Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm mầm non là một kỹ năng không

thể thiếu đối với giáo viên mầm non nói chung, sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm

non nói riêng. Hiện nay mức độ thực hiện kỹ năng này của các sinh viên, giáo sinh ngành

Giáo dục mầm non trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuy đã có nhưng đạt mức độ chưa cao.

Thực trạng này cho thấy cần phải có biện pháp cụ thể phát triển mạnh kĩ năng này ngay

trong quá trình học tập tại trường nhằm nâng cao chất lượng quá trình thực tập thực

hành của giáo sinh tại các trường mầm non.

pdf 9 trang phuongnguyen 1840
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học thủ đô Hà Nội

Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non Trường Đại học thủ đô Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 105 
KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP SƯ PHẠM 
 CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Vũ Thúy Hoàn 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm mầm non là một kỹ năng không 
thể thiếu đối với giáo viên mầm non nói chung, sinh viên chuyên ngành Giáo dục mầm 
non nói riêng. Hiện nay mức độ thực hiện kỹ năng này của các sinh viên, giáo sinh ngành 
Giáo dục mầm non trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuy đã có nhưng đạt mức độ chưa cao. 
Thực trạng này cho thấy cần phải có biện pháp cụ thể phát triển mạnh kĩ năng này ngay 
trong quá trình học tập tại trường nhằm nâng cao chất lượng quá trình thực tập thực 
hành của giáo sinh tại các trường mầm non. 
Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp sư phạm, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm 
mầm non, sư phạm mầm non. 
Nhận bài ngày 11.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018 
Liên hệ tác giả: Vũ Thúy Hoàn; Email: vthoan@daihocthudo.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giáo viên mầm non là người chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 
tháng tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các loại hình trường công lập, bán công, 
dân lập, tư thục. Vị trí của người giáo viên mầm non có thể được coi là người thầy đầu tiên 
cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người. Mục đích lao 
động sư phạm của giáo viên mầm non nhằm giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, 
thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. 
Để thực hiện tốt mục đích lao động sư phạm thì mỗi giáo viên mầm non nói chung, 
sinh viên mầm non nói riêng cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng sư phạm - kỹ năng 
nghề nghiệp, trong đó có kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Đây là một trong 3 nhóm 
kỹ năng tạo nên kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, có ảnh hưởng rất lớn 
đến kết quả của quá trình giao tiếp với trẻ. Thực tế hiện nay cho thấy, kỹ năng sử dụng 
phương tiện giao tiếp sư phạm của các sinh viên mầm non khi đi thực tập – giáo sinh cũng 
đã được hình thành, góp phần rất lớn vào kết quả thực tập tại trường mầm non, tuy nhiên 
106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
mức độ thực hiện kỹ năng này ở các giáo sinh mầm non còn chưa cao, dẫn đến kết quả 
thực tập còn chưa đạt như mong muốn. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm mầm non 
Khi đề cập đến kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực tâm lý học, cho dù có nhiều quan 
điểm khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều khẳng định phương tiện giao tiếp đặc trưng 
của con người nói chung, của giáo viên mầm non nói riêng là lời nói (ngôn ngữ). Tác giả 
Hoàng Anh, Nguyễn Thạc đã khẳng định “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chỉ có ở con 
người” và “ các phương tiện phi ngôn ngữ lại là các phương tiện được sử dụng thường 
xuyên trong giao tiếp” [1]. Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng, các phương tiện giao tiếp sư 
phạm bao gồm: Phương tiện vật chất (các giá trị vật chất, các sản phẩm lao động, trang 
phục của chủ thể, khách thể); phương tiện ngôn ngữ (ý và nghĩa của ngôn ngữ, cách phát 
âm, ngữ pháp, văn phạm...); phương tiện phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, 
nụ cười, tư thế v.v...). Tác giả cũng khẳng định, đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của 
trẻ từ 1 - 4 tuổi. Nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của lời nói tác 
động mạnh mẽ đến tình cảm của con người. Do đó, việc lựa chọn các từ ngữ chuẩn mực, 
giàu ngữ điệu, nội dung đảm bảo tính giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. 
Tác giả Gamble T.K đã liệt kê những yếu tố được xem như những phương tiện giao tiếp 
không lời thường được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp là: Ngôn ngữ cơ thể, trang phục, 
giọng nói, không gian và khoảng cách giao tiếp, màu sắc, thời gian, sự tiếp xúc về cơ thể. 
Tác giả Emal A. đã khẳng định, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bằng ngôn 
ngữ nói là tốc độ nói, độ cao, chất giọng, âm lượng và phát âm. Dù muốn hay không thì 
người nghe thường có xu hướng gắn những yếu tố trên với một số đặc điểm nhân cách nào 
đó của người nói. 
Đối với giáo viên mầm non, trong giao tiếp sư phạm với trẻ, vì trẻ chưa biết chữ cho 
nên phương tiện giao tiếp của giáo viên với trẻ chủ yếu là bằng ngôn ngữ nói. Ngoài ngôn 
ngữ diễn đạt, những phương tiện ngoài ngôn ngữ như hành vi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ 
cười và đồ dùng giáo cụ trực quan là những phương tiện rất quan trọng, bổ sung cho thái 
độ của người giáo viên mầm non trong giao tiếp với trẻ mẫu giáo. Do đặc điểm tư duy trực 
quan hành động đang là thế mạnh của trẻ cho nên việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong quá 
trình giao tiếp sư phạm với trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội các tri thức tiền khoa học. 
Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả, giáo viên mầm non cần phải có khả năng sử dụng 
thành thạo, linh hoạt, đầy đủ các phương tiện giao tiếp nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ 
giao tiếp. Từ đó, chúng tôi cho rằng: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 107 
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ là sự vận dụng 
kiến thức, kinh nghiệm vào thực hiện các hành động/ hoạt động sử dụng ngôn ngữ nói, 
hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ và đồ dùng, đồ chơi trong những điều kiện xác định. 
Như vậy, nhóm kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp bao gồm các kỹ năng bộ phận 
sau: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói; Kỹ năng sử dụng hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ; Kỹ 
năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi. 
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói bao gồm các biểu hiện sau: 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ nói chuẩn mực, giàu ngữ điệu, phù hợp với nội dung và hoàn 
cảnh giao tiếp. 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ nói giàu ngữ điệu, phù hợp với nội dung câu chuyện, tình 
huống hoàn cảnh. 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ nói linh hoạt, thân thiện, dịu dàng để điều khiển hành động 
của trẻ. 
+ Biết sử dụng các câu, từ cảm thán một cách linh hoạt, phù hợp hoàn cảnh để kịp thời 
khuyến khích, động viên trẻ. 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ nói để điều khiển (thúc đẩy hoặc kìm hãm) tốc độ giao tiếp 
cho phù hợp với nội dung và phong cách giao tiếp. Ví dụ: Khi tất cả các trẻ trong lớp đều 
hào hứng xung phong giơ tay phát biểu hoặc ngược lại, khi trẻ vì quá nôn nóng trả lời câu 
hỏi nên nói liến thoắng, không rõ câu, từ v.v.. 
+ Biết sử dụng ngôn ngữ nói để làm giảm căng thẳng, xoa dịu dỗ dành trẻ 
- Kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ phi ngôn ngữ bao gồm các biểu hiện: 
+ Biết sử dụng đôi bàn tay, cánh tay để thể hiện sự thân thiện, thiện chí, cởi mở với 
trẻ. Ví dụ: Trong cách mời trẻ phát biểu, trong cách điều khiển hành động của trẻ. 
+ Biết di chuyển cơ thể hợp lý, tạo sự hứng thú, vui vẻ ở trẻ (đặc biệt là khi tham gia 
các hoạt động. Chẳng hạn: Sự chuyển động, nhún nhảy của cơ thể theo điệu nhạc, lời ca...) 
+ Biết thể hiện ánh mắt thân thiện, vui tươi, tin tưởng. 
+ Biết đón ánh mắt của trẻ. 
+ Biết thay đổi biểu cảm nét mặt phù hợp với lời nói của trẻ. 
+ Biết kết hợp hài hòa, hợp lý giữa ngôn ngữ nói và hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ để 
khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, trả lời các câu hỏi của cô (Ví dụ: Nghiêng đầu, cúi 
xuống khi giao tiếp với trẻ) để biểu lộ sự đồng cảm và hiểu trẻ. 
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi bao gồm các biểu hiện: 
+ Biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi an toàn, đảm bảo vệ sinh 
+ Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để tạo tình huống kích thích tính tích cực hoạt động 
của trẻ. 
+ Biết thiết kế bài giảng sinh động, giàu hình ảnh, có âm thanh phù hợp minh họa. 
+ Biết thực hiện các thao tác khéo léo, thuần thục khi khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi. 
+ Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp với hoàn cảnh, khoảng cách, vị trí giao tiếp 
giữa cô và trẻ. 
+ Biết làm đẹp bản thân (đầu tóc, trang phục...) khi giao tiếp với trẻ. 
Căn cứ vào các nhóm kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên 
mầm non với trẻ đã phân tích ở trên, chúng tôi khảo sát, đánh giá biểu hiện mức độ kỹ 
năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non với 
trẻ khi đi thực tập, qua 3 tiêu chí đánh giá: tính đầy đủ, tính thành thạo và tính linh hoạt. 
2.2. Thực trạng kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên 
mầm non với trẻ khi đi thực tập 
2.2.1. Đánh giá chung 
Phương tiện giao tiếp sư phạm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình 
giao tiếp của người giáo viên, đặc biệt là đối với giáo viên mầm non khi giao tiếp với trẻ. 
Để đánh giá nhóm kỹ năng này, dựa trên cơ sở lý luận đã đưa ra, chúng tôi tiến hành đánh 
giá ở 3 nhóm kỹ năng thành phần, gồm: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói; kỹ năng sử dụng 
hành vi cử chỉ; kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Thực trạng kỹ năng sử dụng phương 
tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục mầm non được thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 1: Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm 
Các biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ 
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói 2,5 0,53 Thấp 
Kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ 2,4 0,54 Thấp 
Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi 2,9 0,42 Trung bình 
Điểm trung bình chung 2,6 0,5 Trung bình 
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên 
mầm non với trẻ khi đi thực hành, thực tập chỉ đạt mức trung bình của thang đo X = 2,6. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 109 
Thực tế này cho thấy, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của sinh viên ngành Giáo dục mầm 
non khi đi thực tập sẽ gặp khó khăn, bởi kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp là một 
trong những kỹ năng cơ bản, nền tảng của nghề. 
2.2.2. Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
Thực trạng kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi của sinh viên ngành Giáo dục mầm non 
khi đi thực hành, thực tập được thể hiện ở bảng 2 dưới đây: 
Bảng 2: Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
Kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
Điểm 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Mức độ 
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi an toàn, đảm bảo vệ 
sinh cho trẻ 
2,7 0,48 Trung bình 
Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi để tạo tình huống kích 
thích tính tích cực hoạt động của trẻ 
2,9 0,42 Trung bình 
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với khoảng 
cách, vị trí giao tiếp giữa cô và trẻ 
2,8 0,43 Trung bình 
Biết thiết kế bài giảng sinh động, giàu hình ảnh, âm 
thanh phù hợp để minh họa. 
2,9 0,42 Trung bình 
Luôn sử dụng đồ dùng đồ chơi khi tổ chức các hoạt 
động có chủ đích cho trẻ. 
3,2 0,40 Trung bình 
Điểm trung bình chung 2,9 0,40 Trung bình 
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, so với điểm trung bình của các nhóm kỹ năng sử dụng 
phương tiện giao tiếp thì nhóm kỹ năng này của sinh viên mầm non tuy chỉ đạt mức trung 
bình của thang đo nhưng vẫn cao hơn hẳn so với các nhóm kỹ năng khác, đạt X = 2,9. Khi 
xem xét các nhóm kỹ năng thành phần của nhóm kỹ năng này, ta thấy nhóm kỹ năng luôn 
sử dụng đồ dùng, đồ chơi có điểm trung bình cao nhất X = 3,2. Qua khảo sát trên trẻ với 
các câu hỏi: “Con thấy cô giáo của con có nhiều đồ dùng đồ chơi không?”, “Con thấy đồ 
chơi của lớp mình thế nào?”, 100% số trẻ được hỏi rất hào hứng trả lời với các nội dung 
tích cực. Điều đó chứng tỏ trong quá trình giao tiếp với trẻ, các giáo sinh mầm non đã luôn 
sử dụng đồ dùng đồ chơi, tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình giao tiếp. Trong nhóm kỹ 
năng này, kỹ năng biết sử dụng đồ dùng đồ chơi an toàn cho trẻ đạt mức độ thất nhất X = 
2,7. Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy điều này. Trong quá trình thiết kế, tạo sản 
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
phẩm đồ dùng, đồ chơi, các sinh viên mầm non chưa chú ý nhiều đến chất liệu sử dụng để 
làm đồ dùng, bên cạnh đó, các đồ chơi của trẻ đôi khi còn nhiều vật sắc nhọn hoặc quá 
nhỏ, có thể gây mất an toàn cho trẻ trong khi chơi. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng không 
phổ biến, vì vậy kỹ năng đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng đồ chơi tuy đạt số liệu thấp 
nhất trong nhóm nhưng vẫn ở mức trung bình của thang đo. 
2.2.3. Kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ 
Các kỹ năng thể hiện hành vi, cử chỉ thân thiện với trẻ mầm non đóng vai trò quan 
trọng, giúp trẻ có cảm giác gần gũi, tin tưởng hơn trong quá trình giao tiếp, nhưng các kỹ 
năng này của giáo sinh mầm non thực hiện thấp nhất trong nhóm kỹ năng sử dụng phương 
tiện giao tiếp với điểm trung bình của thang đo chỉ đạt X = 2,4, thể hiện cụ thể ở bảng 
dưới đây: 
Bảng 3: Kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ 
Kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ 
Điểm 
trung bình 
Độ lệch chuẩn Mức độ 
 Biết kết hợp hài hòa, hợp lý giữa ngôn ngữ 
nói, ánh mắt và hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ 
để khuyến khích, để biểu lộ sự đồng cảm và 
hiểu trẻ 
2,6 0,55 Trung bình 
 Biết dùng tay để thể hiện sự thân thiện, thiện 
chí, cởi mở với trẻ. 
2,7 0,48 Trung bình 
 Biết cách di chuyển hợp lý, tạo sự hứng thú 
vui vẻ ở trẻ. 
2,4 0,53 Thấp 
Biết thể hiện ánh mắt thân thiện, vui tươi, tin 
tưởng 
2,3 0,56 Thấp 
Biết đón ánh mắt của trẻ một cách chủ động 2,2 0,59 Thấp 
Biết thay đổi biểu cảm nét mặt phù hợp với lời 
nói của trẻ 
2,2 0,52 Thấp 
Điểm trung bình chung 2,4 0,54 Thấp 
Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy, việc sử dụng cả hành vi cử chỉ đi kèm với 
ngôn ngữ nói khi giao tiếp với trẻ được các giáo sinh thực tập sử dụng chưa thành thục, 
chưa linh hoạt. Trong một số tình huống, các giáo sinh mầm non còn không sử dụng hành 
vi cử chỉ phi ngôn ngữ khi giao tiếp với trẻ. Một số khác có sử dụng nhưng chưa đúng, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 111 
chưa đầy đủ và không hiệu quả. Ví dụ như trường hợp giáo sinh L.T.H, khi mời trẻ phát 
biểu, giáo sinh đã không hướng cả bàn tay về dưới tầm mắt của trẻ cô muốn mời, mà cô đã 
chỉ tay (ngón trỏ) về phía trẻ, hành vi đó đã làm cho tình huống giao tiếp trở nên kém thân 
thiện và gần gũi. Tuy nhiên, kỹ năng này vẫn đạt mức điểm trung bình cao nhất trong 
nhóm kỹ năng sử dụng hành vi cử chỉ. Bởi việc sử dụng tay để hỗ trợ ngôn ngữ nói dễ 
dàng thực hiện hơn dùng ánh mắt, điệu bộ của toàn cơ thể. Kỹ năng di chuyển hợp lý, tạo 
sự hứng thú vui vẻ ở trẻ cũng chỉ đạt X = 2,4; kỹ năng thể hiện ánh mắt thân thiện, vui 
tươi, tin tưởng X = 2,3; trong đó thấp nhất là kỹ năng đón ánh mắt của trẻ một cách chủ 
động X = 2,2. Đây cũng chính là lý do mà nhóm kỹ năng sử dụng hành vi, cử chỉ thấp nhất 
trong nhóm. 
Khi trẻ mẫu giáo được gia đình đưa đến lớp, trẻ thường hay quan sát ánh mắt, cử chỉ 
của người đón trẻ, nếu cử chỉ, ánh mắt thân thiện, tạo sự gần gũi, quan tâm thì trẻ dễ dàng 
nghe theo giáo viên hơn. Tuy nhiên qua quan sát, ví dụ trong giờ đón trẻ, chúng tôi nhận 
thấy một số giáo viên chưa chú ý đến kỹ năng này. Buổi sáng, khi có 1 trẻ bước vào lớp, cô 
giáo vừa quan sát các trẻ đã đến trước đang ngồi trong lớp, vừa chào trẻ mới đến, cô có chú 
ý đến trang phục và đồ dùng của trẻ nhưng hầu như không chú ý đón ánh mắt của trẻ. Cũng 
có trường mầm non đã phân công cô đứng trước cửa lớp chỉ để đón trẻ, cô còn lại ở trong 
lớp quản lý các bạn đến trước, tuy nhiên cô giáo đón trẻ trước cửa lớp vẫn chưa chú ý chủ 
động đón ánh mắt trẻ. Việc di chuyển hợp lý trong quá trình giao tiếp cũng đóng vai trò rất 
quan trọng, tuy nhiên qua quan sát, chúng tôi nhận thấy một số giáo viên chưa có sự di 
chuyển, chưa khoảng cách hợp lý giữa cô và trẻ trong một số hoạt động, đặc biệt hoạt động 
có chủ định. Quan sát giáo sinh H.T.A.T khi tổ chức hoạt động có chủ định, chúng tôi nhận 
thấy đồ dùng đồ chơi được cô chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, đẹp mắt. Tuy nhiên, giáo sinh lại 
chủ yếu chỉ ngồi tại một vị trí, ít khi di chuyển về phía từng trẻ, kể cả khi cô đang cho trẻ 
quan sát lô gô chữ cái mà cô đang cầm trên tay. Điều này khiến cho việc trao đổi thông tin 
nhận thức của trẻ sẽ bị hạn chế. 
2.2.4. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói 
Trong giao tiếp sư phạm, hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ nói quyết định chất lượng 
quá trình giao tiếp. Đối với giáo viên mầm non, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói linh hoạt, 
thân thiện, dịu dàng, dễ nghe, sinh động đóng vai trò quan trọng trong chuyền tải tri thức 
giúp trẻ lĩnh hội mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, ở nhóm kỹ năng này, các giáo sinh mầm 
non thực hiện chỉ đứng thứ hai trong nhóm với X = 2,5, đạt mức độ Thấp của thang đo 5 
mức. Cụ thể ở bảng sau: 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Bảng 4: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói 
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói 
Điểm 
Trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Mức độ 
Biết sử dụng ngôn ngữ nói chuẩn mực (không 
ngọng, lắp) 
2,7 0,36 Trung bình 
Biết sử dụng ngôn ngữ nói giàu ngữ điệu, phù hợp 
với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp 
2,7 0,44 Trung bình 
Biết sử dụng ngôn ngữ nói linh hoạt, thân thiện, dịu 
dàng để điều khiển hành động của trẻ 
2,2 0,67 Thấp 
Biết sử dụng các câu, từ cảm thán một cách linh 
hoạt, phù hợp 
2,6 
0,44 Trung bình 
Biết sử dụng ngôn ngữ nói để điều khiển (thúc đẩy 
hoặc kìm hãm) tốc độ giao tiếp của trẻ cho phù hợp 
2,3 0,53 Thấp 
Biết sử dụng ngôn ngữ nói để làm giảm căng thẳng, 
xoa dịu dỗ dành trẻ 
2,5 0,67 Thấp 
Điểm trung bình chung 2,5 0,50 Thấp 
Trên thực tế ở các trường mầm non thì kỹ năng này giúp cô và trẻ có thể làm quen, thu 
hút và gần gũi với trẻ. Hai kỹ năng đó là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói để làm giảm căng 
thẳng, xoa dịu dỗ dành trẻ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói linh hoạt, thân thiện, dịu dàng 
để điều khiển hành động của trẻ đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định trong giao 
tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, là cơ sở tạo sự cảm mến của trẻ mẫu giáo trong giao 
tiếp với cô, nhưng ở những kỹ năng này sinh viên mầm non khi đi thực tập lại thực hiện rất 
thấp X = 2,5. Tìm hiểu thêm điều này, chúng tôi trao đổi với sinh viên N.T.H, bạn cho 
biết: “Em được thực tập ở lớp mẫu giáo nhỡ, trẻ ở lứa tuổi này tuy đã có một số kỹ năng tự 
phục vụ nhưng hầu hết vẫn phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô, từ việc học, chơi đến ăn, 
ngủ, vệ sinh, số lượng trẻ trong 1 lớp lại đông, nên nhiều khi giáo viên cũng có đủ thời 
gian để tâm đến việc điều chỉnh cách nói với trẻ”. 
Như vậy, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp sư phạm của sinh viên mầm non với 
trẻ khi đi thực tập chỉ đạt mức trung bình của thang đo. Kết quả này là cơ sở để đề 
xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng này cho các sinh viên ngành giáo dục 
mầm non. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 113 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, kết quả thực trạng kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp của sinh viên mầm 
non được đánh giá trên ba nhóm kỹ năng, kết quả chung nằm trong ngưỡng trung bình của 
thang đo. Trong đó, nhóm kỹ năng sử dụng hành vi cử chỉ đạt mức thấp nhất, đứng thứ hai 
là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ; nhóm kỹ năng được thực hiện tốt nhất là kỹ năng sử dụng đồ 
dùng, đồ chơi. Điều này cho thấy rất cần có các biện pháp tâm lý - sư phạm bồi dưỡng, 
phát triển kỹ năng này cho giáo viên mầm non. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Crucchetxki V.A (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, tập 1, 2. - Nxb Giáo dục. 
2. Hồ Ngọc Đại (2012), Nghiệp vụ sư phạm hiện đại, tập 1, 2, - Nxb Đại học Sư phạm. 
3. Nguyễn Văn Đính (1997), Giáo trình giao tiếp và ng hệ thuật giao tiếp ứng xử trong 
kinh doanh du lịch. - Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
4. Gônôbôlin Ph.N (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên. - Nxb Giáo dục. 
5. Ngô Công Hoàn (1987), Giao tiếp sư phạm. - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I 
6. Ngô Công Hoàn (1992), Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm. - Nxb Vụ 
Giáo viên. 
7. Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm (Dùng cho giáo viên mầm non). - 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
8. Piaget (1986), Tâm lý học và giáo dục học. - Nxb Giáo dục. 
9. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2003), Tâm lý học trẻ 
em lứa tuổi mầm non, - Nxb Đại học Sư phạm. 
SKILL TO USE PEDAGOGICAL COMMUNICATION 
INSTRUMENTS OF MAJOR OF PRE-SCHOOL EDUCATION’S 
STUDENTS AT HA NOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: The use of pedagogical communication is an indispensable skill for preschool 
teachers in general and preschool teachers in particular. Currently, the level of 
performance of this skill of the students of pre-school education at Hanoi Metropolitan 
University - the kindergarten teacher has been reached but not yet high. This situation 
shows that more measures are needed to improve the quality of student internship 
practice at preschools during their studies at the Hanoi Metropolitan University. 
Keywords: Pedagogical communication skills, pedagogical communication instrument 
skills, early childhood pedagogy. 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_su_dung_phuong_tien_giao_tiep_su_pham_cua_sinh_vien.pdf