Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

TÓM TẮT

Lựa chọn lập địa là một bước quan trọng hướng tới đảm bảo rằng trồng

rừng gỗ lớn có khả năng đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi

trường. Các yếu tố cấu thành lập địa gồm: (i) Thành phần khí hậu; (ii)

Thành phần địa hình; (iii) Thành phần thổ nhưỡng; (iv) Thành phần thực

vật; và (v) Hoạt động sản xuất của con người. Trong các yếu tố điều tra thì

các yếu tố loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, hàm lượng OM tổng số, thực bì

chỉ thị rất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo cho

rừng trồng gỗ lớn sinh trưởng tốt, năng suất cao. Rừng trồng gỗ lớn có khả

năng tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu; có hiệu quả kinh tế cao, góp phần

nâng cao mức sống của người trồng rừng, thân thiện với môi trường, v.v.

góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

pdf 9 trang phuongnguyen 740
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường
Tạp chí KHLN 1/2015 (3708-3716) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
3708 
LỰA CHỌN LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG GỖ LỚN NHẰM ĐẠT GIÁ TRỊ 
VÀ HIỆU QUẢ CAO VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 
Ngô Đình Quế1, Lê Đức Thắng2 
1
 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam 
|
2
 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ 
Từ khóa: Lập địa, rừng 
gỗ lớn 
TÓM TẮT 
Lựa chọn lập địa là một bước quan trọng hướng tới đảm bảo rằng trồng 
rừng gỗ lớn có khả năng đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi 
trường. Các yếu tố cấu thành lập địa gồm: (i) Thành phần khí hậu; (ii) 
Thành phần địa hình; (iii) Thành phần thổ nhưỡng; (iv) Thành phần thực 
vật; và (v) Hoạt động sản xuất của con người. Trong các yếu tố điều tra thì 
các yếu tố loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, hàm lượng OM tổng số, thực bì 
chỉ thị rất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo cho 
rừng trồng gỗ lớn sinh trưởng tốt, năng suất cao. Rừng trồng gỗ lớn có khả 
năng tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu; có hiệu quả kinh tế cao, góp phần 
nâng cao mức sống của người trồng rừng, thân thiện với môi trường, v.v... 
góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. 
Keyword: Site, woody 
species planting 
Site selection for the development of commercial woody species to 
increase economic, social and environmental values and effects 
Site selection is one of the most important steps to ensure that woody 
species planting activities show the high potential in terms of economy, 
society, and environment. Elements that constitute the sites include: (i) 
Climate; (ii) Topography; (iii) Soil; (iv) Vegetation; and human activities. 
Surveyed factors, which are beyond these elements, including soil types, 
soil depth, slope, general OM content, and representative vegetation 
significantly meet the requirements of woody species, and ensure the high 
growth and production of the woody species plantations. Products of the 
plantations can be sold domestically and internationally. In addition, 
planting woody species may contribute to highly economical values, higher 
living standards to local farmers, and sustainable environment ..., which can 
supports The Forestry Sector Restructuring Program of the government. 
Ngô Đình Quế et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3709 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn, 
chiếm 38% tỷ lệ xuất khẩu gỗ dăm của thị 
trường Châu Á. Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của 
Việt Nam năm 2013 đã thiết lập kỷ lục mới 
với kim ngạch đạt 6,2 tỷ USD, dự kiến đạt 7 
tỷ USD vào năm 2015 và 12 tỷ USD năm 
2020. Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn 
phải nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khá lớn, 
đặc biệt là gỗ xẻ để đóng đồ mộc xuất khẩu; 
nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ với giá trị 1,68 
tỷ USD trong năm 2013. Hơn nữa, nguồn 
cung cấp nguyên liệu, đặc biệt là gỗ xẻ rất 
khó khăn do từ năm 2014 đến 2020, Chính 
phủ có chính sách tạm thời cấm khai thác 
chính đối với rừng tự nhiên trên toàn quốc và 
cơ hội nhập khẩu gỗ nguyên liệu ngày càng 
giảm đi (Nguyễn Tôn Quyền, 2014). 
Thực tế cho thấy ở nước ta trong những năm 
trước đây năng suất rừng tự nhiên chỉ đạt 2 - 
3m
3/ha/năm, năng suất rừng trồng cũng chỉ đạt 
5 - 10m
3/ha/năm. Gần đây do những thành quả 
của cải thiện giống, áp dụng các biện pháp kỹ 
thuật thâm canh, v.v... năng suất rừng trồng 
một số loài cây ở một số nơi đã tăng lên rõ rệt. 
Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày 
một tăng về gỗ lớn và các lâm sản, giá trị môi 
trường rừng khác của xã hội đòi hỏi ngành lâm 
nghiệp phải đáp ứng. Dự báo trong những năm 
tới nhu cầu gỗ cho chế biến xuất khẩu sẽ còn 
tăng nhiều và yêu cầu nguyên liệu từ rừng 
trồng trong nước, đặc biệt là các loài cây gỗ 
lớn là một đòi hỏi cấp bách. 
Để phục vụ cho việc thực hiện chương trình 
trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, 
sản xuất sản phẩm gỗ lớn, sản phẩm gỗ xuất 
khẩu và phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành 
lâm nghiệp, việc: “Lựa chọn lập địa cho 
trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu 
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường” là 
rất cần thiết. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Các loài cây trồng rừng phục vụ cung cấp 
nguyên liệu gỗ lớn ở một số vùng sinh thái 
khác nhau ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu 
của đề tài cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng 
sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng 
trọng điểm (2006 - 2009)”, Viện Khoa học 
Lâm nghiệp. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu thứ cấp và 
phương pháp chuyên gia. 
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các kỹ thật 
phân tích thống kê với công cụ là Microsoft 
Excel (2007). Phần mềm SPSS 16.0 để xây 
dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến 
về mối tương quan giữa năng suất cây trồng 
với các yếu tố lập địa. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Trong phạm vi bài báo này xin giới thiệu kết 
quả nghiên cứu về 2 trong 10 loài cây đã 
nghiên cứu là Keo tai tượng và Thông mã vĩ ở 
một số vùng khác nhau. 
3.1. Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cây 
Keo tai tượng trên các dạng lập địa khác 
nhau vùng Trung Tâm 
3.1.1. Sinh trưởng của cây Keo tai tượng trên 
các dạng lập địa khác nhau 
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Keo 
tai tượng ở 30 OTC trên các dạng lập địa khác 
nhau như sau: 
- Rừng sinh trưởng tốt (năng suất > 
18m
3/ha/năm): Chủ yếu là loại đất Ff và Fs, có 
độ dốc từ thấp đến trung bình (<250), độ dày 
tầng đất khá và thảm thực bì sinh trưởng tốt, 
có nhiều cây gỗ tái sinh (Ic và Ib1). Đất xốp 
thể hiện ở dung trọng tầng mặt thấp 
<1,10g/cm
3
. Hàm lượng OM tổng số tầng mặt 
đa số ở mức khá (>3%) kéo theo đó hàm lượng 
N tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình. Hàm 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Đình Quế et al., 2015(1) 
3710 
lượng P2O5 dễ tiêu tương đối giống nhau giữa 
các rừng và ở mức khá. 
- Rừng sinh trưởng khá (năng suất 15- 
18m
3/ha/năm): Chủ yếu là loại đất Ff và Fs, có 
độ dốc từ thấp đến trung bình (<250), độ dày 
tầng đất khá và thảm thực bì sinh trưởng tốt, 
cây gỗ tái sinh khá (Ib1 và Ib2). Dung trọng 
tầng mặt trung bình (1,1- 1,20g/cm3); Hàm 
lượng OM tổng số tầng mặt đa số ở mức trung 
bình, kéo theo đó hàm lượng N tổng số ở tầng 
mặt ở mức trung bình; Hàm lượng P2O5 dễ tiêu 
ở mức nghèo đến trung bình. 
- Rừng sinh trưởng trung bình (năng suất 10- 
15m
3/ha/năm): Đất phát triển trên các loại đá 
Phiến thạch sét, Paragnai, Gnai và Sa thạch; độ 
dốc từ trung bình đến khá; độ dày tầng đất ở 
mức trung bình (50- 70cm) và thảm thực bì chủ 
yếu là Ib1, Ib2, Ia. Dung trọng tầng mặt ở mức 
trung bình 1,17- 1,24g/cm
3
 biểu hiện đất có độ 
xốp từ xốp đến hơi chặt; Hàm lượng OM tổng 
số tầng mặt đa số ở mức trung bình (2 - 3%). 
- Rừng sinh trưởng xấu (năng suất < 
10m
3/ha/năm): có đất Ff và Fq; địa hình khá 
dốc, độ dốc >150; độ dày tầng đất mỏng 
<50cm; thảm thực bì chủ yếu là cỏ thấp, xen 
cây bụi rải rác (Ia và Ib2). Đất hơi chặt đến rất 
chặt thể hiện ở dung trọng tầng mặt đa số lớn 
hơn 1,2g/cm3. Hàm lượng OM tổng số tầng 
mặt từ nghèo đến trung bình (1- 3%). 
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, điều 
kiện lập địa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất 
rừng Keo tai tượng vùng Trung tâm, đặc biệt 
là các yếu tố về loại đất, độ dày tầng đất và 
thảm thực bì. 
3.1.2. Tƣơng quan giữa sinh trƣởng của 
rừng trồng Keo tai tƣơng với một số tính 
chất đất 
Bảng 1. Tương quan giữa sinh trưởng cây Keo tai tượng với một số tính chất đất 
Tính chất Dạng phương trình Sig F R 
Độ dày tầng đất- dd (cm) Y= 6,1.10
-05
*dd
1,353
 0,0024 0,908 
Dung trọng- dv (g/cm
3
) Y = 0,184*0,122
dv
 0,0052 0,729 
Sét vật lý- Svl (%) Y = -0,036 + 0,002*Svl - 2,2.10
-5 
*Svl
2
 + 3,72.10
-8
*Svl
3
 0,0047 0,73 
pHKCl- pH 0,0136 - 0,0077*pH
2
 + 0,0022*pH
3
 0,0028 0,85 
OM tổng số- OM (%) Y = -0,0364 + 0,0312*OM - 0,005*OM
2
 + 0,0003*OM
3
 0,0035 0,862 
P2O5 dễ tiêu- Pdt (ppm) Y = 0,0061 + 0,0001*Pdt + 2,9.10
-5
*Pdt
2
 - 4,8.10
-7
*Pdt
3
 0,0020 0,899 
Kết quả bảng 1 cho thấy, sinh trưởng của Keo 
tai tượng phụ thuộc chặt nhất vào 3 yếu tố: Độ 
dày tầng đất (R = 0,885) hàm lượng hữu cơ 
tổng số (R = 0,842) và hàm lượng P dễ tiêu (R 
= 0,886) trong đất. Trên cơ sở đó, có thể xây 
dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến 
về mối quan hệ giữa năng suất cây Keo tai 
tượng với 3 yếu tố trên, phương trình có dạng 
như sau: 
Chú thích: 
 Y: Năng suất bình quân năm của cây (m3/ha/năm) 
 dd: Độ dày tầng đất (cm) 
 Pdt: P2O5 dễ tiêu (ppm) 
 OM: Hàm lượng hữu cơ tổng số (%) 
Y= -0,003 + 0,0001*dd + 0,001*OM + 0,0001*Pdt 
Sig F= 0,0015 R = 0,940 
Ngô Đình Quế et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3711 
3.1.3. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng trên các dạng lập địa khác nhau 
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế của rừng Keo tai tượng trên các dạng lập địa khác nhau 
ST trên 
các dạng 
lập địa 
Doanh thu từ 
rừng 
(đồng/ha) 
Tổng chi phí 
tạo rừng 
(đồng/ha) 
NPV 
(đồng/ha) 
NPV/năm 
(đồng/ha/năm) 
IRR (%) 
Số năm 
hoàn vốn 
(năm) 
Hiệu suất 
đầu tư 
(lần) 
Tốt 34.395.088 13.596.357 20.798.731 2.491.061 25,23 4,32 2,46 
Khá 24.344.775 11.082.563 13.262.212 1.657.776 15,30 6,54 2,20 
Trung bình 17.651.213 12.274.826 5.376.386 717.330 12,78 8,07 1,46 
Xấu 13.299.400 12.672.247 627.153 27.016 7,87 13,11 1,08 
Kết quả bảng 2 cho thấy: 
- Rừng sinh trưởng tốt: Doanh thu trung bình 
là ~34.400.000đ/ha, lợi nhuận dòng đạt trung 
bình 2.500.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 
25,23% và hiệu suất đầu tư là 2,46 lần. Trong 
khi số năm hoàn vốn chỉ là 4,32 năm, nghĩa là 
chỉ cần sau 4 năm rưỡi trồng rừng là có thể 
hoàn vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu có lãi. 
- Rừng sinh trưởng khá: Doanh thu là 
~24.400.000đ/ha, lợi nhuận dòng là 
1.670.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 15,3% 
và hiệu suất đầu tư là 2,2 lần. Số năm hoàn 
vốn của rừng trồng trên dạng lập địa này là 
6,5 năm. 
- Rừng sinh trưởng trung bình: Doanh thu trung 
bình là 17.650.000đ/ha, lợi nhuận dòng là 
720.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 12,78% và 
hiệu suất đầu tư đạt 1,46 lần. Số năm hoàn 
vốn của rừng trồng trên dạng lập địa này là 
~8 năm, nghĩa là phải duy trì rừng trên 8 tuổi 
thì mới có lãi. 
- Rừng trồng sinh trưởng xấu: Chỉ cho doanh 
thu trung bình là 13.300.000đ/ha, lợi nhuận 
dòng chỉ đạt 27.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn 
7,87% và hiệu suất đầu tư là 1,08 lần thấp nhất 
trên các dạng lập địa. Do tỷ lệ hoàn vốn là 
7,87% nên số năm hoàn vốn của các rừng trồng 
trên dạng lập địa này là hơn 13 năm, như vậy 
cần phải duy trì rừng trên 13 tuổi thì mới bắt 
đầu có lãi. 
3.2. Sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cây 
Thông mã vĩ trên các dạng lập địa khác 
nhau vùng Đông Bắc 
3.2.1. Sinh trưởng của cây Thông mã vĩ trên 
các dạng lập địa khác nhau 
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Thông 
mã vĩ ở 30 OTC trên các dạng lập địa khác 
nhau cho kết quả như sau: 
- Thông mã vĩ sinh trưởng tốt: Ở độ cao 
>300m (Đình Lập - Lạng Sơn), trên các lập địa 
là đất phát triển trên đá phấn sa, phiến thạch 
sét, sa thạch, có độ dày tầng đất trên trung bình 
(từ 30-50cm và >50cm). Thảm thực bì chủ yếu 
là Tế guột dày , Sim mua , hoặc cây bụi thưa , 
rải rác , chiều cao thấp . Dung trọng thấp đến 
trung bình (dao động từ 1,10 - 1,34); đất chua, 
pHKCl dao động từ 3,43 đến 3,64, hàm lượng 
OM tổng số ở mức trung bình đến khá cao (từ 
1,74 - 4,71%) tạo cho đất có kết cấu tốt; P2O5 
nghèo 2,66 đến 9,37. Năng suất trung bình đạt 
>11m
3/ha/năm và cao nhất 18,4m3/ha/năm 
- Thông mã vĩ sinh trưởng trung bình: Ở độ 
cao từ 200 - 300m, đất phát triển cũng trên các 
loại đá mẹ, độ dốc như trên, độ dày tầng đất 
trung bình (30 - 50cm), tuy nhiên thảm thực bì 
ban đầu dày , mật độ cây gỗ tái sinh cao hơn , 
các loài cây chủ yếu là : Sau sau, Thẩu tấu, Me 
rừng, Thành ngạnh. Dung trọng thấp đến trung 
bình (từ 1,08 - 1,34) ; đất chua đến hơi chua, 
pHKCl dao động từ 3,39 - 4,75 ; hàm lượng OM 
tổng số tầng mặt dao động từ 1,82% đến 
4,80%. Lân dễ tiêu ở mức nghèo đến trung 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Đình Quế et al., 2015(1) 
3712 
bình (dao động từ 4,17 - 8,16 ppm). Năng suất 
trung bình từ 8 - 11 m3/ha/năm. 
- Thông mã vĩ sinh trưởng kém hoặc thất bại: 
Ở độ cao < 200m, trên các dạng lập địa có 
tầng đất mỏng, quá dốc, đất chặt bí, thoát 
nước kém, thảm thực bì ban đầu quá dày, 
mặc dù trồng trên các loại đất như phiến 
thạch sét, gnai hoặc sa thạch nhưng có tầng 
đất rất mỏng (< 30cm), nhiều đá lẫn, thực bì 
là cỏ tranh, lau lách hoặc cỏ lông lợn. Dung 
trọng của đất rất cao , 1,30 - 1,51 g/cm3, đặc 
biệt là hàm lượng sét vật lý trung bình chỉ đạt 
60%, có nhiều đá lẫn , nghèo chất OM tổng 
số (1,47 đến 2,7%), đất rất nghèo lân, có nơi 
chỉ đạt 3,16ppm. Năng suất trung bình đạt 
< 8m
3/ha/năm. 
3.2.2. Tương quan giữa sinh trưởng của rừng trồng Thông mã vĩ với một số tính chất đất 
Bảng 3. Tương quan giữa sinh trưởng cây Thông mã vĩ với một số tính chất đất 
Yếu tố đất đai Phương trình tương quan Sig F R 
Độ dày tầng đất (dd)- cm Y = 6,29.10
-8
 * dd
3
 - 2,90.10
-6
 dd
2
 + 5,09.10
-3
 0,0012 0,93 
Dung trọng (dv)- g/cm
3
 Y = 0,195*dv
2
-0,535*dv + 0,373 0,0023 0,78 
Sét vật lý (Svl)- % Y = - 2,07.10
-7
*Svl
3
 + 1,98.10
-3
 *Svl- 5,84.10
-2
 0,0031 0,69 
pHKCl (pH) Y= e 
(6,06 - 37,65/pH)
 0,0022 0,75 
OM tổng số (OM)- % Y = e 
(-2,55 - 5,16/M)
 0,0015 0,90 
Ni tơ tổng số (Nts)- % Y = 14,22 * Nts 
3
 - 4,08 Nts 
2
 + 0,42* Nts - 0,0074 0,0027 0,77 
P2O5 dễ tiêu (Pdt)- ppm Y= 2,96.10
-5
 * Pdt 
3
 - 13,2.10
-5
 * Pdt 
2
 + 63,5.10
-4
 0,0017 0,90 
Kết quả bảng 3 cho thấy, năng suất của rừng 
Thông mã vĩ có tương quan chặt với độ dày 
tầng đất, hàm lượng sét vật lý, pHKCl, OM tổng 
số và P 2O5 dễ tiêu. Điều đó cũng phù hợp với 
kết quả điều tra lập địa là rừng sinh trưởng tốt 
trên các lập địa có độ dày tầng đất > 50cm, đất 
chua (pHKCl < 4.5), dung trọng thấp (0,9 - 1,2), 
hàm lượng P2O5 dễ tiêu khá (> 20ppm). 
Trong đó, năng suất của rừng trồng Thông mã 
vĩ phụ thuộc chặt nhất vào 3 yếu tố là : độ dày 
tầng đất (R = 0,93), OM tổng số (R = 0,90) và 
P2O5 dễ tiêu (R = 0,90). Trên cơ sở đó, chúng 
tôi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính 
đa biến về mối quan hệ giữa năng suất với 3 
yếu tố trên như sau: 
Chú thích: Y: Năng suất bình quân năm của cây (m3/cây/năm); 
dd: Độ dày tầng đất (cm) 
OM: Hàm lượng hữu cơ tổng số (%) 
Pdt: P2O5 dễ tiêu (ppm) 
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng 
Thông mã vĩ trên các dạng lập địa khác nhau 
Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng 
Thông mã vĩ trên các dạng lập địa khác nhau 
cụ thể là: 
- Rừng trồng Thông mã vĩ trên dạng lập địa tốt: 
Cho doanh thu trung bình là 114 triệu đồng/ha; 
mức lợi nhuận ròng đạt 5,4 triệu đồng/ha/năm. 
Số năm để hoàn vốn tối thiểu là 5,2 năm và chỉ 
số IRR là 19%, hiệu suất đầu tư 5,95. 
- Rừng trồng Thông mã vĩ trên dạng lập địa 
trung bình: Cho doanh thu trung bình là 89,6 
triệu đồng/ha với mức thu nhập ròng bình 
quân là 4 triệu đồng/ha/năm. Số năm hoàn vốn 
Y = - 11,98*10
-3 
+ 0,21*10
-3
*dd + 1,81*10
-3
*OM + 0,81.10
-3
 *Pdt 
St.E = 0,0018499 R = 0,955 
Ngô Đình Quế et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3713 
tối thiểu là 6,1 năm, chỉ số IRR là 16% và hiệu 
suất đầu tư là 4,14. 
- Rừng trồng Thông mã vĩ trên dạng lập địa 
xấu: Cho doanh thu trung bình là 57 triệu 
đồng/ha (thấp hơn khá nhiều so với rừng 
trồng trên dạng lập địa tốt và trung bình), 
mức lợi nhuận ròng trung bình chỉ đạt 2,6 
triệu đồng/ha/năm. Số năm hoàn vốn tối thiểu 
là 7,3 năm. Hiệu suất đầu tư là 2,83 là rất 
thấp, do đó chủ rừng cần cân nhắc về mức 
đầu tư đầu tư ban đầu cũng như độ dài của 
luân kỳ kinh doanh. 
Nhận xét: 
Căn cứ các kết quả đánh giá sinh trưởng một 
số loài cây trồng trên các dạng lập địa khác 
nhau ở một số địa phương cho thấy, việc xác 
định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp 
với từng loài cây trồng là rất cần thiết và đây 
cũng chính là một trong những yếu tố quan 
trọng quyết định đến năng suất và chất lượng 
của rừng trồng. 
3.3. Đề xuất tiêu chí phân chia lập địa cho 
trồng rừng gỗ lớn 
3.3.1. Phân chia lập địa theo mức độ thích 
hợp cây trồng 
- Xác định mức độ thích hợp cây trồng: Là quá 
trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp 
của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị lập 
địa và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so 
sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm 
các đơn vị lập địa. Quá trình đánh giá mức độ 
thích hợp cây trồng có thể tóm tắt như sau: 
+ Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng 
cần đánh giá; 
+ Xác định các yếu tố lập địa; 
+ Xác định các dạng lập địa; 
+ Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử 
dụng đất hay loài cây trồng theo mức độ thích 
hợp khác nhau dựa trên các yếu tố; 
+ So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử 
dụng đất với đặc điểm các yếu tố để xác định 
mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay 
loài cây trồng; 
+ Tổng hợp đánh giá kết quả. 
- Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp: 
Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay 
loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) 
hay không thích hợp (Viết tắt là N - Not suitable) 
với điều kiện đất đai. 
Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức: 
+ Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có 
hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác. 
+ Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế 
nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc 
nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp 
cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất. 
+ Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể 
làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí 
canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm 
đáng kể. 
Cấp không thích hợp (N) có thể phân thành 2 
mức: 
- Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 
cấp: (i) S1: thích hợp cao; (ii) S2: thích hợp 
trung bình: (iii) S3: thích hợp kém; và (iv) N: 
không thích hợp. 
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu của nhiều 
công trình nghiên cứu ở Trung ương, địa 
phương; Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN của 
Bộ NN&PTNT về việc ban hành Danh mục 
các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất 
theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp (Bộ 
NN&PTNT, 2005). Kết quả đánh giá sinh 
trưởng của một số loài cây trồng cung cấp gỗ 
lớn (Phạm Thế Dũng, 2005; Võ Đại Hải, 2007; 
Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang, Hoàng 
Việt Anh, 2009; Ngô Đình Quế và Đỗ Đình 
Sâm, 2001; Nguyễn Huy Sơn, 2006; Ngô Đình 
Quế và Nguyễn Xuân Quát, 2012) được trình 
bày trong bảng 4. 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Đình Quế et al., 2015(1) 
3714 
Bảng 4. Tiêu chuẩn thích hợp cho một số loài cây trồng rừng gỗ lớn 
Loài cây Các yếu tố chuẩn đoán 
Phân cấp thích hợp theo các yếu tố Phương 
thức trồng S1 S2 S3 N 
1. Bạch đàn 
Urophylla 
TPCG đất T1 T2 T3 T4 
a 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50- < 100 <50 - 
Độ cao, m 1100 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
2. Dầu trà 
beng/dầu rái 
TPCG đất T3 T1 T2 T4 
d, e 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-< 100 <50 - 
Độ cao, m 1100 
Trạng thái thực vật IC IB1 IB2 IA 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
3. Keo lá to 
TPCG đất T1 T2-T3 T4 
a,d 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 1000 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
4. Keo lá 
tràm 
TPCG đất T1 T2-T3 T4 
d 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 1000 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
5. Keo lai 
TPCG đất T1 T3 T2 T4 
a,d 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 800 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
6. Huỷnh 
TPCG đất T1 T3 T2 T4 
a,g 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 500 
Trạng thái thực vật IC IB1 IB2 IA 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1800-2400 1500-1800 <1500 
7. Lát hoa 
TPCG đất T1 T2 T3 T4 
c 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 1000 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1300-1500 <1300 
8. Mỡ 
TPCG đất T2 T1 T3 T4 
e 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 800 
Trạng thái thực vật IC IB1 IB2 IA 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1600-2000 1400-1600 <1400 
Ngô Đình Quế et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3715 
Loài cây Các yếu tố chuẩn đoán 
Phân cấp thích hợp theo các yếu tố Phương 
thức trồng S1 S2 S3 N 
9. Tếch 
TPCG đất T1 T3 T2 T4 
b 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 100-300 300-1000 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-3800 1000-1500 <1000 
10. Thông 
ba lá 
TPCG đất T1 T2 T3 T4 
a,e 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 1000-1600 800-1000 600-<800 <600 
Trạng thái thực vật 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
11. Thông 
mã vĩ 
TPCG đất T1 T2, T3 T4 
a,e 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 1500 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1000-1500 <1000 
12. Thông 
caribeae 
TPCG đất T1 T3 T2 T4 
a,e 
Độ dốc, độ 35 
Độ dày tầng đất, cm >100 50-<100 <50 - 
Độ cao, m 700 
Trạng thái thực vật IA IB2 IB1 IC 
Lượng mưa bình quân năm, mm >2000 1500-2000 1300-1500 <1300 
Ghi chú: Các số chữ cái: a, b, c, d, e, f, và g là các phương thức trồng: 
a: trồng thuần loài theo băng; e: trồng hỗn loài với cây phụ trợ 
b: trồng thuần loài; f: trồng dưới tán rừng nghèo kiệt hoặc thuần loài sau nương rẫy 
c: trồng hỗn loài theo hàng; g: trồng làm giàu rừng theo đám, rạch hoặc băng. 
d: trồng hỗn loài với cây bản địa 
Trạng thái thực vật cây gỗ tái sinh chiều cao 
lớn hơn 1m, cây/ha: (i) Không có: Ia; (ii) Từ 
300 - 1000 cây: Ib1: (iii) Nhỏ hơn 300 cây: 
Ib2; (iv) Lớn hơn 1000 cây: Ic. 
3.3.2. Đề xuất tiêu chí lựa chọn lập địa cho 
trồng rừng gỗ lớn 
- Trên cơ sở về phân chia mức độ thích hợp 
cho các loài cây trồng cung cấp gỗ lớn chỉ nên 
ưu tiên trồng rừng gỗ lớn ở mức độ thích hợp 
S1 và S2. 
- Cần tính toán hiệu quả kinh tế: 
Hiệu quả kinh tế do các rừng trồng sản xuất 
mang lại là một trong những lý do chính hấp 
dẫn các nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế của các 
rừng trồng sản xuất được đánh giá bởi một số 
chỉ tiêu sau: (i) Giá trị hiện tại thuần NPV (Net 
Present Value); (ii) Giá trị hiện tại thuần bình 
quân; (iii) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR; và 
(iv) Hiệu suất đầu tư BCR. 
Các chỉ tiêu kinh tế được đề cập trên đây có 
quan hệ tương đối khăng khít với nhau trong 
đó chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần bình quân năm 
được coi là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá hiệu 
quả kinh tế của các loại rừng trồng. 
Thông thường các loài cây trồng có chu kỳ 
kinh doanh ngắn ngày có hiệu quả kinh tế thấp 
hơn so với các loài cây trồng dài ngày. Tuy 
nhiên các rừng trồng dài ngày có mức độ rủi ro 
(sâu bệnh, cháy rừng,...) cao hơn so với rừng 
trồng ngắn ngày. Tùy thuộc vào mục tiêu, thời 
gian và nguồn vốn, các chủ đầu tư có thể lựa 
chọn loài cây và địa điểm trồng cây để đạt 
được lợi ích cao nhất. 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Đình Quế et al., 2015(1) 
3716 
Ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế, các chủ đầu 
tư phát triển rừng trồng có thể theo đuổi các 
mục tiêu khác là hiệu quả xã hội (như tạo công 
ăn việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống cho 
những người tham gia trồng rừng, nâng cao 
nhận thức và kinh nghiệm trồng rừng tại 
những nơi triển khai dự án,...) hoặc hiệu quả 
về mặt môi trường (đặc biệt là các khả năng cải 
tạo độ phì đất, hấp thụ khí Cacbon, hạn chế xói 
mòn, bảo vệ đất, điều tiết nước,...). Nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, 
các giá trị môi trường có thể chiếm tới 60 - 70% 
tổng giá trị kinh tế của rừng trồng đặc biệt 
trong giai đoạn hiện nay khi cơ chế buôn bán 
trao đổi chứng chỉ giảm phát thải cacbon đang 
diễn biến hết sức sôi động trên thị trường thế 
giới và rừng trồng là một trong những bể chứa 
cacbon rất hiệu quả. 
- Phù hợp với quy hoạch và chính sách của 
Nhà nước, vùng, miền, địa phương. 
- Hiện trường dự án dễ tiếp cận. 
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng 
rộng, nhiều tiềm năng. 
IV. KẾT LUẬN 
Việc xác định vùng trồng và điều kiện lập địa 
phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết 
và đây cũng chính là một trong những yếu tố 
quan trọng quyết định đến năng suất và chất 
lượng của rừng trồng. Các kết quả nghiên cứu 
cho thấy, điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ rệt 
đến năng suất cây trồng, đặc biệt là các yếu tố 
về loại đất, độ dày tầng đất, độ phì và thảm 
thực bì; điều đó dẫn đến hiệu quả kinh tế từ 
rừng trồng trên các dạng lập địa khác nhau là 
không giống nhau. 
Tiêu chí lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ 
lớn trên cơ sở phân chia mức độ thích hợp cho 
các loài cây trồng nên ưu tiên mức độ thích 
hợp S1 (thích hợp cao) và S2 (thích hợp trung 
bình). Ngoài ra, cần đánh giá về hiệu quả kinh 
tế; hiệu quả xã hội; phù hợp với quy hoạch và 
chính sách của Nhà nước, địa phương; thị 
trường tiêu thụ sản phẩm rộng, nhiều tiềm 
năng; v.v... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ NN&PTNT, 2005. Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp. 
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Phạm Thế Dũng, 2005. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển 
chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm 
nghiệp Việt Nam. 
3. Võ Đại Hải, 2007. Điều tra đánh giá năng suất và sinh trưởng của các loài cây trồng rừng chủ yếu trên các dạng 
lập địa, làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh cho trồng rừng phục vụ mục tiêu kinh doanh gỗ lớn và cho 
xuất khẩu. Báo cáo dự án điều tra cơ bản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, 2001. Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (Vi mô) cho rừng trồng công nghiệp 
tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam trong Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nxb 
Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 27 - 39. 
5. Nguyễn Tôn Quyền, 2014. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và thương mại lâm sản theo định hướng tái cơ 
cấu ngành lâm nghiệp. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. 
6. Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang, Hoàng Việt Anh, 2009. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây 
chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
7. Nguyễn Huy Sơn, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu. Nxb Thống kê Hà Nội. 
8. Ngô Đình Quế và Nguyễn Xuân Quát, 2012. Ứng dụng lập địa trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
Người thẩm định: GS. TS Võ Đại Hải 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_lap_dia_cho_trong_rung_go_lon_nham_dat_gia_tri_va_h.pdf