Kỳ thị và phân biệt đối xử: Thực trạng của người nhiễm HIV tại tỉnh Khánh Hòa

TÓM TẮT

Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng và kết hợp định tính. Phương pháp định lượng

với 200 người nhiễm HIV, phương pháp định tính đã phỏng vấn 12 cuộc thảo luận nhóm tập trung với mục

tiêu tìm hiểu thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Nghiên cứu cho thấy có tới 8%

đối tượng bị từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và 3% bị cộng đồng ruồng bỏ. Tại gia đình có 10%

bị quấy rối bằng lời nói và 5% bị từ chối các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Có 9,5% người nhiễm có ý

định tự tử khi biết mình bị nhiễm HIV. Những người nhiễm đã kết hôn nguy cơ bị kỳ thị cao hơn gấp 3,3 lần

so với những người nhiễm chưa kết hôn (OR=3,3; P<0,05) và="" những="" người="" nhiễm="" không="" được="" sự="">

sóc của gia đình có nguy cơ bị kỳ thị cao hơn 3,7 lần so với những người có sự chăm sóc của gia đình khi

ốm đau (OR =3,7; P<>

pdf 8 trang phuongnguyen 3060
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thị và phân biệt đối xử: Thực trạng của người nhiễm HIV tại tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỳ thị và phân biệt đối xử: Thực trạng của người nhiễm HIV tại tỉnh Khánh Hòa

Kỳ thị và phân biệt đối xử: Thực trạng của người nhiễm HIV tại tỉnh Khánh Hòa
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 1 
Lê Xuân Huy1*, Dƣơng Công Thành2, Đỗ Thái Hùng1, Nguyễn Thành Đông1, 
Lê Văn Đài1, Nguyễn Đình Lƣợng1, Trần Văn Tin3, Trần Thị Kim Dung3, 
Bùi Hoàng Đức4, Võ Hải Sơn4, Phan Thị Thu Hƣơng4, Phạm Hồng Thắng2, 
Hoàng Thị Thanh Hà2, Trần Hồng Trâm2, Trần Đại Quang2, Lê Anh Tuấn2, 
Nguyễn Thị Thanh Hà2, Nguyễn Anh Tuấn2 
1Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa 
2Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội 
3Trung tâm HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa 
4Cục phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng và kết hợp định tính. Phương pháp định lượng 
với 200 người nhiễm HIV, phương pháp định tính đã phỏng vấn 12 cuộc thảo luận nhóm tập trung với mục 
tiêu tìm hiểu thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Nghiên cứu cho thấy có tới 8% 
đối tượng bị từ chối tham gia các hoạt động cộng đồng và 3% bị cộng đồng ruồng bỏ. Tại gia đình có 10% 
bị quấy rối bằng lời nói và 5% bị từ chối các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Có 9,5% người nhiễm có ý 
định tự tử khi biết mình bị nhiễm HIV. Những người nhiễm đã kết hôn nguy cơ bị kỳ thị cao hơn gấp 3,3 lần 
so với những người nhiễm chưa kết hôn (OR=3,3; P<0,05) và những người nhiễm không được sự chăm 
sóc của gia đình có nguy cơ bị kỳ thị cao hơn 3,7 lần so với những người có sự chăm sóc của gia đình khi 
ốm đau (OR =3,7; P<0,01). 
 ừ khóa: HIV, AIDS, người có HIV, kỳ thị và phân biệt đối xử (KT & PBĐX). 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khi khoa học và y học thế giới chưa tìm 
ra thuốc và những phương pháp để khống chế 
sự phát tán của virus HIV, mọi người sợ, xa 
lánh, kỳ thị những người nhiễm HIV là một lẽ, 
nhưng đến nay khi khoa học đã chứng minh, 
HIV thực ra không dễ lây nhiễm như người ta 
tưởng, người nhiễm HIV có thể có cuộc sống 
bình thường khoẻ mạnh trong mấy chục năm, 
nhưng dường như sự kỳ thị với căn bệnh này 
vẫn chưa thuyên giảm. Một thực tế đang xảy 
ra ở nhiều nơi là người nhiễm HIV/AIDS đang 
bị kỳ thị và phân biệt đối xử (KT&PBĐX) 
tại gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội. Bản 
thân người nhiễm HIV/AIDS cũng tự kỳ thị 
như mặc cảm, xấu hổ, giấu diếm, xa lánh 
tiếp xúc với người khác. Nguyên nhân của sự 
KT&PBĐX là do thiếu hiểu biết, nhận thức sai 
lệch về người bị nhiễm HIV/AIDS cũng như 
từ phía cộng đồng. Những phán xét về khía 
cạnh đạo đức và vấn đề giới cũng là những 
nguyên nhân của KT & PBĐX. 
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan 
đến HIV đóng vai trò quan trọng trong việc 
chặn đứng đại dịch HIV/AIDS ở nước ta. Tại 
Việt Nam, tính đến hết 30/11/2013, số trường 
hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 216,254 trường 
hợp, số bệnh nhân AIDS là 66,533 và đã có 
68,977 trường hợp tử vong do AIDS. Riêng tại 
Khánh Hòa, tính đến ngày 31/12/2013 tổng số 
các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là 
3,122 người, trong đó có 1,818 trường hợp đã 
chuyển sang giai đoạn AIDS và 1,108 trường 
hợp đã tử vong do AIDS. Tuy nhiên số người 
*Tác giả: Lê Xuân Huy 
Địa chỉ: Viện Pasteur Nha Trang 
Điện thoại: 0934 808 630 
Email: lexuanhuy75@yahoo.com.vn 
Ngày nhận bài: 03/06/2016 
Ngày phản biện: 02/08/2016 
Ngày đăng bài: 30/09/2016 
2 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 
nhiễm HIV thực tế theo danh sách quản lý hiện 
đang còn sống và tiếp cận được tại tỉnh Khánh 
Hòa hiện còn rất thấp [1]. 
Nhằm đánh giá thực trạng về KT&PBĐX 
với người nhiễm HIV/AIDS tại Khánh Hòa, 
qua đó góp phần cung cấp các thông tin hữu ích 
cho tỉnh Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh nói 
chung trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp 
phù hợp giảm KT&PBĐX với người nhiễm 
HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành đề tài với các 
mục tiêu: Mô tả thực trạng kỳ thị và phân biệt 
đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS; các 
ảnh hưởng, tác hại của kỳ thị và phân biệt đối 
xử với người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Khánh 
Hòa năm 2013. 
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 
Người nhiễm HIV/AIDS: Từ 16 tuổi trở lên. 
Đại diện gia đình người nhiễm: Là người 
trong gia đình và sống cùng nhà người nhiễm 
HIV như: bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng, 
con...(bao gồm cả những thành viên là học sinh 
trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 10 
tuổi trở lên). 
Đại diện cộng đồng có cùng tổ dân phố với 
người nhiễm HIV: Đại diện một số các ban 
ngành địa phương như: Ủy ban nhân dân, Đoàn 
thanh niên, Phụ nữ, y tế, tổ trưởng dân phố/ 
trưởng thôn. 
2.2 Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp 
nghiên cứu định tính. 
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện/ 
thành phố có số lượng người nhiễm cao nhất: 
Nha Trang, Diên Khánh, Ninh Hòa của tỉnh 
Khánh Hòa. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 
9/2013-2/2014. 
2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 
Lấy mẫu toàn bộ đối với người nhiễm HIV/ 
AIDS, hiện đang sống tại các huyện/thành phố 
Nha Trang, Diên Khánh, Ninh Hòa. Cỡ mẫu: 200. 
2.5 Phƣơng pháp thu thập số liệu 
Công cụ thu thập số liệu: Bảng câu hỏi thiết 
kế sẵn cho phương pháp định lượng và bảng 
câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm cho phương 
pháp định tính. 
2.6 Xử lý, phân tích số liệu 
Sử dụng phần mền Epidata 3.1 để nhập số 
liệu, Sata11 cho phương pháp định lượng. Các 
cuộc thảo luận nhóm sẽ được gỡ băng và xử lý 
theo các nhóm chủ đề. 
2.7 Đạo đức của nghiên cứu 
Nghiên cứu này tuân thủ các quy định của 
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 
của Viện Pasteur Nha Trang. Nghiên cứu được 
sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và phối 
hợp triển khai của các đơn vị: Trung tâm Phòng 
chống HIV/AIDS Khánh Hòa, Trung tâm Y tế 
các huyện, thị xã, thành phố: Diên Khánh, Ninh 
Hòa và Nha Trang là địa bàn triển khai.Tất cả các 
đối tượng nghiên cứu đều được thông báo về mục 
đích, nội dung, quyền lợi khi tham gia nghiên cứu. 
Các đối tượng đều có quyền từ chối không tham 
gia nghiên cứu hoặc chấm dứt nghiên cứu trong 
bất kỳ thời điểm nào. Việc ghi âm trong các cuộc 
thảo luận nhóm trọng tâm chỉ được thực hiện khi 
có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. 
III. KẾT QUẢ 
3.1 Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử 
Nghiên cứu tiến hành với 200 đối tượng 
nhiễm HIV tại 3 địa bàn có số người nhiễm 
HIV cao nhất tỉnh: Nha Trang, Diên Khánh và 
Ninh Hòa. Trong nghiên cứu có 92% đối tượng 
được phỏng vấn trên 25 tuổi (Bảng 1). 
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 3 
 ảng 1. ặc trưng nhân khẩu, xã hội của đối tượng (n=200) 
 ặc trưng ỷ lệ (%) 
 ≥ 25 tuổi 92 
Tuổi < 25 tuổi 8 
 Nhỏ nhất – lớn nhất 16-60 
Giới 
Nam 
Nữ 
49 
51 
 Có vợ/chồng 45,5 
 Độc thân/chưa kết hôn 17 
Tình trạng hôn nhân hiện tại 
Ly dị 
Góa 
12,5 
17,5 
 Ly thân 4 
 Sống chung không kết hôn 3,5 
 Mù chữ 2,5 
 Tiểu học (1-5) 22 
Trình độ học vấn Trung học cơ sở (6-9) 48 
 Trung học phổ thông (10-12) 22 
 TC/CĐ/ĐH (>12) 5,5 
Thu nhập trung bình hàng tháng (triệu đồng) 
<2 triệu 
≥2 triệu 
42,5 
57,5 
 Nông dân 3,5 
 Công nhân 12 
Nghề nghiệp chính Cán bộ viên chức 2 
 Học sinh/sinh viên 0,5 
 Nghề khác 82 
Số con bị nhiễm HIV 
Không có con bị nhiễm 
Có 1 con bị nhiễm HIV 
96 
4 
Khi được hỏi 5 câu hỏi liên quan đến kiến 
thức về HIV/AIDS thì không có đối tượng nào 
có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS (nghĩa là 
trả lời đúng cả 5 câu hỏi),các đối tượng trả lời 
đúng 3 câu hỏi chiếm 67%, có 2% đối tượng 
trả lời đúng 4 câu hỏi, 25% trả lời đúng 2 câu 
hỏi, 5% trả lời đúng 1 câu và 1% không trả lời 
đúng câu nào. 
4 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 
 ảng 2. hực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử (n=200) 
 ặc trưng ỷ lệ (%) 
 Ruồng bỏ, xa lánh 3 
Kỳ thị và phân biệt đối xử trong gia đình và trong Hỗ trợ và giúp đỡ 9 
xã hội Chấp nhận 34 
 Phản ứng khác 54 
 Bị nhiễm HIV 26,7 
Lý do bị gia đình từ chối thực hiện các hoạt động 
trong gia đình 
Lý do khác 53,3 
 Cả hai 20 
Người nhiễm bị từ chối tham gia các hoạt động Từ chối tham gia 8 
cộng đồng Sẵn sàng tham gia 92 
 Bạn tình 13 
Người nhiễm HIV bị quấy rối, đe dọa bởi các đối 
tượng xung quanh 
Người trong gia đình 29 
Người quen biết khác 58 
Qua các cuộc thảo luận nhóm tình trạng từ 
chối tham gia các hoạt động cộng đồng của 
người nhiễm HIV đã được cải thiện rõ rệt, 
người nhiễm tham gia thảo luận cảm thấy hiện 
nay khá thoải mái trong giao tiếp với hàng xóm 
và cộng đồng nơi họ sinh sống. 
"Trước đây, dân trong xóm rất ngại tiếp xúc, 
nói chuyện với tôi và người trong nhà tôi nhưng 
bây họ đã thân thiện và giao tiếp thân mật hơn, 
không ngại khi tiếp xúc với tôi và gia đình tôi. 
Trích ý kiến thảo luận đại diện nhiễm có 
HIV (NCH) Diên Khánh". 
Thái độ và hành vi kỳ thị bản thâncó sự thay 
đổi sau khi biết mình bị nhiễm HIV, trong đó 
sự tự kỳ thị với bản thân là sự thay đổi rất lớn 
nhất và rõ rệt nhất. 
"Lúc biết mình bị nhiễm HIV, tôi chán nản, 
bất cần và quan hệ tình dục với mấy em không 
sử dụng bao cao su, sau đó nghĩ lại tôi ít quan hệ 
tình dục bừa bãi hơn và luôn sử dụng bao cao su. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện NCH 
Nha Trang". 
3.2 Ảnh hƣởng và tác hại của kỳ thị và phân 
biệt đối xử 
Ảnh hưởng đến quyền, luật pháp và chính 
sách của người nhiễm. Trong nghiên cứu này, 
có 9/200 (chiếm 4,5%) đối tượng phỏng vấn cho 
biết họ bị xâm phạm các quyền của mình vì tình 
trạng HIV trong 12 tháng qua. Có 1/9 đối tượng 
đã khiếu nại, yêu cầu sửa chữa theo quyền lợi 
của họ. Mặc dù có đến 85,5% đối tượng cho 
biết họ đã nghe nói về Luật phòng chống HIV/ 
AIDS và 81,5% đã từng nghe nói về những điều 
khoản liên quan đến bảo vệ quyền lợi cho người 
có HIV, có 13% đối tượng có sự đối phó lại khi 
họ bị kỳ thị hay phân biệt đối xử. 
"Qua ti vi, có nghe loáng thoáng về Luật 
phòng chống HIV/AIDS nhưng không rõ trong 
đó nói gì, hình như có nói đến mọi người trong 
xã hội không được xa lánh với người nhiễm 
HIV, thông tin về người nhiễm HIV cần được 
giữ bí mật. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện cộng 
đồng huyện Diên Khánh". 
Nghiên cứu định tính trên các đối tượng 
khác nhau trong cộng đồng cho thấy, việc hiểu 
biết về Luật phòng chống HIV/AIDS còn rất 
hạn chế mà nguyên nhân là Luật chưa được phổ 
biến sâu, rộng đến cộng đồng. Người nhiễm và 
gia đình người nhiễm có hiểu biết về Luật tốt 
hơn so với các thành viên đại diện cộng đồng. 
"Khi tôi đi khám bệnh tại bệnh viện, nhân viên 
y tế không tư vấn về xét nghiệm HIV cho tôi mà 
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 5 
chỉ sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính họ 
mới gặp tôi để trao đổi về kết quả xét nghiệm HIV. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện NCH 
tại Nha Trang". 
Bí mật tình trạng nhiễm HIV tại các cơ sở 
y tế (CSYT) và giải pháp tâm lý góp phần giúp 
cho bệnh nhân AIDS vượt qua khủng hoảng 
cũng như tăng hiệu quả điều trị, tình trạng nhân 
viên y tế tiết lộ tình trạng nhiễm HIV (13%) tại 
các CSYT cho các nhân viên y tế khác và bệnh 
nhân đang điều trị tại bệnh phòng. 
Có đến 72,5% đối tượng trả lời không tiếp 
cận các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 
TVXNTN vì sợ bị kỳ thị. Kết quả thảo luận 
nhóm cho thấy đa số người nhiễm thống nhất 
ý kiến rằng họ ngại tiếp cận với các phòng 
TVXNTN vì sợ tình trạng nhiễm HIV của bản 
thân bị bộc lộ, lan truyền ra bạn bè, hàng xóm 
gây ảnh hưởng đến uy tín, công việc làm ăn, 
học hành của con và người thân họ. 
"Đa phần người nhiễm HIV chúng tôi không 
dám đến các phòng tư vấn vì sợ bị lộ tình trạng 
nhiễm HIV làm ảnh hưởng đến gia đình. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện NCH 
tại Ninh Hòa". 
"Hiện nay tôi thỉnh thoảng đi khám bệnh tại 
bệnh viện A nhưng nhân viên y tế từ khi biết tôi 
nhiễm HIV họ không thể hiện thái độ rõ ràng 
nhưng hình như ít ngó ngàng và quan tâm hơn. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện NCH 
Nha Trang". 
Y tế là cơ quan chủ yếu trong hỗ trợ chăm 
sóc về vật chất và tinh thần,84% đối tượng 
nhận được lời khuyên từ cán bộ Y tế; 72,5% 
nhận được tờ rơi tuyên truyền, 64% nhận được 
bao cao su và 84% nhận được lời khuyên từ các 
đồng đ ng viên. 
"Tôi thường gặp cán bộ y tế và các đồng 
đẳng viên thăm hỏi tình hình sức khỏe và động 
viên an ủi nhưng hiếm khi gặp các ông bà làm 
chính quyền thăm nhà. 
Trích ý kiến thảo luận nhóm đại diện gia 
đình NCH Diên Khánh". 
3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng 
kỳ thị 
 ảng 3. ột số yếu tố liên quan đến tình trạng kỳ thị 
 ác yếu tố 
 ỳ thị 
n (%) 
Có Không 
OR 
(95% CI) P 
Hôn nhân 
Trình độ học vấn 
Được gia đình chăm sóc 
Đã kết hôn 41 (24,7) 125 (75,3) 3,3 Fisher’ exact 
Chưa kết hôn* 3 (8,8) 31 (91,2) (0,03-0,94) P=0,04 
< cấp 2 9 (18,4) 40 (81,6) 0,7 
0,49 
≥ cấp 2* 35 (23,2) 116 (76,8) (0,28-1,76) 
Không 9 (47,4) 10 (52,6) 3,7 
khi ốm đau 
Nhận được sự hỗ trợ trong 
6 tháng qua 
Có* 35 (19,3) 146 (80,7) (1,2-11,08) 
Không 13 (14,6) 76 (85,3) 0,4 
Có* 31 (27,9) 80 (72,1) (0,19-0,94) 
0,005 
0,024 
OR: Odd ratio - Tỷ suất chênh; CI: Confidence interval - Khoảng tin cậy; P: Giá trị P 
IV. BÀN LUẬN 
4.1 Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử 
Có 3% đối tượng bị cộng đồng ruồng bỏ xa 
lánh, 8% đối tượng bị từ chối tham gia các hoạt 
động cộng đồng. Sự kỳ thị của cộng đồng đối với 
người nhiễm trong nghiên cứu này tương đương 
với một số yếu tố liên quan đến kỳ thị trong 
6 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 
nghiên cứu “Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi 
về phòng chống nhiễm HIV/AIDS trên đối tượng 
nghiên cứu 15 - 49 tuổi tại huyện Diên Khánh và 
Ninh Hòa của tỉnh Khánh Hòa năm 2008” nhưng 
lại thấp hơn so với nghiên cứu “Đánh giá kiến 
thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV trên 
người dân 15 - 49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012” 
của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh, cụ thể: thái độ ứng 
xử không đúng với người nhiễm HIV/AIDS của 
người dân 16-49 tuổi chiếm 7,6%, không sẵn 
lòng chăm sóc người thân nhiễm HIV chiếm 
31,1%, không đồng ý mua rau của người nhiễm 
chiếm 34,8%, tránh giao tiếp với người nhiễm 
HIV là 38,6% [2, 4]. 
4.2 Ảnh hƣởng của kỳ thị và phân biệt đối xử 
Qua kết quả nghiên cứu định tính trên các 
đối tượng khác nhau trong cộng đồng cho thấy, 
việc hiểu biết về Luật Phòng, chống HIV/AIDS 
còn rất hạn chế mà nguyên nhân là Luật chưa 
được phổ biến sâu, rộng đến cộng đồng. Người 
nhiễm và gia đình người nhiễm có hiểu biết về 
luật tốt hơn so với các thành viên đại diện cộng 
đồng. Luật Phòng, chống HIV/AIDS và luật 
pháp, chính sách liên quan khác bảo vệ quyền 
cụ thể của người có HIV tại Việt Nam: bao gồm 
xét nghiệm tự nguyện, quyền bí mật riêng tư 
và quyền giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế và 
không bị phân biệt đối xử. Các đạo luật này tạo 
ra cơ chế để trợ giúp pháp lí trong trường hợp 
các quyền này bị vi phạm. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy người được 
phỏng vấn quyết định đi làm xét nghiệm HIV vì 
nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do tự nguyện 
chiếm 37%, cơ sở y tế chỉ định 27,5%, gia đình 
có người nhiễm 13%, mang thai 12,5%, yêu 
cầu việc làm 2,5%. 
V. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu 200 đối tượng đã cho thấy thực 
trạng KT&PBĐX tại tỉnh Khánh Hòa rất thấp. 
Ảnh hưởng, tác hại của KT&PBĐX đang là 
điều lo lắng cho người nhiễm. 72,5% đối tượng 
trả lời không tiếp cận các phòng TVXNTN vì 
sợ bị kỳ thị, nhân viên y tế tiết lộ tình trạng 
nhiễm HIV tại các cơ sở y tế 13%. Sự quan 
tâm tới người nhiễm chỉ tập trung chủ yếu là 
nghành y tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/ 
AIDS khu vực miền Trung năm 2013. Viện 
Pasteur Nha Trang 2013. 
2. Lê Thị Mỹ Hạnh. Đánh giá kiến thức, thái độ và 
thực hành phòng chống HIV/AIDS trên người dân 
15 – 49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012. Y học thực 
hành, số (889 + 890): 386-389. 
3. Đỗ Đặng Đông. Thực Trạng kỳ thị và phân biệt 
đối xử ở ba nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao để 
phân biệt được sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên 
quan đến HIV ở Việt Nam. Y học thực hành, số 
(889 + 890): 411-416. 
4. Trương Tấn Minh. Đánh giá kiến thức, thái độ, 
hành vi về phòng, chống HIV/AIDS trên đối 
tượng nghiên cứu 15-49 tuổi tại Khánh Hòa 2008. 
Y học thực hành, số (742 + 743): 66 – 71. 
Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 9 (182) 2016 7 
STIGMA AND DISCRIMINATION: THE REALITY OF PEOPLE LIVING 
WITH HIV IN KHANH HOA PROVINCE 
Le Xuan Huy1, Duong Cong Thanh2, Do Thai Hung1, Nguyen Thanh Dong1, 
Le Van Dai1, Nguyen Dinh Luong1, Tran Van Tin3, Tran Thi Kim Dung3, 
Bui Hoang Duc4, Vo Hai Son4, Phan Thi Thu Huong4, Pham Hong Thang2, 
Hoang Thi Thanh Ha2, Tran Hong Tram2, Le Anh Tuan2, Tran Dai Quang2, 
Nguyen Thi Thanh Ha2, Nguyen Anh Tuan2 
1Nha Trang Pasteur Institute, Khanh Hoa 
2National Institute of Hygiene and Epidemiology 
3Provicial AIDS center, Khanh Hoa 
4VietNam Administraion of AIDS Control 
Cross-sectional research combined quantitative 
method with qualitative method. The quantitative 
approach with 200 people living with HIV 
(PLHIV), while the qualitative method has 
interviewed 12 group discussions finding the 
reality of stigma and discrimination towards 
PLHIV. The results show that the participants 
had been refused to join public activities and 
being abandoned to the community with 8% and 
3% respectively. There was 10% interviewers 
being harassed verbally inside family and 5% 
were denied joining liveliness in their families. 
Approximately 9.5% reported having suicidal 
intent after diagnosed as HIV – positive. The 
risk of being stigmatized of married PLHIV 
is higher than unmarried ones as 3,3 times 
(OR = 3,3; P<0,05), furthermore, the PLHIV 
having no family care acquired stigma greater 
3,7 times compared to PLHIV obtaining health 
care from family in terms of sickness (OP=3.7; 
P<0,01). 
Keywords: HIV, AIDS, PLHIV, stigma and 
discrimination. 

File đính kèm:

  • pdfky_thi_va_phan_biet_doi_xu_thuc_trang_cua_nguoi_nhiem_hiv_ta.pdf