Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa Khoa
Trung Tâm Tiền Giang năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Kết quả: Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn hạn chế; 58,9% điều dưỡng
không biết nhiệt độ bảo quản máu, 20% điều dưỡng không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu,
50% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước truyền, 79,2% điều dưỡng không thực hiện phản
ứng vi sinh vật khi truyền máu
Kết luận: Việc nâng cao kiến thức và thực hành an toàn truyền máu cho điều dưỡng là rất quan trọng,
vì vậy cần tăng cường tập huấn và giám sát thường xuyên quy trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho
người bệnh.
Từ khóa: an toàn, truyền máu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2009 Trịnh Xuân Quang*, Võ Thị Mười Hai*, Nguyễn Thị Thu Thủy*, Phan Ngọc Xuân* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang năm 2009. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn hạn chế; 58,9% điều dưỡng không biết nhiệt độ bảo quản máu, 20% điều dưỡng không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu, 50% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước truyền, 79,2% điều dưỡng không thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu Kết luận: Việc nâng cao kiến thức và thực hành an toàn truyền máu cho điều dưỡng là rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tập huấn và giám sát thường xuyên quy trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Từ khóa: an toàn, truyền máu. ABSTRACT THE KNOWLEGDE, PRACTICE OF NURSES ON SAFE IN BLOOD INFUSION IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2009 Trinh Xuan Quang, Vo Thi Muoi Hai, Nguyen Thi Thu Thuy, Phan Ngoc Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 227 – 233 Aim: to determine the knowlegde, practice of nurses on safe in blood infusion in Tien Giang General Hospital in 2009. Study design: Cross- sectional. Results: the knowlegde, practice of nurses on safe in blood infusion was limited; 58.9% nurses not know temperature for blood preservation, 50% not remember the time that make blood cool, Conclusion: Improving knowledge and practice safe blood transfusion for Nursing is very important, hence the need to strengthen training and regular monitoring process to ensure transfusion safety for patients. Key words: safe, blood infusion. ĐẶT VẤN ĐỀ Truyền máu là một phương pháp điều trị không thể thiếu trong rất nhiều chuyên khoa. Bên cạnh việc cứu sống bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị mà chưa có một dược phẩm nào thay thế được, các phản ứng miễn dịch của truyền máu có thể gây tử vong trước mắt và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh về sau nếu việc truyền máu không tuân thủ đúng qui chế truyền máu. An toàn truyền máu là một qui trình khép kín(3), từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình truyền máu, theo dõi các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền máu(1) nhằm hạn chế và phòng * Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: CN Trịnh Xuân Quang, ĐT: 0913689622, Email: khthbvtg@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân cũng như sức khỏe của bệnh nhân về sau. Tình hình ở nước ta nhu cầu máu rất lớn, với gần 80 triệu dân, với số lượng người bệnh hàng năm chúng ta cần khoảng 400.000 lít máu(2). Năm 2008, tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang đã sử dụng hơn 5.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh cùng với sự phát triển các chuyên khoa sâu, theo dự đoán số lượng máu sử dụng sẽ tăng hơn nữa vào những năm tới. Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận, do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng cuối cùng của việc thực hiện truyền máu an toàn.Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại các cơ sở y tế.Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng” tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể Đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2009. Đánh giá thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2009. Xây dựng qui trình chuẩn trong thực hành an toàn truyền máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Điều dưỡng (ĐD) đang công tác tại các khoa lâm sàng. Cỡ mẫu 278 ĐD đang công tác ở các khoa lâm sàng tại thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Công cụ nghiên cứu Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Epi Info 6.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1: Phân bố về nhóm tuổi Nhóm tuổi Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) < 25 36 13% 25 – 40 128 46% > 40 114 41% Nhận xét: ĐD nhóm tuổi > 25 tuổi chiếm đa số. Bảng 2: Trình độ chuyên môn Trình ñộ CM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Trung học 270 97% Đại học 8 3% Nhận xét: Đa số điều dưỡng có trình độ trung học (97%). Bảng 3: Nơi công tác Khối Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Nội 88 31,6% Ngoại 151 54,4% Chuyên khoa 39 14% Nhận xét: 54,4% điều dưỡng đang công tác thuộc khối ngoại. Bảng 4: Thâm niên công tác Thâm niên Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) < 5 năm 78 28 5 – 10 năm 63 22,7 10 -20 năm 43 15,5 > 20 năm 94 33,8 Nhận xét: ĐD có thâm niên công tác > 20 chiếm tỉ lệ cao (33,8%). Bảng 5: Y lệnh truyền máu tại khoa, phòng đang công tác Y lệnh TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 Không có 33 11,9 Ít khi 91 32,7 Thường xuyên 154 55,4 Nhận xét: 55,4% ĐD các khoa thường xuyên có nhận y lệnh truyền máu Kiến thức về an toàn truyền máu Bảng 6: Nguồn tiếp nhận thông tin Nguồn TT Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Trường học 173 62,2 Tập huấn, hội thảo 93 33,5 Tự ñọc tài liệu 12 4,3 Nhận xét: Phần lớn nguồn thông tin được tiếp nhận từ nhà trường (62,2%), rất ít điều dưỡng nghiên cứu và đọc thêm tài liệu. Bảng 7: Các chỉ định truyền máu Các chỉ ñịnh TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Thiếu máu nặng 258 92,8 Sốc mất máu 260 93,5 Nhiễm khuẩn, nhiễm ñộc nặng 43 15,5 Các bệnh lý về máu 235 84,5 Viêm cơ tim, các bệnh van tim 01 0,35 Xơ cứng ñộng mạch não, cao huyết áp 01 0,35 Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thủy 21 7,5% Nhận xét: Đa số điều dưỡng biết được các chỉ định truyền máu: thiếu máu nặng ( 92,8%), sốc mất máu (93,5%) và các bệnh lý về máu (84,5%). Tuy nhiên, 23 trường hợp (8,2%) còn chưa nắm được chỉ định truyền máu. Bảng 8: Nhóm máu truyền được an toàn Truyền máu Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Cùng nhóm 278 100 Khác nhóm 0 0 Nhận xét: 100 % trường hợp biết rằng truyền máu cùng nhóm là tốt nhất. Bảng 9: Vẽ sơ đồ truyền máu nhóm máu hệ ABO Sơ ñồ TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Vẽ ñúng 245 88 Vẽ không ñúng 30 10,9 Không vẽ 03 1,1 Nhận xét: ĐD vẽ đúng sơ đồ truyền máu nhóm máu hệ ABO chiếm 88%. Bảng 10: Các tai biến có thể xảy ra sau khi truyền máu Tai biến TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Tán máu cấp 245 88 Phản ứng quá mẫn 223 80 Nhiễm khuẩn 182 65,5 Phù phổi cấp do quá tải tuần hoàn 89 32 Tắc mạch 09 3,2 Nhận xét: Đa số các điều dưỡng biết được các tai biến có thể xảy ra sau khi truyền máu; chỉ có 3,2% biết được tai biến tắc mạch. Thực hành về an toàn truyền máu Bảng 11: Phối hợp thực hiện truyền máu tại khoa phòng Thực hiện TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) BS ñiều trị và ĐD 105 38 ĐD 173 62 Nhận xét: Đa số công tác truyền máu là do các ĐD thực hiện (62%) Bảng 12: Bác sĩ chỉ định truyền máu Chỉ ñịnh TM Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Toàn phần 129 46 Từng phần 149 54 Nhận xét: Chỉ định truyền máu toàn phần vẫn còn nhiều (46 %) Bảng 13: Truyền máu khác nhóm, số đơn vị truyền tối đa Số ñơn vị truyền tối ña Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) 1 ñơn vị 50 18 2 ñơn vị 164 59 3 ñơn vị 23 8,3 4 ñơn vị 41 14,7 Nhận xét: 59% ĐD biết khi truyền máu khác nhóm, số lượng truyền tối đa là 2 đơn vị. Bảng 14: Nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu Nhiệt ñộ Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) 0 o C - 4 o C 43 15,5 2 o C – 6 o C 86 31 4 o C – 6 o C 34 12,1 4 o C – 8 o C 115 41,4 Nhận xét: Có 41,4% biết được nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu. Bảng 15: Thực hiện phản ứng chéo tại giường Thực hiện phản ứng chéo Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Không làm 41 14,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 Thình thoảng 15 5,3 Luôn luôn 222 80 Nhận xét: Vẫn còn gần 20% điều dưỡng chưa hoặc ít khi làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu. Bảng 16: Thời gian cần thiết làm nguội máu trước khi truyền Thời gian Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Không quá 15 phút 46 16,5 Không quá 30 phút 157 56,5 Không quá 45 phút 04 1,4 Không quá 1 giờ 71 25,6 Nhận xét: 56,5 % biết được thời gian tối đa làm nguội máu trước khi truyền. Tuy nhiên, gần 50% còn chưa hiểu biết được thời gian này. Bảng 17: Cách làm phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu Các bước tiến hành Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Đúng 94 33,8 Sai 127 45,7 Không nhớ 57 20,5 Nhận xét: Đa số ĐD nêu không đúng (45,7%) hoặc không nhớ (20,5%) cácbước làm phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu. Bảng 18: Thực hiện phản ứng sinh vật học trước khi truyền Thực hiện PƯSVH Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Có 58 20,8 Không 220 79,2 Nhận xét: có 20,8% ĐD có thực hiện phản ứng sinh vật học trước truyền. Bảng 19: Nhiệm vụ theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền máu Nhiệm vụ Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Bác sĩ 0 0 Điều dưỡng 60 21,6 Bác Sĩ và ñiều dưỡng 218 78,4 Nhận xét: 78,4 % điều dưỡng biết là cùng Bác sĩ có nhiệm vụ theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền máu. Bảng 20: Những vấn đề cần theo dõi khi truyền máu Theo dõi Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Phản ứng quá mẫn 168 60,5 Phản ứng tán huyết 185 66,5 Phù phổi do quá tải tuần hoàn 148 53 Theo dõi dấu sinh tồn 153 55 Nhận xét: Đa số ĐD biết được các vấn đề cần phải theo dõi khi truyền máu. Bảng 21:Việc làm đầu tiên khi có dấu hiệu bất thường Bước xử trí ñầu tiên Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) Ngưng truyền máu ngay 255 92 Báo bác sĩ 23 8 Đo Mạch, huyết áp, nhịp thở 0 0 Cho người bệnh thở oxy 0 0 Nhận xét: Đa số các điều dưỡng biết được việc làm đầu tiên là ngưng truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường xảy ra. Bảng 22. Thể tích máu cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu: Thể tích Tổng số (n = 278) Tỷ lệ (%) 5 – 10 ml 251 90 10 -15 ml 22 8,2 15 – 20 ml 05 1,8 Nhận xét: 90 % ĐD biết được thể tích máu cần giữ lại trong túi máu trước khi kết thức truyền máu. BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi số nhân viên y tế được khảo sát, đa số nhóm tuổi trên 25 (87%), còn lại là < 25 tuổi. Trình độ trung học là 97%, còn lại là đại học. Trong nghiên cứu này, các điều dưỡng đang công tác ở khối Ngoại chiếm 54,4%, nhóm còn lại là công tác khối Nội và các chuyên khoa. Thâm niên công tác > 20 năm chiếm 33,8%. 55,4% điều dưỡng cho rằng nơi đang công tác có thực hiện truyền máu thường xuyên và 11,9% điều dưỡng không có y lệnh về truyền máu tại khoa đang công tác. Kiến thức về an toàn truyền máu 62,2% nguồn thông tin về an toàn truyền máu được điều dưỡng tiếp nhận từ nhà trường; trong khi đó chỉ có 4,3% điều dưỡng đọc và nghiên cứu thêm tài liệu; do không có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 điều kiện và thời gian nghiên cứu thêm tài liệu nên kiến thức không được cập nhật thường xuyên, đây là mặt hạn chế của điều dưỡng. Đa số ĐD biết các chỉ định truyền máu: thiếu máu nặng (92,8%), sốc mất máu (93,5%) và các bệnh lý về máu (84,5%); trong khi đó 8,2% trường hợp còn hiểu sai về các chỉ định truyền máu (Viêm cơ tim, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, chấn thương sọ não.). Việc điều dưỡng hiểu được các chỉ định và chống chỉ định truyền máu có thể giúp phát hiện các chỉ định chưa đúng, đảm bảo an toàn cho người bệnh. 100% điều dưỡng biết rằng truyền máu cùng nhóm với nhóm máu người bệnh là an toàn. Sự hiểu biết của điều dưỡng khi có chỉ định truyền máu, tốt nhất là truyền máu có cùng nhóm máu với người bệnh là an toàn hơn, hạn chế được mức thấp nhất các phản ứng có thể xảy ra, đặc biệt là phản ứng tán huyết cấp. 88% vẽ đúng sơ đồ truyền máu hệ ABO; có 12% điều dưỡng còn vẽ sai và không vẽ được sơ đồ này, đây là một trong những vấn đề cơ bản nhất trong công tác truyền máu nhưng điều dưỡng thiếu hiểu sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Đa số các ĐD biết các tai biến có thể xảy ra sau khi truyền máu (phản ứng tán huyết, phản ứng quá mẫn, phù phổi cấp do quá tải, nhiễm khuẩn), từ đó giúp ĐD có các biện pháp phòng ngừa các tai biến này. Trong khi đó, tai biến tắc mạch chỉ có 3,2% ĐD biết, đây là tai biến hay xảy ra và thường là do kỹ thuật tiêm truyền ĐD. Thực hành về an toàn truyền máu 62% công tác truyền máu là do các điều dưỡng thực hiện; theo quy chế truyền máu, việc truyền máu phải có sự phối hợp bác sĩ và điều dưỡng để thực hiện nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến có thể xảy ra cho người người bệnh. Trong chỉ định truyền máu, 54% chỉ định truyền máu từng phần, 46% truyền máu toàn phần. Chúng ta thấy tỉ lệ truyền máu toàn phần vẫn còn khá cao, gây lãng phí nguồn máu, đồng thời tốn kém cũng như không an toàn cho người bệnh. Trong trường hợp cần thiết có chỉ định truyền máu và không có máu cùng nhóm; cần phải truyền máu khác nhóm. 59% điều dưỡng biết được số lượng truyền tối đa là 2 đơn vị, 23% điều dưỡng cho rằng có thể truyền tối đa 3 hoặc 4 đơn vị máu. điều dưỡng cần hiểu biết nếu truyền cho người bệnh với số lượng hơn 2 đơn vị máu khác nhóm có thể gây tai biến cho người bệnh, từ đó điều dưỡng có thể theo dõi và kiểm tra lượng máu truyền cho người bệnh phù hợp. Có 41,4% điều dưỡng cho rằng nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu là 4oC – 8oC, mặc dù việc bảo quản máu là nhiệm vụ khoa Xét nghiệm, nhưng điều dưỡng cần nắm được nguyên tắc này để nhận máu từ khoa xét nghiệm, điều dưỡng cần phải lưu ý nhiệt độ thích hợp để đảm bảo chất lượng máu. 80% điều dưỡng thực hiện phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu, trong khi đó còn khoảng 20% điều dưỡng chưa thực hiện kỹ thuật này trước khi truyền. Đây là kỹ thuật bắt buộc thực hiện trước khi truyền máu, nhằm phòng ngừa truyền nhầm nhóm máu gây tán huyết cấp. Làm nguội máu trước khi truyền là việc cần thiết, nhưng chỉ có 56,5% điều dưỡng biết được thời gian làm nguội máu là 30 phút kể từ khi nhận máu từ khoa Xét nghiệm về khoa phòng, gần 50 % không nhớ được thời gian này. Yêu cầu nêu tóm tắt cách làm phản ứng sinh vật học khi truyền máu chỉ có 33,8% ĐD trình bày đúng cách làm, còn lại điều dưỡng nêu không đúng (45,7%) hoặc không nêu được (20,5%) các bước làm phản ứng sinh vật học khi truyền máu. Có 20,8% điều dưỡng có thực hiện phản ứng sinh vật học trước truyền, trong khi đó 79,2% điều dưỡng không làm phản ứng này khi truyền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 máu cho người bệnh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng Điều dưỡng thường hay bỏ qua. 78,4% ĐD là nhiệm vụ theo dõi người.bệnh trong suốt thời gian truyền máu là Bác sĩ và ĐD, 21% ĐD cho rằng truyền máu là nhiệm vụ của điều dưỡng. Như chúng ta biết, nếu trong quá trình truyền máu có sự phối hợp bác sĩ – điều dưỡngcùng theo dõi người bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và kịp thời các tai biến xảy ra. Hơn 50% điều dưỡng đều biết được các vấn đề cần phải theo dõi khi truyền máu: phản ứng quá mẫn, phản ứng tán huyết, phù phổi cấp, dấu hiệu sinh tồn. Việc biết được các tai biến có thể xảy ra trong quá trình truyền máu giúp điều dưỡng theo dõi và phát hiện sớm các tai biến do truyền máu. 92% ĐD biết việc làm trước tiên khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường là ngưng truyền máu, trong khi đó có 8% ĐD cho rằng phải báo bác sĩ trước. 90% ĐD biết thể tích máu cần giữ lại trong túi máu trước khi kết thúc truyền máu. Đây là điều cần thiết để khi xảy ra tai biến, cần phải có nhóm máu đối chứng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về kiến thức, thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2009, chúng tôi nhận thấy: Đa số ĐD tiếp nhận thông tin về an toàn truyền máu từ nhà trường (62,2%). Hơn 80% ĐD biết được các chỉ định truyền máu và 100% ĐD truyền máu cùng nhóm là tốt nhất. 12% điều dưỡng còn chưa vẽ đúng về sơ đồ truyền máu. 97% điều dưỡng đều biết các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu. 32% điều dưỡng thực thiện truyền máu mà không có sự phối với Bác sĩ. 20% ĐD chưa hoặc ít khi làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu. 43,5% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi truyền. 33,8% điều dưỡng nêu được cách làm phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu, nhưng chỉ có 20,8% có làm phản ứng này khi truyền máu. Trên 50% điều dưỡng biết được các các vấn đề cần theo dõi người bệnh trong quá trình truyền máu và 92% điều dưỡng biết ngừng truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 90% ĐD biết thể tích máu cần giữ lại trong túi máu trước khi ngưng truyền. KIẾN NGHỊ Điều dưỡng cần dành thời nhiều hơn để cập nhật, nghiên cứu các nguồn thông tin về chuyên môn nói chung cũng như các vấn đề về an toàn truyền máu nói riêng từ tài liệu, internetđể bổ sung kiến thức. Định kỳ hàng năm, phòng Điều dưỡng và khoa xét nghiệm nên tổ chức tập huấn về công tác an toàn truyền máu cho điều dưỡng, đặc biệt là các điều dưỡng mới. Bác sĩ, điều dưỡng cùng phối hợp và chịu trách nhiệm theo dõi người bệnh trong suốt thời gian truyền máu. Bác sĩ cần chỉ định truyền máu từng phần để tiết kiệm được nguồn máu khan hiếm, đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra cho người bệnh. Qui định bắt buộc làm phản ứng chéo tại giường là điều cần thiết. Điều dưỡng cần thực hiện đúng phản ứng vi sinh vật khi truyền máu. Xây dựng qui trình chuẩn trong thực hành truyền máu an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Chợ Rẫy (2009), Hội thảo An toàn người bệnh trong công tác Chăm sóc, chương trình đào tạo trong nước JICA – BVCR 2. Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn cung cấp máu an toàn. 3. Đỗ Trung Phấn (2000), An toàn truyền máu; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8
File đính kèm:
- kien_thuc_va_thuc_hanh_ve_an_toan_truyen_mau_cua_dieu_duong.pdf