Kiến thức và thực hành phòng chống dịch covid-19 của người cao tuổi ở Việt Nam năm 2020

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kiến thức, thực hành

phòng chống bệnh COVID-19 và xác định một số yếu tố

liên quan của người cao tuổi Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân

tích. Đối tượng là người cao tuổi (NCT) (từ 60 tuổi trở

lên). Số liệu được thu thập trực tuyến từ ngày 3 đến ngày

9 tháng 4 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận

thông qua mạng lưới của nhóm tác giả và sinh viên của

Trường Đại học Y tế công cộng. Tổng số bộ câu hỏi nhận

được là 211, trong đó 176 bộ có đầy đủ thông tin đã được

phân tích.

Kết quả: Kiến thức về phòng bệnh COVID-19 đạt từ

72,2% đến 93,2%; nhóm người có nguy cơ cao là NCT

(92,6%) và người có bệnh mạn tính là 73,9%. Tỷ lệ thực

hành đúng các biện pháp phòng bệnh chính đạt từ 84,1%

đến 100%. Nhóm người có trình độ học vấn cao có kiến

thức cao hơn nhóm người không biết chữ (p<0,05) và="">

mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống

COVID-19 (p<>

pdf 8 trang phuongnguyen 2700
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức và thực hành phòng chống dịch covid-19 của người cao tuổi ở Việt Nam năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và thực hành phòng chống dịch covid-19 của người cao tuổi ở Việt Nam năm 2020

Kiến thức và thực hành phòng chống dịch covid-19 của người cao tuổi ở Việt Nam năm 2020
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn54
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kiến thức, thực hành 
phòng chống bệnh COVID-19 và xác định một số yếu tố 
liên quan của người cao tuổi Việt Nam. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có phân 
tích. Đối tượng là người cao tuổi (NCT) (từ 60 tuổi trở 
lên). Số liệu được thu thập trực tuyến từ ngày 3 đến ngày 
9 tháng 4 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận 
thông qua mạng lưới của nhóm tác giả và sinh viên của 
Trường Đại học Y tế công cộng. Tổng số bộ câu hỏi nhận 
được là 211, trong đó 176 bộ có đầy đủ thông tin đã được 
phân tích.
Kết quả: Kiến thức về phòng bệnh COVID-19 đạt từ 
72,2% đến 93,2%; nhóm người có nguy cơ cao là NCT 
(92,6%) và người có bệnh mạn tính là 73,9%. Tỷ lệ thực 
hành đúng các biện pháp phòng bệnh chính đạt từ 84,1% 
đến 100%. Nhóm người có trình độ học vấn cao có kiến 
thức cao hơn nhóm người không biết chữ (p<0,05) và có 
mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống 
COVID-19 (p<0,05).
Từ khóa: Kiến thức thực hành, phòng bệnh COVI-
19, người cao tuổi.
ABSTRACT:
KNOWLEDGE AND PRACTICE REGARDING 
TO COVID-19 PREVENTION AND SOME 
RELATED FACTORS AMONG OF VIETNAMESE 
ELDERLY: AN ONLINE CROSS-SECTIONAL 
SURVEY
Objective: Describe the knowledge and practice 
regarding to COVID-19 prevention and some related 
factors among of Vietnamese elderly.
Methods: The study used a cross-sectional analysis 
with the main object: persons aged 60 years and older, 
who are Vietnamese and living in Vietnam. Data 
were collected online from April 3 to April 9, 2020. 
Subjects were accessed through a network of authors 
and students from the School of Public Health. The total 
number of completed questionnaires was 211, of which 
35 questionnaires were exluded becaue of incomplete 
information, therfore 176 questionnaires have been 
included in the analysis.
Main findings: Knowledge of COVID-19 prevention 
measures ranges from 72.2% to 93.2%. The rate of the 
practice of main preventive measures ranges from 84.1% 
to 100%. The participants with higher education level 
demonstrate better knowledge, and the group with better 
knwledge have better prevention practice (p <0.05).
Key words: Knowledge and practice; COVID-19, 
Vietnamese elderly. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng 
mới của virus Corona, còn được gọi là SARS-CoV-2 
được công bố lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ 
Bắc, Trung Quốc vào cuối tháng 12/2019. Sau đó, dịch 
đã lan ra hầu hết các nước và lãnh thổ trên thế giới và 
ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công 
bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu1. Theo số liệu của Tổ 
chức Y tế thế giới (TCYTTG), tính đến 7 giờ (GMT+7) 
ngày 9 tháng 4/2020, 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trên 
toàn thế giới công bố người niễm COVID-19 với tổng 
số người nhiễm là 1.356.780, trong đó số người tử vong 
là 79.385. Theo Bộ Y tế, tính đến 10 giờ 20 phút ngày 
09/04/2020, tại Việt Nam đã có 251 người dương tính với 
SARS-CoV-22.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, tuy nhiên NCT, 
đặc biệt là người có các bệnh lý nền như tăng huyết áp 
(THA), tiểu đường, suy thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn 
tính (COPD)... là những đối tượng có nguy tử vong cao3,4. 
Kiến thức và thực hành đúng các biện pháp phòng chống 
dịch COVID-19 giúp NCT tự bảo vệ mình đồng thời góp 
phần bảo vệ người thân và cộng đồng. Nghiên cứu này 
nhằm mô tả kiến thức và thực hành của NCT Việt Nam và 
một số yếu tố liên quan về phòng chống dịch COVID-19. 
Ngày nhận bài: 06/03/2020 Ngày phản biện: 13/03/2020 Ngày duyệt đăng: 25/03/2020
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM NĂM 2020
Hà Văn Như1, Nguyễn Thị Anh Vân1, Phạm Thu Hương1, 
Nguyễn Thị Trang1, Đoàng Ngọc Tiến Minh1
1. Trường Đại học Y tế Công cộng
Tác giả chính Hà Văn Như, SĐT: 024 62222347, Email: hvn@huph.edu.vn
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 55
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin ban 
đầu có thể được sử dụng trong việc xây dựng và triển khai 
những giải pháp truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao 
kiến thức, thực hành phòng chống dịch COVID-19 cho 
nhóm NCT. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có 
phân tích.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thu thập số 
liệu được thực hiện từ ngày 03 đến 09 tháng 04 năm 2020 
tại Việt Nam.
2.3. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi Việt 
Nam (từ 60 tuổi trở lên), nam, nữ, đang sống tại Việt 
Nam; tự nguyện tham gia nghiên cứu, có khả năng trả lời 
câu hỏi phỏng vấn.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Phương 
pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng. Bộ câu hỏi online 
được gửi tới những người trong mạng lưới của nhóm 
nghiên cứu và sinh viên, học viên của Trường ĐHYTCC 
(người học) và từ đó chuyển cho những người khác. Tổng 
số người trả lời bộ câu hỏi là 211 người, trong đó 176 bộ 
câu hỏi có đầy đủ thông tin đã được đưa vào phân tích.
2.5. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thấp số liệu:
Công cụ thu thập số liệu gồm 30 câu hỏi. Nội dung 
câu hỏi được xây dựng dựa trên hướng dẫn về phòng, 
chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu được 
thực hiện online với ĐTNC. Đường link bộ câu hỏi được 
gửi tới toàn bộ người học của Trường ĐH YTCC, người 
học xác định đối tượng nghiên cứu mà mình có thể phỏng 
vấn. Việc thu thập số liệu được thực hiện qua một trong 2 
hình thức sau: (i) người học gửi bộ câu hỏi cho đối NCT 
để trực tiếp trả lời nếu NCT có thể trả lời trực tiếp online 
hoặc (ii) trường hợp NCT không thể trả lời trực tiếp, người 
học phỏng vấn NCT và hoàn thành bộ câu hỏi online. 
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được trích xuất trực tiếp từ phần mềm MS. 
Form và phân tích bằng phần mềm STATA 14.0.
Phân tích mô tả: Các phép tính thống kê thông 
thường được sử dụng để tính số lượng, tỷ lệ % các biến 
số nghiên cứu.
Điểm số kiến thức và thực hành của đối tượng 
nghiên cứu được xác định mối tương quan với các biến 
độc lập (tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi ở,) bằng phân 
tích phương sai một chiều (ANOVA) trong trường hợp 
phương sai của các nhóm so sánh là đồng nhất (3 nhóm 
trở lên), kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ thay thế 
nếu phương sai không đồng nhất. Independent Samples 
T-Test dùng để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm. 
Giá trị p được tính để xác định mối tương quan giữa các 
biến số, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p<0,05.
2.7. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được Hội 
đồng Đạo đức của Trường ĐH Y tế Công cộng chấp thuận 
theo QĐ số 129/2020/YTCC-HD3. Những qui định về 
đạo đức nghiên cứu đã được thực hiện đúng trong suốt 
quá trình triển khai nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ %
Nơi sống
Thành phố/thị xã 107 60,8
Nông thôn 69 39,2
Nhóm tuổi
60 – 69 81 46,0
70 – 80 73 41,5
 80 + 22 12.5
Giới tính
Nam 76 43,2
Nữ 100 56,8
Dân tộc
Kinh 167 94,9
Khác 9 5,1
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn56
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Kết quả bảng 1 cho thấy 60,8% ĐTNC sống ở thành 
phố. Nhóm tuổi từ 60 đến 69 và nhóm 70 – 80 tuổi chiếm 
tỷ lệ lần lượt là 46% và 41,5%, nhóm trên 80 tuổi chiếm 
tỷ lệ thấp nhất 12,5%. Tỷ lệ nam nữ tham gia nghiên cứu 
là 43,2% và 56,8%; dân tộc Kinh chiếm 94,9%. Trình độ 
học vấn trên THPT chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,8%, người 
không biết chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3%. 50,5% là công 
chức/viên chức. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất của 
nhóm tham gia nghiên cứu với 48,9%. Tỷ lệ ĐTNC tiếp 
cận thông tin về COVID 19 qua tivi là 100%; tiếp đến 
là tiếp cận qua người nhà, cán bộ chính quyền và qua 
internet lần lượt là 76,7%, 50% và 46,6%.
Trình độ học vấn
Không biết chữ 4 2,3
Tiểu học 29 16,5
THCS 38 21,5
THPT 35 19,9
Trên THPT 70 39,8
Nghề nghiệp
Công chức/viên chức 89 50,5
Nông dân 48 27,3
Lao động tự do/công nhân 39 22,2
Bệnh mạn tính
Tăng huyết áp 86 48,9
Tiểu đường 34 19,3
Tim mạch 20 11,4
Viên gan mạn/suy gan 7 4,0
Hen phế quản/COPD 6 3,4
Nguồn cung cấp thông tin về 
COVID-19
Ti vi 176 100
Người nhà, 135 76,7
Cán bộ chính quyền, tổ dân phố 88 50,0
Internet 82 46,6
Đài 74 42,0
Cán bộ y tế 71 40,3
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 57
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2: Kiến thức về đường lây và nhóm người có nguy cơ cao 
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đường lây
Hô hấp/ho/hắt hơi 173 98,3
Tiếp xúc bề mặt có virus 141 80,1
Không khí 61 34,7
Không biết 2 1,1
Nhóm người có nguy cơ
Người cao tuổi 163 92,6
Người có bệnh mạn tính 130 73,9
Nhân viên y tế 96 54,6
Trẻ em 67 38,1
Phụ nữ 16 9,1
Không biết 6 3,4
Bảng 3: Kiến thức về dự phòng dịch COVID 19 
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng 164 93,2
Hạn chế/không đến chỗ đông người 163 92,6
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn có cồn 148 84,1
Không đi du lịch 142 80,7
Không tiếp xúc với người bị bệnh 145 82,4
Cách ly ở nhà 145 82,4
Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc với người khác 139 79,0
Đi khám tại cơ sở y tế khi có ho, sốt, khó thở 130 73,9
Che miêng mũi khi hắt hơi bằng tay áo/khăn giấy 127 72,2
Bảng 2 cho thấy 98,3% ĐTNC cho rằng COVID 
19 lây qua đường hô hấp/ho/hắt hơi; 80,1% lây qua bề 
mặt tiếp xúc có virus và 34,7% lây qua không khí. Nhóm 
người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người cao tuổi 
92,6% tiếp theo là người có sẵn các bệnh mạn tính 73,9%; 
nhân viên y tế 54,6%.
Bảng 3 cho thấy ba biện pháp dự phòng được ĐTNC 
biết đến nhiều nhất là đeo khẩu trang (93,2%), hạn chế/
không đến nơi đông người (92,6%) và vệ sinh tay đúng 
cách (84,1%). Các biện pháp khác có tỷ lệ giao động từ 
72,2% đến 80,7%.
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn58
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Bảng 4: Thực hành phòng chống dịch COVID 19
Nội dung (N=176) Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Không đi đến nơi có hơn 10 người 176 100,0
Không đi du lịch 176 100,0
Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người 161 91,5
Thường xuyên rửa tay/sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn 156 88,6
Che miệng, mũi kho ho bằng tay áo, khăn giấy 142 80,7
Giữ khoảng cách 2m khi nói chuyện với người khác 127 72,2
Đi khám tại cơ sở y tế khi có ho, sốt, khó thở 78 44,3
Bảng 5: Mối liên quan giữa một số yếu tố các nhân và kiến thức phòng COVID 19
Đặc điểm Số lượng (%)
Điểm kiến thức trung 
bình (SD)
t/F p
Điểm kiến thức về COVID19 176 (100,0) 12,28 (3,28)
Giới tính
Nữ 100 (56,8) 12,76 (3,04)
1,706 0,087*
Nam 76 (43,2) 11,91 (3,41)
Nơi sống
Thành phố 107 (60,8) 12.11 (3,32)
1,219 0,404*
Nông thôn 69 (39,2) 12,54 (3.20)
Tuổi
60 - 69 81 (46) 12,63 (2,96)
1,721 0,182**70 - 80 73 (41,5) 12,22 (3,40)
Trên 80 22 (12,5) 11,18 (3,84)
Học vấn
Không biết chữ 4 (2,3) 7 (4,69)
4,211 0,003**
Tiểu học 29 (16,5) 12,1 (3,74)
THCS 38 (21,5) 12,42 (2,55)
THPT 35 (19,9) 11,49 (3,63)
Trên THPT 70 (39,8) 12,97 ( 2,87)
Nghề nghiệp
Nông dân 48 (27,3) 11,50 (3,66) 1,733 0,162**
Lao động tự do/
công nhân
20 (11,4) 12 (4,17)
Trí thức 89 (50,5) 12,8 (2,66)
Kết quả bảng 4 cho thấy hầu hết người dân đều thực 
hành các biện pháp phòng chống COVID 19 như không đi 
du lịch (100%) không tụ tập đông người (100%), đeo khẩu 
trang khi đến nơi đông người (91,5%) và thường xuyên 
rửa tay/sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn (88,6%). 
Các biện pháp ít được thực hiện là đi khám tại cơ sở y tế 
khi có ho, sốt, khó thở (44,3%) và giữ khoảng cách 2m khi 
nói chuyện với người khác (72,2%).
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 59
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 6: Mối liên quan giữa một số yếu tố các nhân và thực hành dự phòng COVID 19
Đặc điểm Số lượng (%)
Điểm thực hành 
trung bình (SD)
t/F p
Giới tính
Nữ 100 (56,8) 7,80 (1,24)
0,081 0,577*
Nam 76 (43,2) 7,70 (1,18)
Nơi sống
Thành thị 107 (60,8) 7,61 (1,29)
7,245 0,060*
Nông thôn 69 (39,2) 7,96 (1,03)
Tuổi
60 - 69 81 (46) 7,94 (1,09)
2,196 0,114**70 - 80 73 (41,5) 7,53 (1,27)
Trên 80 22 (12,5) 7,73 (1,32)
Học vấn
Không biết chữ 4 (2,3) 8 (0,82)
1,706 0,151**
Tiểu học 29 (16,5) 7,38 (1,43)
THCS 38 (21,5) 7,95 (1,04)
THPT 35 (19,9) 7,49 (1,31)
Trên THPT 70 (39,8) 7,9 (1,12)
Nghề nghiệp
Nông dân 48 (27,3) 7,81 (1,18)
0,522 0,132**
Lao động tự do 20 (11,4) 7,60 (1,14)
Công nhân 19 (10,8) 7,47 (1,22)
Công chức, viên chức 89 (50,5) 7,80 (1,24)
Điểm kiến thức 
COVID19
176 (100) 7,74 (1,20) 3,85 0,000**
*T-Test
**Test Anova
SD: độ lệch chuẩn
Kết quả Bảng 5 cho thấy điểm trung bình kiến thức 
về phòng chống COVID 19 của ĐTNC là 12,28(3,28). 
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học 
vấn và điểm về kiến thức (p <0,05), nhóm học trên THPT 
có điểm cao nhất 12,97(2,87) nhóm không biết chữ điểm 
kiến thức là 7(4,69). 
*T-Test 
**Test Anova
SD: độ lệch chuẩn
Kết quả bảng 6 cho thấy điểm thực hành trung bình 
về phòng chống COVID 19 của ĐTNC là 7,74(1,20). Có 
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm về kiến thức 
và điểm thực hành phòng chống (p <0,05). 
IV. BÀN LUẬN
Kiến thức phòng chống dịch COVID-19 của người 
cao tuổi: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung kiến 
thức về bệnh COVID-19 và các biện pháp phòng bệnh của 
NCT là cao. Đại đa số (98,3%) ĐTNC cho rằng COVID 
19 lây qua đường hô hấp do các hạt nhỏ bắn ra khi người 
bệnh ho, hắt hơi; 80,1% lây qua bề mặt tiếp xúc có virus 
và 34,7% lây qua không khí (Bảng 2). Kiến thức của NCT 
cao trong nghiên cứu này là phù hợp với thực tế hoạt động 
truyền thông giáo dục sức khỏe đã được Việt Nam thực 
hiện rất sớm, ngay từ khi chưa phát hiện ca bệnh tại Việt 
Nam. Thực tế Việt Nam cũng cho thấy, truyền thông về 
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn60
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
dịch bệnh COVID-19 đã được thực hiện rộng rãi trên nhiều 
phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, internet, 
nhắn tin qua thiết bị di động, truyền thông trực tiếp tại 
cộng đồng,), nhiều bên tham gia, từ Đảng, Chính phủ, 
các Bộ, ban, ngành, cơ quan, trường học từ Trung ương 
đến địa phương. Điều này được minh chứng bởi 100% 
ĐTNC biết được thông tin về dịch bệnh COVID-19 qua 
truyền hình; 76,7% qua người nhà; 50% qua cán bộ chính 
quyền địa phương và 46,6 % qua internet (Bảng 1). Như 
vậy truyền hình là kênh thông tin được ĐTNC tiếp cận 
rộng rãi nhất, điều này hợp lý vì hầu như mọi gia đình tại 
Việt Nam đều có TV. So sánh trong vụ dịch SARS gây ra 
do vi rút SARS-CoV-1, ti vi cũng được coi là phương tiện 
truyền thông có hiệu quả trong nhiều nghiên cứu, nghiên 
cứu trên 1386 người tại Qatar cho thấy hiểu biết về dịch 
SARS thông qua truyền hình là cao nhất (52,2%)5, nghiên 
cứu trên 118 người dân vùng nông thôn tại Trung Quốc tỷ 
lệ này là 92,4%6. Dưới 50% ĐTNC tiếp cận thông tin qua 
internet cho thấy internet không phải là nguồn thông tin 
chính để tiếp cận đối tượng là NCT. 
Trong nghiên cứu này, trên 60% ĐTNC sống ở thành 
phố, 40% người có trình độ học vấn trên THPT và trên 
50% là công chức, viên chức cũng giải thích cho kết quả 
kiến thức cao về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của 
ĐTNC. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan 
có ý nghĩa giữa kiến thức và trình độ học vấn (p <0,05), 
nhóm có trình độ học vấn trên THPT có điểm cao nhất 
12,97(2,87) nhóm không biết chữ điểm kiến thức là 
7(4,69). Điều này là dễ hiểu vì người có trình độ học vấn 
cao có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh thông tin hơn, 
đồng thời cũng quan tâm tới sức khỏe hơn nên họ có kiến 
thức cao hơn. Nghiên cứu về KAP COVID 19 trên 6910 
đối tượng tại Trung Quốc cũng cho thấy nhận thức tốt hơn 
trong nhóm có trình độ học vấn cao7. Tuy nhiên nhóm 
người không biết chữ trong nghiên cứu này chỉ chiếm số 
lượng nhỏ, do đó sự khác biệt này cần được củng cố bằng 
những nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn. Các đặc 
điểm: giới tính, nơi sống, nhóm tuổi, nghề nghiệp không 
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm nghiên cứu. 
Thực hành phòng chống dịch COVID-19 của người 
cao tuổi: Tương tự như kết quả kiến thức, thực hành phòng 
chống dịch COVID-19 của ĐTNC cũng rất cao. 100% 
ĐTNC trả lời trong tuần qua không đi du lịch, không đến 
chỗ đông người; 91,5% đeo khẩu trang khi đến nơi đông 
người và thường xuyên rửa tay/sát khuẩn tay bằng dung 
dịch sát khuẩn có cồn (88,6%). Những thực hành dự 
phòng nghiêm ngặt này một phần được thực hiện là nhờ 
biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính 
quyền địa phương như cấm các cuộc tụ họp công cộng, 
mang khẩu trang khi đến nơi đông người theo hướng dẫn 
của Bộ Y tế. Khả năng thực hành tốt cũng có thể là kết quả 
của kiến thức tốt về COVID-19. Kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến 
thức và thực hành phòng chống COVID-19 của ĐTNC (p 
<0,05) (Bảng 6). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
Bao-Liang Zhong tại Trung Quốc7. Những phát hiện này 
cho thấy rõ tầm quan trọng của việc cải thiện kiến thức 
COVID-19 thông qua giáo dục sức khỏe, điều này sẽ dẫn 
đến sự cải thiện về thực hành đối với COVID-19. Kết quả 
này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây về 
SARS năm 20035,6. Những phát hiện này cho thấy rằng sự 
truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ hiệu quả hơn nếu được 
tăng cường trên truyền hình thông qua các chương trình 
giáo dục sức khỏe được thiết kế đặc biệt. Những đặc điểm 
nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu và hiệu quả của 
truyền thông giáo dục sức khỏe như đã đề cập trên đây là 
cơ sở giải thích phù hợp cho kết quả nghiên cứu về thực 
hành phòng chống COVID-19 của người cao tuổi. 
Hạn chế của nghiên cứu: Thu thập số liệu online 
nên có hạn chế tiếp cận của ĐTNC vì nhiều NCT không 
sử dụng internet, đặc biệt là NCT sống ở nông thôn, miền 
núi nên số lượng NCT tham gia nghiên cứu nhỏ. Do 
những đặc điểm này, kết quả nghiên cứu có thể chưa đại 
diện được cho NCT tại Việt Nam.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kiến thức và thực hành về phòng chống COVID-19 của 
người cao tuổi Việt Nam khá cao. Từ 80 đến 100% ĐTNC 
hiểu đúng và thực hành đúng các biện pháp cơ bản phòng 
chống COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhóm đối 
tượng có kiến thức cao hơn cũng có thực hành cao hơn nhóm 
còn lại (p<0,05). Cần tiếp tục duy trì hiệu quả truyền thông 
như hiện nay và tiến hành những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn 
hơn, có thể đại diện cho NCT ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 9/4/2020.] https://ncov.moh.gov.vn/.
2. CDC. Provisional Death Counts for Coronavirus Disease (COVID-19), 2020. 9 avril 2020.] https://www.cdc.
gov/nchs/nvss/vsrr/COVID19/index.htm .
3. CCDC. The Epidemiological Characteristics of an Outbreak of 2019 Novel Coronavirus Diseases (COVID-19). 
17 February 2020.
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 61
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Bener A, Al-Khal A Knowledge, attitude and practice towards SARS. JR Soc Promot Health. 2004 Jul;124(4):167-
70., Vol. 124.
5. Wang X, Zhang J, Zhang Y, Wang Y A knowledge, attitude and practice survey on SARS in a rural area. 102-5, 
Beijing Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2003 May 31;35 Suppl:102-5., Vol. 35.
6. Bao-Liang Zhong and al, Knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 among Chinese residents 
during the rapid rise period of the COVID-19 outbreak: a quick online cross-sectional survey. 2020, International 
Journal of Biological Sciences, 16(10): 1745-1752. doi: 10.7150/ijbs.45221.
7. WHO. Coronavirus diseases (COVID-19) outbreak situation;. 9 april 2020.] https://www.who.int/emergencies/
diseases/novel-coronavirus-2019.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_phong_chong_dich_covid_19_cua_nguoi_c.pdf