Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định

Tóm tắt

Rừng ngập mặn là tài nguyên quan trọng cung cấp nhiều giá trị kinh tế cho cộng đồng đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm đáng kế. Một phần nguyên nhân là do các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn chưa được đánh giá đúng mức, trong đó có giá trị sử dụng gián tiếp, là loại giá trị sử dụng nhưng khó nhận thấy do không có giá thị trường. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chuyến giao lợi ích đế lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định. Kết quả cho thấy giá trị gián tiếp trong 1 năm của 1 ha rừng ngập mặn là rất lớn, trong đó giá trị giảm thiếu thiệt hại bão và ngăn xâm nhập mặn là 1,94 triệu đồng, giá trị hấp thụ cacbon là 4.991,8 triệu đồng, giá trị bồi tụ đất là 54,75 triệu đồng. Như vậy, các no lực đế bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn là cần thiết.

 

doc 8 trang phuongnguyen 380
Bạn đang xem tài liệu "Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định

Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định
LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP
CỦA RỪNG NGẬP MẶN XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH
Nguyễn Viết Thành1, Nguyễn Thị Vĩnh Hà2, Nguyễn Thị Thiện2, Lương Thi Yen2 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Rừng ngập mặn là tài nguyên quan trọng cung cấp nhiều giá trị kinh tế cho cộng đồng đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm đáng kế. Một phần nguyên nhân là do các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn chưa được đánh giá đúng mức, trong đó có giá trị sử dụng gián tiếp, là loại giá trị sử dụng nhưng khó nhận thấy do không có giá thị trường. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chuyến giao lợi ích đế lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định. Kết quả cho thấy giá trị gián tiếp trong 1 năm của 1 ha rừng ngập mặn là rất lớn, trong đó giá trị giảm thiếu thiệt hại bão và ngăn xâm nhập mặn là 1,94 triệu đồng, giá trị hấp thụ cacbon là 4.991,8 triệu đồng, giá trị bồi tụ đất là 54,75 triệu đồng. Như vậy, các no lực đế bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn là cần thiết.
Từ khóa: Giá trị sử dụng gián tiếp; Phương pháp chi phí thay thế; Phương pháp chuyến giao lợi ích; Rừng ngập mặn.
Abstract
Indirect use value of mangroves in Xuan Thuy National Park
Mangroves are an important resources that provide various economic values to communities. However mangroves are facing significant decrease in total area. One of the causes is that their economic values are under evaluated, especially the indirect use values which are difficult to recognize due to the non-existence of market price. This study employs replacement cost method and benefit transfer method to valuate the mangroves ecosystem services in Xuan Thuy National Park. The results show that indirect use value per hectare per year is enormous, in which the value of damage prevention against storms and salinity intrusion is 1.94 million VND, the value of carbon absorption is 4,991.8 million VND, and the value of new land formation is 54.75 million VND. Measures to protect mangroves are therefore necessary.
Key words: Indirect use value; Replacement cost method; Benefit transfer method; Mangroves.
Giói thiệu
Rừng ngập mặn của Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng [18]. Từ năm 1990 đến năm 2000, gần 30% rừng ngập mặn ở nước ta đã bị phá hủy [17]. Theo báo cáo của [12], từ năm 1962 đến năm 1975, rừng ngập mặn nguyên sinh giảm mạnh do thay đoi trong quá trình sử dụng đất, hình thành đô thị và canh tác như mở rộng khu vực nuôi tôm. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ sinh thái rừng ngập mặn chưa được quan tâm một cách đúng mức những giá trị mà nó đem lại.
Rừng ngập mặn là một tài nguyên quan trọng cung cấp nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, ngăn xâm nhập mặn, hấp thụ khí cacbonic (CO2), đa dạng sinh học, và các giá trị khác. Nghiên cứu của [13] cho biết, rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, làm giảm thiếu thiệt hại về người và tài sản sau trận sóng thần ở Ản Độ Dương năm 2004. Theo [27, 14] cũng cho rang, rừng ngập mặn cung cấp lớp đệm cho vùng ven biến đe bảo vệ các tài sản ven biến tránh thiệt hại bão và sóng thần gây ra. Báo cáo của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (2012) khắng định rằng, rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường, từ đó hiện tượng xâm nhập mặn do nước biến dâng được hạn chế. Theo [23] rừng ngập mặn được đánh giá có khả năng tích lũy cacbon cao hơn các rừng khác trên cạn, có vai trò tạo be chứa cacbon trong hệ sinh thái bờ biến, giúp cân bang sinh thái, giảm tác động của hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, rừng ngập mặn vừa ngăn chặn hiệu quả hoạt động công phá bờ biến của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng, tạo nên các bãi bồi ở ven biến [7].
Có nhiều nghiên cứu về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn. Tong giá trị kinh tế của rừng ngập mặn được lượng giá thông qua hai nhóm là giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị nhiệm ý. Giá trị phi sử dụng có the chia thành giá trị tồn tại, giá trị kế thừa [24] hoặc chia thành ba nhóm giá trị tồn tại, giá trị kế thừa và giá trị đe dành [16]. Mỗi loại giá trị có the được lượng giá bằng những phương pháp khác nhau [15]. Tong quan tài liệu cho thấy việc lượng giá tong giá trị kinh tế rừng ngập mặn thường tập trung vào giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng gián tiếp có được ước lượng trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, việc xác định những thành phần của giá trị sử dụng gián tiếp chưa đa dạng. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung lượng giá giá trị bảo vệ bờ biến hay giá trị hấp thu CO2 của rừng ngập mặn [11, 13]. Các giá trị sử dụng gián tiếp được sử dụng trong hiện tại nhưng không dễ nhận thấy khiến chúng không được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp rừng ngập mặn tại Nam Định là một nỗ lực nhằm bo sung thêm các nghiên cứu về lượng giá giá trị đe bảo tồn rừng ngập mặn.
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là khu rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam tham gia Công ước quốc tế Ramsar, có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh học. Song, diện tích rừng ngập mặn ở nơi này có sự suy giảm theo thời gian [6]. Đã có một số nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiếu về giá trị của rừng ngập mặn Xuân Thủy, điên hình như nghiên cứu về tong the giá trị rừng ngập mặn của Đinh Đức Trường [11], nghiên cứu chỉ ra giá trị sinh thái của rừng ngập mặn của Đặng Thị Huyền [8]. Tuy nhiên, vấn đề lượng giá giá trị gián tiếp rừng ngập mặn còn hạn chế trong các nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này sẽ lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy thông qua phương pháp chi phí thay thế và chuyến giao lợi ích, tập trung vào giá trị giảm thiếu thiệt hại do bão gây ra, giá trị chống xâm nhập mặn, giá trị hấp thụ cacbon và giá trị bồi tụ đất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất với cơ quan quản lý và địa phương về việc bảo tồn rừng ngập mặn.
Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu phương pháp chỉ phí thay thế và phương pháp chuyến giao lợi ích
Trong nghiên cứu này, phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chuyến giao lợi ích đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Phương pháp chi phí thay thế: Đây là phương pháp ước lượng giá trị dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc xác định các chi phí đe tạo ra hàng hóa và dịch vụ có tính năng tương tự [3], xem xét các chi phí phát sinh bang cách thay thế các dịch vụ hệ sinh thái với các dịch vụ thay thế nhân tạo [15]. Ưu điếm của phương pháp này là thông tin về chi phí có the tính toán dễ dàng, tốn ít thời gian hơn các kỹ thuật định giá khác. Phương pháp chi phí thay thế rất thích hợp với ước tính giá trị sử dụng gián tiếp của các hệ sinh thái rừng do tính năng dễ sử dụng của phương pháp [22].
Phương pháp chuyến giao lợi ích: Phương pháp này được dùng đe ước tính giá trị kinh tế của dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách áp dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác (có the là từ nơi nghiên cứu sang nơi cần hoạch định chính sách) [3]. Đe áp dụng phương pháp chuyến giao lợi ích, cần đánh giá sự phù hợp của nơi nghiên cứu với nơi chuyến tới. Sự phù hợp của dữ liệu đánh giá ban đầu đối với van đề đề cập tới phụ thuộc chủ yếu vào nét tương đồng của nơi nghiên cứu với nơi hoạch định chính sách. Ưu điếm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian và tốn ít chi phí hơn so với nghiên cứu đánh giá đầu tiên.
Lượng giá các giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị giảm thiếu thiệt hại do bão và xâm nhập mặn
Giả định rừng ngập mặn Xuân Thủy có tác dụng chắn bão và chống xâm nhập mặn tương tự với một con đê được xây dựng đe chắn sóng, chống xâm nhập mặn và một rừng phi lao có tác dụng chắn gió. Áp dụng phương pháp chi phí thay thế, giá trị giảm thiếu thiệt hại do bão gây ra và chống xâm nhập mặn được tính toán băng chi phí xây dựng một con đê có độ dài tương đương với chiều dài rừng ngập mặn dọc theo bờ biến và chi phí trồng một rừng phi lao có diện tích tương đương diện tích rừng ngập mặn.
Ngoài ra, phương pháp chuyến giao lợi ích được sử dụng đe tính toán chi phí xây dựng đê tại Xuân Thủy thông qua chi phí xây dựng đê tại tỉnh Quảng Nam và chi phí trồng phi lao tại Xuân Thủy thông qua chi phí trồng sao đen tại tỉnh Quảng Nam. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Nam Định và Quảng Nam khá tương đồng, do đó không cần thiết phải thực hiện điều chỉnh mức giá của Quảng Nam khi áp dụng ở Nam Định.
Theo tờ trình Đe nghị trình tham tra thiết kế bản vẽ thi công và thấm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam, tong mức đầu tư xây dựng 642,17 m đê ở Quảng Nam là 3.421.356.000 đồng. Vậy chi phí xây dựng 1 km đê theo giá 2013 là 5.327.804.164 đồng. Tính theo giá 2016, chi phí này sẽ là 6.345.542.880 đồng (áp dụng chỉ số giá sản xuất công nghiệp giai đoạn 2013 - 2016). Theo tính toán dựa trên bản đồ tình trạng các kiêu hệ sinh thái VQG Xuân Thuỷ của Dự án JICA-NBDS [4], chiều dài rừng ngập mặn Xuân Thủy ước lượng được là 5.675 m. Vậy chi phí xây dựng 5,675 km đê biến năm 2016 tại Nam Định là 36.010.955.844 đồng. Thời gian khấu hao của đê biến được tính là 20 năm (khung quy định của Nhà nước là từ 6 đến 30 năm), như vậy giá trị khấu hao của đê trong 1 năm là 1.800.547.792 đồng. Với tổng diện tích rừng ngập mặn của VQG Xuân Thủy là 1.661 ha thì giá trị giảm thiếu thiệt hại do bão gây ra của 1 ha trong 1 năm là 1.084.014 đồng.
Theo Quyết định số 2495/QĐ- UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam, chi phí trồng rừng phi lao là 19.212.966 đồng/ha. Tính theo giá 2016, chi phí này là 25.711.283 đồng (áp dụng chỉ số sản xuất hàng nông-lâm- thủy sản cho giai đoạn 2012 - 2016). Rừng phi lao già cỗi trong khoảng 30 năm, vì vậy giá trị khấu hao của 1 ha phi lao trong 1 năm là 857.042 đồng.
Tong kết lại về giá trị giảm thiếu thiên tai và giảm xâm nhập mặn của 1 ha trên 1 năm của rừng ngập mặn được lượng giá bang 1.941.056 đồng.
Giá trị hẩp thu CO2
Đe tính lượng hấp thu CO2 của rừng ngập mặn, trước hết cần tính được lượng tích trữ cacbon của các cây ngập mặn. Rừng ngập mặn Xuân Thủy có bốn quần xã chính OT1, OT2, OT3, và OT4. OT1 - quần xã ưu thế trang có mật độ cây trưởng thành là 1 cây/m2. OT2 - quần xã ưu thế sú có mật độ cây trưởng thành trung bình là 2,79 cây/m2. OT3 - quần xã hỗn giao sú, trang, bần, có mật độ sú trung bình là 6,14 cây/m2, trang 0,385 cây/m2, và bần 6,675 cây/m2. OT4 - quần xã hỗn giao sú, trang, đước, bần; trong quần xã, trang chiếm ưu thế về số lượng với mật độ trung bình là 0,52 cây/ m2, sú 0,15 cây/m2, đước 0,05 cây/m2, và bần 0,08 cây/m2. Dựa vào phương pháp chuyến giao lợi ích, bài nghiên cứu áp dụng kết quả nghiên cứu tích lũy cacbon của rừng ngập mặn đước, trang, bần tại Hải Phòng đe nghiên cứu về rừng ngập mặn Xuân Thủy. Bên cạnh đó, kết quả của [25] về tích trữ cacbon của loài sú cũng được áp dụng. Ket quả tích trữ cacbon của bốn loại cây rừng ngập mặn chính ở Xuân Thủy được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Tích trữ cacbon trong cây của đước, trang, bần, sú [25]
Tên cây
Mật độ (cây/ha)
Tích trữ cacbon trong cây (kg/cây)
Đước
16501
1,63
Trang
3000
2,09
Bần
1275
134,60
Sú
27900
0,04
Từ đó, tính được lượng tích trữ cacbon của mỗi quần xã OT1, OT2, OT3, OT4 trong một năm, được the hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Tổng lượng tích lũy cacbon của các quần xã
Quần xã
Tên cây
Mật độ (cây/ha)
Tích lũy cacbon trong cây (kg/cây)
Tong tích lũy cacbon trong quan xã (tấn/ha)
OT1
Trang
10.000
2,09
2,09
OT2
Sú
27.900
0,04
1,20
OT3
Sú
61.400
0,04
2,64
Trang
3.850
2,09
8,05
Bần
66.750
134,60
8.984,55
OT4
Sú
1.500
0,04
0,07
Trang
5.200
2,09
10,87
Đước
500
1,63
0,82
Bần
800
134,60
107,68
Tính lượng cacbon dioxit (CO2) trung bình mà rừng ngập mặn hấp thu trong một năm theo công thức dựa trên nghiên cứu của IPCC (2006):
Tong lượng CO2 hấp thụ (tấn/ha) = Tong cacbon tích lũy (tấn/ha) x 3,67
Với 3,67 là hăng sô chuyên đôi được áp dụng cho tất cả các loại rừng.
Ket quả lượng hấp thu CO2 của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định the hiện tại Bảng 3.
Bảng 3. Khối lượng CO2 hấp thụ
Tên quần xã
Lượng CO2 hấp thụ (tân/ha/năm)
OT1
7,7
OT2
4,4
OT3
33.012,5
OT4
438,3
Bình quân
8.365,7
Qua những mức thuế suất cacbon của các quốc gia [26, 19], nghiên cứu này lấy mức phí trung bình đe cắt giảm CO2 là 26 USD/tấn. Từ đó, luợng giá giá trị CO2 trung bình mà rừng ngập mặn tại Xuân Thủy tuơng đuơng giá trị thành tiền là 217.508,2 USD/ha/năm. Tính theo tỷ giá ngang giá sức mua PPP, giá trị của CO2 theo VND là: 22.950 x217.508,2=4.991.813.190 (đồng)
Giá trị đất bồi mới
Trong 38 năm từ năm 1960 đến năm 1998, diện tích đất đuợc bồi tụ Bảng 4. Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếị khu vực rừng ngập mặn Xuân Thủy là 13.500 ha [1]. Trung bình mỗi năm, diện tích đất tăng thêm này là 355,3 ha/năm. Diện tích đất bồi tăng thêm đuợc cho thuê đe nuôi trồng thủy hải sản với giá trị sản phàm thu đuợc trên 1 ha mặt nuớc nuôi trồng thủy sản là 356,23 triệu đồng/ha/năm (năm 2015) (Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, 2016). Giá trị thu đuợc của 355,3 ha là 90.945,52 triệu đồng/năm. Đây cũng là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn. Giá trị này tính cho 1 ha rừng là 90.945,52/1.661 = 54,75 triệu đồng/ha/năm.
Ket quả nghiên cứu và thảo luận
Kêt quả nghiên cứu
Giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn mang lại trong 1 năm trên 1 ha cụ the nhu sau.
của rừng ngập mặn trong 1 năm trên 1 ha
Giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn
Giá trị (đồng)
Tỷ lệ (%)
1. Giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra và chống xâm nhập mặn
1.941.056
0,04
2. Hấp thụ cacbon
4.991.813.190
98,88
3. Bồi tụ đất
54.750.000
1,08
Tổng giá trị
5.048.504.246
Với diện tích 1.661 ha, tống giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy trong một năm là 8.385.565.552.606 đồng (8,385 nghìn tỷ đồng).
Theo bảng kết quả trên ta nhận thấy đuợc tất cả các giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy đều đuợc luợng giá bằng tiền. Trong đó, giá trị giảm thiếu thiệt hại do bão và chống xâm nhập mặn gây ra là 1,94 triệu đồng/ha/năm; giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn là 4.991,8 triệu đồng/ha/năm; giá trị bồi tụ đất là 54,75 triệu đồng/ha/năm.
Thảo luận
Thứ nhất, giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn làm giảm xâm nhập mặn do nuớc biến dâng trong bối cảnh biến đối khí hậu hiện nay và giảm thiếu thiệt hại do bão gây ra đuợc luợng giá bằng chi phí xây dựng của một con đê có cùng chiêu dài. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn cũng có vai trò nhu một rừng phi lao có tác dụng chắn gió. Giá trị của rừng ngập mặn trong việc giảm thiếu thiệt hại do bão gây ra và ngăn xâm nhập mặn là 1,94 triệu đồng/ha/năm. Trong nghiên cứu của Đinh Đức Truờng [11] đã tiếp cận giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định thông qua giá trị phòng hộ đê biến. Có the nói, cách tính này chua the luợng giá đuợc hết giá trị gián tiếp mà rừng ngập mặn mang lại. Khi gặp bão, rừng ngập mặn không chỉ chăn bảo vệ đê mà nó còn bảo vệ đuợc cả dải đất nằm trong đê, bảo vệ cuộc sống của người dân sống gần biến. Vì vậy, giá trị sử dụng gián tiếp trong nghiên cứu này tính toán được lớn hơn so với giá trị sử dụng gián tiếp trong nghiên cứu về rừng ngập mặn của Đinh Đức Trường [11].
Thứ hai, giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn trong việc hấp thụ cacbon giảm thải lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Bài viết đã lượng giá được giá trị của rừng ngập mặn trong việc hấp thụ cacbon là 4,991 tỷ đồng/ha/năm. Trong nghiên cứu của Đinh Đức Trường
tác giả mới chỉ nêu được vai trò của rừng ngập mặn trong việc hấp thụ cacbon mà chưa lượng giá được giá trị mang lại.
Thứ ba, giá trị của rừng ngập mặn trong việc bồi tụ đất, rừng ngập mặn đã tạo ra được những vùng đất mới. Diện tích những vùng đất mới này được người dân thuê đe hoạt động kinh tế. Giá trị của rừng ngập mặn được tính bằng doanh thu của người dân sử dụng diện tích đất bồi đó. Theo đó, giá trị được tính là 54,75 triệu đồng/ha/năm. Đây là một đi em mới của bài nghiên cứu trong việc nghiên cứu về giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định.
Như vậy, tong giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn lượng giá được là 8,385 nghìn tỷ đồng/ha/năm. Trong đó, giá trị hấp thụ cacbon chiếm 98,88%, giá trị bồi tụ đất chiếm 1,08% và giá trị giảm thiệt hại do bão gây ra và hạn chế xâm nhập mặn chiếm 0,04%. Có the thấy rõ, giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn chiếm giá trị vô cùng lớn qua đó cho thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đoi khí hậu hiện nay là không hề nhỏ.
Rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định mang lại giá trị sử dụng khá lớn so với những rừng ngập mặn khác trên thế giới. Với rừng ngập mặn tại South Coast (Kenya) [20], giá trị sử dụng gián tiếp này là 811,1 USD/ha/năm tương đương với giá trị 18.614.330 đồng/ha/ năm (tính theo giá 2016). Giá trị này bao gồm giá trị bảo vệ bờ biến, phòng chống các hiện tượng thời tiết cực đoan và hấp thụ CO2. Như vậy, giá trị sử dụng gián tiếp của rưng ngập mặn Xuân Thủy cao hơn rừng ngập mặn ở Kenya một phần là do sự đánh giá khác nhau về các giá trị của rừng ngập mặn trong giá trị sử dụng gián tiếp. Thứ hai là do trữ lượng cacbon của rừng ngập mặn Xuân Thủy cao hơn với giá trị 4.991.813.190 đồng/ha/năm, còn giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn Kenya chỉ là 298,9 USD/ha/năm (tương đương 6.860.788 đồng/ha/năm, theo mức giá năm 2016).
Như vậy, có the thấy rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định là hệ sinh thái mang lại giá trị sử dụng gián tiếp cao. Những lợi ích từ rừng ngập mặn mang lại lớn hơn rất nhiều chi phí trồng và bảo vệ rừng hang năm, ở mức 8 đến 16 triệu đồng/ha, với tỷ lệ sống cao [9].
Các đề xuất
Đối với cơ quan quản lý
Hiện nay, việc khai thác quá mức và trái phép tài nguyên sinh vật, thiếu các quy hoạch xây dựng đầm nuôi tôm quảng canh ở vùng lõi đang còn tồn tại. Những dẫn liệu về môi trường cho thấy một số khu vực sông Trà và sông Vọp có biếu hiện ô nhiễm hữu cơ do nguồn thải từ khi vực nuôi tôm ở Cồn Vạng và Cồn Lu; một số khu vực trên sông Vọp và cuối Cồn Lu có dấu hiệu ô nhiễm dầu từ các tàu máy chở cát cung cấp cho các bãi nuôi ngao và các máy xúc cải tạo bãi nuôi tôm [2]. Điều này có the ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát trien của rừng ngập mặn. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần có biện pháp siết chặt trong việc cho thuê mặt nước đe nuôi thủy sản, phạt tiền đối với những vùng gây ô nhiễm hữu cơ do nguồn thải.
Cơ quan quản lý nên lựa chọn phương án cân nhắc việc cho thuê mặt nước lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản (từ 15 năm trở lên) đối với các hộ cam kết nuôi tôm sinh thái. Khi đó các hộ nuôi có động cơ kinh tế đe đầu tư cao hơn trong việc nuôi trồng sinh thái vì phải trồng thêm rừng ngập mặn nên tốn kém hơn về chi phí bỏ ra ban đầu.
- Cơ quan quản lý cùng địa phương cần nghiên cứu về van đề cho vay theo hướng hỗ trợ. Từ đó, các chủ hộ có the mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng sinh thái. Tuy nhiên, hộ nuôi phải cam kết trong việc nuôi trồng theo kiêu sinh thái, kết hợp giữa trồng rừng và nuôi thủy sản. Bên cạnh đó phải có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường nơi nuôi trồng thủy sản.
Đối với người dân nuôi trồng thủy sản
Dự án Bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững (MAM) và giảm phát thải đã được nghiên cứu thành công tại Cà Mau [11]. Trong đó, có sự kết hợp giữa nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng ngập mặn đã tạo ra hiệu quả đáng ke vì vừa phát trien được kinh tế cho người nông dân vừa phục hồi và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Mô hình nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn của MAM bắt buộc nông dân phải thực hiện theo yêu cầu kết hợp nuôi tôm quảng canh với môi trường ngập mặn tự nhiên, trong ao nuôi tôm phải có 50% độ che phủ là rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn giảm đi rất nhiều chi phí về thức ăn và công sức chăm sóc tôm do sống trong môi trường tự nhiên [5].
Học tập mô hình MAM, khi cho thuê mặt nước đe nuôi thủy sản, địa phương nên kèm theo các điều khoản bắt buộc các chủ hộ phải chuyến đoi các ao nuôi quảng canh thành ao nuôi.
Đối với tổ chức dân cư
Cơ quản quản lý môi trường, các to chức xã hội dân cư cần phải tiến hành thường xuyên các chương trình giáo dục truyền thông về rừng ngập mặn, cần truyền tải cho người dân biết vai trò của rừng ngập mặn không chỉ về giá trị sử dụng trực tiếp mà còn về giá trị sử dụng gián tiếp điên hình như giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn mang lại hiện nay.
Ket luận
Nghiên cứu đã xác định giá trị sử dụng gián tiêp của rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy ở mức hơn 8 nghìn tỷ đồng/năm, cho thấy chưa tính đến giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị phi sử dụng, những lợi ích sử dụng gián tiếp từ rừng ngập mặn lớn hơn rât nhiêu so với chi phí bỏ ra đe trồng và bảo vệ rừng hang năm, ở mức 8 đến 16 triệu đồng/ha. Đặc biệt, giá trị hấp thu CO2 của rừng ngập mặn rất lớn, cho thấy phát trien và bảo tồn rừng ngập mặn là một trong những giải pháp góp phần giảm thiếu biến đoi khí hậu.
Hướng nghiên cứu tiếp theo có the tính đến các giá trị sử dụng gián tiếp khác của hệ sinh thái rừng ngập mặn, chang hạn giá trị cư trú/bãi đẻ đối với các loài thủy sản, chim và các loài động vật khác; phạm vi nghiên cứu có the mở rộng cho khu vực đồng bằng sông Hông. Các giá trị phi sử dụng như giá trị đa dạng sinh học, giá trị lưu truyền cũng cần được quan tâm đe người dân có cái nhìn toàn diện về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Đe tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực ven biến trong bối cảnh biến đổi khí hậu nham phục vụ công tác quản lý vê bảo tôn đa dạng sinh học, nghiên cứu điển hình tại khu vực cửa Ba Lạt, Nam Định”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy (2014). Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học Vườn quốc gia Xuân Thủy.
. Nguyễn Viết Cách (2001). Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy. Hội thảo khoa học Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường cửa sông ven biển.
Bùi Đại Dũng (2009). Lượng giá tôn thát do sự cô tràn dâu đôi với hệ sinh thái biển: Một sổ kinh nghiệm nước ngoài và điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, 239-252.
. Dự án JICA-NBDS/VEA/BCA (2013). Báo cáo tổng hợp kết quả của chuyến điều tra, quan trắc đa dạng sinh học tại vườn quôc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) thực hiện trong tháng 12/2013. Tài liệu Dự án JICA-NbDs/VeA/BCA và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
. Trần Thị Thu Hà (2015). Chứng chỉ tôm sinh thái Natureland trong bảo vệ rừng ngập mặn ở Cà Mau: triên vọng và thách thức.
. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007). Đa dạng sinh học ở Vườn quôc gia Xuân Thủy. MERC-MCD.
. Hồ Việt Hùng (2017). Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ đê biển và các vùng ven biển Việt Nam.
. Đặng Thị Huyền (2013). Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.
. MFF Việt Nam (2015). Chương trình Rừng ngập mặn cho Tương lai Giai đoạn III, Kế hoạch Hành động Chiến lược Quốc gia (2015 - 2018). Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 50 trang.
. Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hữu Thành (2010). Thục trạng sửdụng đất vùng của Ba Lạt huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
. Đinh 'Đức Trường (2012). Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ.
. Viện Sinh thái và Môi trường (2016). Đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước tại Việt Nam. Báo cáo tư vấn, Dự án Hỗ trợ Đất ngập nước quốc gia, Hà Nội.
. Barbier, E., (2016). The protective service of mangrove ecosystems: A review of valuation methods. Marine pollution bulletin 109.2., 676-681.
.	Cochard, R., S.L.
Ranamukhaarachchi, G.P. Shivakoti, O.V Shipin, P J. Edwards, K.T. Seeland (2008). The 2004 tsunami in Aceh and Southern Thailand: A review on coastal ecosystems, wave hazards and vulnerability.
. Dixon, J.A. and Sherman, P.B., (1994). Economic Analysis of Environmental Impacts. Earthscan Publications Ltd, London, UK.
. Ebarvia M, Corazón M, (1999). Total Economic Valuation: Coastal and Marine Resources in the Straits of Malacca. MPP-EAS Technical Report No. 24. PEMSEA Technical Report.
. FAO (2005). Helping Forests Take Cover. RAP Publication.
. FIPI (2006). Investment plan for Bach Ma National Park buffer zone preiod 2007 - 2010.
. Fremstad, Anders, and M. Paul (2017). A Distributional Analysis of a Carbon Tax and Dividend in the United States.
. Huxham, M., Emerton, L., Kairo, J., Munyi, F., Abdirizak, H., Muriuki, T., ... & Briers, R. A., (2015). Applying Climate Compatible Development and economic valuation to coastal management: A case study of Kenya’s mangrove forests. Journal of environmental management 157, 168-181
. IPCC (2006). IPCC guidelines for national greenhouse gas inventories supporting.
. Notaro, S., & Paletto, A. (2012). The economic valuation of natural hazards in mountain forests: An approach based on the replacement cost method. Journal of Forest Economics, 18(4), 318-328.
. Ong J-E, Gong W.K., Clough B.F., (1995). Structure and productivity of a 20-year-old stand of Rhizophora apiculata Bl. mangrove forest. J Biogeogr, 417-424
. Sathirathai S., (2003). Economic Valuation of Mangroves and the Roles of Local Communities in the Conservation of Natural Resources : Case Study of Surat Thani.
. Tateda, Y., M Imamura TI, (2005). Estimation of CO2 Sequestration Rate by Mangrove Ecosystem.
. UNEP (2016). French energy transition law”, Global investor briefing.
. Walters, Bradley B., et al. (2008). Ethnobiology, socio-economics and management of mangrove forests: a review. Aquatic Botany 89.2: 220-236.
BBT nhận bài: 14/8/2018; Phản biện xong: 29/8/2018

File đính kèm:

  • docluong_gia_gia_tri_su_dung_gian_tiep_cua_rung_ngap_man_xuan_t.doc
  • pdf40410_128208_1_pb_0763_529363.pdf