Liên kết “bốn nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp - Biện pháp thúc đẩy phát triển bền vững

TÓM TẮT

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển mạnh, trong đó chăn nuôi

gà công nghiệp phát triển với tốc độ cao trên phạm vi cả nước, nổi bật nhất là khu vực Đông Nam

bộ. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng nhiều phen khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra lên xuống thất

thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ Để thực

hiện chủ trương của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, tạo

ra nhiều sản phẩm theo hướng có lợi, đồng thời giúp ngành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển

bền vững (PTBV), cần nghiên cứu các hình thức hợp tác trong chuỗi liên kết chăn nuôi nhằm phát

triển hiệu quả và bền vững. Bài viết này tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ trong liên kết

“bốn nhà” (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà chăn nuôi, Nhà khoa học).

pdf 10 trang phuongnguyen 520
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết “bốn nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp - Biện pháp thúc đẩy phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết “bốn nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp - Biện pháp thúc đẩy phát triển bền vững

Liên kết “bốn nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp - Biện pháp thúc đẩy phát triển bền vững
61
Liên kết “bốn nhà” . . .
LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG CHĂN NUÔI GÀ CÔNG 
NGHIỆP - BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 Vòng Thình Nam*
TÓM TẮT
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển mạnh, trong đó chăn nuôi 
gà công nghiệp phát triển với tốc độ cao trên phạm vi cả nước, nổi bật nhất là khu vực Đông Nam 
bộ. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng nhiều phen khốn đốn do giá đầu vào, đầu ra lên xuống thất 
thường, làm cho họ lỗ nặng, có nơi, có lúc phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ Để thực 
hiện chủ trương của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, tạo 
ra nhiều sản phẩm theo hướng có lợi, đồng thời giúp ngành chăn nuôi gà công nghiệp phát triển 
bền vững (PTBV), cần nghiên cứu các hình thức hợp tác trong chuỗi liên kết chăn nuôi nhằm phát 
triển hiệu quả và bền vững. Bài viết này tập trung vào việc phân tích các mối quan hệ trong liên kết 
“bốn nhà” (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà chăn nuôi, Nhà khoa học). 
Từ khóa: liên kết “bốn nhà”, chăn nuôi gà công nghiệp, phát triển bền vững
 “FOUR PARTY” LINKS IN BREEDING INDUSTRIAL CHICKEN – 
SOLUTION TO PROMOTE SUSTAINABLE DEVELOPMENT
ABSTRACT
In recent years, our livestock breeding industry has grown very fast, in which industrial 
chicken breeding has high growth across the country, especially in South East Region. However, 
the breeders have faced so many difficulties in business due to fluctuation of input and output costs. 
These reasons cause big financial loss, in some place, lead to shut down the farms, or business close 
out In order to implement Government strategies of structure shifting in argiculture from planting 
to breeding, creating more value added products as well as support livestocks breeding grow 
sustainably, intensive research on partnership and cooperation in supply chain are required. Doing 
this will help to develop breeding industrial chicken effectively and sustainable. This article focuses 
on the analysis of the relationship of the “four party” (State, businesses, Producers, Scientist).
Keywords: “Four party” links, Breeding industrial chicken, Sustainable development
* GV. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345
62
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. Đặt vấn đề 
Chủ trương của Nhà nước về mô hình 
liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp đã được 
nhiều địa phương thực hiện trong thời gian 
gần đây. Mặc dù chưa thật hoàn hảo, song 
mô hình này cũng đã mang lại hiệu quả khả 
quan cho nhiều địa phương như: các Hợp tác 
xã (HTX) trồng lúa ở huyện Vĩnh Lợi, huyện 
Giá Rai tỉnh Bạc Liệu [7], HTX Hàm Minh 
tỉnh Bình Thuận trồng Thanh Long xuất khẩu, 
HTX Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền 
Giang [6] Tuy nhiên, đa số các địa phương 
chỉ mới áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà” 
vào lĩnh vực trồng trọt mà chưa áp dụng rộng 
rãi cho các lĩnh vực khác như: chăn nuôi, làng 
nghề truyền thống, cây cảnh Thực hiện chủ 
trương của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu nông 
nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển 
chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa, tiến 
tới phát triển bền vững (PTBV) [2], cần nhân 
rộng mô hình liên kết “bốn nhà” vào lĩnh vực 
chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gà công nghiệp 
là ngành có tiềm năng phát triển mạnh và phát 
triển bền vững nhưng những năm vừa qua gặp 
không ít khó khăn. Tuy nhiên, khi áp dụng 
mô hình này vào chăn nuôi cần có những xem 
xét điều chỉnh cho phù hợp với tính chất đặc 
thù của ngành để đạt được hiệu quả cao nhất 
nhằm giúp ngành này phát triển hiệu quả, ổn 
định tiến tới PTBV.
Bảng 1.1: Tỉ trọng gà công nghiệp so với tổng đàn ở Đông nam bộ và cả nước (2010-2014)
ĐỊA 
PHƯƠNG
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng 
số
Gà 
CN
Tỷ trọng 
(%)
Tổng 
số
Gà 
CN
Tỷ trọng 
(%)
Tổng 
số
Gà 
CN
Tỷ trọng 
(%)
Tổng 
số
Gà 
CN
Tỷ trọng 
(%)
Tổng 
số
Gà 
CN
Tỷ trọng 
(%)
Cả nước 218,2 102,7 47.1 232,7 60,0 25.8 223,7 61,5 27 231,7 71,8 30 246,1 73,3 30
Đông 
Nam bộ
18,738 10,91 58.0 21,8 13,0 59.5 21,4 14,2 67 23,1 19,2 80 28,1 20,4 70
Số liệu từ Cục Chăn Nuôi (Văn phòng phía nam)
Từ năm 2010 đến 2014, tổng đàn gà nói 
chung trên cả nước tăng từ 218,201 triệu con 
lên 246,028 triệu con. Đàn gà CN trên cả nước 
giảm từ 102,712 triệu con xuống 73,274 triệu 
con. Vì vậy, tỷ trọng gà CN so với tổng đàn 
cả nước giảm từ 47,07% năm 2010 xuống còn 
29,78% năm 2014. Ngược lại, khu vực Đông 
Nam bộ có tốc độ tăng rất nhanh, đến tháng 
10/2014 số lượng gà công nghiệp ở Đông 
Nam bộ đạt 20,377 triệu con, chiếm 72,6% 
so với tổng đàn gà nói chung của vùng này. 
Tốc độ tăng trong 4 năm, từ 2010 đến 2014 là 
87,6%. Nếu tính trung bình cộng thì mỗi năm 
tăng 21,9%/năm; Nếu tính trung bình nhân thì 
mỗi năm tăng 17,03%. Như vậy, tốc độ phát 
triển gà công nghiệp trên cả nước và Đông 
Nam bộ có sự khác biệt rất lớn. Điều đó cho 
thấy sự phát triển không ổn định, do những 
năm vừa qua ngành chăn nuôi gặp nhiều khó 
khăn và tình trạng này có thể tồn tại trong thời 
gian tới. Từ đó, đòi hỏi phải có giải pháp để 
giúp ngành chăn nuôi này phát triển ổn định, 
hướng tới PTBV. Và mô hình liên kết “bốn 
nhà” là vấn đề cần được xem xét áp dụng cho 
ngành chăn nuôi gà công nghiệp.
2. Khái quát về phát triển bền vững 
chăn nuôi gà công nghiệp
2.1. Khái niệm phát triển bền vững chăn 
nuôi gà công nghiệp
Qua nghiên cứu các khái niệm Phát triển 
bền vững, khái niệm chăn nuôi gà công nghiệp, 
tác giả đề xuất khái niệm Phát triển bền vững 
63
Liên kết “bốn nhà” . . .
chăn nuôi gà công nghiệp: “Phát triển bền 
vững chăn nuôi gà công nghiệp là quá trình 
phát triển ổn định, hài hòa, có gắn kết các nội 
dung giữa phát triển kinh tế với phát triển xã 
hội và môi trường phù hợp với thể chế trong 
chăn nuôi gà công nghiệp. Sự phát triển đó đòi 
hỏi đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không 
làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng 
nhu cầu phát triển chăn nuôi gà công nghiệp 
trong tương lai”.
Theo đó, PTBV chăn nuôi gà công nghiệp 
phải đảm bảo ổn định, bền vững về kinh tế, 
về xã hội và bảo vệ môi trường trong hiện tại 
đồng thời không làm ảnh hưởng đến sự phát 
triển của thế hệ tương lai.
2.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững 
ngành chăn nuôi
Dân số thế giới tăng nhanh, đã làm nhu 
cầu về lương thực và thực phẩm tăng lên. 
Từ đó, đòi hỏi cần phải phát triển nhanh các 
ngành nông nghiệp có năng suất cao, trong 
đó có chăn nuôi, bởi chăn nuôi có thể tạo ra 
khối lượng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với 
trồng trọt trên cùng một đơn vị diện tích và 
trong cùng một khoảng thời gian. Mặt khác, 
sản phẩm chăn nuôi cũng mang lại giá trị dinh 
dưỡng cao.
Ngoài ra, ngành này còn có thể tận dụng 
được những loại thực phẩm thứ cấp mà con 
người không dùng hoặc không thể dùng được 
nữa để làm nguồn nguyên liệu chế biến thức 
ăn cho vật nuôi như các loại ngũ cốc, các loại 
phụ phẩm của những qui trình sản xuất thực 
phẩm, các loại cá tôm phế phẩm, phụ phẩm, 
vỏ sò những thứ đó nếu không được chế 
biến làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thì có 
thể gây ô nhiễm môi trường và phải tốn kém 
chi phí xử lý. Do vậy phát triển chăn nuôi rất 
có ý nghĩa về mặt kinh tế do có thể khai thác 
và tận dụng các loại kể trên.
Song song với chuỗi giá trị mang lại, ngành 
chăn nuôi tạo ra rất nhiều việc làm liên quan 
trong các ngành: sản xuất con giống, chế biến 
thức ăn, dịch vụ thú ý, sản xuất thiết bị, dụng 
cụ cho chuồng trại, thu gom sản phẩm chăn 
nuôi, chế biến, tiêu thụ phát triển theo. Như 
vậy, ngành chăn nuôi có tính lan tỏa lớn, phát 
triển ngành này sẽ làm các ngành liên quan 
khác phát triển theo, từ đó có thể tạo ra nhiều 
việc làm cho người lao động, góp phần ổn định 
xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 
2.3. Nội dung phát triển bền vững trong 
chăn nuôi gà công nghiệp
Phát triển bền vững trong nông nghiệp 
hay trong chăn nuôi gà công nghiệp cũng dựa 
trên lý thuyết và nội dung phát triển bền vững 
chung, bao gồm: 
 y Phát triển bền vững về mặt kinh tế, 
 y Phát triển bền vững về mặt xã hội, 
 y Phát triển bền vững về mặt môi trường, 
Tuy nhiên, ngoài những nội dung trên 
PTBV chăn nuôi gà công nghiệp còn chịu sự 
tác động quan trọng của Thể chế chính sách.
Hình 2.1. Mô hình PTBV chăn nuôi gà công 
nghiệp do tác giả đề xuất
Theo Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm 
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp 
- TAC/CGIAR, đã định nghĩa phát triển nông 
nghiệp bền vững như sau: “Nông nghiệp bền 
vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài 
nguyên nông nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu 
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
của con người đồng thời cải tiến chất lượng 
môi trường và gìn giữ được tài nguyên nhiên 
nhiên”. [5]
Như vậy, trong nông nghiệp nói chung và 
chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng, người ta 
có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để 
thay cho việc sử dụng dùng thuốc, hóa chất 
nhằm hướng tới phát triển bền vững:
 y Chọn giống cho năng suất cao đồng thời 
kháng bệnh tốt cho vật nuôi 
 y Sử dụng thức ăn sạch, an toàn để chăn 
nuôi, tạo ra sản phẩm tốt, an toàn 
 y Sử dụng các biện pháp sinh học để diệt 
phòng ngừa và trị bệnh cho vật nuôi.
 y Sử dụng công nghệ tiên tiến giảm thiểu 
bệnh dịch, hạn chế lây nhiễm cho vật nuôi
 y Nghiên cứu và áp dụng qui trình chăn 
nuôi hợp lý, khoa học để có sản phẩm chất 
lượng cao, hiệu quả
 y Hoặc có thể kết hợp các biện pháp 
trên với việc sử dụng thuốc, hóa chất một 
cách hạn chế nhằm giảm thiểu tác hại đối 
với môi trường.
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến 
PTBV chăn nuôi gà công nghiệp
Có rất nhiều nhân tố tác động đến phát triển 
bền vững chăn nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên, 
qua quá trình nghiên cứu tác giả rút ra một số 
nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quá 
trình chăn nuôi gà công nghiệp như sau:
 y Vốn đầu tư
 y Nguồn cung ứng đầu vào: Con giống; 
Thức ăn chăn nuôi; Chăm sóc thú y; Công 
nghệ, thiết bị chăn nuôi
 y Thị trường tiêu thụ
 y Nhân sự trong chăn nuôi 
 y Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, 
đường giao thông
 y Chính sách quản lý, phát triển ngành 
chăn nuôi
 y Chính sách xuất nhập khẩu gia cầm và 
các sản phẩm thay thế
Tùy theo từng giai đoạn và tùy theo từng 
địa phương mà các nhân tố trên có mức tác 
động có thể khác nhau đến chăn nuôi gà 
công nghiệp.
3. Nội dung quan hệ trong liên kết 
“Bốn nhà”
Để thúc đẩy ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp tiến tới PTBV, rất cần mối quan hệ liên 
kết “bốn nhà” mà Nhà nước đã chủ trương 
thực hiện qua việc ban hành quyết định số 
80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 “Về chính 
sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá 
thông qua hợp đồng”[1] và Quyết định số 
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 “Về chính 
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết 
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng 
cánh đồng lớn”[3]. Trong thời đại ngày nay, 
phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, chuyên 
môn hóa ngày càng sâu, vì vậy để một công 
việc hay một quá trình sản xuất nào đó đạt 
kết quả tốt đòi hỏi phải có sự liên kết phối 
hợp giữa những chủ thể có liên quan với nhau 
một cách chặt chẽ. Cụ thể, mối liên kết “bốn 
nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp là: Nhà 
nước, Nhà chăn nuôi, Nhà Doanh nghiệp và 
Nhà Khoa học. “Bốn nhà” này quan hệ với 
nhau trên các mặt, các khâu trong suốt quá 
trình chăn nuôi gà công nghiệp.
65
Liên kết “bốn nhà” . . .
Như vậy, mối liên kết này tạo ra sự ổn 
định cho công việc kinh doanh và chăn nuôi 
cho cả hai bên. Ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp thường không ổn định, đã tạo ra 
nhiều khó khăn cho Người chăn nuôi cũng 
như cho các Doanh nghiệp kinh doanh trong 
cùng lĩnh vực, nếu tham gia vào mối liên kết 
này và các bên gắn bó chặt chẽ với nhau sẽ 
tạo ra sự ổn định và mang lại nhiều lợi ích 
cho chính bản thân họ và tạo sự phát triển ổn 
định cho toàn ngành.
Trong thực tế mối liên kết giữa Doanh 
nghiệp và Nông dân cũng đã nảy sinh nhiều 
vấn đề bất cập mà đòi hỏi các bên phải nhìn 
lại, đồng thời các định chế khác có liên quan 
(Cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa 
phương, hợp tác xã) phải có trách nhiệm 
kiểm tra, giám sát, chế tài Mâu thuẫn trong 
mối liên kết thường nảy sinh: Người nông 
dân cho rằng Doanh nghiệp cung cấp các sản 
phẩm đầu vào không đảm bảo chất lượng như 
hợp đồng đã ký kết, còn Doanh nghiệp lại cho 
rằng sản phẩm của Nông dân cũng “có vấn 
đề” nên không chịu tiêu thụ, nhất là những 
lúc giá cả thị trường xuống thấp họ tìm cách 
chê bai để né tránh mua hàng với giá cao [4]. 
Sơ đồ 3.1. Quan hệ liên kết “bốn nhà”
3.1. Liên kết giữa Doanh nghiệp với 
Người chăn nuôi gà công nghiệp
Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Người 
chăn nuôi bao gồm các nội dung công việc 
cụ thể như: Doanh nghiệp cung cấp các yếu 
tố đầu vào của quá trình chăn nuôi gà công 
nghiệp như: Vốn, con giống, thức ăn chăn 
nuôi, thuốc thú y và thu mua gà thương 
phẩm để giết mổ bán ra thị trường hoặc làm 
nguyên liệu chế biến thành nhiều sản phẩm 
khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng và 
phong phú cho người tiêu dùng. Mối quan hệ 
này càng gắn bó, càng chặt chẽ thì quá trình 
chăn nuôi càng ổn định, hiệu quả liên kết càng 
cao cho cả hai bên. Người chăn nuôi yên tâm 
vì đã có Doanh nghiệp giúp mình cung ứng 
đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Ngược lại, Doanh 
nghiệp vừa bán được các sản phẩm của mình 
cho Người chăn nuôi (con giống, thức ăn, 
thuốc thú y), đồng thời có nguồn nguyên 
liệu ổn định và tin cậy để giết mổ và chế biến 
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mối 
quan hệ trên được thực hiện thông qua hợp 
đồng ký kết giữa hai bên trước khi bước vào 
lứa chăn nuôi hoặc có thể trước khi chuẩn bị 
xây dựng chuồng trại để chăn nuôi. 
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Tình trạng phá vỡ hợp đồng giữa hai bên 
thường xuyên xảy ra do chạy theo những 
lợi ích trước mắt: Người nông dân với lối tư 
duy theo kiểu sản xuất nhỏ, chỉ thấy lợi trước 
mắt không tính đến lợi ích lâu dài nên chưa 
đề cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Còn 
Doanh nghiệp cũng làm ăn theo kiểu “ăn xổi 
ở thì”, chạy theo lợi nhuận, chối bỏ trách 
nhiệm, thậm chí “ép giá” nông dân khi vào 
vụ thu hoạch giá xuống. Từ đây cho thấy rất 
cần có cơ chế để đảm bảo việc thực hiện hợp 
đồng của hai bên.
3.2. Liên kết giữa Nhà khoa học với 
Người chăn nuôi gà công nghiệp
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, Nhà 
khoa học giúp Người chăn nuôi rất nhiều việc, 
từ phát hiện các loại bệnh của gà cho đến con 
giống, quy trình chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc 
thú y, công nghệ thiết bị chăn nuôi nhằm 
giúp Người chăn nuôi nâng cao năng suất và 
hiệu quả chăn nuôi. Chẳng hạn, Nhà khoa học 
nghiên cứu đưa các loại giống mới cho năng 
suất cao hơn, kháng bệnh tốt hơn, tạo ra sản 
phẩm chất lượng hơn; hay họ tìm ra qui trình 
chăn nuôi có nhiều ưu việt giúp gà nhanh lớn, 
tiết kiệm thức ăn; hoặc Nhà khoa học nghiên 
cứu ứng dụng công nghệ thiết bị mới vào chăn 
nuôi gà công nghiệp như công nghệ sử dụng 
đệm lót sinh học, công nghệ chuồng kín với 
nhiều ưu điểm mà hiện nay đang được sử 
dụng Các hoạt động của Nhà khoa học giúp 
Người chăn nuôi có thể xem như hoạt động 
cung cấp dịch vụ có chi phí (chia sẻ lợi ích với 
người chăn nuôi) và dịch vụ miễn phí (chỉ hỗ 
trợ), nhằm giúp Người chăn nuôi đạt hiệu quả 
cao hơn. Ngược lại, Người chăn nuôi có thể 
cung cấp môi trường thực nghiệm cho Nhà 
khoa học, giúp họ có điều kiện để nghiên cứu, 
thử nghiệm thực tế các đề tài nghiên cứu khoa 
học về chăn nuôi gà. 
Như vậy, mối liên kết này mang lại nhiều 
lợi ích cho cả hai bên. Người chăn nuôi có thể 
có được con giống tốt, công nghệ tiên tiến, 
qui trình chăn nuôi ưu việt để chăn nuôi gà 
công nghiệp với hiệu quả cao hơn. Còn Nhà 
khoa học có thể có thu nhập do chuyển giao 
kết quả nghiên cứu, khoa học công nghệ; công 
trình nghiên cứu của họ có nơi để ứng dụng 
Nói chung hai bên liên kết để tạo ra lợi ích và 
cùng nhau chia sẻ lợi ích đó.
Trong thực tế lĩnh vực trồng trọt, mối liên 
kết giữa Người nông dân và Nhà khoa học 
còn mờ nhạt vì quyền lợi của Nhà khoa học 
không được thể hiện rõ ràng mà dường như 
hoạt động của họ chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ 
miễn phí nên họ không có động lực để tham 
gia vào mối liên kết. Nếu không có sự tham 
gia của các Nhà khoa học mà chỉ dựa vào các 
sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Nông dân thì 
sự phát triển về mặt khoa học rất chậm và 
hiệu quả rất hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt ra 
đối với mối liên kết giữa Người chăn nuôi và 
Nhà khoa học trong ngành chăn nuôi gà công 
nghiệp là làm sao để có được mối quan hệ gắn 
kết chặt chẽ thông qua quan hệ rõ ràng về mặt 
lợi ích của hai bên.
3.3. Liên kết giữa Nhà nước với Người 
chăn nuôi gà công nghiệp
Nhà nước quan hệ trực tiếp với Người 
chăn nuôi thông qua thể chế chính sách vĩ mô 
đối với ngành và khu vực địa phương, đồng 
thời quan hệ gián tiếp với Người chăn nuôi 
thông qua việc chi phối toàn bộ các mối quan 
hệ liên kết trong xã hội đối với ngành chăn 
nuôi gà công nghiệp. Mối quan hệ trực tiếp 
của Nhà nước với người chăn nuôi thể hiện 
qua các hoạt động: Qui hoạch ngành chăn 
nuôi gà công nghiệp và các ngành phụ trợ, 
ban hành chính sách quản lý ngành chăn nuôi, 
ban hành chính sách thu hút đầu tư vào ngành 
67
Liên kết “bốn nhà” . . .
chăn nuôi gà công nghiệp và các ngành phụ 
trợ khác. Trong từng giai đoạn, Nhà nước 
còn có thể có những chính sách hỗ trợ đối 
với ngành chăn nuôi gà công nghiệp để giúp 
ngành này phát triển như: 
- Ưu đãi vốn, tín dụng
- Chăm sóc thú y 
- Cơ sở hạ tầng
- Hợp tác quốc tế 
Đối với quan hệ gián tiếp với Người chăn 
nuôi, Nhà nước ban hành cơ chế kiểm tra, 
giám sát và xử lý đối với các mối quan hệ 
giữa Người chăn nuôi với Doanh nghiệp; 
giữa người chăn nuôi với Nhà khoa học. 
Ngoài ra, Nhà nước còn chi phối cả những 
mối quan hệ hàng ngang giữa các trang trại 
chăn nuôi với nhau, các hoạt động của các 
hiệp hội chăn nuôi 
Trong mối quan hệ với Nhà nước, Người 
chăn nuôi sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ thể 
chế và chính sách trực tiếp cũng như gián tiếp. 
Trong từng giai đoạn, Nhà nước có những 
chính sách hỗ trợ trực tiếp về vốn, tín dụng, 
thú y, những hỗ trợ từ kết quả hợp tác quốc 
tế và những chính sách gián tiếp thông qua 
cơ chế chính sách đối với các ngành phụ trợ 
có liên quan như: sản xuất con giống, thức ăn 
chăn nuôi, thiết bị chuồng trại, thuốc thú y; 
ngành thương mại như: chính sách xuất nhập 
khẩu; chính sách cơ sở hạ tầng, truyền thông 
Ngược lại, ngành chăn nuôi gà công nghiệp 
phát triển sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước: 
tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội, tạo 
việc làm cho người lao động, góp phần ổn định 
cuộc sống dân cư, ổn định an ninh trật tự xã hội 
và nộp ngân sách Nhà nước nói chung góp 
phần làm cho xã hội phồn vinh và phát triển.
Thực tế mối quan hệ giữa Nhà nước với 
Nông dân trong liên kết “4 nhà” ở Đồng bằng 
sông Cửu Long cũng có nhiều vấn đề tồn tại, 
Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ chức năng 
của mình [4]. Từ công tác qui hoạch cho đến 
các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ Nông dân 
sản xuất nông nghiệp đều chưa làm được 
đầy đủ để khơi dậy tiềm năng của vùng nông 
nghiệp có nhiều thế mạnh nhất nước. Từ đó, 
vấn đề đặt ra đối với mối liên kết giữa Nhà 
nước với Người chăn nuôi trong chăn nuôi gà 
công nghiệp là cần có sự quan tâm hơn nữa 
của Nhà nước trong các tác động trực tiếp 
cũng như gián tiếp đối với Người chăn nuôi 
trên các phương diện.
4. Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu 
quả các mối liên kết 
4.1. Quan điểm
 y Để có thể tiến tới thực hiện mô hình liên 
kết “bốn nhà” trong chăn nuôi gà công nghiệp, 
trước hết rất cần Nhà nước có chủ trương và 
chính sách tương tự như đối với ngành trồng 
trọt. Vì chăn nuôi cũng là ngành thuộc lĩnh 
vực nông nghiệp nên cần được quan tâm như 
trồng trọt.
 y Vì chăn nuôi gà công nghiệp có qui 
mô lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa nên vấn 
đề thị trường và tiêu thụ rất quan trọng, cần 
có sự tham gia của các bên trong liên kết để 
thực hiện chuỗi giá trị. Do vậy, cần được 
áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà” tương 
tự như cánh đồng lớn đã và đang được thực 
hiện ở nhiều nơi. 
 y Nếu mô hình liên kết “bốn nhà” trong 
chăn nuôi gà công nghiệp có hiệu quả cao, 
có thể nhân rộng ra cho các ngành chăn 
nuôi khác. 
4.2. Giải pháp 
Từ những vấn đề tồn tại của mô hình liên 
kết “bốn nhà” tại các địa phương trong thời 
gian vừa qua [4], chúng ta cần có những giải 
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình 
này đối với chăn nuôi gà công nghiệp như sau: 
68
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
	Về phía Nhà nước
Với vai trò chủ đạo chi phối trực tiếp và 
gián tiếp các mối quan hệ trong mô hình liên 
kết “bốn nhà”, Nhà nước cần có chủ trương và 
chính sách cụ thể đối với các vấn đề liên quan 
đến hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp:
 y Có chính sách qui hoạch đồng bộ và 
nhất quán từ Trung ương đến địa phương đối 
với ngành chăn nuôi gà công nghiệp và các 
ngành phụ trợ: sản xuất con giống, thức ăn 
chăn nuôi, thiết bị chuồng trại, thu mua giết 
mổ công nghiệp, chế biến nhiều sản phẩm 
mới từ gà công nghiệp, dự trữ sản phẩm nhằm 
ổn định thị trường tiêu thụ.
 y Hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng cho ngành 
chăn nuôi gà công nghiệp.
 y Có chính sách khuyến khích để thu hút 
doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi gà công 
nghiệp cũng như các ngành phụ trợ cho chăn 
nuôi gà công nghiệp.
 y Khuyến khích tạo chuỗi giá trị trong 
ngành chăn nuôi để ổn định hoạt động chăn 
nuôi gà công nghiệp vốn là ngành có nhiều 
bấp bênh trong những năm vừa qua.
 y Tổ chức đào tạo nhân sự cho chăn nuôi 
gà công nghiệp.
 y Có chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng 
kỹ thuật cho chăn nuôi nhất là điện.
 y Khuyến khích hoạt động bảo hiểm đối 
với chăn nuôi gà công nghiệp.
 y Chủ trương hướng tới xuất khẩu sản 
phẩm chăn nuôi, nhất là gà công nghiệp để 
ngay từ bây giờ Người chăn nuôi hình thành 
tư duy thị trường và hướng tới xuất khẩu trong 
hoạt động chăn nuôi.
 y Tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế về 
sản xuất giống và công nghệ chăn nuôi.
 y Có biện pháp bảo hộ linh hoạt và hữu 
hiệu ngành chăn nuôi gia cầm trong bối cảnh 
hội nhập. Về mặt tổ chức, Nhà nước cũng cần:
- Khuyến khích tổ chức các hình thức 
quan hệ hợp tác trong chăn nuôi như: Trang 
trại hoặc nhóm trang trại, hợp tác xã chăn 
nuôi, tổ hợp tác để có qui mô chăn nuôi lớn, 
từ đó dễ triển khai các hoạt động, dễ đặt hàng 
nghiên cứu với các Nhà khoa học.
- Khuyến khích các “Nhà” tham gia liên 
kết bằng các chính sách hỗ trợ và tạo hành 
lang pháp lý để ràng buộc chặt chẽ các bên 
tham gia trong liên kết “bốn nhà”. Có khuyến 
khích và có chế tài cụ thể. 
- Tổ chức hoạt động truyền thông thông 
tin về nhu cầu sản phẩm chăn nuôi, về cung 
ứng, về các hoạt động trên thị trường
	Về phía Người chăn nuôi
Người chăn nuôi là chủ thể trung tâm 
trong mối quan hệ liên kết “bốn nhà”, vì họ 
là người tạo ra sản phẩm trong quá trình liên 
kết. Để thực hiện vai trò quan trọng này nhằm 
nâng cao hiệu quả của mô hình liên kết, Người 
chăn nuôi cần phải quán triệt:
 y Có tư duy thị trường trong chăn nuôi 
gà công nghiệp. Phải xem sản phẩm chăn 
nuôi là để bán ra thị trường nhằm đáp ứng 
và thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước 
và xuất khẩu.
 y Xây dựng văn hóa đạo đức trong chăn 
nuôi gà công nghiệp. Không bỏ chất cấm vào 
thức ăn làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu 
dùng. 
 y Nâng cao trách nhiệm cam kết trong các 
hợp đồng ký kết với các bên tham gia trong 
mối liên kết “bốn nhà”. Vì lợi ích lâu dài chứ 
không phải lợi ích trước mắt.
 y Nâng cao nhận thức để sẵn sàng tiếp cận 
với khoa học công nghệ, với các tiêu chuẩn 
mới ngày càng cao của thị trường.
 y Mở rộng quan hệ với cộng đồng chăn 
nuôi gà công nghiệp. Cụ thể, với các trang 
trại, hợp tác xã, hiệp hội để trao đổi thông 
69
Liên kết “bốn nhà” . . .
tin, để có tiếng nói chung cũng như bảo vệ 
quyền lợi cho nhau. 
 y Tuân thủ các qui định của pháp luật về 
thuế, về môi trường trong chăn nuôi, kể cả 
những khoản ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước. 
	Về phía Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng 
trong mô hình liên kết “bốn nhà”, bởi Doanh 
nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào và bao 
tiêu sản phẩm đầu ra cho Người chăn nuôi 
nên kết quả của quá trình chăn nuôi phụ thuộc 
vào chiến lược kinh doanh, năng lực lãnh đạo 
và quan trọng là thái độ hợp tác của họ trong 
mối liên kết. Để có thể mang lại hiệu quả cao 
cho quá trình liên kết, Doanh nghiệp cần phải:
 y Có đủ năng lực về nhân sự, về tài chính, 
về kỹ thuật và đặc biệt có đủ năng lực dự báo 
nhu cầu thị trường cũng như hoạt động trên 
thị trường chăn nuôi gà công nghiệp. Bản 
thân Doanh nghiệp có thể không kham nổi 
tất cả các yếu tố đầu vào và các hoạt động ở 
đầu ra: thu mua, giết mổ, chế biến và tiêu thụ 
nhưng Doanh nghiệp phải kết hợp với Doanh 
nghiệp khác hoặc tổ chức được chuỗi giá trị 
liên kết nhằm tạo ra sự ổn định trong toàn bộ 
hoạt động chăn nuôi, từ đó mang lại lợi ích 
cho các bên tham gia liên kết chuỗi. 
 y Có tâm huyết và thái độ hợp tác tốt 
với các bên tham gia, nhất là đối với Người 
chăn nuôi để đảm bảo quyền lợi cho Người 
chăn nuôi cũng như cho chính bản thân mình. 
Hướng đến kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận 
lâu dài, không phải theo kiểu “ăn xổi ở thì”. 
 y Có chiến lược kinh doanh lâu dài, kết 
hợp chặt chẽ với Người chăn nuôi để giữ 
được lượng khách hàng ổn định, tạo nguồn 
nguyên liệu ổn định, tạo chuỗi giá trị liên kết, 
xây dựng thương hiệu, khai thác thị trường cũ 
và tìm kiếm thị trường mới với năng lực cạnh 
tranh cao. 
 y Có chiến lược mở rộng qui mô công ty 
bằng cách tạo điều kiện cho Người chăn nuôi 
góp vốn, mua cổ phần để họ trở thành cổ đông 
của Doanh nghiệp, nhằm tăng thêm sự gắn 
bó của đôi bên. Mặt khác, tăng qui mô kinh 
doanh, doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng 
hoạt động kinh doanh liên quan.
	Về phía Nhà Khoa học
Nhà khoa học tham gia vào mô hình liên 
kết với tư cách là một bên cung cấp dịch vụ 
(có phí hoặc miễn phí) giúp người chăn nuôi 
có công nghệ hiện đại, quy trình chăn nuôi 
hiệu quả để tăng hiệu quả chăn nuôi gà 
công nghiệp. Vì vậy, Nhà khoa học cần phải:
 y Chủ động tham gia vào mô hình liên kết, 
chủ động nghiên cứu để tìm ra con giống tốt, 
công nghệ tiên tiến, quy trình tối ưu cho 
Người chăn nuôi.
 y Can thiệp kịp thời khi chăn nuôi gặp sự 
cố, các loại dịch bệnh lạ, điều kiện thời tiết 
thay đổi nhằm giúp Người chăn nuôi tránh 
thiệt hại.
 y Cung cấp các kết quả nghiên cứu khoa 
học có tính khả thi cao cho Người chăn nuôi 
để có thể ứng dụng vào thực tiễn dễ dàng 
nhanh chóng.
 y Tổ chức huấn luyện, chuyển giao kỹ 
thuật mới cho Người chăn nuôi và công 
nhân của họ, giúp họ nắm bắt nhanh chóng 
và hiệu quả.
 y Đề nghị mức thù lao hợp lý cho công 
việc hoặc kết quả nghiên cứu của mình để vừa 
đảm bảo thu nhập của Nhà khoa học, đồng 
thời cũng phù hợp với mức chi phí mà Người 
chăn nuôi có thể chấp nhận được hoặc chia sẻ 
lợi ích hợp lý cho cả đôi bên.
5. Kết luận
Trong thời đại ngày nay, cùng với đặc 
điểm, điều kiện và xu hướng hội nhập của 
nước ta, việc áp dụng mô hình liên kết “bốn 
70
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nhà” vào nông nghiệp nói chung và chăn nuôi 
gà công nghiệp nói riêng là xu hướng tất yếu, 
để giúp các ngành này phát triển nhanh, tiến 
tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá 
trình thực hiện, vẫn còn những vấn đề phát 
sinh ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình liên 
kết. Để có được kết quả liên kết tốt hơn, các 
bên tham gia phải chủ động thực hiện những 
vấn đề cam kết trên tinh thần hợp tác để gắn 
bó lâu dài và chia sẻ lợi ích hài hòa cho các 
bên tham gia trong mối liên kết “bốn nhà”. Từ 
đó nâng cao hiệu quả chung cho ngành chăn 
nuôi gà công nghiệp, nhằm thúc đẩy ngành 
này tiến tới PTBV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, (2002), Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, 
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002.
2. Chính phủ, (2008), Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định số 10/2008/
QĐ-TTg, ngày 16 tháng 01 năm 2008.
3. Chính phủ, (2013), Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ 
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. 
4. Hoàng Thị Chỉnh, (2014), Liên kết “4 nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và những vấn 
đề đang đặt ra. Tạp chí kinh tế kỹ thuật (Trường ĐH KTKT Bình Dương) số 7, tháng 9/2014, trang 
12-20.
5. Lê Viết Ly (2010), Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam - Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam.
6. Mai Văn Quyền, (2010), Liên kết “4 nhà” tạo “đường băng” để nông dân “cất cánh”, đăng trên:http://
www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2010/310/Lien-ket-quot4-nhaquot-tao-
quotduong-bangquot-de-nong-dan-quotcat-canhquot.aspx, ngày đăng: 6/2/2010
7. Minh Đạt, (2015), Cánh đồng lớn: “Cuộc cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, đăng trên: http://
baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE184034/Canh_dong_lon_Cuoc_cach_mang_trong_san_xuat_
nong_nghiep.aspx, ngày đăng: 25/03/2015

File đính kèm:

  • pdflien_ket_bon_nha_trong_chan_nuoi_ga_cong_nghiep_bien_phap_th.pdf