Lựa chọn loài cây trồng cải tạo rừng nghèo cho tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi, 215 loài. Thành phần loài cây ưu thế

thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae),

họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc nhanh giá trị thấp, điển hình là các loài:

Mán đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ đề và đã xuất hiện một số loài cây

ưa bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám, ở các huyện khác nhau tần số xuất hiện

của các loài cây có khác nhau nhưng không lớn

Đối với rừng trồng người dân lựa chọn các loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao,

Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ, Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi,

Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi

cây lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám

đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng,

Táu, Sến, thừng mực, dọc, sồi, bứa, vạng trứng, lim vang, ràng ràng xanh, Máu

chó, Trâm, Phay

pdf 7 trang phuongnguyen 3220
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn loài cây trồng cải tạo rừng nghèo cho tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn loài cây trồng cải tạo rừng nghèo cho tỉnh Bắc Kạn

Lựa chọn loài cây trồng cải tạo rừng nghèo cho tỉnh Bắc Kạn
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG CẢI TẠO RỪNG NGHÈO CHO TỈNH BẮC 
KẠN 
Lê Sỹ Trung1*, Triệu Đức Văn2 
1 Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên 
2 Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn 
TÓM TẮT 
Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi, 215 loài. Thành phần loài cây ưu thế 
thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae), 
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). 
Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc nhanh giá trị thấp, điển hình là các loài: 
Mán đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ đề và đã xuất hiện một số loài cây 
ưa bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám, ở các huyện khác nhau tần số xuất hiện 
của các loài cây có khác nhau nhưng không lớn 
Đối với rừng trồng người dân lựa chọn các loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao, 
Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ, Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi, 
Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi 
cây lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám 
đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, 
Táu, Sến, thừng mực, dọc, sồi, bứa, vạng trứng, lim vang, ràng ràng xanh, Máu 
chó, Trâm, Phay 
Từ khóa: Rừng nghèo, rừng tự nhiên, họ, loài 
∗
Hệ thực vật rừng tỉnh Bắc Kạn mang đặc 
tính của khu Bắc Việt Nam - Nam Trung 
Hoa với cây rừng thuộc các họ:Dẻ, Xoan, 
Bồ hòn, Đ ậu, Dâu tằm... và khu hệ thực 
vật Ấn Độ - Myanma di cư đến như họ 
Bòng, Thung, Gạo, Me rừng ... Theo số 
liệu điều tra mới đây nhất (1997) thực vật 
rừng ở Bắc Kạn có 148 họ, 537 chi và 826 
loài thực vật, trong đó có 300 loài cây cho 
gỗ, trên 300 loài cây thuốc, ngoài ra còn 
nhiều loài có giá trị: Cho sợi, dầu, nhựa, 
hoa, quả, củ, rau, làm cảnh... Theo sách đỏ 
Việt Nam hiện nay ở Bắc Kạn có 52 loài 
được xếp vào loài thực vật quý hiếm của 
Việt Nam như các loài: Đinh, Ngũ gia bì, 
 1. LÝ DO 
∗ Lê Sỹ Trung, Tel: 0912.150.620, 
Khoa Lâm Nghiệp – trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN 
Gai, Trai lý, Nghiến, Chò đãi ... trên núi đá 
vôi và các loài: Trầm hương, Cầu điệp, 
Lan hành, Thông thảo, Thông tre... trên núi 
đất [1]. 
Nhìn chung thực vật rừng ở Bắc Kạn khá 
phong phú về số loài, đặc biệt số lượng 
loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. 
Những loài này có nhiều ở những vùng 
núi cao, vùng núi đá vôi Kim Hỷ (Na Rì), 
Bản Thi (Chợ Đồn). Những vùng thấp, 
gần khu dân cư các trục đường giao thông 
rừng đã bị tàn phá mạnh, các loài cây quý 
hiếm, gỗ có giá trị kinh tế bị khai thác 
nhiều cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa 
phương, vì vậy diện tích rừng nghèo còn lại 
là chính. Vấn đề đặt ra làm thế nào để cải 
tạo rừng nghèo, đáp ứng nhu cầu phòng hộ, 
đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho 
các chủ rừng. Do vậy việc điều tra đánh giá, 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp là cần 
thiết. 
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 
- Xác định, cấu trúc tổ thành rừng tự 
nhiên nghèo kiệt cần cải tạo đối với hai 
loại rừng phòng hộ và sản xuất. 
- Phân tích, lựa chọn được nhóm loài 
cây mục đích, làm cơ sở cải tạo rừng tự 
nhiên nghèo kiệt. 
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
3.1. Nội dung 
- Điều tra thành phần loài cây trên các 
trạng thái rừng nghèo (IIIa1, IIa, IIb, Ic, 
Gỗ + nứa). 
- Điều tra tổ thành loài cây gỗ trên các 
trạng thái rừng (IIIa1, IIa, IIb, Ic, Gỗ + 
nứa) của rừng phòng hộ và rừng sản xuất. 
- Xây dựng chỉ tiêu và lựa chọn loài cây 
mục đích. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu: 
+ Điều tra lâm học: Lập 60 OTC với diện 
tích 2500m2 điều tra thành phần loài, tình 
hình tái sinh rừng, 
+ Sử dụng phương pháp PRA: Lựa chọn 
các loài cây mục đích đối với rừng phòng 
hộ và rừng sản xuất. 
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức Hội 
thảo báo cáo kết quả, lấy ý kiến đóng góp 
của các nhà quản lý và các chuyên gia 
trong lĩnh vực lâm nghiệp. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên 
rừng trên các trạng thái rừng nghèo 
kiệt 
4.1.1. Thành phần loài cây gỗ 
Thành phần loài cây gỗ, được thống kê 
tóm tắt ở bảng 1: 
Thành phần loài cây chiếm ưu thế là các 
loài cây ưa sáng mọc nhanh, gỗ có giá trị 
thấp, tập trung ở các họ: Dẻ (Fagaceae), 
Dâu tằm (Moraceae), Long não 
(Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae). 
4.1.2. Cấu trúc tổ thành cây gỗ 
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao được tính 
riêng cho các huyện ở bảng 02: 
- Tổ thành trạng thái rừng IIa: Chủ yếu là 
các loài cây ưa sáng mọc nhanh giá trị 
kinh tế thấp điển hình là các loài: Mán 
đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía và 
đã xuất hiện một số loài cây ưa bóng như: 
Côm tầng, Dẻ, Trám,.. ở các huyện khác 
nhau tần số xuất hiện của các loài cây có 
khác nhau nhưng không lớn. 
- Trạng thái rừng IIb: Là trạng thái rừng có 
diện tích phổ biến trong khu vực nghiên 
cứu, xuất hiện ở các độ cao khác nhau. Điều 
khác biệt tần xuất cây ưa bóng xuất hiện có 
khác nhau giữa các vùng nghiên cứu như 
Lim vang ở Bạch thông; Cáng lò ở Chợ 
đồn; De ở Pắc nặm 
- Trạng thái rừng IIIa1: Thành phần cây 
tầng cao chủ yếu có khác nhau ở những 
địa phương cây có giá trị kinh tế thấp: 
Nóng, sổ, Trọng đũa, V ối thuốc, Cồng 
tía, Đu đủ rừng như huyện Bạch Thông, 
Pắc Nặm. Có những địa phương tổ thành 
loài cây chủ yếu xuất hiện nhiều cây ưa 
bóng có giá trị như: Dẻ, Trám, Xoan 
đào, Kháo, Cáng lò (Ngân sơn, Na rì) 
- Trạng thái rừng vầu gỗ có ít, chỉ gặp 
trạng thái gỗ nứa (Dương phong - Bạch 
Thông), gỗ vầu ở Mỹ Phương, Xuân La 
(Ba Bể), Quang Phong (Na Rì) và không 
xuất hiện hoặc có ít tại: Quảng Bạch (Chợ 
Đồn), Ngân Sơn. Các loài cây chủ yếu 
tham gia tổ thành gồm: Mán đỉa, Bồ đề, 
Hoóc quang, Gáo, Vạng,Tầng cây cao 
chủ yếu là những loài cây có giá trị thấp, 
với các loài từ nhóm gỗ 5 - 8, trong đó 
Vầu, Nứa là chủ yếu 
4.1.3. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh và 
mật độ chất lượng của chúng 
* Cấu trúc tổ thành cây tái sinh 
Từ kết quả tính toán các công thức tổ 
thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng 
khác nhau Ic, IIa, IIb, IIIa1, Vầu gỗ chúng 
tôi có nhận xét chung: Các loài cây tái 
sinh trong khu vực nghiên cứu có tổ thành 
tương đối giống như tầng cây cao, có thể 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
nói trong một tương lai gần tổ thành cây 
rừng về cơ bản sẽ chưa có sự thay đổi về 
thành phần loài. Như vậy các loài cây chủ 
yếu vẫn là những loài cây ưa sáng, mọc 
nhanh giá trị kinh tế thấp trong các trạng 
thái rừng này là chủ yếu. 
* Mật độ và chất lượng cây tái sinh: Chất 
lượng cây tái sinh trong điều tra phân tích 
được dựa trên những cơ sở sau: 
- Cây tốt: là những cây có sức sống tốt, 
thân mập, lá phát triển tốt, không có sâu 
bệnh hại, tán đều, thân đứng thẳng. 
- Cây trung bình: là cây có sức sống 
tương đối khá, thân bình thường, lá bình 
thường, không có sâu bệnh hại, thân đứng 
thẳng. 
- Cây xấu: là cây sinh trưởng kém, thân 
cong queo, có sâu bệnh hại 
- Cây triển vọng là những cây có chiều 
cao ≥ 1 m, có s ức sống tốt, có khả năng 
cạnh tranh được với tầng cây bụi thảm 
tươi, thân thẳng tán đều [2]. Kết quả được 
thể hiện ở bảng 03: 
Từ bảng 3 cho thấy mật độ cây tái sinh 
trên các trạng thái rừng nghiên cứu biến 
động từ 5156 đến 7661 cây/ha. Trong đó 
chất lượng cây tốt và trung bình đạt từ 
53,7% đến 85,9%. Mật độ cây triển vọng 
biến động từ 560 đến 2766 cây/ha. Tùy 
theo từng trạng thái rừng khác nhau. Đó là 
những cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ 
thuật lâm sinh phù hợp trong kinh doanh 
các trạng thái rừng cho các mục đích khác 
nhau. 
4.3. Các loài cây mục đích 
 Tiêu chí người d ân đ ưa ra lựa chọn cây 
trồng đó là: 
- Phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 
- Giá trị sử dụng cao. 
- Sản phẩm có nhiều công dụng 
- Khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. 
- Tính thích nghi với điều kiện đất đai 
của địa phương. Kết quả thống kê các loài 
cây mục đích lựa chọn là : 
+ Đối với rừng trồng loài cây lựa chọn 
chính là: Mỡ, Keo, Thông, Xoan mộc, 
Sao, Trám trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, 
Xoan nhừ, Bồ đề, trúc, Chè san tuyết, 
Hồi, Lát Mê hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, 
Re. 
+ Đối với rừng tự nhiên khoanh nuôi phục 
hồi (sản xuất và phòng hộ) loài cây lựa 
chọn chính là: Bồ đề, Re, Kháo vàng, 
Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Xoan 
ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám 
trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, Táu, Sến, 
Thừng mực, Phay, Dọc, Sồi, Bứa, Vạng 
trứng, Lim vang, Ràng ràng xanh, Máu 
chó, Trâm, Phay. 
5. KẾT LUẬN 
Rừng nghèo Bắc Kạn có 50 họ, 116 chi, 
215 loài. Thành phần loài cây ưu thế 
thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm 
(Moraceae), họ Long não (Lauraceae), họ 
Thầu dầu (Euphorbiaceae) có số lượng 
loài nhiều nhất. 
Tổ thành loài cây chủ yếu ưa sáng mọc 
nhanh giá trị thấp, điển hình các loài: Mán 
đỉa, Sau sau, Màng tang, Chẹo, Sòi tía, Bồ 
đề và đã xuất hiện một số loài cây ưa 
bóng như: Côm tầng, Dẻ, Re, Trám, ở 
các huyện khác nhau tần số xuất hiện của 
các loài cây có khác nhau nhưng không 
lớn. Đối với rừng trồng cần lựa chọn các 
loài: Mỡ, Keo, Thông, Sa mộc, Sao, Trám 
trắng, Trám đen, Quế, Xoan ta, Xoan nhừ, 
Bồ đề, Trúc, Chè san tuyết, Hồi, Lát Mê 
hi cô, Sấu, Lát, Dẻ, Giổi, Re. Đối với 
rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi cây 
lựa chọn chính để lại là: Bồ đề, Re, Kháo 
vàng, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, 
Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, 
Trám trắng, Xoan nhừ, Kháo vàng, Táu, 
Sến, Thừng mực, Phay, Dọc, Sồi, Bứa, 
Vạng trứng, Lim vang, Ràng ràng xanh, 
Máu chó, Trâm, Phay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Báo cáo (2007), ‘‘Điều kiên tự nhiên- 
kinh tế xã hội và tiềm năng phát triển 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn”, Sở nông 
nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn. 
[2]. Phùng Ngọc Lan (1986), Giáo trình 
lâm sinh Tập I, Nxb Nông nghiệp. 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
Bảng 1. Thống kê thành phần loài tại các trạng thái rừng nghèo 
Trạng thái Số lượng họ Số lượng chi Số lượng loài 
Ic 36 62 83 
IIa 44 97 146 
IIb 44 97 136 
IIIa1 43 90 134 
Vầu - gỗ 42 97 143 
Rừng Nghèo Bắc Kạn 50 116 215 
Bảng3. Thống kê mật độ và tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trong các trạng thái rừng 
Mật độ Trung bình 
(cây/ha) 
Tốt 
(%) 
TB 
(%) 
Xấu 
(%) 
Mật độ cây triển 
vọng (cây/ha) 
Ic 5156 9.3 48 22.7 560 - 2120 
IIa 6132 31 22.7 21.6 700 - 2444 
IIb 7661 37.1 47.85 15.05 607 - 2766 
IIIa1 5760 35.41 44.1 20.49 607 - 3453 
Gỗ nứa (gỗ 
Vầu) 
6048 31.7 43.92 24.38 560 - 1120 
Bảng 2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao 
Địa 
điểm 
Trạng 
thái Công thức tổ thành Ghi chú 
Huyệ
n 
Bạch 
Thôn
g 
IIa 0.82Bđ + 0.82Tb + 0.51Bs + 
0.51Ss + 7.33LK 
Bồ đề + Thôi ba + Basoi + Sau 
sau + Loài khác 
IIb 0.85Lv + 0.57Tt + 0.5KLd - 
0.43Bđ - 0.43Ml + 6.71LK 
Lim vang +Thẩu tấu +Kháo lá 
dài + Bồ đề + Mò lông + Loài 
khác 
IIIa1 0.71Cs - 0.48Ch - 0.48Đđr - 
0.48S - 0.48Trt + 7LK 
Cồng sữa + Chẹo + Đu đủ rừng + 
Sấu +Trám trắng + Loài khác 
Vầu+ 1.14Ga + 0.68Cl + 0.68Dg + Gáo + Côm lá kèm + Dẻ gai 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
Gỗ 0.68Lm + 0.68Ph + 6.15LK +Lòng mang + Phay + Loài khác 
Huyệ
n Chợ 
Đồn 
IIa 2.77Vt + 1.38Ch + 1.38Xn + 
0.54tra + 0.46Tb + 3.47LK 
Vối thuốc + Chẹo + Xoan nhừ + 
Trẩu + Thôi ba + Loài khác 
IIb 1.04Cal + 0.82Trt + 0.76Ch + 
0.76Vt + 0.7Tta + 5.9LK 
Cáng lò + Trám trắng + Chẹo + 
Vối thuốc + Thẩu tấu + loài khác 
IIIa1 0.73Xn+ 0.73Ch+ 0.58Ml + 
0.58Sa + 0.51Cl + 6.12LK 
Xoan nhừ + Chẹo + Mò lông + 
Sấu + Cáng lò + Loài khác 
Vầu+
Gỗ 
0.9Bu + 0.9V + 0.72Bs + 0.72Sr 
+ 0.55Ng + 6.16LK 
Bứa + Vạng + Basoi + Sung 
rừng + Ngát + Loài khác 
Huyệ
n Ba 
Bể 
IIa 2,5MĐT + 0,59ChT + 0,56Đ + 
0,42Ng + 5.87LK 
Mán đỉa thường + Chẹo + Đáng 
+ Ngát + Loài khác 
IIb 1,63MĐT + 1,26Đ + 0,52Ch + 
0,48HQ + 0,40DG + 5.64LK 
Mán đỉa thường + Đáng + Chẹo 
+ Hoắc quang + Dẻ gai + Loài 
khác 
IIIa1 1,18TĐG + 0,95DG + 0,86Đ + 
0,54SX + 0,45Trt + 5.4LK 
Trọng đũa +D ẻ gai +Đáng +Sồi 
xanh +Trám trắng +Loài khác 
Vầu+
Gỗ 
0,7MĐ + 0,61SX + 0,57Ng + 
0,41ChĐL + 7.58LK 
Mán đỉa + Sồi xanh + Ngát + 
chè đuôi lươn + Loài khác 
Huyệ
n Pắc 
Nặm 
IIa 1,48MT + 1.08ST + 0,90MĐT + 
0,53M + 0,45BĐ + 5.5LK 
Màng tang + Sòi tía + Mán đ ỉa 
thường + Muối + Bồ đề + Loài 
khác 
IIb 0,81BĐ + 0,81PhM + 0,71ST + 
0,58NS + 0,54ChT + 7LK 
Bồ đề + Phân mã + Sòi tía + 
Nóng sổ + Chẹo tía + Loài khác 
IIIa1 2,33NS + 0,57CT - 0,43MLT - 
0,43THLL + 6.49LKh 
Nóng sổ + Côm tầng + Mò lá 
tròn + Tu hú lá lớn + Loài khác 
Vầu+
Gỗ 
1,29BĐ + 1,26HQ + 0,95ST + 
0,43MĐT + 5.98LK 
Bồ đề + Hoóc quang + Sòi tía + 
Mán đỉa thường + Loài khác 
Huyệ
n Na 
Rì 
IIa 1.04De + 0.87Xđ + 0.87Trt + 
0.69Ss + 0.64Kh +6.69LK 
Dẻ + Xoan đào + Trám trắng + 
Sau sau + Kháo + Loài khác 
IIb 1.3De + 0.93Tra + 0.75Trt + 
0.68Kh + 0.68Ss + 5,66LK 
De + Trẩu +Trám trắng + Kháo 
+ Sau sau + Loài khác 
IIIa1 2.14De + 1.07Trt + 0.74Kh + 
0.7Xđ + 0.56Bu +4.79LK 
Dẻ + Trám trắng + Kháo + Xoan 
đào + Bứa + Loài khác 
Vầu+
Gỗ 
1.4Mđ + 0.7ch + 0.56Soi - 4.2Kh 
+ 6.92LK 
Mán đỉa + Chẹo + Sồi + Kháo 
+ Loài khác 
Huyệ IIa 2.76Ss + 1.21Ch + 1.0CT + Sau sau + Chẹo + Côm tầng + 
Lê Sỹ Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 91 – 95 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
n 
Ngân 
Sơn 
0.65De + 0.57Trt + 3.79LK Dẻ + Trám trắng + Loài khác 
IIb 3.35Ss + 1.14Vt + 0.59Sm + 
0.55Tb - 0.39De + 3.98LK 
Sau sau + Vối thuốc + Sa mộc + 
Thôi ba + Dẻ xanh + Loài khác 
IIIa1 2.7De + 1.11Vt + 0.93Trđ + 
0.74Kh + 0.62Trt + 4.13LK 
Dẻ + Vối thuốc +Trám đen + 
Kháo + Trám trắng + Loài khác 
SUMMARY 
SELECT TREE SPECIES FOR INPROVING FOOR FORETS IN BAC KAN 
Le Sy Trung1*, Trieu Duc Van2 
1 College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 
2 Department of Forestry, Bac Kan province 
∗
∗ Le Sy Trung, Tel: 0912.150.620, 
College of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University 
Poor forests of Bac Kan have about 50 families with 116 sub-families and 215 species. 
Main species at high canopy are belonged families as Fagaceae, Moraceae, Lauraceae, 
and Euphorbiaceae. 
Main species are fast growing with low values such as Man Dia, Sau sau, Mang tang, 
Cheo, Soi tia, Bo de. Some species like shading are appreared such as Com Tang, Gie, re, 
Tram, etc. Number of main species is quite difference in the difference districts. 
For plantation, species were selected by local people as Mo, Keo, Thong, Sa Moc, Tram 
trang, Tram den, Que, Xoan ta, Xoan nhu, Bo de, Truc, Che san tuyet, Hoi, Lat Me hi co, 
Sau, Lat, De, Gioi, Re. For natural enrichment, main species are selected as Bo de, Re, 
Khao vang, Xoan nhu, Cang lo, De, Tram den, Xoan ta, Gioi xanh, Gioi ba, Xoan moc, 
Tram trang, Xoan nhu, Khao vang, Tau, Sen, Thung muc, Phay, Doc, Soi, Bua, Vang 
trung, Lim vang, Rang rang xanh, Mau cho, Tram, Phay. 
Keywords: Poor forest, natural forest, family, spieces 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_loai_cay_trong_cai_tao_rung_ngheo_cho_tinh_bac_kan.pdf