Mạng và quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức

Việc khai thác sử dụng mạng nội bộ trong Trường Đại học Hồng Đức là nhu cầu bắt

buộc, các dịch vụ trên mạng đã làm nâng cao hiệu quả học tập, giảng dạy, nghiên cứu và

quản lý. Hiện nay, số lượng thiết bị truy cập mạng trong trường là rất lớn, cần phải phân

cấp/lớp về tốc độ truyền, mức bảo mật cho các thiết bị mạng nhằm đáp ứng nhu cầu về tốc

độ, an toàn dữ liệu và kiểm soát truy cập mạng của các thiết bị. Đó là việc quy hoạch lại hệ

thống mạng nội bộ của Nhà trường. Mạng được quy hoạch theo mô hình gồm 3 lớp: Lớp

lõi: lớp có tốc độ truyền dữ liệu cao, giao tiếp với mạng internet và kết nối các mạng trong

các tòa nhà lại thành mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức; Lớp phân phối: Kết nối các

thiết bị cuối hoặc các nhóm vào lớp lõi, lớp này có vai trò định tuyến, bảo mật, quản lý vùng

và thiết bị truy nhập; Lớp truy cập: Là các điểm truy cập và phần kết nối ghép thiết bị vào

mạng thông qua lớp phân phối.

pdf 9 trang phuongnguyen 5380
Bạn đang xem tài liệu "Mạng và quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mạng và quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức

Mạng và quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
24 
MẠNG VÀ QUY HOẠCH MẠNG NỘI BỘ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC 
Hoàng Văn Dũng1, Trần Minh Ngọc2 
TÓM TẮT 
Việc khai thác sử dụng mạng nội bộ trong Trường Đại học Hồng Đức là nhu cầu bắt 
buộc, các dịch vụ trên mạng đã làm nâng cao hiệu quả học tập, giảng dạy, nghiên cứu và 
quản lý. Hiện nay, số lượng thiết bị truy cập mạng trong trường là rất lớn, cần phải phân 
cấp/lớp về tốc độ truyền, mức bảo mật cho các thiết bị mạng nhằm đáp ứng nhu cầu về tốc 
độ, an toàn dữ liệu và kiểm soát truy cập mạng của các thiết bị. Đó là việc quy hoạch lại hệ 
thống mạng nội bộ của Nhà trường. Mạng được quy hoạch theo mô hình gồm 3 lớp: Lớp 
lõi: lớp có tốc độ truyền dữ liệu cao, giao tiếp với mạng internet và kết nối các mạng trong 
các tòa nhà lại thành mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức; Lớp phân phối: Kết nối các 
thiết bị cuối hoặc các nhóm vào lớp lõi, lớp này có vai trò định tuyến, bảo mật, quản lý vùng 
và thiết bị truy nhập; Lớp truy cập: Là các điểm truy cập và phần kết nối ghép thiết bị vào 
mạng thông qua lớp phân phối. 
Từ khóa: Quy hoạch mạng nội bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật, Trường Đại học Hồng Đức. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mạng máy tính là sự nối kết nhiều máy tính với nhau bởi dây cáp mạng để trao đổi 
thông tin, chia sẻ tài nguyên và tạo ra hệ thống liên kết xử lý đa lĩnh vực. Từ đầu thế kỷ XX, 
mạng được hình thành và ứng dụng ngay sau khi có máy tính điện tử. Ban đầu mạng máy 
tính nối kết một vài máy, trong khu vực hẹp và đến bây giờ được kết nối thành mạng toàn 
cầu. Hiện nay, mạng toàn cầu không chỉ là máy tính mà còn thêm nhiều thiết bị số khác, tạo 
nên số lượng lớn các thiết bị trong mạng. Hoạt động của mạng đã đem lại các lợi ích rất lớn 
trong việc truyền văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, chinh phục khoảng cách địa lí không 
giới hạn và đáp ứng các yêu cầu thông tin cực kỳ nhanh chóng. Mạng máy tính Trường Đại 
học Hồng Đức đã hình thành rất sớm và phục vụ hiệu quả các công việc phục vụ giáo dục 
đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Tuy nhiên do sự phát triển theo các dự án xây 
dựng một cách thụ động đến nay đã bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục. Quy hoạch 
lại mạng Trường Đại học Hồng Đức là một việc cần phải thực hiện. 
2. NỘI DUNG  
2.1. Yêu cầu và quy hoạch mạng 
Một thiết bị tham gia vào mạng cần có các yêu cầu cơ bản sau: Đăng nhập mạng thành 
công với thời gian hợp lý, thiết bị được an toàn, bảo mật và có thể trao đổi thông tin trong mạng.  
1 Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Hồng Đức 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
25 
Việc đăng nhập mạng là việc xác lập để thiết bị sở hữu một địa chỉ IP độc lập trong 
lần kết nối mạng đó, IP của thiết bị mạng có thể được đặt  trước hoặc một DHCP của hệ 
thống cấp, IP của thiết bị quyết định mạng LAN của nó. 
Việc an toàn và bảo mật thông tin có nhiều mức khác nhau, tùy theo sự cần thiết để 
chúng ta chọn thiết bị ở mức bảo mật phù hợp. Mức an toàn và bảo mật càng cao thì tốc độ 
truy xuất thông tin đó càng giảm, do việc kiểm duyệt đối tượng trao đổi thông tin, kiểm tra 
dữ liệu khi truyền tin. 
Một mạng LAN có số lượng thiết bị lớn, phục vụ nhiều mục đích khác nhau sẽ phát 
sinh các mức yêu cầu về mạng khác nhau, thường có những điểm không đạt được mục đích 
gây ra sự cố. Để hạn chế sự cố, nâng cao hiệu suất hoạt động của mạng, người quản trị mạng 
phải lựa chọn được cấu hình mạng tối ưu, phù hợp với nhu cầu của từng thiết bị. Việc lựa 
chọn chế độ hoạt động cho các thiết bị trong mạng tiến tới thiết kế, lắp ráp, phân vùng, định 
tuyến khi kết nối nó vào mạng là công việc quy hoạch mạng cục bộ cụ thể. Như vậy, khi 
trong mạng có nhiều thiết bị và chia thành nhiều vùng, nhóm cần quy hoạch để tất cả thiết 
bị đều được đảm bảo yêu cầu về mạng. Trường Đại học Hồng Đức hiện nay, có hàng nghìn 
thiết bị truy cập mạng, trong số đó có nhiều thiết bị chưa được thiết lập các thông số kỹ thuật 
hợp lý trên hệ thống mạng dẫn đến bất cập trong quản lý và xuất hiện nhiều lỗi truy cập trên 
mạng. Vì vậy mạng nội bộ của trường cần phải được quy hoạch lại để đảm bảo hiệu năng, 
an toàn và thuận tiện trong quản lý. 
2.2. Thực trạng hệ thống mạng Trường Đại học Hồng Đức 
Hệ thống mạng của Trường Đại học Hồng Đức hình thành từ năm 1998 (khoảng 50 
máy cá nhân vào Internet, chỉ cần 01 dải IP). Hiện nay đã có hàng nghìn thiết bị truy nhập 
mạng Internet (gồm máy tính server và máy cá nhân, camera, Smartphone yêu cầu mạng 
phải cấp nhiều dải IP và có nhiều vùng với các mức bảo mật khác nhau). Hiện tại hệ thống 
mạng của trường có đến 8 mạng LAN, mỗi mạng tạo thành do sự kết nối  thiết bị mạng 
trong một  hoặc vài  tòa nhà  lại  để  truy  cập  vào  Internet. Toàn trường đang  sử dụng 15 
đường Internet tốc độ cao, chia thành 8 điểm truy cập Internet tương đương 8 mạng LAN 
độc lập, trong đó điểm tại Nhà điều hành có cấu trúc phức tạp: có hàng trăm máy tính cá 
nhân, camera số, hệ thống server Website, phần mềm ứng dụng và Data... Tất cả các điểm 
đều truy cập trực tiếp Internet tự do thông qua Modem, chưa có phần mềm hoặc thiết bị 
chuyên dụng để bảo mật, độ ổn định và tốc độ kết nối Internet trong các mạng LAN trên 
là khác nhau.  
Từ thực trạng trên dẫn đến hệ thống mạng nội bộ của Trường Đại học Hồng Đức tồn 
tại một số hạn chế như: Việc bảo mật truy cập Internet cho các Server, cán bộ, giảng viên, 
người học trong và ngoài mạng đều chưa được thực hiện triệt để, đang sử dụng công cụ bảo 
vệ sẵn có của Hệ điều hành Windows nên nhiều Virus tin học có thể vượt qua ; các thiết bị 
truy cập trong mạng ở mức an toàn và bảo mật chưa cao, chưa quản lý được người dùng, độ 
ổn định và tốc độ kết nối internet khác nhau trong các mạng LAN.  
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
26 
2.3. Tính cấp thiết phải quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức 
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển không ngừng của các công nghệ và ứng 
dụng trên mạng và internet, Trường Đại học Hồng Đức đã đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng 
để mở rộng và khai thác các ứng dụng trên mạng. Tuy nhiên trên hệ thống mạng còn tồn tại 
những điểm thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu về quản lý, an toàn truy cập, chưa quản lý được 
người dùng, tốc độ truy cập internet còn chậm và chưa ổn định. Muốn khắc phục yếu điểm 
hiện tại và mở rộng, phát triển mạng trong tương lai, việc quy hoạch lại kết nối mạng nội bộ 
cần đạt các mục đích sau: Phân chia vùng, băng thông hợp lý, sử dụng phần mềm chuyên 
dụng để nâng cao mức an toàn, bảo mật, quản lý người truy cập mạng, dự phòng các kết nối 
cho việc mở rộng và phát triển mạng trong tương lai, thiết lập liên kết giữa các nhóm trong 
mạng LAN Nhà trường để đường truyền nội bộ đạt tối thiểu 100Mkps.  
Căn cứ vào các yêu cầu sử dụng, kỹ thuật kết nối mạng hiện tại và chiến lược phát 
triển Công nghệ thông tin-truyền thông Trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2015 - 2020, 
tầm nhìn 2025 để xây dựng những yêu cầu và giải pháp triển khai mạng tương ứng. 
Bảng 1. Các yêu cầu sử dụng và giải pháp khả thi cho việc quy hoạch của hệ thống 
mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức 
STT  Yêu cầu  Giải pháp  Ghi chú 
1 
Có  số  thiết  bị 
truy nhập mạng 
> 2000. 
Dùng nhiều vùng, mỗi vùng 1 dải 
IP động; Số máy ≤ 254 máy. 
Gồm cả máy cá nhân, camera 
và  Server,  Smartphone, 
camera  
2 
Tất cả đều vào 
Internet. 
Định tuyến các vùng bởi Router 
và ISA Server. 
Nhu  cầu  công việc  và  quản 
lý, tốc độ. 
3 
Có  nhiều  hình 
thức  và  mức 
bảo  mật  khác 
nhau  khi  vào 
Internet. 
Chia thành nhiều vùng LAN khác 
nhau; dùng Router và ISA để cấp 
IP và định tuyến, quản lý truy cập 
Internet. 
- ISA để an toàn, bảo mật cho 
Website và Data; 
-  ISA để quản  lý người vào 
Internet cần quản lý; 
-  Router  cấp  IP  và  Internet 
cho  LAN  (vào  trực  tiếp 
Internet); 
-  Vùng  LAN  của  Modem 
dùng  cho  quản  lý,  thiết  bị 
thông minh. 
4 
Thiết  bị  phân 
bố ở nhiều khu 
nhà khác nhau 
Kéo  đường  Cáp  quang  nội  bộ, 
thiết  bị  định  tuyến  và  cấp  IP 
động cho khu nhà - các vùng. 
Nhà  trường  gồm  nhiều  khu 
nhà độc lập. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
27 
5 
Chia  sẻ  tài 
nguyên 
Thiết bị cuối có thể truy nhập vào 
được tài khoản tại các Server. 
Sử dụng thiết bị, phần mềm 
dùng chung và lưu trữ chung. 
6 
Thường  xuyên 
phát  sinh  thiết 
bị 
Phải  có  khả  năng  cấp  IP  phát 
sinh- IP động. 
Phát sinh laptop, thiết bị sô ra 
vào mạng để dạy học. 
7 
Mạng  chạy  ổn 
định 
Phục vụ công tác và học tập.  Cơ cấu cấp dư IP theo vùng, 
thiết bị cấp IP chạy ổn định. 
8 
Tiết  kiệm  chi 
phí 
Dùng Router và ISA server đúng 
vị trí. 
Sử dụng  thiết bị  cấp  IP phù 
hợp theo từng vùng. 
9 
Quy  hoạch  sử 
dụng  thiết  bị 
theo  hệ  thống 
đã có 
Bổ  sung  thiết  bị  định  tuyến, 
Swicth cho đầu vào các tòa nhà. 
Mỗi IP của Modem là 1 đầu 
vào của một vùng. 
Từ các yêu cầu sử dụng và giải pháp nói trên, mạng của trường bao gồm: Đầu vào là 
Internet, vùng nội bộ mang LAN của trường. 
Đầu vào Internet: 2 đường Fiber Internet, chạy cân bằng tải cấp chung cho mạng; nếu 
cần thiết thêm 01 đường Leased line ADSL bổ sung cho hệ thống server. 
Trong vùng mạng LAN được phân theo mức bảo mật thành 4 vùng sau: 
Vùng 1:  
Truy cập Internet qua Firewall (xây dựng ISA sever, có 3 card mạng: 1 vào lớp modem 
Fiber Internet, 1 vào Leased line ADSL, 1 vào Swicth của hệ thống server). Vùng này quan 
trọng nhất, vùng kết nối hệ thống server. 
Vùng 2:  
Truy  cập  Internet  qua Firewall  (xây dựng  ISA  sever,  có  2  card mạng:  1  vào  lớp 
modem Fiber Internet, 1 vào Swicth cấp cho mạng LAN để vào Internet). Vùng này quản 
lý các truy cập Internet, dùng cho cán bộ, sinh viên nước ngoài, hoặc những người cần 
quản lý truy nhập. 
Vùng 3:  
Truy cập Internet qua Router, Router chỉ định tuyến và cấp IP cho mạng LAN, không 
quản lý vào Internet. 
Vùng 4:  
Có địa chỉ chung với địa chỉ LAN của modem vào internet, vùng này truy cập trực 
tiếp Internet, vùng này dùng cho quản lý và dự phòng để phát triển các vùng nội bộ sau này. 
Mô hình phân vùng và kết nối internet được thể hiện bằng sơ đồ quy hoạch tổng 
thể (hình 1). 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
28 
Hình 1. Sơ đồ quy hoạch tổng thể phân vùng theo mức bảo mật và mức truy cập 
Từ sơ đồ quy hoạch tổng thể, chuyển sang sơ đồ chi tiết và xác định thiết bị cần thiết. 
Hiện tại hệ thống server không dùng đường Leased line ADSL nên sơ đồ chi tiết không thể 
hiện đường truyền Leased line ADSL. Thiết bị an toàn, bảo mật trong sơ đồ chi tiết sẽ lựa 
chọn ISA server (là phần mềm của Microsoft, có giá thành thấp hơn firewall và tận dụng 
server). Mô hình sơ đồ quy hoạch chi tiết phân vùng và kết nối internet được thể hiện bằng 
sơ đồ quy hoạch chi tiết (hình 2). 
Hình 2. Phân vùng chi tiết IP mạng của Trường Đại học Hồng Đức 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
29 
Hình 3. Sơ đồ kết nối tuyến cáp quang 
Từ ISA sever hoặc Router sẽ kết nối vào các Swicth trung tâm trong các tòa nhà. 
Những  truy  cập  Internet cần quản  lý  phải  kết  nối chung vào Swicth  để  thông qua 
rounter định tuyến đến ISA sever để quản lý người dùng. 
Hệ thống cáp quang quyết định toàn bộ liên kết, cần chú trọng đến chất lượng đường 
cáp quang. 
2.4. Đánh giá mô hình quy hoạch mạng Trường Đại học Hồng Đức 
Sau khi khảo sát, đánh giá, nghiên cứu các giải pháp và lập ra mô hình quy hoạch 
mạng tổng thể và chi tiết mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức. Mô hình rõ ràng, cụ thể 
cho từng vị trí và thiết bị. Xét trên mô hình tổng thể mạng của Trường Đại học Hồng Đức 
có đủ vùng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, đặc biệt có nhiều nét tương đồng như mô hình mạng 
Campus của Cisco (hình 4). 
Hình 4. Mô hình kiến trúc mạng trường đại học 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
30 
Căn cứ theo định nghĩa các lớp mạng Campus của Cisco là: 
Lớp 1 - Lớp core: Lớp lõi của hệ thống chính là các thành phần mạng cơ bản trong đó 
bao gồm hệ thống máy chủ (Server farm), các thiết bị chuyển mạch và định tuyến trung tâm.  
 Hệ thống này là nơi cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ mạng, định tuyến các luồng dữ 
liệu trao đổi giữa các thành phần của hệ thống. 
Cung cấp các dịch vụ cơ bản cho hệ thống 
Thực hiện việc định tuyến phân phối dữ liệu tốc độ cao 
Lớp 2 - Lớp phân phối: Thực hiện chức năng phân phối, định tuyến thông tin trên 
mạng. Mục đích của cấp này là cung cấp sự xác định ranh giới và là nơi thực hiện việc xử 
lý các gói dữ liệu và thiết lập các chính sách trên mạng. Trong môi trường làm việc mạng 
nhiều module, cấp này có thể bao gồm một số chức năng cơ bản sau: 
Cung cấp truy cập đến các workgroup, domain 
Định tuyến trên VLAN 
Thực hiện chuyển tiếp giữa các thiết bị nếu cần thiết 
Lọc địa chỉ nguồn hoặc địa chỉ đích 
Trong môi trường LAN Campus, lớp phân phối có thể đóng vai trò là một điểm phân 
phối lại giữa các định tuyến hoặc là ranh giới giữa các giao thức định tuyến. Ngoài ra, nó 
cũng là điểm mà từ đó các điểm bên ngoài có thể từ xa truy cập vào mạng. 
Lớp 3 - Lớp truy cập: là điểm mà tại đó người dùng cuối được phép truy cập vào mạng. 
Cấp này có thể sử dụng các danh sách truy cập hoặc các bộ lọc để tối ưu hoá yêu cầu của 
một nhóm người dùng nhất định. Lớp truy cập có các chức năng sau:  
Cung cấp kết nối tới người sử dụng. 
Thực hiện lọc theo lớp địa chỉ MAC. 
Thực hiện phân đoạn mạng nhằm tăng hiệu suất hoạt động 
Mô hình mạng của Trường Đại học Hồng Đức phần lớn là tương đồng với mô hình 
kiến trúc mạng Campus của Cisco. Lớp 1 của trường là đường truyền cáp quang với dải IP 
là 192.168.X.Y; lớp 2 là đường truyền dẫn và các Switch nối từ lớp 1 đến các ISA sever và 
Rounter cho các vùng 1, 2, 3, 4; lớp 3 là các vùng 1, 2, 3, 4. 
Điểm khác của Mô hình mạng Trường Đại học Hồng Đức 
Mạng của Trường Đại học Hồng Đức kết nối từ Switch lớp 2 đến các vùng 1, 2, 3, 4 
trong hình 2 là các ISA server và Rounter. Các ISA server đóng vai trò bộ lọc - Firewall, 
xác lập, cấp IP và định tuyến; các Router đóng vai DHCP cấp IP và định tuyến. Tăng cường 
thêm các thiết bị trên là do một Switch hiện tại không thể cấp được nhiều dải IP mà 01 khu 
nhà của Đại học Hồng Đức có thể cần nhiều dải IP vì vậy phải nối thêm để cấp IP động, tăng 
tốc độ đăng nhập mạng cho thiết bị. Mạng của Nhà trường được quy hoạch trên cơ sở các 
thiết bị mạng hiện có, kinh phí bổ sung router thấp hơn nhiều so với đổi Switch cấu hình. 
Có thiết bị cuối kết nối vào lớp 2 (vùng 4 trong hình 2), có một số ít thiết bị sử dụng 
vào mục đích quản lý và điều hành, cần ưu tiên về tốc độ nên kết nối vào lớp này. Các Switch 
ở lớp này có thể cấu hình, lựa chọn dải thông cho thiết bị để không làm ảnh hưởng đến toàn 
hệ thống. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
31 
So sánh với mô hình mạng hiện tại 
Mô hình mạng quy hoạch: Quản  lý mạng  tập  trung,  toàn  trường  chung một mạng 
LAN; Có thể kiểm soát được các điểm truy cập; tiết kiệm được tài nguyên, đường truyền và 
nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống; mạng ổn định hơn, ít sự cố, dễ xử lý sự cố, dễ dàng đáp 
ứng các yêu cầu về mạng hiện tại và mở rộng mạng trong tương lai. 
Mô hình mạng hiện tại của trường: Chia thành 8 mạng LAN độc lập dẫn đến lãng phí 
tài nguyên, khó kiểm soát, không thể quản lý tập trung... đây là mô hình mạng phạm vi hẹp, 
lạc hậu. 
3. KẾT LUẬN 
Nhìn chung, quy hoạch mạng nội bộ Trường Đại học Hồng Đức là hết sức cần thiết 
trong bối cảnh hiện nay khi mà nhu cầu khai  thác các dịch vụ trên mạng tăng lên không 
ngừng. Để quy hoạch hệ thống mạng của Nhà trường cần một số thiết bị phần cứng cơ bản: 
01 Core Switch, khoảng 15 Router, 15 Swicth quang lớp 2 và các tuyến cáp quang nội bộ 
kết nối từ Nhà điều hành đến các tòa nhà giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm... Khi đã 
thực hiện xong quy hoạch, tốc độ truy nhập mạng trong trường sẽ tương đối đồng đều, lỗi 
loop mạng dễ xử  lý hơn, hệ  thống mạng hoạt động ổn định, sẽ  tiết kiệm được khoảng 3 
đường Internet FiberVNN hiện tại, có đường truyền và các cổng kết nối thiết bị phục vụ cho 
công tác bảo vệ, quản lý và dự phòng cho phát triển mạng trong tương lai. Trọng tâm của hệ 
thống là xây dựng các tuyến cáp quang nội bộ, các tuyến cáp được xây dựng trước, các phần 
còn lại sẽ hoàn thiện sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lê Tuấn Dương (2004), Bài giảng thiết kế mạng LAN-WAN, Viện Công nghệ thông 
tin, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thúc Hải (1999), Mạng máy tính và các hệ thống mở, Nxb. Giáo dục, 
Hà Nội.  
[3] Nguyễn Hồng Sơn (2008), Giáo trình hệ thống CCNA, Nxb. Lao động Xã hội, 
Hà Nội. 
[4] Nguyễn Khánh Văn (2014), Giáo trình an toàn và bảo mật thông tin, Nxb. Bách 
khoa Hà Nội, Hà Nội.  
 NETWORK AND NETWORK ZONING AT HONG DUC UNIVERSITY 
 Hoang Van Dung, Tran Minh Ngoc 
ABSTRACT 
The internal network utilization at Hong Duc University is a timely demand. The 
networks’ services improve the effectiveness of learning, teaching, research and 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 39.2018 
32 
managements. Currently, there are a large number of devices accessesing to the network, 
it's needed to classify the network’s devices in term of data transferring speed and security 
level in order to meet the demand of speed, data security and network access controlling of 
those devices. It is the university’s internal network reorganization. The network is 
organized into 3 layers: (1) The core layer which has high data transferring speed interacts 
with the internet and connects the networks inside buildings to Hong Duc University’s 
internal network; (2) The distributing layer: Connecting terminal devices or groups of 
devices to the core layer. This layer is in charge of routing, securing, domain and devices 
managing; (3) The accessing layer: Accessings points and the linking parts which connect 
the devices to the network via the distributing layer. 
 Keywords: Internal network planning, technical standards, Hong Duc University. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

File đính kèm:

  • pdfmang_va_quy_hoach_mang_noi_bo_truong_dai_hoc_hong_duc.pdf