Máy biến áp điện tử-Những hứa hẹn cho công nghiệp truyền năng lượng điện

Tóm tắt

Bài báo này giới thiệu biến áp điện tử (SST) là máy biến áp kích thước nhỏ, hiệu suất cao

đang được nghiên cứu để sử dụng vào lưới điện phân phối. SST cho phép điều chỉnh điện

áp và dòng điện theo cùng một cách FACTs (Flexible Alternating Current Transmission

System) để bù chênh lệch điện áp, giới hạn lỗi hiện tại. Có thể dùng cáp DC để kết nối lưới

điện siêu nhỏ tạo một lưới điện nhỏ mới. SST là một thiết bị quản lý năng lượng thông

minh. Pin và các nguồn năng lượng tái tạo có thể được nối trực tiếp với SST trao đổi trực

tiếp với lưới điện không cần khâu trung gian.

Từ khóa: Biến áp, biến áp điện tử, lưới điện thông minh

pdf 6 trang phuongnguyen 11080
Bạn đang xem tài liệu "Máy biến áp điện tử-Những hứa hẹn cho công nghiệp truyền năng lượng điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Máy biến áp điện tử-Những hứa hẹn cho công nghiệp truyền năng lượng điện

Máy biến áp điện tử-Những hứa hẹn cho công nghiệp truyền năng lượng điện
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 3 
KHOA HỌC - KỸ THUẬT 
MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN TỬ - NHỮNG HỨA HẸN CHO CÔNG NGHIỆP 
TRUYỀN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 
THE SOLID STATE TRANSFORMER - MANY PROMISING FOR 
DISTRIBUTION POWER SYSTEM 
THÂN NGỌC HOÀN1, PHẠM TÂM THÀNH2 
1Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 
2 Phòng Khoa học - Công nghệ, Trường ĐHHH Việt Nam 
Tóm tắt 
Bài báo này giới thiệu biến áp điện tử (SST) là máy biến áp kích thước nhỏ, hiệu suất cao 
đang được nghiên cứu để sử dụng vào lưới điện phân phối. SST cho phép điều chỉnh điện 
áp và dòng điện theo cùng một cách FACTs (Flexible Alternating Current Transmission 
System) để bù chênh lệch điện áp, giới hạn lỗi hiện tại. Có thể dùng cáp DC để kết nối lưới 
điện siêu nhỏ tạo một lưới điện nhỏ mới. SST là một thiết bị quản lý năng lượng thông 
minh. Pin và các nguồn năng lượng tái tạo có thể được nối trực tiếp với SST trao đổi trực 
tiếp với lưới điện không cần khâu trung gian. 
Từ khóa: Biến áp, biến áp điện tử, lưới điện thông minh. 
Abstract 
This article introduces the Solid State Transformer (SST), a small, high-performance 
voltage transformer that is being studied for using in distribution grids. SST allows to 
regulate voltage and current in the same way FACTs to compensate the voltage difference, 
current error limits. You can use a DC cable to connect the micro grid to create a new small 
grid. SST is a smart power management device. Batteries and renewable energy sources 
can be connected directly to the SST exchanged directly with uninterruptible power supply. 
Keywords: Transformer, Solid State Transformer, smart grid. 
1. Giới thiệu 
Nhiệm vụ chủ yếu của biến áp là biến đổi năng lượng điện xoay chiều có điện áp và dòng 
điện ở giá trị này vào năng lượng điện xoay chiều có điện áp và dòng điện ở giá trị khác khi tần số 
không đổi. Biến áp được dùng nhiều trong công nghiệp truyền năng lượng điện đi xa. Sở dĩ như vậy 
vì khi ta truyền một năng lượng điện S1=UI đi xa và để đến nơi tiêu thụ ta nhận được số năng lượng 
có giá trị gần S1 nhất (S2≈S1), thì tổn hao trên đường truyền đi phải nhỏ nhất. Để giảm tổn hao phải 
giảm dòng (I) và tăng điện áp U để cho S=const. Khi giảm dòng I sẽ giảm được tiết diện dây dẫn, 
giảm được chi phí cho các cột điện dọc đường dây. Điện áp trên các đường dây truyền năng lượng 
điện thường là 220 - 500kV trong khi điện áp định mức của máy phát đồng bộ thường là 6kV, do đó 
phải dùng biến áp để tăng điện áp. Nhưng ở nơi tiêu thụ, phải hạ điện áp xuống giá trị chuẩn là 
110 - 220V nên phải dùng một biến áp hạ áp. Mặt khác trên đường truyền năng lượng điện áp bị 
giảm, để giữ cho điện áp không đổi ta phải dùng biến áp trung gian. Tóm lại trên đường dây truyền 
năng lượng đi xa ta cần các biến áp sau: 
1-Biến áp nâng áp đặt ngay tại trạm phát điện; 
2-Biến áp trung gian đảm bảo điện áp truyền đi không bị suy giảm; 
3-Biến áp hạ áp đặt nơi tiêu thụ. 
Ngoài ra biến áp còn được dùng trong các nhà máy, các khu dân cư để điều hòa năng lượng 
điện, được dùng cho các bộ biến đổi tĩnh hoặc dùng trong công nghiệp cho những mục đích cụ thể 
khác. Biến áp còn được dùng làm biến áp đo lường gồm biến dòng, biến áp đo điện áp. Các biến 
áp có công suất nhỏ dùng trong gia đình dạng sun-von-tơ (máy ổn áp) hay biến áp dùng trong truyền 
thông. Tuy nhiên biến áp năng lượng hiện nay được cấu tạo bằng vật liệu sắt từ (lõi thép), đồng 
(cuộn dây), các thiết bị phụ khác và làm việc ở tần số 50 - 60Hz nên kích thước, trọng lượng lớn, 
tổn hao nhiều. 
Ngày nay mục tiêu tiết kiệm năng lượng điện đang được đặt lên hàng đầu do nguồn năng 
lượng hóa thạch - nguồn năng lượng chủ yếu để tạo năng lượng điện đang cạn kiệt và gây ô nhiễm 
môi trường, vì vậy việc sử dụng năng lượng tái tạo yêu cầu giảm tổn thất năng lượng điện là cấp 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
 4 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 
bách. Biến áp điện tử (Solid State Transformers - SST) là một thiết bị có nhiều đặc tính nổi trội hy 
vọng thay thế loại biến áp thông thường. Ở đây SST được dùng chuyển đổi điện áp có tần số 50-
60Hz sang điện áp có tần số cao cách ly, nhằm giảm khối lượng, trọng lượng so với máy biến áp 
truyền thống. Qua thử nghiệm nhận thấy rằng một điện áp 50/60Hz được biến đổi thành điện áp tần 
số cao cỡ (kHz-đến hàng chục kHz), bằng một máy biến áp tần số cao, điện áp này được tăng lên 
hoặc giảm xuống để trở lại điện áp 50/60Hz cấp cho tải công nghiệp hay dân sinh đã giảm khối 
lượng và trọng lượng đáng kể [1]. 
Ngoài chức năng biến đổi điện áp tần số thấp sang điện áp tần số cao, SST còn có một số 
chức năng khác mà các biến áp truyền thống không thể có được, cụ thể như sau: 
- Thứ nhất, do sử dụng các tổ hợp bán dẫn công suất và cấu trúc của các mạch bán dẫn khác 
nhau nên cho phép điều chỉnh điện áp và dòng điện tương tự như các thiết bị FACTs. Tính chất này 
cho phép bù điện áp, giới hạn lỗi mà các máy biến áp truyền thống không thể có. 
- Thứ hai, bộ biến đổi nguồn điện áp từ đầu ra thứ cấp của SST có thể hỗ trợ cấp dòng một 
chiều điều chỉnh cho phép tạo một vi lưới mới này. 
Ở biến áp truyền thống [4] để điều chỉnh điện áp cần có các tiếp điểm cơ khí, trong khi đó 
SST cho phép điều chỉnh điện áp một cách nhanh chóng mà không cần một tiếp điểm cơ khí nào. 
SST còn là thiết bị quản lý năng lượng thông minh, có khả năng phục hồi tốt hơn, có hiệu suất rất 
cao (96%), có kích thước và trọng lượng nhỏ. Trong các cổng ra của SST có cổng ra một chiều, do 
đó pin và các nguồn năng lượng tái tạo có thể kết nối trực tiếp vào cổng một chiều của SST thực 
hiện trao đổi trực tiếp với điện lưới, giảm tổn thất do chỉ cần qua một cấp chuyển đổi để hòa vào 
lưới điện mà không cần các bộ biến đổi trung gian [5]. 
2. Cấu tạo của biến áp SST 
Cấu tạo cơ bản một pha của biến áp điện tử cho ở Hình 1, nó gồm 3 tầng biến đổi: 
Tầng 1 (Chỉnh lưu AC/DC): Bộ chỉnh lưu biến đổi từ điện áp AC sang DC. Tầng này là một bộ 
chỉnh lưu đối xứng dùng 4 van điện tử công suất là các IGBT hay các MOSFET. Sở dĩ dùng van bán 
dẫn có điều khiển thay Diode vì tần số đóng ngắt các van này lớn hơn nhiều lần tần số lưới (50Hz 
hay 60Hz) nhờ đó có thể băm sóng hình sin tới mức cực mịn để loại bỏ nhiễu và sóng hài từ phía 
nguồn cấp vì sóng hài có thể gây ra tổn hao nhiệt. 
Tầng 2 (Bộ biến đổi DC/DC): Bộ biến đổi dòng điện một chiều DC thành AC tần số cao cỡ 
kHz. Dòng điện xoay chiều này được truyền qua một biến áp tần số cao để hạ xuống điện áp thấp 
phù hợp với sự biến đổi tiếp sau này. Việc dùng biến áp tần số cao nhằm giảm kích thước, trọng 
lượng và tăng hiệu suất của biến áp. Ở phía hạ áp một bộ biến đổi điện tử công suất điện áp thấp 
lại biến đổi dòng AC tần số cao thành DC. 
7,2kV 
AC
Cầu H điện áp cao
Chỉnh lưu 
AC/DC
Cầu H điện áp cao
Bộ biến 
đổi DC/DC
10kV 
DC
Biến áp 
tần số cao
Cầu H điện áp thấp Cầu H điện áp thấp
400V
DC
Nghịch 
lưu DC/AC
120V
AC
Hình 1. Cấu trúc của biến áp điện tử 
Tầng thứ 3 (Nghịch lưu DC/AC) là biến tần để biến dòng DC thành AC có tần số lưới. Tùy 
thuộc vào việc sử dụng van bán dẫn công suất và cấu trúc của bộ biến đổi mà điện áp có mức khác 
nhau. Nếu biến áp SST dùng IGBT để hạ điện áp ví dụ từ 7,2kV xuống 120V hoặc 240V cần tới 3 
van mắc nối tiếp và chỉ có thể làm việc ở tần số không quá 3kHz, nếu dùng MOSFET cũng ở điện 
áp này chỉ cần 1 van làm việc với tần số 20kHz, thì kích thước của bộ biến đổi công suất giảm xuống 
còn 20% so với khi làm việc với tần số 60Hz, vì thế kích thước tổng của SST chỉ bằng 1/3 so với 
biến áp thông thường. 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 5 
Hiện nay SST chưa được dùng rộng rãi trong công nghiệp phân phối điện năng do công suất 
định mức của SST hạn chế. Sự hạn chế công suất định mức này là do điện áp và công suất định 
mức của các van bán dẫn bị giới hạn, các bộ biến đổi dùng trong SST là các bộ biến đổi kiểu cũ. 
3. Các lưu ý khi thiết kế SST 
Cấu trúc cơ bản một SST gồm: Mạch điện tử điện áp cao, công suất lớn, máy biến áp tần số 
cao, mạch điều khiển các van bán dẫn, bộ tản nhiệt, mạch điều khiển, hệ thống làm mát, và các 
mạch phụ trợ khác. Do cấu trúc phức tạp như vậy nên việc thiết kế máy biến áp SST cần đặc biệt 
chú ý, trước tiên là vấn đề tản nhiệt vì mục đích giảm kích thước và trọng lượng không được dùng 
dầu để làm mát, mặt khác các thiết bị điện làm việc với điện áp cao nên vấn đề cách điện để đảm 
bảo an toàn cho người và thiết bị cần phải được chú ý đặc biệt, nếu thiết kế không tốt thì mục đích 
giảm kích thước, trọng lượng hiệu suất cao làm việc an toàn sẽ không đáp ứng được. 
Thiết kế bắt đầu từ lựa chọn các phần tử sau đây: 
a. Chọn vật liệu làm lõi thép 
Hiện nay vật liệu sắt từ làm lõi biến áp có các loại sau: Thép silic, ferrit, thép vô định hình và tinh 
thể nano. Lõi ferrit có tổn hao không lớn, giá thành rẻ nhưng mật độ từ thông bão hòa thấp, không đáp 
ứng được yêu cầu giảm kích thước, trọng lượng SST. Thép vô định hình có thể dùng để chế tạo lõi 
biến áp SST, tuy nhiên lõi được làm từ tinh thể nano lại có mật độ công suất, mật độ từ thông bão hòa 
cao hơn lõi thép làm từ thép vô định hình và vật liệu ferrit, thép vô định hình có tổn thất lõi thấp nhất, 
hứa hẹn hiệu suất sẽ cao. Khi so sánh các kết quả mghiên cứu về các loại lõi thép được làm từ các 
vật liệu từ khác nhau nhận thấy lõi tinh thể nano có hiệu suất (>99,5%), trọng lượng (<15kg), còn khi 
lõi ferrit có khối lượng lớn (>22kg), hiệu suất của lõi vô định hình chỉ đạt (98,5%) [1]. 
Rõ ràng thép tinh thể nano nên được chọn làm lõi của biến áp điện tử. 
b. Lựa chọn van bán dẫn công suất và sơ đồ bộ biến đổi 
Thyristor là thiết bị bán dẫn công suất có tần số đóng ngắt nhỏ hơn 1kHz và khi làm việc với 
tần số chuyển mạch cố định thì tổn hao lớn do đó không phù hợp với SST vì không đảm bảo được 
yêu cầu kích thước, trọng lượng nhỏ và hiệu suất lớn. Các MOSFET chỉ thích hợp công tác khi điện 
áp khóa <10 - 15kV, điện trở tiếp giáp tăng đáng kể khi điện áp khóa và nhiệt độ của tiếp giáp tăng 
lên, do đó không thích hợp cho SST làm việc với điện áp và tần số cao. Các thiết bị điện tử mới như 
IGBT có tổn hao dẫn điện nhỏ, thời gian chuyển mạch trung bình, nhiệt độ hoạt động cao, và vùng 
hoạt động an toàn tương đối tốt nên đáp ứng được yêu cầu của SST. Hiện đã có nhiều cơ sở nghiên 
cứu chế tạo thử SST sử dụng IGBT cho loại có công suất lớn, điện áp cao [2]. Để tăng điện áp và 
dòng điện cấu trúc module (nối tiếp hoặc song song các phần tử) có ưu thế nên đang được sử dụng. 
Cấu trúc bộ biến đổi nên được chọn là cấu trúc đa mức đảm bảo hoạt động ở điện áp cao [2]. 
4. Ứng dụng SST 
Đầu tiên được các nhà nghiên cứu và ứng dụng đưa SST vào lưới phân phối điện. Biến áp 
SST có nhiều ưu điểm nên đã có nhiều nghiên cứu thiết kế và chế tạo để SST thỏa mãn các tính 
năng, cũng như khai thác tiềm năng của nó trong các ứng dụng cho hệ thống phân phối. Trên Hình 
2 biểu diễn các khả năng sử dụng SST cho truyền tải năng lượng điện, trong đó phía trái là hệ thống 
phân phối truyền thống, ở đây máy biến áp được dùng để lồng ghép các nguồn năng lượng tái tạo 
và các thiết bị lưu trữ năng lượng, cung cấp điện cho hệ thống lưới điện xe lửa, và các thiết bị ngoại 
vi FACTs, như bộ bù công suất phản kháng, các bộ lọc tích cực. Còn phía phải là hệ thống phân 
phối trong tương lai dựa trên SST. 
Ở đấy SST thay thế máy biến áp truyền thống và một số thiết bị điện tử biến đổi, nên có khả 
năng tích hợp nhiều hơn và hệ thống nhỏ gọn hơn. Để có thể áp dụng vào truyền tải điện năng thì 
hiệu suất, độ tin cậy, tuổi thọ và giao tiếp của hệ thống phân phối SST cùng chi phí của SST phải 
hợp lý [1]. SST cũng có thể được áp dụng để kết nối trực tiếp các nguồn năng lượng tái tạo, như 
năng lượng mặt trời, sức thủy triều, với hệ thống phân phối. Trên Hình 3a là hệ năng lượng gió 
điển hình sử dụng máy điện không đồng bộ (Hình 3a) gồm có hai máy biến áp, một STATCOM và 
một tụ điện cục bộ được thay thế hiệu quả bằng một SST duy nhất (Hình 3b) [9]. SST cũng có thể 
được tích hợp với thiết bị lưu trữ năng lượng do có sẵn liên kết DC. Một hệ thống nạp điện cho xe 
điện thông thường gồm một máy biến áp tần số 50/60Hz, bộ biến đổi AC/DC, và DC/DC, hiệu suất 
của hệ thống như vậy là ~90%. Nhưng khi sử dụng công nghệ SST hiệu suất có thể được tới >95% 
cùng với nó kích thước trọng lượng, giảm đáng kể do đó chi phí giảm xuống còn một nửa công nghệ 
thông thường [3]. 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
 6 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 
AC/AC
P
Điện gió
AC/AC
P
Điện thủy 
triều
DC/AC
PĐiện mặt trời
DC/AC
P
DC/AC
P
M
Tích năng 
lượng
Hệ thống 
kéo
Bộ lọc
Q
Bù công suất 
phản kháng Var
Sóng hài
SST
Tích hợp năng 
lượng tái tạo
Điện gió
P
P
P
Điện thủy 
triều
Điện mặt 
trời
SST
Tích trữ năng lượng
P
Tích năng 
lượng
SST
Biến đổi điện áp
P
M
Hệ thống 
kéo
SST
Bù công suất phản 
kháng Var
SST
Lọc sóng hài
Sóng hài
Q
Hiện tại Tương lai 
Hình 2. Các khả năng sử dụng SST cho truyền tải năng lượng điện [1] 
Trạm điện 
gió + SCIG
Hộp tụ 
điện
STATCOM
Máy biến áp
~
Lưới
a)
~
Lưới
Trạm điện 
gió + SCIG
SST
(AC/AC)
b)
Hình 3. Hệ thống năng lượng gió giao tiếp với SST 
a) Hệ thống truyền thống, b) Hệ thống dùng SST [9] 
Ngoài tính năng thay thế biến áp thông thường và một số mạch điện tử ở lưới điện truyền 
thống của SST được dùng cho lưới phân phối điện, biến áp SST còn có thể sử dụng để biến đổi 
điện áp và điều chỉnh điện áp. Hình 4 biểu diễn sơ đồ hệ thống lưới điện tàu hỏa, trong đó Hình 4a 
là sơ đồ hệ thống truyền động điện tàu hỏa truyền thống, gồm một biến áp tần số lưới, bộ biến đổi 
AC/DC và bộ biến tần DC/AC cấp cho động cơ kéo của tàu hỏa, hiệu suất của một hệ thống như 
vậy khoảng ~88% - 92% [2]. Nếu sử dụng biến áp SST (Hình 4b) hiệu suất của hệ >95%, có kích 
thước trọng lượng nhỏ hơn. Kích thước thu gọn sẽ mang lại nhiều không gian hơn cho hành khách. 
Mật độ công suất của một hệ thống này đạt từ 0,5 đến 0,75 kVA/kg, hơn hẳn 0,2 - 0,35kVA/kg của 
máy biến áp thông thường cộng với cấu trúc của bộ chỉnh lưu. ABB đã công bố công suất của máy 
biến áp SST cỡ MW, được áp dụng vào năm 2012 [2]. 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 7 
Tàu hỏa
AC
AC
DC
AC
M
Lưới AC 15kV, 16,7Hz/25kV, 50Hz
Biến áp tần 
số thấp
Tàu hỏa
AC
DC
DC
AC
M
Lưới AC 15kV, 16,7Hz/25kV, 50Hz
a)
DC/DC 
cách ly
Biến áp tần số trung
b)
Hình 4. SST cho hệ thống tầu hỏa 
 a) Hệ thống dùng biến áp 50/60Hz, b) Dùng SST [2] 
Máy máy biến áp điện tử có thể sử dụng để bù công suất phản kháng và lọc sóng hài: Căn 
cứ vào cấu trúc của hệ thống, SST có thể làm nhiệm vụ bù công suất phản kháng. Một hệ thống 
năng lượng gió dùng SST làm các nhiệm vụ truyền công suất tác dụng, bù công suất phản kháng 
và biến đổi điện áp được giới thiệu trong [9]. Việc sử dụng khả năng bù công suất phản kháng của 
SST, đã làm cho khối lượng và trọng lượng hệ thống giảm, được thị trường quan tâm. Các nhà khoa 
học cũng đã nghiên cứu khả năng phục hồi điện áp, lọc sóng hài của SST. Khả năng lọc sóng hài 
phụ thuộc rất nhiều vào băng thông của bộ điều khiển và tần số chuyển mạch của SST. Như đã trình 
bày ở trên SST có thể dùng tích hợp lưới điện thông minh. SST được đề xuất như là một bộ định 
tuyến năng lượng để tích hợp các ứng dụng lưới điện thông minh [6]. Hình 5 là sơ đồ lưới mini dựa 
trên SST. Ở đây dùng liên kết điện áp một chiều thấp (LVDC) để kết nối tài nguyên năng lượng tái 
tạo (DRER) và phân phối năng lượng (DESD) cho các thiết bị lưu trữ. Như vậy chỉ có duy nhất một 
tầng biến đổi so với lưới điện AC bình thường, trong đó bộ biến đổi DC/DC cùng với biến tần để kết 
nối nguồn DC và tải vào lưới điện. Ngoài ra, lưới điện AC dân dụng cũng được tích hợp bằng cách 
sử dụng cổng điện áp thấp xoay chiều của SST. Ta nhận được một hệ thống nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn, 
và tích hợp được nhiều lưới mini hơn [7]. 
SST nhúng với các chức năng điều khiển nhất định có thể phát hiện lỗi cách ly và giới hạn lỗi. 
Phương pháp bảo vệ đã được đề xuất sử dụng SST trong hệ thống FREEDM, và cho thấy kết quả 
thỏa đáng trong kỹ thuật số và mô phỏng thời gian thực [8]. Khả năng bù công suất phản kháng của 
SST có thể được chấp nhận trong hệ thống điện cho lỗi quá độ tạm thời do STATCOM thực hiện 
trong hệ thống lưới điện yếu. Hơn nữa, nguồn năng lượng tái tạo và các thiết bị lưu trữ năng lượng 
nối tại cổng DC của SST có thể cung cấp chức năng cung cấp điện liên tục khi lỗi xảy ra ở tuyến 
phân phối, và do đó đảm bảo cung cấp năng lượng cao cho tải [1]. 
Hình 5. SST cho tích hợp lưới thông minh [1] 
5. Những vấn đề cần nghiên cứu 
Những vấn đề sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu đối với máy biến áp SST: 
- Cần có nhiều số liệu kiểm tra kết quả hiện trường của SST để chứng tỏ có khả năng đạt 
được một hệ thống phân phối nhỏ gọn và thông minh hơn trong tương lai; 
- Biến áp lai có nhiều điểm tương đồng và ưu thế hơn máy SST, cần tiến hành nghiên cứu về 
biến áp lai để thay thế SST; 
- Như đã thấy các van bán dẫn công suất dùng trong SST có yêu cầu cao về điện áp công tác 
và điện áp khóa, về mật độ dòng điện, về tần số đóng ngắt và tổn hao ít. Tương lai cần tập trung 
nghiên cứu về các van điện tử công suất thuộc các khía cạnh sau: Cách đóng gói của các thiết bị 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 
 8 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 
bán dẫn thương mại, các van bán dẫn công suất có dòng điện lớn, có nhiệt độ làm việc cao vấn đề 
tản nhiệt giảm tổn hao và tăng tuổi thọ để công suất của SST có thể đạt tới vài mega oat (MW) hoặc 
cao hơn; 
- Tối ưu các thủ tục thiết kế để đạt được hiệu suất cao và ít khối lượng dựa trên vật liệu lõi, 
dây, và cách điện, mục đích giảm kích thước và trọng lượng của SST; 
- Cần nghiên cứu việc thiết kế sử dụng các vật liệu từ là hợp kim có chỉ số năng lượng và từ 
tính tốt hơn, nhằm giảm tổn thất lõi khi vận hành với tần tần số cao. 
6. Kết luận 
SST đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng cả ở công nghiệp và đơn vị nghiên cứu phục 
vụ cho ứng dụng lưới điện thông minh. Bài báo này đã trình bày ngắn gọn những vấn đề chính về 
SST, gợi ý thiết kế các thành phần của SST, một số tính năng của biến áp điện tử dùng cho lưới 
điện phân phối, tích hợp lưới điện mini do nguồn năng lượng tái tạo cung cấp. 
 Bài báo cũng chỉ ra những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển SST cụ thể là nghiên 
cứu các van bán dẫn công suất có điện áp, dòng điện nhiệt độ làm việc lớn, nghiên cứu vật liệu làm 
lõi thép biến áp, nghiên cứu về SST ứng dụng trong hệ thống phân phối. Những tiến bộ đáng kể đã 
đạt được trong công nghệ SST. Sự tập trung nghiên cứu của các nhà sản xuất và ứng dụng cùng 
những tính chất vượt trội của SST, một ngày không xa SST sẽ được ứng dụng rộng rãi trong công 
nghiệp phân phối năng lượng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Xu She, Member, Alex Q. Huang, and Rolando Burgos, “Review of Solid-State Transformer 
Technologies and Their Application in Power Distribution Systems,” IEEE Journal of Emerging 
and selected Topics in Power Electronics, Vol 1. No. 3, 2013. 
[2] D. Dujic, C. Zhao, A. Mester, J. K. Steinke, M. Weiss, S. L. Schmid,T. Chaudhuri, and P. Stefanutti, 
“Power electronic traction transformer: Low voltage prototype,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 
28, no. 12, pp. 5522-5534, 2013. 
[3] D. Peeples, “The Next Big Thing? EPRI’s Fast, Flexible and Cheaper EV Charging System”, 
Available: 2012. 
[4] Thân Ngọc Hoàn, Máy điện, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004. 
[5] Nguyễn Huy Đỉnh, “Máy biến áp điện tử (SST) giải pháp giúp lưới điện sạch hơn và linh hoạt 
hơn,” Tự động hóa ngày nay, Tháng 10/2017. 
[6] A. Q. Huang, M. L. Crow, G. T. Heydt, J. P. Zheng, and S. J. Dale, “The future renewable electric 
energy delivery and management system: The energy Internet,” Proc. IEEE, vol. 99, no. 1, pp. 
133-148, Jan. 2011. 
[7] X. She, A. Q. Huang, S. Lukic, and M. Baran, “On integration of solid state transformer with zonal 
DC microgrid,” IEEE Trans. Smart Grid, vol. 3, No. 2, pp. 975-985, Jun. 2012. 
[8] P. Tatcho, Y. Jiang, and H. Li, “A novel line section protection for the FREEDM systems based 
on the solid state transformer,” in Proc. IEEE PES General Meeting, pp. 1-8., 2011. 
[9] X. She, A. Q. Huang, F. Wang, and R. Burgos, “Wind energy system with integrated active power 
transfer, reactive power compensation, and voltage conversion functions,” IEEE Trans. Ind. 
Electron, Vol. 60, No. 10, pp. 4512-4524, 2013. 
Ngày nhận bài: 25/01/2018 
Ngày nhận bản sửa: 27/03/2018 
Ngày duyệt đăng: 02/04/2018 

File đính kèm:

  • pdfmay_bien_ap_dien_tu_nhung_hua_hen_cho_cong_nghiep_truyen_nan.pdf