Liên quan giữa các kháng thể kháng dsDNA, nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bên cạnh kháng thể kháng dsDNA (Anti-dsDNA), kháng thể kháng nucleosome

(AnuA) và C1q (AC1qA) là những kháng thể mới đang được nghiên cứu với hy vọng tìm được

các dấu ấn miễn dịch hiệu quả trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh Lupus.

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA với mức độ hoạt

động bệnh Lupus ở trẻ em theo thang điểm SLEDAI.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh.125 bệnh nhi Lupus được

đánh giá mức độ hoạt động bệnh theo thang điểm SLEDAI. Định lượng Anti-dsDNA, AnuA,

AC1qA bằng phương pháp ELISA.

Kết quả: Tỷ lệ dương tính cao của Anti-dsDNA 82,4%, AnuA 91,2%, AC1qA 67,2%, C3 và

C4 giảm 90,4%. Anti-dsDNA, AnuA, aC1qA có liên quan với điểm SLEDAI có ý nghĩa thống

kê ở các mức độ khác nhau

Kết luận: Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA liên quan với điểm SLEDAI và có thể sử dụng

trong theo dõi mức độ hoạt động bệnh Lupus.

Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, tự kháng thể, mức độ hoạt động bệnh

pdf 7 trang phuongnguyen 3360
Bạn đang xem tài liệu "Liên quan giữa các kháng thể kháng dsDNA, nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên quan giữa các kháng thể kháng dsDNA, nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em

Liên quan giữa các kháng thể kháng dsDNA, nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em
LIÊN QUAN GIỮA CÁC KHÁNG THỂ 
KHÁNG DSDNA, NUCLEOSOME VÀ C1Q VỚI 
MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ 
HỆ THỐNG TRẺ EM
Bùi Song Hương1, Lê Thị Minh Hương1, Trần Thị Chi Mai1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Song Hương. Email: bshuong.nhp@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/12/2018; Ngày phản biện khoa học: 13/2/2019; Ngày duyệt bài: 15/2/2019
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bên cạnh kháng thể kháng dsDNA (Anti-dsDNA), kháng thể kháng nucleosome 
(AnuA) và C1q (AC1qA) là những kháng thể mới đang được nghiên cứu với hy vọng tìm được 
các dấu ấn miễn dịch hiệu quả trong đánh giá mức độ hoạt động bệnh Lupus.
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA với mức độ hoạt 
động bệnh Lupus ở trẻ em theo thang điểm SLEDAI.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh.125 bệnh nhi Lupus được 
đánh giá mức độ hoạt động bệnh theo thang điểm SLEDAI. Định lượng Anti-dsDNA, AnuA, 
AC1qA bằng phương pháp ELISA.
Kết quả: Tỷ lệ dương tính cao của Anti-dsDNA 82,4%, AnuA 91,2%, AC1qA 67,2%, C3 và 
C4 giảm 90,4%. Anti-dsDNA, AnuA, aC1qA có liên quan với điểm SLEDAI có ý nghĩa thống 
kê ở các mức độ khác nhau
Kết luận: Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA liên quan với điểm SLEDAI và có thể sử dụng 
trong theo dõi mức độ hoạt động bệnh Lupus.
Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, tự kháng thể, mức độ hoạt động bệnh
Abstract
CORRELATIONS BETWEEN ANTI-DSDNA, ANTI-NUCLEOSOME AND ANTI-
C1Q ANTIBODIES WITH THE DISEASE ACTIVITY IN PEDIATRIC SYSTEMATIC 
LUPUS ERYTHEMATOSUS
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) I 9
NGHIÊN CỨU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) là bệnh 
tự miễn hệ thống có lâm sàng đa dạng, phức 
tạp. Mức độ hoạt động bệnh (MĐHĐ) dao 
động giữa các bệnh nhân và theo thời gian. 
Đánh giá MĐHĐ có vai trò quan trọng với 
nhà lâm sàng vì đó là cơ sở để quyết định 
phác đồ điều trị và theo dõi bệnh nhân. Chưa 
có một dấu ấn sinh học nào đo được chính 
xác MĐHĐ nên người ta sử dụng các thang 
điểm như thang điểm SLEDAI để đánh giá 
tình trạng bệnh, sự cải thiện hoặc tiến triển 
bệnh.
Kháng thể kháng chuỗi kép dsDNA (Anti-
dsDNA) được sử dụng rộng rãi trong chẩn 
đoán, theo dõi MĐHĐ trong LBĐHT suốt 
thời gian qua. Tuy nhiên, giá trị của Anti-
dsDNA còn hạn chế khi chỉ tìm thấy trong 
khoảng 50% bệnh nhân và không phải lúc 
nào cũng song hành với MĐHĐ. Các nghiên 
cứu gần đây cho thấy nhiều hứa hẹn trong 
đánh giá MĐHĐ và theo dõi tiến triển 
bệnh LBĐHT bởi các tự kháng thể kháng 
nucleosome (AnuA) và kháng thể kháng C1q 
(AC1qA). Theo Bizzano, AnuA và AC1qA có 
giá trị hỗ trợ chẩn đoán cũng như theo dõi 
MĐHĐ trong trường hợp Anti-dsDNA âm 
tính [1]. Mối liên quan của các tự kháng thể 
với MĐHĐ còn chưa thống nhất giữa các tác 
giả, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
này nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa Anti-
dsDNA, AnuA và AC1qA với MĐHĐ theo 
thang điểm SLEDAI trong LBĐHT trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 125 trẻ được 
chẩn đoán LBĐHT vào khám và điều trị tại 
Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 
tháng 1/ 2015 đến tháng 12/ 2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán 
LBĐHT theo tiêu chuẩn phân loại SLICC 
2012 (có ít nhất 4/17 tiêu chuẩn).
Background: Next toantibodies to dsDNA (Anti-dsDNA), antibodies to nucleosome 
(AnuA) and C1q (AC1qA) are new autoantibodies which are being investigated with hoping to 
find effective immunological markers in Lupus activity assessment.
Objectives: The aim of this study was to evaluate the corrilation between Anti-dsDNA, 
AnuA and AC1qA with disease activity on SLEDAI score.
Methods: Descriptive case series study. 125 pediatrics Lupus patients were assessed SLEDAI 
score. The serum Anti-dsDNA, AnuA, aC1qA were tested by ELISA.
Results: High positive ratio of Anti-dsDNA 82.4%, AnuA 91.2%, AC1qAb 67.2% and 
decreased C3, C4 at 90.4%. Anti-dsDNA, AnuA, AC1qA are corrilated with SLEDAI scores at 
different levels.
Conclusions: Anti-dsDNA, AnuA, AC1qA are corrilated with SLEDAI scores and can be 
used to monitor disease activity in Lupus management.
Keywords: Systemic lupus erythematosus, autoantibodies, SLEDAI score.
10 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019)
LIÊN QUAN GIỮA CÁC KHÁNG THỂ KHÁNG DSDNA, NUCLEOSOME VÀ C1Q VỚI MỨC ĐỘ 
HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TRẺ EM
- Trẻ em trong độ tuổi: trên 1 tháng, dưới 
16 tuổi.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân LBĐHT thể phối hợp với 
các bệnh tự miễn khác (như viêm khớp dạng 
thấp, viêm đa cơ, xơ cứng bì, hội chứng kháng 
Phospholipid), Lupus do thuốc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả tiến cứu một loạt ca bệnh.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu:
- Trẻ Lupus tham gia nghiên cứu được hỏi 
bệnh, khám lâm sàng, đánh giá MĐHĐ theo 
thang điểm SLEDAI lần đầu tiên (T0) khi vào 
viện, lần thứ hai (T3) khoảng 3 tháng và lần 
thứ ba (T6) khoảng 6 tháng sau lần đầu tiên. 
Thang điểm SLEDAI được tính dựa trên 24 
dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm, tổng điểm 
là 105 điểm.
- Xét nghiệm máu 3 lần, mỗi lần làm các 
xét nghiệm huyết học, sinh hóa, định lượng 
C3, C4,Anti-dsDNA, AnuA, AC1qA tại ba 
thời điểm T0, T3, T6 và cùng thời điểm tính 
điểm SLEDAI. Các xét nghiệm được tiến 
hành tại Khoa Sinh hóa và Huyết học, Bệnh 
viện Nhi Trung ương. Định lượng kháng thể 
bằng kỹ thuật ELISA (indirect enzyme-linked 
immunosorbent assay) trên máy Alegria, 
Đức. Nồng độ Anti-dsDNA, AnuA, aC1qA là 
dương tính khi ≥ tương ứng lần lượt 25 U/mL, 
20 U/mL, 10 U/mL.Các phòng xét nghiệm 
này đã được công nhận tiêu chuẩn ISO.
- Chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm 
có MĐHĐ mạnh và rất mạnh (SLEDAI 
>10) và nhóm có MĐHĐ nhẹ và trung bình 
(SLEDAI≤10).
2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu: theo phần 
mềm STATA 14. So sánh các tỷ lệ lặp lại bằng 
kiểm định khi bình phương McNemar. So 
sánh trung vị lặp lại bằng kiểm định dấu hạng 
Wilcoxon. Tìm tương quan giữa các biến 
bằng hệ số tương quan Spearman.
2.2.4. Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân và 
gia đình được giải thích, tự nguyện tham 
gia nghiên cứu. Thông tin được bảo mật, chỉ 
phục vụ nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Thay đổi các dấu ấn miễn dịch theo 
thời gian
Bảng 3.1: Thay đổi tỷ lệ dương tính các dấu ấn miễn dịch theo thời gian
Dấu ấn
miễn dịch
T0
n=125(100%)
T3
n=75(100%)
T6
n=72(100%)
p
(T0-T3)
p
(T3-T6)
AnuA Pos 114(91,2) 57(76) 55(76,4) 0,013 0,125
AC1qA Pos 84(67,2) 36(48) 24(33,3) 0,000 0,189
Anti-dsDNA Pos 103(82,4) 50(66,7) 54(75) 0,023 0,754
C3 giảm 113(90,4) 30(40) 20(27,8) 0,000 0,118
C4 giảm 113(90,4) 33(44) 27(37,5) 0,000 0,07
Nhận xét: Tỉ lệ kháng thể dương tính và bổ thể giảm giảm xuống rõ rệt sau điều trị 3 tháng, 
có ý nghĩa thống kê. (Pos: Positive - dương tính).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) I 11
NGHIÊN CỨU
Bảng 3.2: Thay đổi nồng độ dấu ấn miễn dịch và điểm SLEDAI theo thời gian
Dấu ấn miễn dịch và 
SLEDAI
T0
n=125
T3
n=75
T6
n=72
p
(T0-T3)
p
(T3-T6)
AnuA (U/ml)
trung vị (min-max)
241,9
(5,7-8200)
74,3
(0,6-4200)
63,65
(2,6-5494,4) 0,000 0,018
AC1qA (U/ml)
trung vị (min-max)
14,4
(0,2-992,2)
8,5
(0,8-85,2)
7
(0,8-233,7) 0,000 0,074
Anti-dsDNA (U/ml)
trung vị (min-max)
154
(0,1-9143,4)
45,8
(0,1-4200)
66,3
(2,1-4762,2) 0,000 0.816
C3 (g/L)
trung vị (min-max)
0,354
(0,074-1,29)
0,85
(0,23-1,91)
0,92
(0,14-1,82) 0,000 0,218
C4 (g/L)
trung vị (min-max)
0,03
(0,001-0,5)
0,131
(0,006-0,55)
0,16
(0,003-0,77) 0,000 0,037
SLEDAI
mean±SD(min-max)
16,32±6,02
(2-36)
6,71±3,94
(0-18)
6,42±4,82
(0-26) 0,000 0,654
Nhận xét: Nồng độ các kháng thể giảm dần, bổ thể tăng lên, điểm SLEDAI trung bình giảm 
sau điều trị.
3.2. Liên quan giữa kháng thể với điểm SLEDAI
Bảng 3.2: Thay đổi nồng độ dấu ấn miễn dịch và điểm SLEDAI theo thời gian
Kháng thể
T0, T3, T6
SLEDAI
T0 T3 T6
≤ 10 >10 P1 ≤ 10 >10 P2 ≤ 10 >10 P3
AnuA Pos 16 98 0,008 44 12 0,032 39 16 0,016
AC1qA Pos 6 78 0,0000 28 8 0,216 14 10 0,005
Anti-dsDNA Pos 15 88 0,148 40 10 0,315 39 15 0,056
Nhận xét: Tỷ lệ AnuA dương tính luôn liên quan với mức độ điểm SLEDAI có ý nghĩa thống 
kê. Tỷ lệ AC1qA dương tính liên quan với mức độ điểm SLEDAI ở thời điểm T0, T6.Tỷ lệ Anti-
dsDNA dương tính không liên quan với mức độ điểm SLEDAI.
12 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019)
IV. BÀN LUẬN
4.1. Biến đổi các dấu ấn miễn dịch và 
điểm SLEDAI theo thời gian
Trong nghiên cứu này, các rối loạn miễn 
dịch của bệnh nhân ở thời điểm lấy vào nghiên 
cứu đều gặp với tỷ lệ khá cao: AnuA 91,2%, 
AC1qA 67,2%, Anti-dsDNA 82,4%, C3 và 
C4 giảm là 90,4%. Tỉ lệ kháng thể dương tính 
và tỷ lệ bổ thể thấp giảm rõ rệt sau điều trị 3 
tháng, có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ các rối loạn 
này vẫn còn kéo dài đến 6 tháng và không 
khác biệt so với sau 3 tháng điều trị (Bảng 
3.1). Sau điều trị, nồng độ các kháng thể giảm 
dần, bổ thể tăng dần và điểm SLEDAI trung 
bình giảm dần. Sự khác biệt nồng độ rõ rệt, 
có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng điều trị. Sau 
6 tháng điều trị, chỉ có nồng độ AnuA và C4 
tiếp tục thay đổi, khác biệt so với sau 3 tháng 
có ý nghĩa thống kê, còn các dấu ấn miễn dịch 
còn lại và điểm SLEDAI không thay đổi nhiều 
(Bảng 3.2).
Các tiêu chuẩn miễn dịch hay gặp với tỷ 
lệ cao trong nhiều nghiên cứu của các tác giả 
khác nhau phù hợp với kết quả của chúng 
tôi. Trong 50 bệnh nhân LBĐHT với 60% 
có viêm thận của Elessawia thì Anti-dsDNA 
dương tính 76% và AnuA dương tính 96% 
bệnh nhân [2]. Tần suất AC1qA ở bệnh nhân 
LBĐHT 52,6%, trong LBĐHT hoạt động 
78,4% và viêm thận Lupus cao hơn 85,7% [3]. 
Thiếu hụt bổ thể gắn liền với sự phát triển 
của bệnh LBĐHT. Nghiên cứu trên trẻ em 
châu Á, Satirapoj thấy tỷ lệ C3, C4 thấp lần 
lượt là 83% và 84% [4]. Baqui nhận thấy nồng 
độ AC1qA giảm nhưng vẫn ở mức trên bình 
thường ở 75% bệnh nhân sau 6 tháng điều trị 
[5]. MĐHĐ giảm dần sau điều trị bệnh có đáp 
ứng. Andy đánh giá một nhóm bệnh nhi thấy 
điểm SLEDAI trung bình lúc bắt đầu bị bệnh 
là 12.54±4.94, sau 1 năm SLEDAI giảm hơn 
là 10.02±4.47, P=0.32 [6]. Các nghiên cứu có 
tần suất các dấu ấn miễn dịch khác nhau có 
thể do khác biệt đặc điểm lâm sàng các nhóm 
bệnh nhân, ở thời điểm tiến triển bệnh Lupus 
khác nhau.
4.2. Liên quan giữa kháng thể với mức độ 
hoạt động bệnh
Liên quan giữa tỷ lệ kháng thể dương tính 
với mức độ điểm SLEDAI: Tỷ lệ AnuA dương 
tính liên quan với mức độ điểm SLEDAI (≤10 
hay >10) ở cả 3 lần xét nghiệm với p<0,05. Tỷ 
lệ AC1qA dương tính liên quan với mức độ 
điểm SLEDAI ở lần 1 và 3 với p<0,01, trong 
khi tỷ lệ Anti-dsDNA dương tính không liên 
quan với mức độ điểm SLEDAI ở cả 3 lần xét 
nghiệm (Bảng 3.3). Tương quan giữa nồng 
Bảng 3.4: Tương quan giữa nồng độ kháng thể với điểm SLEDAI 
Nồng độ kháng thể
T0, T3, T6
SLEDAI
T0 T3 T6
r p r p r p
AnuA 0,281 0,002 0,328 0,004 0,372 0,001
AC1qA 0,417 0,000 0,262 0,023 0,429 0,000
Anti-dsDNA 0,289 0,001 0,31 0,007 0,507 0,000
Nhận xét: Nồng độ các kháng thể đều tương quan với điểm SLEDAI có ý nghĩa thống kê ở các 
mức độ khác nhau.
LIÊN QUAN GIỮA CÁC KHÁNG THỂ KHÁNG DSDNA, NUCLEOSOME VÀ C1Q VỚI MỨC ĐỘ 
HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TRẺ EM
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) I 13
NGHIÊN CỨU
độ kháng thể với điểm SLEDAI: Nồng độ 
các kháng thể ở các lần xét nghiệm đều tương 
quan với điểm SLEDAI ở các mức độ khác 
nhau. Mức độ tương quan có ý nghĩa thống kê 
của AnuA ở lần 2 (r=0,328, p<0,01) và lần 3 
(r=0,372, p=0,001), AC1qA ở lần 1 (r=0,417, 
p<0,001) và lần 3 (r=0,429, p<0,001), Anti-
dsDNA ở lần 2 (r=0,31, p<0,01) và lần 3 
(r=0,507, p<0,001) (Bảng 3.4).
Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA có liên 
quan với MĐHĐ ở các mức độ khác nhau 
trong nhiều nghiên cứu tương tự kết quả của 
chúng tôi. Zivkovic cũng thấy bệnh nhân 
nhóm SLEDAI>10 có tỷ lệ AnuA dương tính 
cao hơn (93,75% so với 64,15%; p<0,01) và 
AC1qA dương tính cao hơn (46,87% so với 
22,64%; p<0,05) so với nhóm có SLEDAI 
0-10 [7]. Tikly nhận thấy bệnh nhân có 
AnuA hay Anti-dsDNA dương tính đều có 
điểm SLEDAI cao hơn thể hiện bệnh hoạt 
động mạnh hơn so với những người âm tính 
với các kháng thể này (p<0,05) [8]. Theo Li, 
MĐHĐ liên quan với AnuAb tốt hơn so với 
Anti-dsDNA và C3[9]. Hầu hết các nghiên 
cứu sử dụng thang điểm SLEDAI đều khẳng 
định Anti-dsDNA và AnuA có tương quan 
thuận rõ ràng với MĐHĐ. Tuy nhiên, mức độ 
tương quan của AnuA so với Anti-dsDNA có 
thể mạnh hơn hay yếu hơn tùy nghiên cứu 
[10]. Theo Abdallaa, AnuA tương quan thuận 
với SLEDAI (r = 0,36, p = 0,003) [11], trong 
khi Elessawia không tìm thấy mối tương quan 
đáng kể nào [2]. Saigal thì cho rằngAnti-
dsDNA và AnuA đều có tương quan thuận 
với điểm SLEDAI nhưng hệ số tương quan 
với Anti-dsDNA (r=0.550) mạnh hơn so với 
AnuA (r=0.332) [12]. Abdulmajid lại thấy 
AnuA tương quan mạnh nhất với MĐHĐ, cao 
hơn Anti-dsDNA. Sau 3 tháng, hệ số tương 
quan vẫn cao với AnuA (r=0,907) trong khi 
Anti-dsDNA bị mất tương quan này [13]. 
Zivkovic nghiên cứu trên cả ba kháng thể 
thấy có tương quan thuận yếu giữa SLEDAI 
với Anti-dsDNA (r =0.290; p<0,01), cao hơn 
với AnuA (r=0,443; p<0,001) và AC1qA (r= 
0,382; p<0,001) [7]. Anti-dsDNA, AnuA 
và AC1qA là các dấu ấn miễn dịch có liên 
quan với MĐHĐ ở các mức độ khác nhau 
tùy nghiên cứu, sự khác biệt có thể do các 
phương pháp xét nghiệm thương mại được 
sử dụng và do tính chất miễn dịch đa dạng 
của bệnh LBĐHT.
V. KẾT LUẬN:
Nồng độ Anti-dsDNA, AnuA và AC1qA 
thể hiện mức độ hoạt động bệnh LBĐHT, 
tương quan thuận với điểm SLEDAI ở các 
mức độ khác nhau. Theo dõi các dấu ấn miễn 
dịch này cho phép đánh giá mức độ hoạt động 
bệnh và đáp ứng điều trị.
14 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019)
LIÊN QUAN GIỮA CÁC KHÁNG THỂ KHÁNG DSDNA, NUCLEOSOME VÀ C1Q VỚI MỨC ĐỘ 
HOẠT ĐỘNG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TRẺ EM
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bizzaro N, Villalta D, Giavarina D et al (2012). Are anti-nucleosome antibodies a better 
diagnostic marker than anti-dsDNA antibodies for systemic lupus erythematosus? A 
systematic review and a study of metanalysis. Autoimmun Rev, 12(2), 97-106.
2. Elessawia DF, Mahmoud GA, El-Sawy WS et al (2018). Antinucleosome antibodies 
in systemic lupus erythematosus patients: Relation to disease activity and lupus 
nephritis. The Egyptian Rheumatologist, 4(1), 31-34.
3. Chi S, Yu Y, Shi J et al (2015). Antibodies against C1q Are a Valuable Serological 
Marker for Identification of Systemic Lupus Erythematosus Patients with Active 
Lupus Nephritis. Dis Markers, 2015, 11.
4. Rahman SA, Islam MI, Talukder MK et al (2014). Presentation of Childhood 
Systemic Lupus Erythematosus in a Tertiary Care Hospital. Bangladesh Journal of 
Child Health, 38(3), 124-129.
5. Baqui MN, Akhter S, Kabir E et al (2016). A clinicopathological study on lupus 
nephritis; experience of 34 cases from Bangladesh. J Nephropharmacol, 5(1), 19-23.
6. Andy SK, Kandasamy E (2018). Clinical profile of systemic lupus erythematosus 
among children less than 12 years Int J Contemp Pediatr, 5(2), 343-349.
7. Zivkovic V, Stankovic A, Cvetkovic T et al (2014). Anti-dsDNA, anti-nucleosome 
and anti-C1q antibodies as disease activity markers in patients with systemic lupus 
erythematosus. Srp Arh Celok Lek, 142(7-8), 431-436.
8. Tikly M, Gould T, Wadee AA et al (2007). Clinical and serological correlates of 
antinucleosome antibodies in South Africans with systemic lupus erythematosus. 
Clin Rheumatol, 26(12), 2121-2125.
9. Li T, Prokopec SD, Morrison S et al (2015). Anti-nucleosome antibodies outperform 
traditional biomarkers as longitudinal indicators of disease activity in systemic lupus 
erythematosus. Rheumatology, 54(3), 449-457.
10. Fu SM, Dai C, Zhao Z et al (2015). Anti-dsDNA Antibodies are one of the many 
autoantibodies in systemic lupus erythematosus. F1000Res, 4(F1000 Faculty Rev),7.
11. Abdallaa MA, Elmoftya SA, Elmaghraby AA et al (2018). Anti-nucleosome 
antibodies in systemic lupus erythematosus patients: Relation to anti-double stranded 
deoxyribonucleic acid and disease activity. The Egyptian Rheumatologist, 40(1), 29-
33.
12. Saigal R, Goyal LK, Agrawal A et al (2013). Anti-nucleosome antibodies in patients 
with systemic lupus erythematosus: potential utility as a diagnostic tool and disease 
activity marker and its comparison with anti-dsDNA antibody. J Assoc Physicians 
India, 61(6), 372-377.
13. Abdulmajid A, Allawi A, Alwan S et al (2018). Role of Anti-Nucleosome Antibodies 
in Diagnosis and Evaluation of both Disease Activity and Response to Therapy in 
Lupus Nephritis, J. Pharm. Sci. & Res., 10(2),425-429.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2019) I 15

File đính kèm:

  • pdflien_quan_giua_cac_khang_the_khang_dsdna_nucleosome_va_c1q_v.pdf