Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam
Tóm tắt: Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi phương
thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các
doanh nghiệp cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng
dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường,
tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhà nước, với vai trò là chủ thể quản lý, đã tạo
ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các
công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã đóng vai trò định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển
của TMĐT. Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý TMĐT, từ đó
đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý thương mại điện tử và bài học cho Việt Nam
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 53 (03/2019) 33-41 33 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM INTERNATIONAL EXPERIENCE IN E-COMMERCE MANAGEMENT AND LESSONS FOR VIETNAM Nguyễn Tiến Hùng** Trương Bảo Thanh**† Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/9/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/3/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/3/2019 Tóm tắt: Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhà nước, với vai trò là chủ thể quản lý, đã tạo ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai TMĐT trong các doanh nghiệp. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã đóng vai trò định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT. Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý TMĐT, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam. Từ khóa: thương mại điện tử; kinh nghiệm quốc tế; quản lý nhà nước, khuyến nghị, Việt Nam Abstract: The development of e-commerce in the world has changed business methods, drastically changed traditional transactions and brought great benefits to companies, consumers and to society. For Vietnamese enterprises, the application of e-commerce to production and business activities has increased the competitiveness and market expansion, creating many business opportunities for companies. The State, as a management entity, has created basic premises for the application and deployment of e-commerce in enterprises. With its management tools, the State has played a role of orientation, creating an environment for e-commerce development. The paper focuses on analyzing experiences of some countries in e-commerce management, thereby making recommendations for Vietnam. Keywords: e-commerce; international experience; State management, recommendations, Vietnam. ** Khoa Kinh tế - Trường Đại học Mở Hà Nội ** †Phó trưởng ban Đào tạo – Học viện Chính trị khu vực I 34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 1. Tổng quan chung về thương mại điện tử Trong bối cảnh người tiêu dùng mất dần hứng thú với việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy thời cơ để bước vào thời điểm phát triển mạnh. Theo thống kê, năm 2016, có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016, lên 4.060 tỷ USD năm 2020. Quá trình phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet sau này là các thiết bị di động. Bắt đầu từ năm 1995 khi thuật ngữ "electronic- commerce" được hãng máy tính IBM sử dụng thì những nghiên cứu về TMĐT mới chính thức ra được đề cập đến nhiều. Theo Cục thống kê Hoa Kỳ, "TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ". Dưới góc độ doanh nghiệp "TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử", theo khái niệm này thì sẽ bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý nhà nước, TMĐT bao gồm các lĩnh vực: - I-Infrastructure: cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT - M-Data Message: thông điệp dữ liệu - B-Basic Rules: các quy tắc cơ bản - S-Specific Rules: các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực - A-Applications: các ứng dụng Khái niệm TMĐT theo góc độ QLNN có hai điều đáng quan tâm. Thứ nhất, mô hình này là cơ sở để các chính phủ có thể xác định các nội dung cần có nhằm tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển của TMĐT. Thứ hai, dựa trên mô hình này, các tổ chức quốc tế có thể xác định phương hướng góp phần xây dựng hệ thống các hướng dẫn, các điều luật, các tiêu chuẩn, các qui định để TMĐT toàn cầu có thể trở thành hiện thực. Thương mại điện tử có nhiều điểm khác với thương mại truyền thống, chính vì thế cần hiểu rõ được các đặc trưng của TMĐT để có được những chính sách quản lý hiệu quả, một số đặc trưng chính của TMĐT cần chú ý như: - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin là thị trường. Trên thế giới hiện nay đang có một số mô hình thương mại điện tử như sau: - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business-B2B) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to Consumer- B2C) Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 35 - Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer to Consumer-C2C) - Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (Business to Government -B2G) - Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với người lao động (Government to Employee-G2E). Từ khái niệm về TMĐT cho thấy TMĐT chỉ khác hoạt động thương mại truyền thống ở phương thức tiến hành các hoạt động thương mại, TMĐT không phải là một lĩnh vực hoạt động riêng biệt mà là phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại trên môi trường điện tử. Như vậy QLNN về TMĐT chính là hoạt động QLNN về thương mại có gắn với các đặc trưng của TMĐT như đã nêu ở trên. Với quan điểm này, quản lý nhà nước về thương mại điện tử được hiểu là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường điện tử nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thương mại điện tử đã đặt ra. QLNN về TMĐT là một bộ phận của QLNN về kinh tế do đó các nội dung QLNN về TMĐT cũng xuất phát từ các nội dung QLNN về kinh tế. Theo hướng tiếp cận từ quá trình quản lý, QLNN về TMĐT bao gồm các nội dung: - (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT bao gồm: Chiến lược TMĐT; Kế hoạch chi tiết hóa chiến lược phát triển TMĐT. - (ii) Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT bao gồm: Chính sách thương nhân, chính sách phát triển nguồn nhân lức, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chính sách thuế trong TMĐT, chính sách phát triển hạ tầng công nghệ; - Xây dựng và ban hành pháp luật về TMĐT (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT bao gồm: Truyền thông và tư vấn; Triển khai các chương trình, dự án phát triển TMĐT; Vận hành các quỹ; Phối hợp hoạt động. - (iv) Kiểm soát TMĐT bao gồm: hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về TMĐT. 2. Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về TMĐT TMĐT đã phát triển từ rất lâu tại một số quốc gia trên thế giới. Đối với một số quốc gia có nền kinh tế phát triển thì TMĐT luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Là một quốc gia đi sau, việc nghiên cứu các kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT của các quốc gia có nền TMĐT phát triển sẽ giúp cho Việt Nam thành công trong quá trình phát triển TMĐT của mình. 2.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những nước có khu vực TMĐT phát triển nhất trên thế giới, Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một loạt các đạo luật TMĐT và liên tục nâng cao khuôn khổ pháp lý TMĐT bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Dưới đây là thống kê các đạo luật chính liên quan đến TMĐT đã được ban hành tại Hàn Quốc Khung pháp lý TMĐT cơ bản: - Luật khung vềTMĐT: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002 và 2005; - Luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT: Ban hành năm 2002 và sửa đổi năm 2005; 36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion - Luật chữ ký điện tử: Ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2001 và 2005; - Luật phát triển ngành đào tạo điện tử: Ban hành năm 2004; - Luật phát triển ứng dụng mạng CNTT và truyền thông và bảo vệ thông tin: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002, 2004 và 2005. Chính phủ Hàn quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của TMĐT. Chính sách phát triển nhân lực TMĐT Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra "Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT" và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại: 1. Nâng cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT; 2. Hỗ trợ các môn học TMĐT. Các chương trình này có thể kể đến: hỗ trợ đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại đại học Carnegie Melon (Mỹ)... Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Hầu hết các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng TMĐT do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chương trình thông tin hóa cho DN vừa và nhỏ từ năm 2001 và trong 3 năm, chương trình này đã tư vấn và hỗ trợ tin học hóa sản xuất, kinh doanh cho hơn 30.000 DN vừa và nhỏ. Năm 2003, Hàn Quốc còn thành lập Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu về TMĐT để hỗ trợ DN tham gia thị trường thế giới thông qua TMĐT. Để giúp các DN thuận lợi hơn khi triển khai TMĐT, Chính phủ đã xây dựng chỉ số TMĐT Hàn Quốc (gọi tắt là KEBIX) nhằm giúp DN đánh giá khả năng sẵn sàng TMĐT của mỗi ngành nghề thông qua 5 yếu tố: môi trường, con người, nguồn lực và cơ sở hạ tầng, quy trình và giá trị. KEBIX được Bộ Thương mại và Công nghiệp Hàn quốc triển khai vào năm 2002, từ đó giúp DN vạch ra chiến lược TMĐT cho mình và cũng giúp Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng ngành nghề. Chính phủ còn củng cố các dịch vụ công sử dụng CNTT như xây dựng hệ thống G4B - cổng dịch vụ một cửa của CP dành cho DN, hệ thống giao tiếp G4F cổng dịch vụ một cửa với người nước ngoài, thành lập hệ thống thương mại phi giấy tờ... Chính sách bảo vệ khách hàng Bảo vệ khách hàng thực sự là một cuộc cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ khách hàng chính là giải quyết tranh chấp liên quan đến TMĐT. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh này, những vấn đề chính như đưa sai các thông tin hoặc quảng cáo phóng đại trên Internet, tranh chấp tên miền, kết nối mạng gian lận, và cạnh tranh không công bằng xuất phát từ các hành động không công bằng khác. Để giải quyết vấn đề này Hàn Quốc đã lập ra Uỷ ban điều đình TMĐT. Sở hữu tri thức Thủ tướng Hàn Quốc đã ra sắc lệnh thi hành các đạo luật về TMĐT bao gồm cả vấn đề sở hữu vào ngày 27/3/2001. Trong đạo luật mới được sửa đổi này, Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đã chỉ rõ phạm vi sao chép máy tính, sách, và các giao diện trên màn hình. Ngoài ra còn có sắc lệnh bổ sung chỉ ra những vấn đề cụ thể về bản quyền trong các chương trình máy tính vào ngày 16/7/2001 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và viễn thông ký. Do có quá nhiều các tranh chấp thường xuyên về tên miền, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập lập Văn phòng giải quyết các tranh chấp tên miền vào tháng 8/2001. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 37 Bảo mật và chứng nhận Tại Hàn Quốc, đạo luật cơ bản về TMĐT và chữ ký điện tử có quy định chi tiết về bảo mật và chứng nhận. Trong luật cơ bản về TMĐT, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra các quy định cụ thể trong việc trao đổi tài liệu điện tử trong TMĐT. Chữ ký điện tử được chấp nhận chính thức kể từ tháng 2/1999, nó được công nhận như một phương tiện đảm bảo tính xác thực tài liệu điện tử. Trung tâm cấp chứng nhận Hàn Quốc (Korea Certification Authority Central là nơi chỉ đạo việc quản lý chứng chỉ chữ ký điện tử trong việc sử dụng. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Hầu hết các DN vừa và nhỏ (SMB) gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng TMĐT do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy CP HQ đã triển khai chương trình thông tin hóa cho SMB từ năm 2001 và trong 3 năm, chương trình này đã tư vấn và hỗ trợ tin học hóa sản xuất, kinh doanh cho hơn 30.000 SMB. Năm 2003, HQ còn thành lập Trung Tâm Hỗ Trợ Xuất Khẩu về TMĐT để hỗ trợ DN tham gia thị trường thế giới thông qua TMĐT. Để giúp các DN thuận lợi hơn khi triển khai TMĐT, CP đã xây dựng Chỉ Số Thương Mại Điện Tử HQ (gọi tắt là KEBIX) nhằm giúp DN đánh giá khả năng sẵn sàng TMĐT của mỗi ngành nghề thông qua 5 yếu tố: môi trường, con người, nguồn lực và cơ sở hạ tầng, quy trình và giá trị. KEBIX được Bộ Thương Mại và Công Nghiệp HQ triển khai vào năm 2002, từ đó giúp DN vạch ra chiến lược TMĐT cho mình và cũng giúp CP đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng ngành nghề. 2.2 Kinh nghiệm từ Singapore Singapore đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng số hóa, qua đó thúc đẩy tăng cường năng lực và mở rộng ứng dụng số hóa trong các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến sự phát triển của hệ thống cáp quang và mạng 4G, nhờ đó tăng đáng kể tốc độ truyền tải thông tin. Nhờ mạng cáp quang mà tốc độ kết nối Internet trung bình của Singapore đã tăng từ 5,4 megabit mỗi giây (Mbps) năm 2012 lên 20 Mbps năm 2016, ngang với Nhật Bản và Phần Lan. Tương tự như vậy, Singapore cũng nằm trong nhóm đầu các quốc gia có tốc độ kết nối 4G nhanh nhất thế giới, một phần nhờ liên tục đầu tư cải thiện hạ tầng mạng. Tổng lượng đăng kí băng thông rộng cáp quang và đăng ký 4G tại Singapore đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong giai đoạn đầu, Singapore xác định 5 lĩnh vực then chốt đối với bất cứ công dân nào và toàn xã hội mà công nghệ số có thể tham gia gồm giao thông, nhà ở và môi trường, hiệu quả kinh doanh, y tế và các dịch vụ công. Chính phủ cam kết sẽ tạo điều kiện về hạ tầng, chính sách để mọi sáng kiến, ý tưởng đều có cơ hội hình thành và thử nghiệm, kể cả những rủi ro có thể xảy ra. Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là cốt lõi để thực hiện mục tiêu Quốc gia thông minh, trong đó tập trung vào 3 ưu tiên: công nghệ hỗ trợ xã hội; di động và giao thông thông minh; môi trường dữ liệu an toàn. Chính phủ cũng cam kết hằng năm đầu tư khoảng 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển. Singapore là thị trường thanh toán điện tử (TTĐT) phát triển mạnh nhất trong các nước ASEAN, với tỷ lệ dân số sử dụng internet khoảng 80% và năm 2015, chỉ số TTĐT của nước này ở khoảng 56%-57%. Singapore là 38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion nước nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới với số người sử dụng ví điện tử (VĐT) đã tăng gấp đôi trong năm 2015 và chiếm tới 23% trong tổng dân số của nước này, hay chiếm hơn 41% trong tổng số người mua sắm trực tuyến. Chủ trương để biến Singapore thành một xã hội không tiền mặt được nhất trí là cần đơn giản hóa và hợp nhất các hệ thống thanh toán khác nhau. Để đẩy nhanh lộ trình, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore đã triển khai sáng kiến với 2.000 hệ thống POS (các máy chấp nhận thanh toán thẻ để khách hàng quẹt thẻ) thanh toán đồng nhất tại hơn 650 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Thêm nữa, chính phủ Singapore đang lập kế hoạch phát triển một hệ thống thanh toán nhanh, sử dụng một mã QR chung (một dạng mã có thể được quét bằng điện thoại thông minh) để thực hiện TTĐT trên toàn quốc. Nhóm công tác chịu trách nhiệm về vấn đề này do Ủy ban tiền tệ Singapore và Ủy ban phát triển Truyền thông thông tin Singapore (Infocomm Media Development Authority) điều phối và bao gồm các bên liên quan như ngân hàng, chương trình thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán QR và các cơ quan chính phủ. Trên thực tế mã QR cung cấp một giải pháp thay thế rẻ hơn và ít cơ sở hạ tầng hơn so với các chương trình thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Do vậy, hiện nay mã QR ngày càng được sử dụng nhiều trong TTĐT, góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Singapore phát triển ngành CNTT – truyền thông (ICM) làm động lực nền tảng cho phát triển nền kinh tế số. ICM bao gồm mười hai phân ngành sản xuất hoặc thúc đẩy sự phát triển hàng hóa và dịch vụ số (bao gồm phần cứng, viễn thông, dịch vụ CNTT, phần mềm, trò chơi, dịch vụ trực tuyến, in ấn, bưu điện & chuyển phát nhanh, xuất bản, phát thanh truyền hình, phim ảnh và video, và âm nhạc), qua đó đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện áp dụng số hóa giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp tại Singapore. 2.3 Kinh nghiệm từ Trung Quốc Trung Quốc hiện đã là một thế lực lớn về công nghệ số cả ở thị trường nội địa và toàn cầu. Báo cáo của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI, 2017) khẳng định Trung Quốc hiện là cường quốc công nghệ số với tiềm năng tăng trưởng khổng lồ. Ba trụ cột chính nâng đỡ sự phát triển hết sức nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ số là: (i) một thị trường khổng lồ và trẻ trung cho phép thương mại hóa nhanh chóng các mô hình kinh doanh số; (ii) một hệ sinh thái số phong phú đang mở rộng vượt trên tầm một số “người khổng lồ”; (iii) chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số. Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ kinh tế số hóa để đáp ứng nhu cầu của lượng dân số trực tuyến rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về tìm kiếm thông tin, truyền thông và thương mại trong giai đoạn đầu. Nền kinh tế số hóa của Trung Quốc đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số và thương mại điện tử với sự hiện diện của ba nhà cung ứng nội địa khổng lồ bao gồm Alibaba (thương mại điện tử), Tencent (game trực tuyến và mạng xã hội), và Baidu (công cụ tìm kiếm). Chính phủ Trung Quốc khẳng định khuyến khích tiêu dùng trực tuyến trong những năm tới. Trong một sáng kiến nhằm hỗ trợ các nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nhỏ, năm 2014, Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) phê duyệt kế hoạch thí điểm Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 39 thành lập 5 ngân hàng tư nhân. Một trong 5 ngân hàng thí điểm - Ngân hàng WeBank – đã khai trương hoạt động đầu tiên vào tháng 1 năm 2015 với tư cách là ngân hàng Internet thuần túy với vốn nền đăng kí là 3 tỉ RMB, các cổ đông chính bao gồm Tencent (30% cổ phần), Baiyeyuan (20%) và Liye (20%). Tiếp theo là Tập đoàn Alibaba cũng thành công khi trở thành một cổ đông của ngân hàng thí điểm Mybank thông qua công ty con Ant Financial với 30% cổ phần liên danh cùng với Fosun International (25% cổ phần) và Wanxiang Group (18% cổ phần). Tháng 8 năm 2004, Trung Quốc đã thông qua Luật Chữ ký điện tử để điều chỉnh chữ ký điện tử, thiết lập hiệu lực pháp lý của chữ ký điện tử nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên liên quan. 3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hiện nay, các quốc gia đều thưa nhận những lợi ích của TMĐT đới với toàn xã hội như: TMĐT có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời mang lại khả năng cải thiện môi trường hành chính và môi trường đầu tư. TMĐT cũng khiến Chính phủ các nước phải cải cách trên rất nhiều phương diện - từ phương diện quản lý, hoạch định chính sách như: thuế quan, hải quan, phân phối thu nhập, quản lý DN, chính sách thương mại quốc tế... tới việc điều chỉnh phương hướng phát triển các ngành kinh tế quốc gia trong thời đại “số hóa” đang ngày càng mở rộng. TMĐT sẽ tạo tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa hay nền kinh tế tri thức. TMĐT trực tiếp kích thích sự phát triển của ngành CNTT - một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế hiện đại, một ngành căn bản của “xã hội thông tin” hay “kinh tế tri thức”, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nếu không có một chiến lược thích hợp sẽ suy giảm sức cạnh tranh, ngày càng tụt hậu. Khía cạnh này mang tính tiềm tàng, ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách công nghệ và tính chiến lược phát triển mà các nước đang phát triển cần quan tâm và phải đề ra một chiến lược kịp thời và phù hợp. Nếu nắm bắt được cơ hội, một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn, nếu không nguy cơ tụt hậu sẽ trở nên không thể cứu vãn. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế Ngoài ra, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet thông qua điện thoại thông minh hiện là vài chục triệu người và người Việt cũng được xếp vào nhóm những người thích công nghệ. Thứ nhất: đối với việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT, Việt Nam cần luôn trú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia với các mục tiêu mang tính định hướng lâu dài cho sự phát triển của TMĐT. Chiến lược phát triển TMĐT quốc gia được xây dựng độc lập với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác của đất nước. Thứ hai: về việc xây dựngchính sách và ban hành pháp luật vềTMĐT: Chính 40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion phủ các nước đặc biệt chú trọng việc xây dựng và tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT. Để thúc đẩy TMĐT, Việt Nam phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Khung pháp luật này sẽ được áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và giao dịch TMĐT nói riêng, không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh. Chính phủ thiết lập khuôn khổ pháp lý đối với các vấn đề được coi là trở ngại và khó khăn về pháp lý cho sự phát triển của TMĐT như: - Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT và xác định cơ sở pháp lý để có thểgiải quyết những vấn đề phát sinh trong giao dịch TMĐT. - Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số hóa. Đồng thời, cần có các thiết chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chữ ký điện tử và chữ ký số hóa. - Trú trọng bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT, đặc biệt là bảo vệ các thông tin cá nhân của khách hàng khi họthực hiện các giao dịch TMĐT. Thứ ba: Chính phủ các quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT, Việt Nam cần chú trọng đến hạ tầng CNTT, hạ tầng thanh toán, hạ tầng nguồn nhân lực cho phát triển TMĐT. Để phát triển TMĐT trong dài hạn. Do đó, Việt Nam phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đối tượng tham gia vào hoạt động TMĐT. Thứ thư: về tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT Trong quá trình triển khai TMĐT, Chính phủ cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ DN triển khai TMĐT. Nhiệm vụ của các Trung tâm này là phải tìm ra được những mô hình TMĐT tiên tiến và phù hợp nhất để có thể áp dụng và triển khai trong các DN của nước mình. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai TMĐT, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập và hoàn thiện môi trường cho sự phát triển của TMĐT. Vai trò của của chính phủ là xúc tiến và tạo thuận lợi cho sựhình thành và sự tiếp nhận TMĐT bằng cách: i) Tạo ra một môi trường thuận lợi, bao gồm cả các khía cạnh pháp lý và điều tiết, có tính khả kiến, rõ ràng và nhất quán; ii) Tạo ra một môi trường có tác dụng xúc tiến niềm tin giữa những người tham gia TMĐT; iii) Xúc tiến sự vận hành có hiệu quả của TMĐT trên bình diện quốc tế bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn trong TMĐT quốc gia tương thích với các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế đang diễn tiến; iiii) Trở thành người sử dụng tiên phong nhằm mục đích tạo ra các động lực để khuyến khích các phương tiện điện tửđược sửdụng rộng rãi hơn nữa. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Công thương (2008), Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thương mại điện tử,Hà Nội. 2. Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ- TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể pháp triển thương mại điện tửgiai đoạn 2006-2010. Hà Nội. 3. Trần Văn Hòe (2010) , Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội 4. Bộ Công thương (2013),Quyết định số 669/QĐ- BCT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. 5. Jason Dedrick & Kenneth L. Kraemer (2000), Japan E-Commerce Report rpt-12-00.pdf (Accessed December10, 2010) Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 41 6. Meng Xia (2000), E-Commerce Legal Framework Country Report: China ments/apcity/unpan006896.pdf (Accessed Junly 10, 2010) 7. Ministry of Commerce, Industry and EnergyRepublic of Korea (2002), ECommerce in Korea, ments/apcity/unpan007638.pdf (Accessed Junly 10, 2010) 8. Sam Lubbe & Johanna Maria van Heerden (2003), The Economic and Social Impacts of E- Commerce, Idea Group Publishing 9. United Nations Conference on Trade and Development, Electronic Commerce and Development, (Accessed December 24, 2010. Địa chỉ tác giả: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Mở Hà Nội Email:tienhung.kt@ou.edu.vn
File đính kèm:
- kinh_nghiem_quoc_te_trong_quan_ly_thuong_mai_dien_tu_va_bai.pdf