Lựa chọn đối tượng kiểm toán của kiểm toán nội bộ dựa trên đánh giá rủi ro kiểm soát
Trong mỗi tổ chức, nguồn lực kiểm toán nội bộ (KTNB) thường có sự hạn chế, “khan hiếm” một cách tương đối so với nhu cầu, do vậy, việc lựa chọn đối tượng kiểm toán hợp lý để đạt được mục tiêu kiểm toán và giảm thiểu rủi ro kiểm toán là vấn đề hàng đầu mà bộ phận KTNB quan
tâm. Điều đó đòi hỏi KTNB cần có phương pháp lựa chọn đối tượng kiểm toán một cách khoa học để phục
vụ tốt nhất cho hoạt động kiểm toán và phục vụ cho hoạt động quản lý của tổ chức.
Từ khóa: kiểm toán nội bộ, rủi ro kiểm soát, đối tượng kiểm toán
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn đối tượng kiểm toán của kiểm toán nội bộ dựa trên đánh giá rủi ro kiểm soát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn đối tượng kiểm toán của kiểm toán nội bộ dựa trên đánh giá rủi ro kiểm soát
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 121 - tháng 11/2017 LÖÏA CHOÏN ÑOÁI TÖÔÏNG KIEÅM TOAÙN CUÛA KIEÅM TOAÙN NOäI BOä DÖÏA TREÂN ÑAÙNH GIAÙ RUÛI RO KIEÅM SOAÙT ThS. PHAN THị THùY LINH Trong mỗi tổ chức, nguồn lực kiểm toán nội bộ (KTNB) thường có sự hạn chế, “khan hiếm” một cách tương đối so với nhu cầu, do vậy, việc lựa chọn đối tượng kiểm toán hợp lý để đạt được mục tiêu kiểm toán và giảm thiểu rủi ro kiểm toán là vấn đề hàng đầu mà bộ phận KTNB quan tâm. Điều đó đòi hỏi KTNB cần có phương pháp lựa chọn đối tượng kiểm toán một cách khoa học để phục vụ tốt nhất cho hoạt động kiểm toán và phục vụ cho hoạt động quản lý của tổ chức. Từ khóa: kiểm toán nội bộ, rủi ro kiểm soát, đối tượng kiểm toán Selection of audit subjects of internal audit based on control risk assessment In each organization, internal audit resources are often limited, “scarce” in a way relative to demand, so the selection of auditor objectively to achieve the Auditing objects and mitigating audit risks are top issues that Internal audit Depts concerned about. This requires Internal audit Depts to have a method of selecting audit subjects in a scientific way to best serve the audit activities and serve the management activities of the organization. key words: Internal audit, control risk, audit objects Trong hoạt động kiểm toán hiện đại, các tổ chức kiểm toán (trong đó, gồm cả KTNB) thường thực hiện kiểm toán dựa trên phương pháp tiếp cận rủi ro. Một trong những vấn đề của KTNB là cần lựa chọn các đối tượng kiểm toán thích hợp với mục tiêu quản lý, phù hợp với năng lực kiểm toán (số lượng KTV và thời gian kiểm toán) và giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Vấn đề đó có thể được giải quyết hợp lý thông qua việc ứng dụng đánh giá rủi ro kiểm soát để lựa chọn các đối tượng kiểm toán; đó là chủ đề mà Tác giả nghiên cứu trong bài viết này. 1. kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát 1.1. Mục tiêu và nội dung kiểm toán nội bộ Trong văn bản “Quy định về trách nhiệm KTNB” do IIA ban hành, xác định: “KTNB là một chức năng đánh giá độc lập được thiết kế trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá những hoạt động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức” [(1)]. Từ định nghĩa trên, có thể xác định những mục tiêu của KTNB là: i) Giúp cho tổ chức hoàn thành trách nhiệm; ii) Thúc đẩy hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu; iii) Hoàn thành mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả thông qua việc KTNB thực hiện kiểm tra, phân tích, đánh giá, kiến nghị, tư vấn về các thông tin liên quan đến hoạt động được kiểm toán. Để thực hiện được những mục tiêu đó, KTNB cần thực hiện ba nội dung kiểm toán cơ bản, gồm: i) Kiểm toán thông tin hay kiểm toán báo cáo tài chính (đánh giá độ tin cậy của các thông tin tài chính và hoạt động của tổ chức); ii) Kiểm toán tuân thủ (đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định có tác động đến hoạt động của tổ chức) và iii) Kiểm TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 121 - tháng 11/2017 toán hoạt động (đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức). 1.2. Mục tiêu và nội dung kiểm soát nội bộ Để thực hiện được “sứ mệnh” trong dài hạn và các mục tiêu ngắn hạn của mình, mỗi tổ chức cần hoạch định chiến lược phát triển và các kế hoạch hành động. Mặt khác, để có thể duy trì được các hoạt động theo kế hoạch và đạt được các mục tiêu của tổ chức thì mỗi tổ chức đều cần sử dụng một công cụ, phương thức tác động đến toàn bộ hoạt động của tổ chức, đó là KSNB. KSNB có vị trí rất quan trọng, có tác động quyết định đến mức độ thực thi các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của tổ chức. KSNB của một tổ chức là việc thiết kế và tổ chức thực hiện một hệ thống các chính sách, thủ tục, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời những rủi ro xảy ra trong hoạt động để đảm bảo cho tổ chức quản lý và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, thực hiện được các mục tiêu đề ra. Các mục tiêu chính của KSNB, gồm: “i) Đảm bảo độ tin cậy và tính trung thực của thông tin; ii) Đảm bảo sự tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, pháp luật và quy định; iii) Đảm bảo về tài sản; iv) Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; v)Hoàn thành các mục tiêu hoạt động”. (CM 300.05[2]). Nội dung của KSNB thể hiện ở 2 mặt cơ bản: i) Hệ thống KSNB (các chính sách, thủ tục, quy trình, quy định nội bộ) được thiết kế phù hợp với yêu cầu của quản lý và mục tiêu của tổ chức; ii) Tổ chức thực hiện KSNB là việc áp dụng các quy định của KSNB trong quá trình tổ chức sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động của tổ chức. Mặt tổ chức thực hiện là mặt quyết định vai trò, tác dụng của KSNB; tuy nhiên, mặt thiết kế hệ thống KSNB với mức độ chất lượng khác nhau sẽ là cơ sở và là điều kiện, tác động đến hiệu lực thực tiễn của hoạt động KSNB. 1.3. Rủi ro kiểm soát Trong hoạt động KTNB, việc đánh giá rủi ro kiểm toán là cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả: lựa chọn đối tượng kiểm toán, xác định trọng yếu kiểm toán, chọn mẫu các nghiệp vụ trong kiểm toán; trong đó, dựa trên đánh giá rủi ro để chọn đối lượng kiểm toán trong KTNB là một ứng dụng quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Trong các yếu tố tác động đến rủi ro kiểm toán (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện) thì rủi ro KSNB (thường gọi là rủi ro kiểm soát) là yếu tố trung tâm và cũng là yếu tố quan trọng nhất NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 121 - tháng 11/2017 để Kiểm toán viên (KTV) đánh giá rủi ro kiểm toán. Rủi ro KSNB (sau đây gọi là rủi ro kiểm soát) là khả năng mà hệ thống KSNB không ngăn chặn được những sai phạm, yếu kém trọng yếu tác động đến hoạt động của tổ chức. Như vây, khi xác định rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV chưa xét đến hoạt động kiểm soát và hiệu lực thực tiễn của hệ thống KSNB. Rủi ro kiểm soát phụ thuộc vào hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB bao gồm 3 nhóm yếu tố: i) Nhóm yếu tố môi trường kiểm soát (môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức; ii) Nhóm yếu tố tổ chức hệ thống thông tin và truyền thông (tổ chức thông tin kế toán, thống kê và tổ chức giám sát, báo cáo); iii) Các thủ tục kiểm soát (hệ thống các quy định về chính sách, thủ tục, quy trình). Nếu chưa xét đến hiệu lực thực tiễn của việc tổ chức thực hiện KSNB thì mỗi nhóm yếu tố của hệ thống KSNB sẽ tác động đến khả năng hoạt động KSNB không ngăn chặn được những sai phạm, yếu kém có thể xẩy ra trong hoạt động của tổ chức. Có thể hiểu: hệ thống KSNB (gồm các nhóm và các yếu tố của hệ thống KSNB) có khả năng (ở mức độ cụ thể khác nhau) tác động đến khả năng xẩy ra rủi ro kiểm soát. 2. Quy trình và phương pháp lựa chọn đối tượng kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro kiểm soát 2.1. Đối tượng của kiểm toán nội bộ Đối tượng của KTNB gồm các hoạt động quản lý và sử dụng các nguồn lực hoặc tác động đến việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức hoặc của các bộ phận của tổ chức phù hợp với mục tiêu, kế hoạch hoạt động của tổ chức. Các hoạt động chủ yếu được kiểm toán gồm: (1) Báo cáo tài chính của tổ chức và của các đơn vị trực thuộc; (2) Các chính sách, thủ tục, quy trình, quy định về quản lý và sử dụng các nguồn lực; (3) Các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư; (4) Các số dư tài khoản, các nghiệp vụ tài chính; (5) Các hệ thống thông tin; (6) Các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; (7) Các dự án, chương trình hoạt động; (8) Các bộ phận trong tổ chức hoặc các đơn vị trực thuộc tổ chức... Mỗi đối tượng kiểm toán trên có những đặc điểm trong hoạt động khác nhau và cũng tồn tại rủi ro kiểm soát. Rủi ro kiểm soát của mỗi hoạt động đó đều chịu sự tác động của các yếu tố của hệ thống KSNB. 2.2. Quy trình lựa chọn đối tượng kiểm toán nội bộ Việc lựa chọn các đối tượng kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro kiểm soát, về tổng quan, gồm các bước công việc sau: (1) Tổng hợp, phân nhóm và lập danh sách các đối tượng kiểm toán. KTV phải tổng hợp danh sách của tất cả các đối tượng kiểm toán phù hợp với phạm vi và các tiêu chí phân nhóm các đối tượng kiểm toán. Việc sắp xếp các đối tượng kiểm toán vào một nhóm cần đảm bảo có sự tương đồng về tính chất hoạt động để phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp (2) Đánh giá rủi ro kiểm soát, phân loại rủi ro kiểm soát và sắp xếp các đối tượng kiểm toán theo thứ tự về mức độ rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở các thông tin thu thập được về đối tượng kiểm toán, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát và lập bản tổng hợp sắp xếp đối tượng kiểm toán của mỗi nhóm theo thứ tự về mức độ rủi ro kiểm toán (theo 2 tiêu chí là: theo tổng điểm rủi ro kiểm soát và theo điểm trung bình rủi ro kiểm soát). (3) Xác định đối tượng kiểm toán lựa chọn. KTV phải dựa trên mục tiêu kiểm toán để xác định nguyên tắc lựa chọn đối tượng kiểm toán. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại rủi ro kiểm soát và các nguyên tắc lựa chọn đối tượng kiểm toán, KTV sẽ đưa ra quyết định về các đối tượng kiểm toán lựa chọn. 2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát và lựa chọn đối tượng kiểm toán 2.3.1. Các yếu tố tác động đến rủi ro kiểm soát Để đánh giá rủi ro kiểm soát, trước hết, cần TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 121 - tháng 11/2017 xác định các yếu tố cụ thể, chủ yếu tác động đến rủi ro kiểm soát (thực chất là các yếu tố của hệ thống KSNB). Vận dụng theo hướng dẫn của IIA tại Chuẩn mực thực hành nghề nghiệp kiểm toán 520.04 [(2)], có thể xác định các yếu tố chủ yếu tác đọng đến rủi ro kiểm soát gồm: Các yếu tố môi trường kiểm soát: Môi trường bên ngoài: (1) Những thay đổi về pháp luật và các chính sách của Nhà nước; (2) Những biến động của nền kinh tế, ngành kinh tế; (3) Tác động của các đối thủ cạnh tranh; (4) Tác động của hoạt động ngoại kiểm (Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập, thanh tra ); (KTV có thể phân chia thành nhiều yếu tố cụ thể hơn). Môi trường bên trong: (5) Tổ chức - nhân sự: những thay đổi về tổ chức – nhân sự; năng lực và đạo đức của nhà quản lý và nhân viên quản lý; (6) Kinh tế: tình trạng kinh tế, tài chính của tổ chức; quy mô tài sản hoặc vốn của hoạt động; (7) Tính chất phức tạp của nghiệp vụ hoặc sự phân tán trong hoạt động; (8) Những thay đổi về cơ chế quản lý, công nghệ; (KTV có thể phân chia thành nhiều yếu tố cụ thể hơn). Các yếu tố về hệ thống thông tin, giám sát: (9) Tổ chức công tác kế toán, thống kê; (10) Tổ chức truyền thông (công khai, minh bạch, kịp thời); (11) Các quy định về giám sát, ủy quyền; (12) Kết quả KTNB kỳ trước và khoảng các giữa 2 lần KTNB; (KTV có thể phân chia thành nhiều yếu tố cụ thể hơn). Các yếu tố về các thủ thục, quy trình kiểm soát: (13) Sự tuân thủ pháp luật và phù hợp với mục đích, mục tiêu của tổ chức và của hoạt động; (14) Sự đầy đủ, toàn diện của các quy định đối với các đối tượng kiểm soát; (15) Sự hữu hiệu: tính khả thi của các quy định trong thực hiện kiểm soát; (16) Sự thích ứng: khả năng thích ứng của các quy định đối với sự biến động từ môi trường kiểm soát. (KTV có thể phân chia thành nhiều yếu tố cụ thể hơn). 2.3.2. Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát Đánh giá rủi ro kiểm soát là một tiến trình có tính hệ thống để đánh giá và tổng hợp những xét đoán mang tính chuyên môn về tình trạng hoặc sự kiện có thể xảy ra, gây tác hại cho hoạt động của tổ chức. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện như sau: (1) Lựa chọn các yếu tố để đánh giá rủi ro kiểm soát. Trong thực tế, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát thường không dựa trên việc đánh giá đối với tất cả các yếu tố tác động (quá nhiều) mà dựa trên việc lựa chọn những yếu tố chủ yếu (có thể ở mỗi nhóm yếu tố của hệ thống KSNB lựa chọn 2 yếu tố để đánh giá hoặc nhiều hơn ở một nhóm nào đó, tùy theo nhận định của KTV). Việc chọn yếu tố để đánh giá rủi ro kiểm soát phải được thống nhất trong mỗi nhóm đối tượng kiểm toán; mặt khác, những yếu tố của hệ thống KSNB của một nhóm đối tượng kiểm toán mà được xét đoán là có sự tương đương về mức độ rủi ro kiểm soát thì có thể không đưa vào danh mục các yếu tố để đánh giá. (2) Lượng hóa rủi ro kiểm soát cho từng yếu tố. Dựa trên các thông tin thu thập được về đối tượng kiểm toán và nhận định của KTV về mức độ rủi ro kiểm soát do từng yếu tố của hệ thống KSNB tác động (đã được lựa chọn) để lượng hóa rủi ro kiểm soát theo 5 mức độ: rất cao (5 điểm); cao (4 điểm); trung bình (3 điểm); thấp (2 điểm); rất thấp (1 điểm). (3) Xác định trọng số cho rủi ro kiểm soát. Mặc dù là các yếu tố độc lập tương đối tác động đến rủi ro kiểm soát, song, giữa chúng cũng có mức độ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 121 - tháng 11/2017 “quan trọng” về mức độ tác động đến rủi ro kiểm soát khác nhau (ví dụ: i) Các quy định càng có tính trực tiếp đối với hoạt động KSNB thì có xu hướng tác động “quan trọng” càng lớn: các yếu tố về thủ tục, quy trình kiểm soát có tác động “quan trọng” lớn hơn các yếu tố về môi trường kiểm soát; ii) Các yếu tố có sự biến động lớn sẽ có tác động “quan trọng” hơn các yếu tố ít biến động ). Do vậy, dựa trên những đánh giá về mức độ tác động “quan trọng” của các yếu tố, KTV xác định “trọng số” tác động rủi ro kiểm soát. Có thể xác định ở 3 mức: yếu tố có mức độ tác động “quan trọng” lớn (trọng số 2); mức độ tác động “quan trọng” trung bình (trọng số 1,5); mức độ “quan trọng” thấp (trọng số 1). (4) Tổng hợp và phân loại rủi ro kiểm soát. Trên cơ sở xác định điểm rủi ro và trọng số rủi ro, KTV tính toán sự tác động của từng yếu tố đến rủi ro kiểm soát và tổng hợp rủi ro kiểm soát của các yếu tố (được lựa chọn) cho từng đối tượng kiểm toán trong cùng một nhóm đối tượng kiểm toán. Để tạo cơ sở cho lựa chọn đơn vị được kiểm toán cần phân loại rủi ro kiểm soát. Việc phân loại rủi ro kiểm soát được thực hiện theo phương pháp: i) Xếp loại rủi ro kiểm soát theo thứ tự từ rủi ro cao xuống thấp; ii) Xác định điểm rủi ro bình quân kiểm soát theo phương pháp tính bình quân gia quyền rủi ro của từng đối tượng kiểm toán; iii) Phân loại rủi ro kiểm soát cho từng đối tượng kiểm toán: dựa trên điểm rủi ro bình quân của từng đối tượng kiểm toán, thực hiện xếp loại: rủi ro rất cao (điểm từ trên 4 đến 5 điểm); rủi ro cao (điểm từ trên 3 đến 4 điểm); rủi ro trung bình (điểm từ trên 2 đến 3 điểm); rủi ro thấp (điểm từ 1 đến 2 điểm); rủi ro thấp (điểm từ trên 0 đến 1 điểm). 2.3.3. Xác định nguyên tắc lựa chọn đối tượng kiểm toán Để lựa chon đối tượng kiểm toán cần xác định các nguyên tắc lựa chọn phù hợp với từng mục tiêu kiểm toán. Có 3 trường hợp lựa chọn như sau: (1) Chọn đối tượng kiểm toán có mức rủi ro trên mức trung bình. Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu kiểm toán hướng vào các đối tượng có rủi ro kiểm soát cao. Trong trường hợp này, KTV chỉ cần dựa trên bảng tổng hợp rủi ro kiểm soát (điểm rủi ro bình quân) để chọn tất cả các đối tượng kiểm toán có mức rủi ro kiểm soát được xếp loại cao và rất cao. (2) Chọn đối tượng kiểm toán theo giới hạn khả năng kiểm toán. Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu kiểm toán hướng vào việc khai thác cao nhất khả năng kiểm toán. Trong trường hợp này, KTV chỉ cần dựa trên bảng tổng hợp rủi ro kiểm soát (xếp theo thức tự rủi ro kiểm soát) để chọn các đối tượng kiểm toán có mức rủi ro kiểm soát từ cao xuống thấp cho đến khi số lượng phù hợp với dự kiến về khả năng kiểm toán. (3) Chọn đối tượng kiểm toán đại diện cho tổng thể. Nguyên tắc này thể hiện mục tiêu kiểm toán hướng vào việc kiểm toán toàn diện các đối tượng kiểm toán đại diện cho các mức rủi ro kiểm soát. Trong trường hợp này, KTV chỉ cần dựa trên bảng tổng hợp rủi ro kiểm soát (xếp theo thức tự rủi ro kiểm soát và theo phân loại rủi ro kiểm soát) để chọn tại mỗi mức rủi ro (5 mức) chọn theo một tỉ lệ (được xác định trước) các đối tượng kiểm toán; trong mỗi mức rủi ro kiểm soát có thể chọn đối tượng theo phương pháp từ trên xuống (theo tổng điểm rủi ro) hoặc theo lựa chọn ngẫu nhiên. kết luận Đánh giá rủi ro kiểm soát dựa trên phương pháp lượng hóa làm cơ sở cho việc lựa chọn hợp lý các đối tượng kiểm toán trong hoạt động KTNB là một phương pháp mang tính khoa học và khả thi; việc áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn KTNB (đặc biệt là tại các tổ chức có quy mô tương đối lớn) sẽ tạo cơ sở cho việc giảm thiểu rủi ro kiểm toán, nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán của KTNB. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy định về trách nhiệm của kiểm toán nội bộ của IIA, 1990. 2. Chuẩn mực thực hành nghề nghiệp Kiểm toán nội bộ của IIA, 1993. 3. Kiểm toán nội bộ - khái niệm và quy trình, NXB Thống kê, 1999.
File đính kèm:
- lua_chon_doi_tuong_kiem_toan_cua_kiem_toan_noi_bo_dua_tren_d.pdf