Kinh nghiệm của hàn quốc khi vận dụng giá trị hợp lý để lập và trình bày Báo cáo tài chính và bài học cho Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) có khác biệt lớn nhất so với IFRS là kế toán Việt Nam chưa áp dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả mà vẫn áp dụng giá gốc. Trong khu vực Châu Á, Hàn Quốc trước năm 2011 áp dụng các nguyên tắc chung được thừa nhận ở Hàn Quốc (K-GAAT) cũng có sự khác biệt lớn nhất với IFRS là chưa áp
dụng giá trị hợp lý mà áp dụng giá gốc, điều này khá tương đồng với thực tiễn của Việt Nam. Vì lý do này,
tác giả đã có những nghiên cứu về kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý khi trình bày báo cáo tài chính của
Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý. Ở Hàn Quốc, để việc xác định giá trị
hợp lý đáng tin cậy thì Hàn Quốc đã thực hiện các công việc sau: xây dựng các tài liệu hướng dẫn xác định
giá trị hợp lý; tăng cường năng lực cho các chuyên gia định giá, các công ty định giá chuyên nghiệp, độc lập;
cải thiện hệ thống pháp lý để quản lý cho phù hợp; xác định các ảnh hưởng của việc áp dụng giá trị hợp lý
đối với thị trường trong nước cũng như xác định các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn.Đây là những
bài học quý giá mà Việt Nam cần tham khảo khi áp dụng giá trị hợp lý trong thời gian tới
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm của hàn quốc khi vận dụng giá trị hợp lý để lập và trình bày Báo cáo tài chính và bài học cho Việt Nam
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 133 - tháng 11/2018 KINH NGHIEÄM CUÛA HAØN QUOÁC KHI VAÄN DUÏNG GIAÙ TRÒ HÔÏP LYÙ ÑEÅ LAÄP VAØ TRÌNH bAØY bAÙO CAÙO TAØI CHÍNH VAØ bAØI HOÏC CHO VIEÄT NAM ThS. NGUYỄN THỊ VâN* *Cục Quản lý, giám sát kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) có khác biệt lớn nhất so với IFRS là kế toán Việt Nam chưa áp dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả mà vẫn áp dụng giá gốc. Trong khu vực Châu Á, Hàn Quốc trước năm 2011 áp dụng các nguyên tắc chung được thừa nhận ở Hàn Quốc (K-GAAT) cũng có sự khác biệt lớn nhất với IFRS là chưa áp dụng giá trị hợp lý mà áp dụng giá gốc, điều này khá tương đồng với thực tiễn của Việt Nam. Vì lý do này, tác giả đã có những nghiên cứu về kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý khi trình bày báo cáo tài chính của Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý. Ở Hàn Quốc, để việc xác định giá trị hợp lý đáng tin cậy thì Hàn Quốc đã thực hiện các công việc sau: xây dựng các tài liệu hướng dẫn xác định giá trị hợp lý; tăng cường năng lực cho các chuyên gia định giá, các công ty định giá chuyên nghiệp, độc lập; cải thiện hệ thống pháp lý để quản lý cho phù hợp; xác định các ảnh hưởng của việc áp dụng giá trị hợp lý đối với thị trường trong nước cũng như xác định các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn.Đây là những bài học quý giá mà Việt Nam cần tham khảo khi áp dụng giá trị hợp lý trong thời gian tới. Từ khóa: Giá trị hợp lý, kinh nghiệm vận dụng giá trị hợp lý của Hàn Quốc South korea’s experience in applying fair values to present financial statements and lessons for Vietnam The Vietnamese accounting system (VAS) has major difference with IFRS which is it does not implement fair values when recognizing assets and liabilities but still applies the original cost. In the Asian region, prior to 2011, South Korea applied the generally accepted rules in Korea (K-GAAT) which also had the great difference with IFRS in the unimplementation of fair values to original cost, sharing similarity to the reality of Vietnam. For this reason, the author studies the experience of applying fair value when presenting financial statements of Korea and drawing lessons for Vietnam when applying fair values. In South Korea, for the determination of true and fair value, it has taken the following actions: developing of fair value guidelines; strengthening the capacity of valuers, professional valuers, independent valuers; improve the legal system to manage accordingly; determining the effects of applying fair value to the domestic market as well as identifying issues that may arise in practice. These are valuable lessons that Vietnam needs to refer to when applying fair value in the coming time. keywords: Fair values, South korea’s experiences applying fair values 1. Thực tế áp dụng IFRS hiện nay IAS và IFRS là một hệ thống bao gồm 17 IFRS và 27 IAS do ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế ban hành. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Khi áp dụng IFRS, chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành và đầu tư. IFRS là hệ thống Chuẩn mực báo cáo tài chính mang tính mực thước của quốc tế, được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng, bao quát được hầu hết các giao dịch của nền kinh tế, phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 133 - tháng 11/2018 có thị trường tài chính và thị trường vốn ở trình độ cao. IFRS hướng đến việc trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường tại thời điểm báo cáo (Mark to Market). Theo tài liệu của ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), tính đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93%) tuyên bố về việc cho phép áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) dưới các hình thức khác nhau. Trong đó, có 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu bắt buộc sử dụng các chuẩn mực quốc tế khi lập và trình bày báo cáo tài chính đối với tất cả hoặc hầu hết các đơn vị dịch vụ công trong nước. Ở Châu âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IAS/ IFRS. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có truyền thống áp dụng riêng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận (US GAAP) cũng đang trong quá trình hợp nhất US GAAP và IAS/IFRS. Lý do các nước đều hướng tới áp dụng IFRS là do IFRS hướng đến việc trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường tại thời điểm báo cáo. Khi áp dụng IFRS, chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro hiệu quả và cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành và đầu tư. Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực Kế toán (VAS) bằng cách vận dụng có chọn lọc các quy định của chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý trong nước. Hiện nay, theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS hiện nay còn tương đối lớn, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc chưa ban hành một số chuẩn mực quan trọng như công cụ tài chính, tổn thất tài sản, nông nghiệp khiến các doanh nghiệp chưa có căn cứ pháp lý để ghi nhận một số giao dịch hoặc Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng lại chưa có chuẩn mực kế NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 133 - tháng 11/2018 toán cho lĩnh vực nông nghiệp... Xuất phát từ lý do này, hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng và hoàn thiện đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam trong thời gian tới. Khi đề án được triển khai, những hạn chế của Chuẩn mực Kế toán hiện hành sẽ được giải quyết một cách căn bản, giúp cho thông tin tài chính của doanh nghiệp niêm yết đầy đủ, trung thực và minh bạch hơn, là yếu tố quan trọng để các tổ chức quốc tế sớm xem xét, đánh giá nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua nghiên cứu, so sánh giữa IFRS và Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) thì sự khác biệt lớn nhất giữa IFRS và VAS của Việt Nam là IFRS áp dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả, còn VAS áp dụng giá gốc khi ghi nhận tài sản và nợ phải trả. Nhìn ra các nước trong khu vực thì ở Hàn Quốc, sự khác biệt lớn nhất giữa IFRS và Các nguyên tắc chung được thừa nhận ở Hàn Quốc (K-GAAT) cũng là việc áp dụng giá trị hợp lý của quốc tế và giá gốc của kế toán của Hàn Quốc, điều này khá tương đồng với thực tiễn của Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả trao đổi các kinh nghiệm áp dụng giá trị hợp lý khi trình bày báo cáo tài chính của Hàn Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý. 2. kinh nghiệm của Hàn Quốc khi vận dụng giá trị hợp lý khi lập và trình bày báo cáo tài chính Trước năm 2011, doanh nghiệp Hàn Quốc áp dụng K-GAAT cho việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính. Các chuyên gia Hàn Quốc đã so sánh và đánh giá điểm khác biệt lớn nhất giữa IFRS và K- GAAT là K-GAAT quy định các tài sản và nợ phải trả đều được đo lường, ghi nhận và trình bày theo giá gốc còn IFRS cho phép áp dụng theo giá trị hợp lý. Năm 2007, Hàn Quốc đã công bố lộ trình thừa nhận IFRS ở Hàn Quốc và quyết định áp dụng toàn bộ IFRS từ 2011 đồng thời cho các doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tự nguyện từ 2009. Ngày 1/1/2011, Hàn Quốc yêu cầu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc bắt buộc áp dụng IFRS để cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho nhà đầu tư. a. Những thay đổi lớn khi áp dụng giá trị hợp lý - Đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính: Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Khi lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, những thay đổi sau ghi nhận ban đầu từ việc xác định theo giá trị hợp lý đều được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ. - Đối với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và bất động sản đầu tư: Khi lựa chọn phương pháp đánh giá lại đối với tài sản cố định hữu hình và vô hình, những thay đổi giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu (equity). Đối với bất động sản đầu tư như đất và nhà nắm giữ cho mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá thì những thay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi lựa chọn phương pháp đánh giá lại. b. Tác động do áp dụng giá trị hợp lý Do tăng số lượng các khoản mục về tài sản và nợ phải trả xác định theo giá trị hợp lý, doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều thông tin tài chính làm cho người sử dụng báo cáo tài chính sử dụng được các thông tin đó trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường bị tình trạng báo cáo tài chính không được ổn định vì thay đổi giá trị hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến lãi lỗ hoặc vốn chủ sở hữu. Việc thay đổi giá trị hợp lý đó chủ yếu do các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được, ví dụ như lãi suất thị trường. Vì các yếu tố bên ngoài có tác động nhiều đối với báo cáo tài chính hơn là kết quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp. - Đối với giá trị hợp lý tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính: Các công cụ phái sinh, các tài sản tài chính và các khoản nợ tài chính được chỉ định áp dụng theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ được xác định theo giá trị hợp lý tại ngày lập BCTC và những thay đổi KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 133 - tháng 11/2018 giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lãi lỗ. Riêng đối với tài sản tài chính sẵn sàng để bán khi có thay đổi giá trị hợp lý sẽ có ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Kết quả là điều này sẽ dẫn đến có ảnh hưởng đến lãi lỗ và vốn chủ sở hữu. - Đối với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và bất động sản đầu tư: Giá trị đánh giá tăng sẽ được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác (OCI), dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, phần cao do đánh giá giảm lớn hơn số đánh giá tăng sẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ (như đánh giá lỗ phát sinh từ việc đánh giá lại) dẫn đến làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Khi giá trị của tài sản cố định được đánh giá có thể sẽ tăng giá trị ghi sổ của tài sản do đó sẽ làm giảm chỉ số tài sản so với nợ phải trả. Ngoài ra, nếu bất động sản đầu tư như nhà và đất được xác định theo phương pháp đánh giá lại thì do giá trị tăng lên do đánh giá tăng dẫn đến lợi nhuận tăng lên. c. Các nội dung cần xem xét khi áp dụng giá trị hợp lý Thông tin theo giá trị hợp lý có thể hữu ích đối với người sử dụng chỉ khi nó được xác định theo một cách đáng tin cậy. Thị trường tài chính ở Hàn Quốc không đa dạng các loại công cụ tài chính so với các thị trường ở các nước phát triển. Do đó, nhiều khả năng các đầu vào được sử dụng để xác định giá trị hợp lý cho việc đánh giá lại không đáng tin cậy vì các thông tin liên quan đối với các công cụ tương tự không có sẵn trên thị trường. Có nhiều trường hợp không có hoặc không tồn tại thị trường năng động cho tài sản và nợ phải trả phi tài chính. Do vậy, các đầu vào cho việc đánh giá lại dựa theo xét đoán của người định giá nên có thể gây ra hoài nghi về sự đáng tin cậy và tính hữu dụng của việc xác định giá trị hợp lý. Để việc xác định giá trị hợp lý đáng tin cậy thì các quy trình, phương pháp phân tích và hệ thống đánh giá lại liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý cần phải được cải thiện và hạ tầng liên quan phải được thiết lập để xác minh kết quả đánh giá lại. - Các tài liệu hướng dẫn xác định giá trị hợp lý Do việc xác định giá trị hợp lý cần có sự xét đoán và các giả định, nên có rủi ro khó tránh khỏi rằng thông tin kế toán có thể bị trình bày sai do lỗi xét đoán hoặc lỗi xác định. Do vậy, để giảm các rủi ro đó, cần tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về các phương pháp liên quan; đưa ra các hướng dẫn áp dụng nhất quán; đưa ra các hướng dẫn, và thiết lập hệ thống để thực hiện các chương trình đào tạo; và đẩy mạnh việc phổ biến và chia sẻ các tài liệu hướng dẫn này. - Các chuyên gia định giá độc lập Ở Hàn Quốc, trước đây các công ty định giá bên ngoài thực hiện định giá cho hầu hết các bất động sản, và khi áp IFRS làm tăng phạm vi xác định giá trị hợp lý và tăng ảnh hưởng của việc xác định giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính, vai trò của chuyên gia định giá và các công ty định giá chuyên nghiệp và độc lập càng ngày càng phát triển. Vai trò của chuyên gia định giá độc lập càng ngày càng cao nên nó trở nên rất quan trọng để đảm bảo sự đáng tin cậy của thông tin được các chuyên gia định giá cung cấp. - Cải thiện hệ thống pháp lý Vì việc xác định giá trị hợp lý ảnh hưởng nhiều đến báo cáo tài chính, những người làm chính sách thấy rằng các thuyết minh BCTC cần được điều chỉnh và hệ thống pháp luật cũng cần được sửa đổi. Ngoài ra, cần phải cải thiện hệ thống pháp lý để quản lý cho phù hợp. Cần phải nâng cao tính độc lập và chuyên nghiệp của các chuyên gia xác định giá trị khi thực hiện xác định giá trị. d. Công tác chuẩn bị ủy ban Chuẩn mực Kế toán Hàn Quốc (KASB) đã tiến hành rất nhiều hoạt động trong nước và nước ngoài nhằm xác định các ảnh hưởng của việc áp dụng giá trị hợp lý đối với thị trường trong nước cũng như xác định các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn. KASB tham gia nhiều hội thảo thảo luận các vấn đề phát sinh tại Hàn Quốc liên quan đến giá trị hợp lý và tìm ra các giải pháp và các hướng dẫn cho các vấn đề đó. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 133 - tháng 11/2018 Tăng cường năng lực các chuyên gia định giá: Các chuyên gia thẩm định giá ở các công ty xác định giá tài sản phải nâng cao kiểm soát chất lượng để tăng cường độ tin cậy đối với kết quả thẩm định giá tài sản. Trong quá trình áp dụng giá trị hợp lý, Hàn Quốc thành lập Nhóm xác định giá trị hợp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến giá trị hợp lý và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giá trị hợp lý, phát hành và phổ biến các báo cáo nghiên cứu trong đó có các nội dung liên quan đến đề xuất các chính sách và hoàn thiện các chính sách để cải thiện các cơ sở hạ tầng liên quan đến việc xác định giá trị hợp lý. 3. Bài học cho Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý Các nghiên cứu từ Hàn Quốc cho thấy bối cảnh của Hàn Quốc rất gần với Việt Nam. Hàn Quốc đi trước Việt Nam gần 10 năm, cho đến nay Hàn Quốc đã hoàn toàn áp dụng giá trị hợp lý tương tự như thông lệ quốc tế. Các bài học rút ra có thể áp dụng cho Việt Nam gồm các nội dung như sau: (1) Đối tượng áp dụng giá trị hợp lý: Chỉ nên xem xét bắt buộc áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường cần cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho cổ đông. Ở Việt Nam hiện nay có hơn 700 công ty niêm yết trên 02 sàn giao dịch Hà Nội (HNX) và TP HCM (HOSE), cùng với gần 700 công ty niêm yết trên sàn Upcom. Ngoài ra, cân nhắc bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng thương mại, bảo hiểm, công ty chứng khoán. Các doanh nghiệp khác chỉ nên khuyến khích áp dụng giá trị hợp lý. (2) Các công cụ tài chính có giá niêm yết trên thị trường và đáng tin cậy thì doanh nghiệp niêm yết phải ghi nhận và trình bày trên BCTC. (3) Các tài sản và nợ phải trả không có giá niêm yết trên thị trường thì phải được xác định giá theo một cơ sở đáng tin cậy do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định giá hoặc do bản thân doanh nghiệp tự tổ chức bộ phận xác định giá trên cơ sở đáng tin cậy. Trong trường hợp giá không đáng tin cậy thì không được ghi nhận và trình bày trên BCTC. (4) Ghi nhận và trình bày đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Những thay KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 133 - tháng 11/2018 đổi sau ghi nhận ban đầu từ việc xác định theo giá trị hợp lý đều được ghi nhận và trình bày trên Báo cáo lãi lỗ. Các công cụ phái sinh, các tài sản tài chính và các khoản nợ tài chính được yêu cầu ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ được xác định theo giá trị hợp lý tại ngày lập BCTC và những thay đổi giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến lãi lỗ. Riêng đối với tài sản tài chính sẵn sàng để bán khi có thay đổi giá trị hợp lý sẽ có ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Kết quả là điều này sẽ dẫn đến có ảnh hưởng đến lãi lỗ và vốn chủ sở hữu. (5) Đối với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và bất động sản đầu tư Khi lựa chọn phương pháp đánh giá lại đối với tài sản cố định hữu hình và vô hình, những thay đổi giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu (equity). Đối với bất động sản đầu tư như đất và nhà nắm giữ cho mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá thì những thay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi lựa chọn phương pháp đánh giá lại. Giá trị đánh giá tăng sẽ được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác (OCI), dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, phần cao do đánh giá giảm lớn hơn số đánh giá tăng sẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ (như đánh giá lỗ phát sinh từ việc đánh giá lại) dẫn đến làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Khi giá trị của tài sản cố định được đánh giá có thể sẽ tăng giá trị ghi sổ của tài sản do đó sẽ làm giảm chỉ số tài sản so với nợ phải trả. Ngoài ra, nếu bất động sản đầu tư như nhà và đất được xác định theo phương pháp đánh giá lại thì do giá trị tăng lên do đánh giá tăng dẫn đến lợi nhuận tăng lên. (6) Báo cáo kết quả kinh doanh cần được thiết kế lại cho phù hợp. Theo thông lệ quốc tế, Báo cáo kết quả kinh doanh được thiết kế chia ra 2 phần: Phần báo cáo lãi lỗ và phần báo cáo thu nhập toàn diện khác. Khi áp dụng giá trị hợp lý, khi đánh giá lại tài sản và nợ phải trả tài chính thì phần chênh lệch được ghi nhận vào phần lãi lỗ trên Báo cáo Kết quả kinh doanh, còn khi đánh giá lại tài sản phi tài chính thì phần chênh lệch được ghi nhận vào phần thu nhập toàn diện khác trên Báo cáo Kết quả kinh doanh. (7) Báo cáo tình hình tài chính cần bổ sung một số chỉ tiêu để phản ảnh giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả. Thuyết minh báo cáo tài chính cần bổ sung các thuyết minh liên quan đến phương pháp xác định giá trị hợp lý, cơ sở để xác định giá trị hợp lý và những ảnh hưởng khi trình bày theo giá trị hợp lý. (8) Phát triển thị trường chứng khoán, TSCĐ, bất động sản, hàng hóa để có cơ sở tham chiếu khi xác định giá trị hợp lý của các tài sản. (9) Phát triển đội ngũ thẩm định viên về giá mạnh về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu xác định giá của các tài sản chuyên ngành không có thị trường tham chiếu. (10) Sớm ban hành Chuẩn mực kế toán – Xác định giá trị hợp lý và các chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có và xây dựng các tài liệu hướng dẫn xác định giá trị hợp lý để cho doanh nghiệp có cơ sở vận dụng. Trên đây là kinh nghiệm triển khai áp dụng giá trị hợp lý ở Hàn Quốc mà một số vấn đề được rút ra cho Việt Nam tham khảo. Hy vọng đây là những bài học tốt cho Việt Nam trong việc áp dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Demand for fair value accounting: the case of the asset revaluation boom in Korea during the Global Financial Crisis, tác giả Choong- Yuel Yoo tháng 5/2017; 2. Korea – IAS plus; 3. IFRS adoption in Korea and its effects in stock market and valuation, tác giả Ye Ji; 4. IFRS adoption and implementation in Korea, and the lessons learned, Korea accounting Standards Board.
File đính kèm:
- kinh_nghiem_cua_han_quoc_khi_van_dung_gia_tri_hop_ly_de_lap.pdf