiều hệ thống thang đo khác 
nhau dựa trên các nguyên tắc quản trị công 
Phụ lục. Các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin của các DNNY 
trên TTCK Việt Nam
STT Tiêu chí Điểm
1 Minh bạch cấu trúc sở hữu và quyền của NĐT 25
1.1 Công ty có cung cấp bản mô tả phân loại cổ phiếu? 1
1.2 Công ty có cung cấp bản đánh giá các cổ đông nắm giữ các loại cổ phiếu? 1
1.3 Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu phổ thông đã phát hành và đang lưu hành? 2
1.4 Công ty có cung cấp mệnh giá của cổ phiếu phổ thông đã phát hành và đang lưu hành? 1
1.5
Công ty có cung cấp số lượng cổ phiếu ưu đãi và những loại khác đã phát hành và 
đang lưu hành?
2
1.6
Công ty có cung cấp mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi và những loại khác đã phát hành 
và đang lưu hành?
1
1.7 Công ty có đưa ra những quyền sở hữu khác ngoài quyền bỏ phiếu (mua lại/trả cổ tức)? 1
1.8 Công ty có công bố quyền biểu quyết cho từng loại cổ phiếu không? 1
1.9 Công ty có công bố những cổ đông nằm trong top 1, top 3, top 5 hoặc top 10 của Công ty? 4
1.10
Công ty có công bố những cổ đông sở hữu nhiều hơn 3%, 5% hoặc 10% tổng số cổ 
phần trong công ty?
3
1.11 Công ty có công bố tỷ lệ sở hữu chéo không? 1
1.12
Công ty có đưa ra lịch họp cho những cuộc họp cổ đông quan trọng? Thông báo lịch 
họp trước ngày họp?
2
1.13 Công ty có mô tả nội dung trong những cuộc họp cổ đông? Chi tiết? 2
1.14
Công ty có cung cấp tài liệu quan trọng chuẩn bị cho những cuộc họp cổ đông (báo 
cáo của Giám đốc, HĐQT, Ban kiểm soát)?
3
2 Minh bạch tài chính và công bố thông tin 38
2.1 Công ty có báo cáo chi tiết về loại hình kinh doanh? 1
2.2 Công ty có báo cáo chi tiết về sản phẩm/dịch vụ cung cấp? 1
2.3 Công ty có công bố mục tiêu hoạt động? 1
2.4 Công ty có công bố thị phần kinh doanh của mình không? Chi tiết? 2
2.5
Công ty có công bố về những kế hoạch phát triển kinh doanh của mình trong những 
năm tới không? Chi tiết? 
2
2.6
Công ty có cung cấp các chỉ tiêu tài chính hiệu quả (ROA, ROE, khả năng thanh 
toán, đòn bẩy tài chính) không?
3
2.7
Công ty có đưa ra phân tích về thông tin tài chính? Nhận diện rủi ro? Giải pháp ứng 
phó?
3
2.8 Công ty có công bố báo cáo tài chính hàng quý, cả năm không? 4
2.9 Công ty có lập và công bố BCTC hợp nhất không? 1
2.10 Thông tin tài chính trên BCTN có phù hợp với báo cáo kiểm toán không? 1
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
54
STT Tiêu chí Điểm
2.11 Công ty có công bố chính sách kế toán không? 1
2.12 Công ty có công bố chuẩn mực kế toán được sử dụng trong kế toán không? 1
2.13 Công ty có cung cấp việc tính toán theo chuẩn mực kế toán trong nước không? 1
2.14 Công ty có sử dụng một chuẩn mực kế toán quốc tế không? 1
2.15 Công ty có công bố phương pháp định giá tài sản không? 1
2.16 Công ty có công bố phương pháp khấu hao tài sản cố định không? 1
2.17 Công ty có công bố tên của tổ chức kiểm toán độc lập không? 1
2.18 Công ty có tường thuật lại báo cáo của kiểm toán không? 1
2.19 Công ty có công bố chi phí trả cho kiểm toán không? 1
2.20 Công ty có đưa ra nhiều kênh tiếp cận thông tin (websites, báo chí) không? 2
2.21 Công ty có một website để công bố và cập nhật thông tin không? 1
2.22
Có bất cứ trường hợp nào liên quan đến việc không tuân thủ giao dịch giữa 2 bên 
không? Chi tiết?
2
2.23
Có bất cứ trường hợp nào liên quan đến việc chậm công bố thông tin (định kỳ, bất 
thường, theo yêu cầu) không?
3
2.24 Có sự chênh lệch số liệu tài chính trước và sau kiểm toán không? Giải trình? 2
3 Minh bạch cấu trúc, thành phần, quy trình làm việc của HĐQT, Ban điều hành 
và Ban kiểm soát
37
3.1
Công ty có công bố danh sách thành viên HĐQT không? Chi tiết (tên, chức vụ, quá 
trình công tác)?
3
3.2
Công ty có chi tiết về vai trò của HĐQT, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát trong công ty 
không?
3
3.3 Công ty có lưu lại những cuộc họp HĐQT trong năm không? Chi tiết cuộc họp? 2
3.4 Công ty có công bố chi tiết về Giám đốc điều hành (tên, bên trong/bên ngoài)? 2
3.5
Công ty có công bố số lượng cổ phiếu công ty được nắm giữ bởi Giám đốc điều hành 
(sở hữu, đại diện)?
2
3.6 Công ty có trình bày báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc trước HĐQT? 2
3.7 Công ty có tách bạch chức danh Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành không? 2
3.8
Công ty có công bố số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi thành viên HĐQT (sở hữu, đại 
diện)?
2
3.9
Công ty có công bố danh sách thành viên HĐQT không tham gia điều hành công ty? 
Tỷ lệ? 
4
3.10 Công ty có công bố danh sách Ban kiểm soát? Chi tiết? 2
3.11 Công ty có công bố thù lao HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành? 3
3.12 Công ty có thành lập các tiểu ban thuộc HĐQT? 1
3.13
Công ty có công bố tình hình quản trị (bán niên, năm) theo những quy tắc quản trị 
của công ty?
2
3.14
HĐQT đã có chứng chỉ tham gia các khóa đào tạo về quản trị công ty? Chi tiết thành 
viên?
2
3.15
Công ty có công bố báo cáo phát triển bền vững? Chi tiết (giới thiệu, báo cáo an toàn, 
sức khỏe, môi trường, trách nhiệm xã hội)?
5
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
55
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Chính phủ, 2017. Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Nghị định số 71/2017/
NĐ-CP ngày 06/06/2017.
Bộ Tài chính, 2015. Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư số 155/2015/TT-
BTC ngày 06/10/2015.
Bộ Tài chính, 2017. Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính 
phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Thông tư số 95/2017/TT-BTC 
ngày 22/09/2017.
Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng, 2016. Công bố và minh bạch thông tin với kết quả kinh doanh của 
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 27(6), trang 64-79).
Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015. Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh, 2017. Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho 
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 19, tháng 10/2017.
Tiếng Anh
Albert S. Kyle, 1985. Continuous Auctions and Insider Trading. Econometrica, Vol. 53, No. 6. (Nov., 1985), 
pp. 1315-1336
Andrew Ellul, Tullio Jappelli, Marco Pagano, Fausto Panunzi, 2015. Transparency, Tax Pressure, and Access 
to Finance. Review of Finance, Volume 20, Issue 1, March 2016, Pages 37–76.
Anne Chambers and Stephen Penman, 1984. Timeliness of Reporting and the stock-price reaction to earnings 
announcements. Journal of Accounting Research, 1984, vol. 22, issue 1, 21-47.
Antonino Vaccaro and Peter Madsen, 2009. Corporate dynamic transparency: the new ICT-driven ethics? 
Ethics and Information Technology, June 2009, Volume 11, Issue 2, pp 113–122.
Barbara G. Tabachnick and Linda S. Fidell, 2007. Using Multivariate Statistics. Copyright © 2007 by 
Pearson Education, Inc 
Bagnoli, Mark, K. William, and Susan G. Watts, 2002. The Information in Management’s Expected Earnings 
Report Date: A Day Late, a Penny Short. Journal of Accounting Research 40, pp.1275 – 1296, 2002.
Basel Committee on Banking Supervision. Enhancing Bank Transparency – Oct 1998.
Dan Givoly and Dan Palmon, 1982. Timeliness of Annual Earnings Announcements: Some Empirical 
Evidence. The Accounting Review, Vol. 57, No. 3 (Jul., 1982), pp. 486-508.
Eugene F. Fama and Michael C. Jensen, 1983. Agency Problems and Residual Claims. The Journal of Law 
and Economics 26, no. 2 (Jun, 1983): pp.327-349.
George A. Akerlof, 1970. The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism. The 
Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3 (Aug., 1970), pp. 488-500.
Joy Begley and Paul E. Fischer, 1998. Is there Information in an Earnings Announcement Delay? Review 
of Accounting Studies, December 1998, Volume 3, Issue 4, pp 347–363.
Kulzick, 2004. Sarbanes-Oxley (2004): Effects on financial transparency. SAM Advanced Management 
Journal 69(1), p.43-49.
Michael C. Jensen and William H. Meckling, 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs 
and ownership structure. Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, October 1976, Pages 305-
360
Micheal Spence, 1973. Job Market Signaling. The Quaterly Journal of Economics. Vol. 87, No. 3 (Aug, 
1973), pp. 355-374.
OECD, 2004. Jurisdictions committed to transparency and effective exchange of information [
oecd.org, Accessed 27 April 2019]].
Ray Ball and Philip Brown, 1968. An empirical evaluation of accounting income numbers. Journal of 
Accounting Research, Autumn, 1968, pp.159-178.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
56
Robert. A. Haugen, 2001. The Inefficient Stock Market. (2001-06-23) Paperback – 1656.
Samuel A. DiPiazza and Robert G. Eccles, 2002. Building public trust: The future of corporate reporting. 
Wiley, first edition (June 14, 2002).
Samuel B. Green, 1991. How Many Subjects Does It Take To Do A Regression Analysis. Multivariate 
Behavioral Research, Volume 26, 1991 – Issue 3, p.499-510
Shleifer, 2000. Inefficient markets an introduction to behavioral finance. Oxford University Press Inc., New 
York, First published 2000.
Standard & Poor’s, 2002. Transparency and Disclosure: Overview of Methodology and Study Results - 
United States. (October 16, 2002). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=422800, [Accessed 27 
April 2019].
Tara Vishwanath and Daniel Kaufmann, 1999. Towards Transparency in Finance and Governance [https://
papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract _id=258978, [Accessed 28 April 2019].
William Kross and Douglas A. Schroeder, 1984. An Empirical Investigation of the Effect of Quarterly 
Earnings Announcement Timing on Stock Returns. Journal of Accounting Research Vol. 22, No. 1 
(Spring, 1984), pp. 153-176.
Winkler, B., 2000. Which kind of transparency? On the need for clarity in monetary policy-making. European 
Centre Bank, Working Paper 26.
Các website: www.mof.gov.vn, www.ssc.gov.vn, www.ssc.gov.vn, www.hsx.vn, www.hnx.vn, www.cafef.vn, 
www.vietstock.vn, www.vacpa.org.vn, www.bsc.com.vn, www.tinnhanhchungkhoan.vn

File đính kèm:

  • pdfminh_bach_thong_tin_va_cac_yeu_to_anh_huong_bang_chung_thuc.pdf