Liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao phổi và sự thay đổi chỉ số bmi sau 1 tháng điều trị

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lao hiện nay vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, tỷ lệ mắc lao đang có xu hướng giảm

dần nhưng tỷ lệ tử vong do lao vẫn còn khá cao. Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) là một thông số

quan trọng đánh giá tình trạng nhiễm trùng mạn và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lao. Mối liên quan

giữa suy dinh dưỡng và lao đã được nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn còn rất ít nghiên cứu được tiến hành ở

Việt Nam. Mục tiêu: (1) Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng của bệnh lao phổi; (2) Khảo sát sự thay đổi về chỉ số BMI của bệnh nhân lao phổi sau 1 tháng điều trị.

Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 101 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi đang điều

trị tại Khoa Lao, Bệnh viện Trung ương Huế trong khoảng thời gian từ 04/2014 đến 04/2015. Kết quả: Yếu tố

giới và thời gian mắc bệnh liên quan mật thiết tới chỉ số BMI của bệnh nhân. Phần lớn các trường hợp nghiên

cứu là Lao phổi AFB (-) chiếm 68,3% và đặc điểm tổn thương thường gặp là tổn thương không có hang và tổn

thương độ I theo ATS. Nghiên cứu cũng đã cho thấy sự thay đổi đáng kể về chỉ số BMI của bệnh nhân sau

điều trị 1 tháng theo phác đồ.

pdf 8 trang phuongnguyen 7940
Bạn đang xem tài liệu "Liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao phổi và sự thay đổi chỉ số bmi sau 1 tháng điều trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao phổi và sự thay đổi chỉ số bmi sau 1 tháng điều trị

Liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao phổi và sự thay đổi chỉ số bmi sau 1 tháng điều trị
77
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Tâm, email: dr.nmtam@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/8/2016; Ngày đồng ý đăng: 12/9/2016; Ngày xuất bản: 20/9/2016
LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ BMI VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 
VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH LAO PHỔI VÀ SỰ THAY ĐỔI 
CHỈ SỐ BMI SAU 1 THÁNG ĐIỀU TRỊ
Dương Quang Tuấn, Trần Hùng, Nguyễn Minh Tâm
Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lao hiện nay vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, tỷ lệ mắc lao đang có xu hướng giảm 
dần nhưng tỷ lệ tử vong do lao vẫn còn khá cao. Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) là một thông số 
quan trọng đánh giá tình trạng nhiễm trùng mạn và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lao. Mối liên quan 
giữa suy dinh dưỡng và lao đã được nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn còn rất ít nghiên cứu được tiến hành ở 
Việt Nam. Mục tiêu: (1) Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm 
sàng của bệnh lao phổi; (2) Khảo sát sự thay đổi về chỉ số BMI của bệnh nhân lao phổi sau 1 tháng điều trị. 
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 101 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi đang điều 
trị tại Khoa Lao, Bệnh viện Trung ương Huế trong khoảng thời gian từ 04/2014 đến 04/2015. Kết quả: Yếu tố 
giới và thời gian mắc bệnh liên quan mật thiết tới chỉ số BMI của bệnh nhân. Phần lớn các trường hợp nghiên 
cứu là Lao phổi AFB (-) chiếm 68,3% và đặc điểm tổn thương thường gặp là tổn thương không có hang và tổn 
thương độ I theo ATS. Nghiên cứu cũng đã cho thấy sự thay đổi đáng kể về chỉ số BMI của bệnh nhân sau 
điều trị 1 tháng theo phác đồ.
Từ khóa: chỉ số BMI, thay đổi BMI, lao phổi
Abstract
RELATIONSHIP OF BMI AND CLINICAL AND LABORATORY 
CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH TUBERCULOSIS AND 
CHANGES IN BMI AFTER 1-MONTH TREATMENT
Duong Quang Tuan, Tran Hung, Nguyen Minh Tam 
Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University
Background: Tuberculosis (TB) remains a common disease globally. Even though the incidence rate of TB 
infection has decreased, mortality caused by TB cases is still high. Body mass index (BMI) is a popular and 
useful index to evaluate the nutrition status, and lower BMI is strongly associated with higher mortality. In 
Vietnam, however, the relationship between BMI and clinical and laboratary characteristics in patients with 
TB has not been extensively studied. Objectives: (1) To investigate the association of BMI and clinical and 
laboratory aspects in patients with TB, (2) To figure out changes in BMI of patients with TB after 1-month 
treatment. Method: All adults over 18 years old with TB who admitted to the Department of Tuberculosis of 
the Thua Thien Hue Central Hospital, were included in a prospective study from 4/2014 to 4/2015. Results: 
Gender and duration of TB were closely related to BMI of patients. The majority of participants had negative 
sputum AFB with level (-), at 68.3% and the common TB lesions didn’t have cavitary lesions on the chest X-ray 
and at grade I of ATS. The study also showed a significant change in BMI of participants after one month of 
treatment.
Key words: BMI, changes in BMI, pulmonary tuberculosis
-----
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao hiện nay vẫn là một vấn đề sức khỏe 
toàn cầu, tỷ lệ mắc lao đang có xu hướng giảm dần 
(tỷ lệ mắc lao 2013 giảm 41% so với năm 1993) 
nhưng tỷ lệ tử vong do lao vẫn là một trong những 
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới [5, 20]. 
Việt Nam xếp thứ 12 trong 22 quốc gia có gánh nặng 
về bệnh lao cao nhất trên toàn cầu với tỉ lệ hiện mắc 
lao là 190 000 người, mắc mới là 130.000 người, 
17.000 tử vong do lao [20]. Trong đó, lao phổi là 
thể lao phổ biến nhất ở người lớn, chiếm 80% số 
bệnh lao, đặc biệt những bệnh nhân bị lao phổi có 
AFB dương tính trong đàm là nguồn lây chính trong 
bệnh lao.
Mối liên quan giữa lao và tình trạng dinh dưỡng 
đã được đề cập rộng rãi trên toàn thế giới; lao có 
thể dẫn tới suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng có 
thể đưa tới bệnh lao [11]. Theo nhiều nghiên cứu, 
lao đi song hành với suy dinh dưỡng đối với những 
bệnh nhân nhập viện, trong cả các nước phát triển 
và đang phát triển [2], [13], [16], [8]. Lao và suy 
dinh dưỡng tạo thành một vòng luẩn quẩn làm 
cho điều trị lao kém hiệu quả, gia tăng phản ứng 
phụ thuốc kháng lao, gia tăng nguy cơ tử vong do 
lao. Hiểu biết chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index 
(BMI), một thông số quan trọng đánh giá tình trạng 
nhiễm trùng mạn và tình trạng dinh dưỡng của bệnh 
nhân, không những giúp phòng ngừa và làm giảm 
nhiều biến chứng của bệnh mà còn có thể đưa ra 
kế hoạch cụ thể về dinh dưỡng trong quá trình điều 
trị [40], từng bước nâng cao chất lượng điều trị. Do 
đó chúng tôi tiến hành đề tài “Liên quan giữa chỉ số 
BMI với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
của bệnh lao phổi và sự thay đổi chỉ số BMI sau 1 
tháng điều trị” với 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số BMI với 
một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh 
nhân lao phổi.
2. Khảo sát sự thay đổi về chỉ số BMI của bệnh 
nhân lao phổi sau 1 tháng điều trị.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên 
cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ 04/2014 đến 
04/2015 tại khoa Lao - Bệnh viện Trung ương Huế.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân từ 18 
tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định lao phổi, điều 
trị tại Khoa Lao-Bệnh viện Trung ương Huế
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán 
lao phổi theo tiêu chuẩn của chương trình chống 
lao quốc gia và WHO. Do thời gian nuôi cấy dài và 
xét nghiệm nuôi cấy chưa được làm thường quy nên 
chúng tôi chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn sau:
- Lao phổi AFB dương tính: phải có 2 tiêu bản 
AFB dương tính từ 2 mẫu đàm khác nhau hoặc 1 
tiêu bản AFB dương tính kèm theo hình ảnh Xquang 
phổi nghi lao
- Lao phổi AFB âm tính: Xét nghiệm đàm AFB âm 
tính ít nhất 6 mẫu khác nhau qua 2 lần khám cách 
nhau 2 tuần, có tổn thương nghi lao trên Xquang 
phổi và không đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ 
rộng sau 10 - 15 ngày.
- Lao phổi tái phát: bệnh nhân đã điều trị lao, 
được thầy thuốc xác định là khỏi hay hoàn thành 
điều trị nay mắc bệnh trở lại với AFB(+) trong đàm.
Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Đối tượng dưới 18 tuổi
- Các bệnh nhân trước khi vào khoa Lao đã 
được chẩn đoán và đang điều trị lao phổi không 
đúng theo quy định của CTCLQG.
- Bệnh nhân đang điều trị bệnh lao phổi theo 
chế độ điều trị ngoại trú, vào viện vì tác dụng phụ 
của thuốc kháng sinh chữa bệnh lao.
- Các bệnh nhân có các bệnh nhiễm trùng khác 
kèm theo.
- Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu
2.4. Cỡ mẫu: Trong thời gian tiến hành nghiên 
cứu, từ 04/2014 đến 04/2015, chúng tôi đã thu thập 
được 101 trường hợp lao phổi đáp ứng với các tiêu 
chuẩn lựa chọn của nghiên cứu.
2.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu sẽ được phỏng vấn về các 
đặc điểm lâm sàng của bệnh dựa trên bộ công cụ 
soạn sẵn và thăm khám lâm sàng. Các đặc điểm cận 
lâm sàng của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận 
từ kết quả cận lâm sàng, hồ sơ lưu trữ của Khoa Lao, 
Bệnh viện Trung ương Huế. Các biến về chiều cao, 
cân nặng được thu thập ở 2 thời điểm, trước khi 
điều trị và 1 tháng sau điều trị.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu: Các kết quả thu 
được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê 
y học trên các phần mềm EXCEL 2010, Medcalc 
12.5.0.
3. KẾT QUẢ
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, từ 
04/2014 đến 04/2015, chúng tôi đã tiến hành 
nghiên cứu 101 trường hợp lao phổi, được điều trị 
tại khoa Lao - Bệnh viện Trung ương Huế, 69 bệnh 
nhân là nam (68,30%), số bệnh nhân nữ là 32. Tuổi 
trung bình là 51,66±17,31, 50,74±16,22 đối với 
nam và 53,66 ± 19,58 đối với nữ (p=0,44). 32 bệnh 
nhân lao phổi AFB (+) (31,68%), 69 bệnh nhân lao 
phổi AFB (-).
79
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: BMI ở mức bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5%, bệnh nhân ở mức gầy chiếm 49,5%, 
trong đó gầy độ 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất, 9,9%.
Bảng 3.1. Phân bố BMI của bệnh nhân lao phổi theo các đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm n % X ± SD p
Giới tính
Nam 69 68,3 18,85±2,09 < 0,05
Nữ 32 31,7 18,11±2,45
Tuổi
< 20 3 3,0 18,27±2,00
20 – 40 28 27,7 18,53±2,07
41 – 60 40 39,6 19,35±1,89
> 60 30 29,7 17,75±2,54
Hút thuốc lá
Có 64 63,4 18,67±2,17 > 0,05
Không 37 36,6 18,51±2,34
Thời gian phát hiện bệnh
< 1 tháng (1) 65 64,4 18,84±2,21 < 0,05 với (3)
1-3 tháng (2) 27 26,7 18,67±2,06 < 0,05 với (3)
> 3 tháng (3) 9 8,9 16,78±2,20 < 0,05 với (1), (2)
3.1. Chỉ số BMI và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
3.1.1. Liên quan giữa chỉ số BMI và các đặc điểm lâm sàng
Nhận xét: Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ (lần 
lượt 68,3% và 31,7%). BMI trung bình nhóm nam 
cao hơn nữ (18,85kg/m2 so với 18,11kg/m2) với 
p<0,05.
Bệnh nhân ở nhóm tuổi 41-60 chiếm tỷ lệ cao 
nhất, BMI nhóm này cũng cao nhất, 19,35kg/m2, 
Nhóm tuổi <20 chiếm tỷ lệ thấp nhất, 2,97%, BMI 
nhóm >60 tuổi ở mức thấp nhất, 17,75kg/m2.
Phần lớn bệnh nhân nhập viện khi triệu chứng 
xuất hiện trong vòng <1 tháng (64,36%), chỉ 
Biểu đồ 3.1. Phân bố chỉ số BMI của bệnh nhân lao phổi
80
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
8,91% bệnh nhân nhập viện với triệu chứng xuất 
hiện trong vòng > 3 tháng. BMI ở nhóm phát hiện 
bệnh <1 tháng và 1-3 tháng cao hơn nhóm phát 
hiện bệnh >3 tháng (p<0,05). BMI ở nhóm phát 
hiện bệnh <1 tháng và 1-3 tháng khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê.
3.1.2. Liên quan giữa chỉ số BMI và các đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.2. Phân bố BMI của bệnh nhân lao phổi theo kết quả soi kính hiển vi trực tiếp
 Thể lao
BMI(kg/m2)
AFB(+) AFB(-) Tổng cộng
n 32 69 101
% 31,7 68,3 100
X ± SD 19,11±2,25 18,38±2,19
p > 0,05
Nhận xét: Lao phổi AFB (-) chiếm tỷ lệ cao hơn 
AFB (+), lần lượt là 68,3% và 31,7%. Có sự khác biệt 
về BMI giữa nhóm lao AFB (-) và AFB (+) (19,11kg/m2 
so với 18,38kg/m2), nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.3. Phân bố BMI của bệnh nhân lao phổi theo tổn thương có hang/không có hang 
trên hình ảnh Xquang
 Tổn thương
BMI (kg/m2)
Không có hang Có hang Tổng cộng
n 81 20 101
% 80,2 19,8 100
X ± SD 18,65±2,27 18,45±2,10
p > 0,05
Nhận xét: Tổn thương không có hang gặp phổ 
biến hơn, với 80,2%. BMI nhóm không có hang cao 
hơn nhóm có hang, 18,65 kg/m2 so với 18,45kg/m2, 
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4. Phân bố BMI của lao phổi theo tổn thương trên Xquang theo ATS (1990)
 ATS
BMI(kg/m2)
Độ I Độ II Tổng cộng
n 70 31 101
% 69,31 30,69 100
X ± SD 18,83±2,30 18,12±2,00
p p> 0,05
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có tổn thương độ I, với 69.31%. Không có tổn thương độ III.
3.2. Sự thay đổi BMI sau 1 tháng hóa trị liệu ngắn ngày
Bảng 3.5. BMI của bệnh nhân lao phổi trước và sau điều trị
BMI (kg/m2) n X ± SD p
Trước điều trị 101 18,62±2,22
<0,0001
Sau điều trị 101 19,30±2,37
Nhận xét: BMI tăng sau 1 tháng điều trị, 19,30kg/m2 so với 18,62kg/m2, với p<0,0001, tăng thêm 0,68 
kg/m2 .
81
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Biểu đồ 3.2. So sánh thay đổi BMI của bệnh nhân lao phổi trước và sau điều trị theo giới
Nhận xét: Đường biểu diễn của nam dốc hơn của nữ do độ tăng BMI của nam nhanh hơn nữ (4,56% so 
với 1,66%).
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 
101 bệnh nhân lao phổi đến điều trị tại Khoa Lao, 
Bệnh viện Trung ương Huế. Phần lớn đối tượng 
nghiên cứu là nam giới, chiếm 68,3% và tập trung 
chủ yếu ở nhóm tuổi > 40 tuổi. Nam giới thường liên 
quan nhiều hơn đến hoạt động gắng sức, tiếp xúc 
với nhiều yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu 
và sự xuất hiện triệu chứng không điển hình khiến 
nữ giới ít đi khám vì triệu chứng của bệnh lao. Thêm 
vào đó, khi đi khám, tỷ lệ xét nghiệm AFB (+) của nữ 
thấp hơn nam [17] là những lý do khiến tỷ lệ bệnh 
lao nam giới cao hơn nữ giới. Lý giải cho kết quả độ 
tuổi chính của đối tượng nghiên cứu là trên 40 tuổi, 
đây là giai đoạn các bệnh mạn tính bắt đầu xuất hiện 
như đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, đồng thời 
các thói quen như uống rượu, thuốc lá cũng như 
tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy 
cơ chuyển lao sơ nhiễm sang lao bệnh.
4.1. Liên quan giữa chỉ số BMI và các đặc điểm 
lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi
4.1.1. Liên quan giữa chỉ số BMI và các đặc 
điểm lâm sàng
Theo Biểu đồ 3.1, chúng tôi nghiên cứu có 
khoảng một nửa bệnh nhân nhập viện với tình 
trạng suy dinh dưỡng, trong đó gầy độ 1, độ 2, độ 
3 chiếm tỷ lệ lần lượt là 26,7%, 12,9%, 9,9%. Sự tác 
động qua lại giữa lao và suy dinh dưỡng đã được đề 
cập qua nhiều nghiên cứu, trong đó nghiên cứu của 
Lonnroth.K. (2010), tổng hợp của 6 nghiên cứu được 
tiến hành tại nhiều nước trên cho thấy có một mối 
liên chặt chẽ giữa BMI và tỷ lệ mắc lao [10]. Lao dẫn 
tới suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm dễ mắc 
lao. Tình trạng suy dinh dưỡng trong bệnh nhân lao 
đã được đề cập tới nhiều nghiên cứu, ở các nước 
đang phát triển cũng như các nước phát triển. Kết 
quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu ở các nước 
đang phát triển khác [2], [8], [12], [16]. Kết quả này 
phù hợp với nghiên cứu của Dodor, E. (2008), bệnh 
nhân ở mức gầy chiếm 51%, trong đó gầy độ 1,2, 3 
chiếm lần lượt là 24%, 12% và 15% [6], nghiên cứu 
của Abdirahman, F. (2002), bệnh nhân ở mức gầy 
chiếm 57%, trong đó gầy độ 1,2, 3 chiếm lần lượt 
là 22%, 14%, 21% [6] . Tuy vậy, kết quả nghiên cứu 
không tương đồng với Nguyễn Thị Xuân Ánh (2009), 
với 84% bệnh nhân vào viện với BMI ở mức gầy [1]. 
Về phân bố BMI theo độ tuổi, kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy BMI trung bình ở nhóm 41-
60 tuổi là cao nhất, 19,35 kg/m2, xếp thứ 2 là nhóm 
tuổi 20-40 với 18,53kg/m2, 2 nhóm tuổi này có BMI 
trung bình xếp ở mức bình thường (>18,5kg/m2). 
Trong khi đó, 2 nhóm tuổi còn lại có BMI ở mức gầy 
độ 1, BMI trung bình thấp nhất là nhóm tuổi >60, với 
BMI là 17,75 kg/m2. 
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra BMI trung bình ở 
nhóm nam cao hơn nhóm nữ, BMI của nhóm nam 
rơi vào mức bình thường (18,85±2,09 kg/m2), trong 
khi BMI nhóm nữ thuộc mức gầy độ 1 (18,11±2,45 
kg/m2). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với 
p<0,05. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên 
cứu của Abdirahman, F. (2002), BMI trung bình của 
nam là 18,4 kg/m2, cao hơn BMI trung bình của 
nữ, 17,9 kg/m2 với p<0,001 [2] hay nghiên cứu của 
Bhargava, A. (2015), BMI của nam cao hơn nữ (16 
82
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
kg/m2 và 15 kg/m2) [4]. Ở nữ giới, các triệu chứng 
xuất hiện không điển hình khiến họ bỏ qua và không 
đi khám. Thêm vào đó, xét nghiệm AFB (+) ít hơn so 
với giới nam dẫn tới tình trạng bệnh nhân nữ phát 
hiện bệnh và điều trị khi bệnh đã kéo dài [17], lúc 
này tình trạng suy dinh dưỡng đã trầm trọng hơn. 
Đồng thời, một khi đã mắc lao, nữ giới có tình trạng 
ốm nặng hơn [17].
Tỷ lệ hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu chúng 
tôi đều ở mức cao (hơn 60%). So sánh với các nghiên 
cứu khác, tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu của 
Wang, J. Y. (2007) là 39,6%, của WHO đưa ra là 20% 
[18], tỷ lệ hút thuốc lá trong bệnh nhân lao trong 
nghiên cứu khá cao. Sự khác biệt đó có thể do sự 
khác nhau về thói quen hút thuốc giữa các vùng 
được khảo sát. Theo điều tra của WHO [19], tỷ lệ 
hút thuốc lá của người Việt Nam thuộc hàng cao 
nhất thế giới, 15 triệu người hút thuốc lá, chiếm 
23,8% dân số; 33 triệu người không hút thuốc lá 
đang bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà; 5 
triệu người tiếp xúc khói thuốc lá thụ động tại nơi 
làm việc. Tìm hiểu về thuốc lá và lao, nghiên cứu 
của Arcavi, L. (2004) khẳng định hút thuốc lá gây ảnh 
hưởng tới cấu trúc của đường hô hấp và làm suy 
giảm hệ miễn dịch. Người hút thuốc lá có nguy cơ 
mắc bệnh phổi tăng gấp 2-4 lần so với người không 
hút, trong đó đáng lưu tâm là bệnh lao [3]. Kết quả 
của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt về BMI 
giữa 2 nhóm có và không hút thuốc lá. 
Nghiên cứu chúng tôi cho thấy 64% bệnh nhân 
phát hiện các triệu chứng bất thường và đến khám 
trong vòng tháng đầu tiên. Con số này là 90% nếu 
tính trong vòng 3 tháng đầu tiên. So sánh với nghiên 
cứu của Dodor. E. (2008), tỷ lệ này là 63% [6]. Đây là 
một thông số thể hiện sự thành công của CTCLQG 
khi phát hiện được phần đông bệnh nhân lao trong 
vòng 3 tháng đầu của bệnh. Kết quả của chúng tôi 
chỉ ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về BMI ở 
nhóm 3 tháng (18,84±2,21 kg/
m2 so với 16,78±2,20 kg/m2) với p <0,05. Đồng thời 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về BMI ở nhóm 
1-3 tháng cao hơn nhóm > 3 tháng (18,67±2,06 kg/
m2 so với 16,78±2,20 kg/m2) với p<0,05. Tuy nhiên, 
chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của 
chỉ số BMI giữa nhóm phát hiện bệnh < 1 tháng và 
1-3 tháng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân 
Ánh (2009), trong những bệnh nhân có BMI < 18,5 
kg/m2, thời gian mắc bệnh > 3 tháng chiếm tỷ lệ hơn 
70%, cao hơn hẳn thời gian mắc bệnh dưới 3 tháng, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05[1]. Thời 
gian mắc bệnh càng dài, ảnh hưởng của bệnh lao 
lên cơ thể càng nhiều, chán ăn, giảm hấp thu dinh 
dưỡng kéo dài cộng với tăng hoạt động phân giải 
protein, lipid gây nên tình trạng suy dinh dưỡng 
trong lao.
4.1.2. Liên quan giữa chỉ số BMI và các đặc 
điểm cận lâm sàng
Từ Bảng 3.2, kết quả của chúng tôi cho thấy lao 
phổi AFB (-) cao hơn AFB (+) 2 lần. Trong khi đó, 
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2007) có 52% 
bệnh nhân AFB (+), nghiên cứu của Dodor, E. (2008), 
90% bệnh nhân AFB (+) [6], 66% bệnh nhân có AFB 
(+) theo nghiên cứu của Bhargava.A.(2013) [4]. Sự 
khác nhau đó có thể là do sự khác biệt đó có thể 
là do mẫu chưa đủ lớn, ngoài ra có thể do phương 
pháp xét nghiệm ở Bệnh viện Trung ương Huế, 
phương pháp chẩn đoán ưu tiên được thực hiện 
là xét nghiệm soi trực tiếp, không phải là nuôi cấy. 
Phương pháp này có nhược điểm là chỉ cho kết quả 
dương tính 65-80% so với nuôi cấy ở những vùng có 
tỉ lệ nhiễm HIV thấp. Hơn nữa, kết quả soi trực tiếp 
thường có xu hướng (-) nếu bệnh nhân nhiễm HIV, 
nhất là ở giai đoạn sau của HIV, so với những bệnh 
nhân không nhiễm HIV. Những yếu tố khách quan 
trên có thể góp phần làm giảm tỷ lệ phần trăm bệnh 
nhân AFB (+) của nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi 
chỉ ra BMI ở nhóm lao phổi AFB (+) và AFB (-) là khác 
nhau, 19,11 ± 2,25 kg/m2 so với 18,38 ± 2,19 kg/
m2, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê. Nghiên cứu của Dodor, E. (2008) cũng cho thấy 
không có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng 
với kết quả đàm [6].
Về phân loại tổn thương trên hình ảnh Xquang, 
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổn 
thương không có hang chiếm ưu thế hơn, trên 80%, 
gấp 4 lần nhóm tổn thương có hang, tương tự với 
kết quả nghiên cứu của Karyadi.E (2000), tỷ lệ không 
có hang chiếm 66% [9]. Nghiên cứu của chúng tôi 
chưa tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa chỉ số BMI và đặc điểm tổn thương hang/
không có hang trên hình ảnh X quang. Xét về mức 
độ tổn thương theo phân độ ATS (1990), không có 
bệnh nhân nào có tổn thương độ III, phần lớn là tổn 
thương độ I (chiếm 70%). Kết quả này là phù hợp 
vì đây chính là dạng tổn thương của những trường 
hợp được chẩn đoán và điều trị sớm. Nghiên cứu 
của chúng tôi chỉ ra BMI giữa nhóm tổn thương độ I 
khác với nhóm tổn thương độ II, 18,83±2,30kg/m2 
so với 18,12±2,00 kg/m2, nhưng không có ý nghĩa 
thống kê. BMI trung bình nhóm tổn thương độ I cao 
hơn độ II tuy nhiên mối liên quan giữa BMI và phân 
độ tổn thương không có ý nghĩa thống kê.
83
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4.2. Sự thay đổi chỉ số BMI sau 1 tháng điều trị
Theo Biểu đồ 3.2, nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy chỉ số BMI tăng sau 1 tháng điều trị, 19,30kg/m2 
so với 18,62 kg/m2, sự khác nhau có ý nghĩa thống 
kê, với p<0,0001. Nghiên cứu của Dodor, E. (2008) 
cho thấy BMI sau 2 tháng điều trị tăng từ 18,7kg/
m2 lên 19,5kg/m2, tăng thêm 4,3%. BMI tăng sau 1 
tháng điều trị theo phác đồ là dễ hiểu, có nhiều cơ 
chế để lý giải điều này, trong đó sự cải thiện tình 
trạng chán ăn, giảm sử dụng năng lượng và giảm sự 
rối loạn chuyển hóa là những cơ chế chính.
Tuy nhiên, nếu biết kết hợp giữa hóa trị liệu và 
một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì kết quả sẽ cải 
thiện hơn nhiều. Theo nghiên cứu của Paton, N. I. 
(2004), nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp ngay 
từ thời điểm bắt đầu điều trị thì cân nặng của bệnh 
nhân sẽ được cải thiện rõ rệt, sự tăng trưởng cân 
nặng tiếp tục thể hiện rõ rệt so với nhóm chứng ở 
giai đoạn sau đó [14]. Theo nghiên cứu của Paton, 
N. I. (2004), nếu kết hợp điều trị thuốc kháng lao 
với chế độ dinh dưỡng phù hợp (600-900 Kcal/ngày, 
25-37,5mg prtotein/ngày), cân nặng của bệnh nhân 
tăng thêm 2,6 kg sau 6 tuần, so với 0,8 kg của nhóm 
chứng chỉ điều trị thuốc kháng lao [14]. Bên cạnh 
những kết quả có ý nghĩa mà nghiên cứu đem lại, 
nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn những tồn tại: Thứ 
nhất, mẫu chưa đủ lớn, so với các nghiên cứu khác, 
nghiên cứu của chúng tôi có mẫu khá khiêm tốn, 
mẫu càng lớn càng là đại diện tốt cho quần thể. Thứ 
hai, nghiên cứu chưa xác định tỷ lệ đồng nhiễm HIV 
trong bệnh nhân lao, dẫn tới việc chưa thể đánh giá 
ảnh hưởng của nhiễm HIV lên tình trạng dinh dưỡng 
của bệnh nhân lao và ngược lại. Thứ ba, nghiên cứu 
chưa đi sâu được sự tăng cân sau 1 tháng điều trị 
là chủ yếu tăng phần nào của cơ thể, mô cơ hay mô 
mỡ, và tỷ lệ gia tăng từng phần như thế nào.
Để đánh giá được khía cạnh này, đòi hỏi các thông 
số khác như khối lượng nạc (Lean Body Mass) hay 
lượng mỡ (Fat Mass). Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự 
tăng BMI sau điều trị chủ yếu ở phần mỡ và không có 
sự thay đổi rõ ràng về khối lượng nạc. Trong khi đó, 
mặc dù là thông số được sử dụng trong lâm sàng để 
đánh giá trình trạng nhiễm trùng mạn hay tình trạng 
dinh dưỡng trong lâm sàng, chỉ số BMI không phân 
biệt rạch ròi lượng mỡ và khối lượng nạc.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được tình 
trạng dinh dưỡng kém của bệnh nhân lao lúc nhập 
viện, đồng thời nghiên cứu đã cho thấy sự thành 
công của Chương trình chống lao quốc gia. Nghiên 
cứu cũng đã chỉ ra được yếu tố giới và thời gian mắc 
bệnh liên quan mật thiết tới BMI của bệnh nhân. Kết 
quả Nghiên cứu cũng đã cho thấy sự thay đổi đáng 
kể về chỉ số BMI của bệnh nhân sau điều trị 1 tháng 
theo phác đồ. Các kết quả trên đã cung cấp bằng 
chứng hữu ích trong công tác chăm sóc sức khỏe 
cộng đồng cũng như trong chẩn đoán và điều trị lao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----
1. Nguyễn Thị Xuân Ánh (2009), “Nghiên cứu BMI của 
bệnh nhân lao phổi vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương 
Huế”, Hội thảo chăm sóc toàn diện lần thứ III khu vực miền 
Trung mở rộng, tr. 189-193
2. Abdirahman, F., et al. (2002), “Moderate to severe 
malnutrition in patients with tuberculosis is a risk factor 
associated with early death”, Trans R Soc Trop Med Hyg. 
96(3), pp. 291-4.
3. Arcavi, L. and Benowitz, N. L. (2004), “Cigarette 
smoking and infection”, Arch Intern Med. 164(20), pp. 
2206-16.
4. Bhargava, A. (2013), “Nutritional Status of Adult Pa-
tients with Pulmonary Tuberculosis in Rural Central India and 
Its Association with Mortality”, Plosone. 8(10), pp. 1-11.
5. Corbett, E. L., et al. (2003), “The growing burden of 
tuberculosis: global trends and interactions with the HIV 
epidemic”, Arch Intern Med. 163(9), pp. 1009-21.
6. Dodor, E. (2008), “Evaluation of nutritional status 
of new tuberculosis patients at the effia-nkwanta regional 
hospital”, Ghana Med J. 42(1), pp. 22-8.
7. Glaziou P, Sismanidis C, Floyd K, Raviglione M. 
Global epidemiology of tuberculosis. Cold Spring Har-
bor perspectives in medicine. 2015;5(2):a017798. Epub 
2014/11/02.
8. Harries, A. D., et al. (1988), “Nutritional status in 
Malawian patients with pulmonary tuberculosis and re-
sponse to chemotherapy”, Eur J Clin Nutr. 42(5), pp. 445-
50.
9. Karyadi, E., et al. (2000), “Poor micronutrient status 
of active pulmonary tuberculosis patients in Indonesia”, J 
Nutr. 130(12), pp. 2953-8.
10. Lonnroth, K., et al. (2010), “A consistent log-linear 
relationship between tuberculosis incidence and body mass 
index”, Int J Epidemiol. 39(1), pp. 149-55.
11. Macallan, D. C. (1999), “Malnutrition in tuberculo-
sis”, Diagn Microbiol Infect Dis. 34(2), pp. 153-7.
12. Miller, L. G., et al. (2000), “A population-based sur-
vey of tuberculosis symptoms: how atypical are atypical pre-
sentations?”, Clin Infect Dis. 30(2), pp. 293-9.
13. Onwubalili, J. K. (1988), “Malnutrition among tu-
84
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
berculosis patients in Harrow, England”, Eur J Clin Nutr. 
42(4), pp. 363-6.
14. Paton, N. I., et al. (2004), “Randomized controlled 
trial of nutritional supplementation in patients with new-
ly diagnosed tuberculosis and wasting”, Am J Clin Nutr. 
80(2), pp. 460-5.
15. Rosenberg, I. H. (1994), “Nutrient requirements 
for optimal health: what does that mean?”, J Nutr. 124(9 
Suppl), pp. 1777s-1779s.
16. Van Lettow, M., et al. (2004), “Micronutrient mal-
nutrition and wasting in adults with pulmonary tubercu-
losis with and without HIV co-infection in Malawi”, BMC 
Infect Dis. 4(1), p. 61.
17. WHO (2002), Gender and Tuberculosis, Gender 
and Health.
18. WHO (2009), Tuberculosis & Tobacco - A strong as-
sociation.
19. WHO (2010), Global Adult Tobacco Survey (GATS) 
Viet Nam 2010 Ha Noi.
20. WHO (2014), Global Tuberculosis 2014.

File đính kèm:

  • pdflien_quan_giua_chi_so_bmi_voi_mot_so_dac_diem_lam_sang_va_ca.pdf