Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố Huế năm 2016

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiểm tra sức khỏe định kỳ (KTSKĐK) được xem là một biện pháp dự phòng hữu hiệu trong

việc ngăn ngừa bệnh tật, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tại Việt Nam, phần lớn người dân chỉ đến cơ

sở y tế khi có triệu chứng bệnh mà vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện KTSKĐK. Nghiên cứu của

chúng tôi tiến hành nhằm khảo sát kiến thức, thái độ và thực hiện KTSKĐK cũng như tìm hiểu một số yếu tố

liên quan đến việc thực hiện dịch vụ này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.002

người dân từ 18 tuổi trở lên ở Thành phố Huế. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic và test χ2 để phân

tích các yếu tố liên quan. Kết quả: 42,6% người dân có kiến thức chung tốt về KTSKĐK. 92,4% người dân cho

rằng tất cả mọi người cần thực hiện KTSKĐK nhưng chỉ có 41,8% người dân có thái độ chung tốt về KTSKĐK.

Có 21,2% người dân có thực hiện KTSKĐK trong 12 tháng vừa qua. Xét nghiệm máu là nội dung KTSKĐK được

thực hiện nhiều nhất (86,8%), tiếp đến là siêu âm bụng tổng quát (75,5%) và khám nội khoa (74,1%). Trình độ

học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập và bảo hiểm y tế là các yếu tố liên quan đến thực hành KTSKĐK của đối

tượng (p<0,05). kết="" luận:="" nghiên="" cứu="" chỉ="" ra="" rằng="" kiến="" thức,="" thái="" độ="" tốt="" về="" ktskđk="" khá="" cao,="" nhưng="" tỷ="" lệ="">

hiện tốt còn thấp, vì vậy đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời tăng cường

các chương trình, chính sách khuyến khích người dân thực hiện KTSKĐK.

pdf 7 trang phuongnguyen 5340
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố Huế năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố Huế năm 2016

Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của người dân thành phố Huế năm 2016
16
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Tâm, email: dr.nmtam@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 12/1/2017; Ngày đồng ý đăng: 15/2/2017; Ngày xuất bản: 25/2/2017
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ KIỂM TRA 
SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HUẾ 
NĂM 2016
Trương Công Hiếu, Nguyễn Minh Tâm 
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kiểm tra sức khỏe định kỳ (KTSKĐK) được xem là một biện pháp dự phòng hữu hiệu trong 
việc ngăn ngừa bệnh tật, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tại Việt Nam, phần lớn người dân chỉ đến cơ 
sở y tế khi có triệu chứng bệnh mà vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện KTSKĐK. Nghiên cứu của 
chúng tôi tiến hành nhằm khảo sát kiến thức, thái độ và thực hiện KTSKĐK cũng như tìm hiểu một số yếu tố 
liên quan đến việc thực hiện dịch vụ này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.002 
người dân từ 18 tuổi trở lên ở Thành phố Huế. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic và test χ2 để phân 
tích các yếu tố liên quan. Kết quả: 42,6% người dân có kiến thức chung tốt về KTSKĐK. 92,4% người dân cho 
rằng tất cả mọi người cần thực hiện KTSKĐK nhưng chỉ có 41,8% người dân có thái độ chung tốt về KTSKĐK. 
Có 21,2% người dân có thực hiện KTSKĐK trong 12 tháng vừa qua. Xét nghiệm máu là nội dung KTSKĐK được 
thực hiện nhiều nhất (86,8%), tiếp đến là siêu âm bụng tổng quát (75,5%) và khám nội khoa (74,1%). Trình độ 
học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập và bảo hiểm y tế là các yếu tố liên quan đến thực hành KTSKĐK của đối 
tượng (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức, thái độ tốt về KTSKĐK khá cao, nhưng tỷ lệ thực 
hiện tốt còn thấp, vì vậy đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời tăng cường 
các chương trình, chính sách khuyến khích người dân thực hiện KTSKĐK. 
Từ khóa: kiến thức, thái độ, thực hành, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Abstract 
KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND PRACTICE TOWARD PERIODIC 
MEDICAL CHECKUP AMONG ADULTS IN HUE CITY IN 2016
Truong Cong Hieu, Nguyen Minh Tam
Hue University of Medicine and Pharmacy
Objectives: Periodic medical checkup (PMC) is a common and effective form of preventive medicine while 
the practice of this in Vietnam is still limited and with low attention and awareness. There are not many existing 
studies of PMC in Vietnam. This study aimed to study on the knowledge, attitude and practice of PMC as well 
as to understand the related factors of PMC. Methods: A cross-sectional study on 1.002 people aged 18 and 
over in Hue city, using a structured questionnaire was conducted. Results: 42.6% of the respondents had good 
general knowledge. 92.4% of people thought that all people needed to have PMC but only 41.8% of participants 
had good attitude for PMC. There were 21.2% of people performing PMC in the last12 months. Blood tests 
were the most common procedure peformed by the participants (86.8%), followed by general abdominal 
ultrasonography (75.5%) and internal medicine (74.1%). Education levels, occupation, income level and owning 
health insurance card were associated to the practice of PMC (p <0.05). Conclusions: The study showed a high 
percentage of people having good knowledge and attitude of PMC and a low percentage of those having good 
practice of PMC. Therefore, it is necessary to develop strategies and policies in order to encourage people to get 
PMC as well as to enhance the communication and raise the awareness of people on PMC.
Keywords: Knowledge, attitude, practice, periodic medical checkup. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 
(KTSKĐK) không còn là khái niệm quá xa lạ với người 
dân và đang dần trở thành một vấn đề y tế công 
cộng quan trọng. Ở các nước phát triển, KTSKĐK 
được xem là dịch vụ chăm sóc dự phòng cấp 1 và 
cấp 2 hữu hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tăng 
17
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
cường sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, 
giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm [5]. 
Mặc dù KTSKĐK mang lại những lợi ích thiết thực, 
nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức 
của người dân về KTSKĐK chưa cao và tỷ lệ người 
dân thực hiện KTSKĐK cũng còn thấp. Nghiên cứu tại 
Nigeria năm 2016 cho thấy tỷ lệ thực hiện KTSKĐK 
là 15% [14], nghiên cứu tại Hồng Kông (2009) là 
19,6% [4]. Một nghiên cứu khác của Odunukwe R.C 
cho thấy 75,48% phụ nữ có kiến thức tốt về KTSKĐK 
nhưng chỉ có 30% phụ nữ có thực hiện dịch vụ này 
[9]. 
Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi cá nhân 
nên KTSKĐK mỗi 6 - 12 tháng nhưng đa số người dân 
chỉ đến cơ sở y tế khi có triệu chứng bệnh mà vẫn 
chưa có thói quen thực hiện KTSKĐK. Nhằm cung 
cấp thêm các bằng chứng cho việc hoạch định các 
chính sách, chương trình liên quan đến dự phòng 
chăm sóc sức khỏe cho người dân ở tỉnh Thừa Thiên 
Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng tôi thực 
hiện đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm 
tra sức khỏe định kỳ của người dân Thành phố Huế 
năm 2016” với hai mục tiêu: 
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm 
tra sức khỏe định kỳ của người dân Thành phố Huế 
năm 2016.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, 
thái độ, thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ của 
người dân Thành phố Huế năm 2016.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân từ 18 
tuổi trở lên thuộc các hộ gia đình đang sinh sống tại 
thành phố Huế. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: 
n = 1,962
0,05 (1 - 0,5)
= 385 người dân 
0,052
Hệ số thiết kế được chọn để tăng độ tin cậy và 
khống chế sai số SE=2; Dự kiến điều tra thêm 20% 
người dân để giảm sai số điều tra thu thập thông 
tin cộng đồng nên n= 385 x 2 + (385 x 20%) = 847 
người dân. Thực tế chúng tôi khảo sát được 1.002 
người dân. 
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai 
đoạn
- Giai đoạn 1: Chọn các phường bằng phương 
pháp chọn mẫu chùm, phường là chùm. Thành phố 
Huế được chia làm 2 nhóm theo vị trí địa lý là Nam 
sông Hương và Bắc sông Hương. Lập danh sách các 
phường của thành phố Huế theo 2 nhóm trên và bốc 
thăm ngẫu nhiên 3 phường trong mỗi nhóm. 
- Giai đoạn 2: Tại mỗi chùm (phường) lập danh 
sách người dân từ 18 tuổi trở lên và sử dụng quy 
tắc tam suất để tính ra số người dân dự kiến mời 
tham gia vào nghiên cứu. Từ danh sách này, chọn 
ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu theo số lượng cần 
chọn ở mỗi phường.
2.3. Thu thập và phân tích số liệu 
Thu thập số liệu sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn 
và điều tra viên phỏng vấn người dân.
Kiến thức: đánh giá theo điểm số được cho ở 
mỗi câu hỏi. Điểm tối thiểu là 0 điểm, điểm tối đa 
là 5 điểm. Đánh giá kiến thức chung tốt khi đạt từ 
3 điểm trong tổng số điểm (5 điểm), còn lại là chưa 
tốt. Thái độ: chấm điểm dựa theo thang điểm Likert 
5 mức độ. Điểm tối thiểu là 0 điểm, điểm tối đa là 35 
điểm. Đánh giá thái độ chung tốt khi tổng số điểm 
đạt được từ 28 điểm trở lên trong tổng số điểm (35 
điểm), còn lại chưa tốt. Thực hành: đánh giá theo 
điểm số ở mỗi câu hỏi. Điểm tối thiểu là 0 điểm và 
tối đa là 3 điểm. Đánh giá thực hành chung tốt khi 
đạt từ 2 điểm trong tổng số điểm (3 điểm); còn lại 
là chưa tốt. 
2.4. Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0, kết 
quả được mô tả bằng bảng phân phối tần suất, tỷ 
lệ; phân tích hồi quy đa biến logistic để xác định các 
yếu tố liên quan.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thông tin chung
Độ tuổi trung bình của người dân trong nghiên 
cứu của chúng tôi là 49,7 tuổi. Trong đó, đa số 
người dân nằm trong độ tuổi từ 18 đến 59 tuổi 
chiếm 70,8%, độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 
29,1%. 62,0% đối tượng nghiên cứu là nữ giới. 
Đa số người dân có trình độ học vấn từ trung 
học cơ sở (THCS) trở lên với 58,7%. 
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu phân 
bố lần lượt như sau: buôn bán/dịch vụ/thủ công 
(42,0%), thất nghiệp/nội trợ/người già (23,4), nghỉ 
hưu (9,1%), công nhân (10,0%), cán bộ nhân viên 
(8,6%). Phần lớn người dân tự đánh giá mức thu 
nhập của gia đình họ ở mức trung bình - khá giả, 
85,1%. Hầu hết người dân đều có thẻ bảo hiểm y 
tế (87,3%), trong đó thẻ bảo hiểm mua theo hộ gia 
đình được người dân tham gia nhiều nhất (54,3%). 
Đa số người dân tự đánh giá tình trạng sức khỏe 
hiện tại của bản thân ở mức bình thường với 59,9%, 
ở mức tốt chiếm 20,0%. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 29,2% 
người dân có mắc bệnh mạn tính, trong đó mắc 1 
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,4%. 
18
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bảng 1. Kiến thức đúng về kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiến thức (n=1.002) Số lượng Tỷ lệ (%)
Định nghĩa về KTSKĐK 607 60,6
Tần suất KTSKĐK đối với người khỏe mạnh (1 lần/năm) 288 28,7
Tần suất KTSKĐK đối với NLĐ với công việc độc hại hoặc NLĐ chưa 
thành niên, NLĐ cao tuổi (2 lần/năm)
332 33,1
BHYT không thanh toán đối với dịch vụ KTSKĐK 462 46,1
Qua Bảng 1 cho thấy có 60,6% người dân biết 
đúng về định nghĩa KTSKĐK là KTSK tổng quát dù 
có bệnh hay không có bệnh, kết quả này cũng khá 
tương đồng với kết quả của Olayinka SH (47,2%) 
[10]. Tỷ lệ người dân hiểu đúng về tần suất thực hiện 
KTSKĐK là chưa cao, 28,7% đối với nội dung KTSKĐK 
cho người khỏe mạnh, người lao động trong môi 
trường bình thường và 33,1% đối với KTSKĐK cho 
người lao động với công việc nặng nhọc, độc hại, 
nguy hiểm hoặc người lao động chưa thành niên, 
người lao động cao tuổi. Kết quả của chúng tôi có sự 
khác biệt so với nghiên cứu của S.O. Usman (29,9% 
3 tháng 1 lần, 16,6% 6 tháng 1 lần và 6,4% 1 năm 1 
lần) và nghiên cứu của Olayinka SH (6 tháng : 67,6%, 
1 năm : 9,6%, 2 năm : 8,1%) [10], [14]. Sự khác biệt 
này một phần là do khi đánh giá kiến thức của người 
dân về tần suất KTSKĐK, trong các nghiên cứu của 
S.O. Usman và Olayinka S.H. không xét trên phương 
diện tần suất KTSKĐK khác nhau theo từng nhóm 
yếu tố nguy cơ khác nhau. Vẫn còn tỷ lệ khá cao 
người dân trong nghiên cứu của chúng tôi hiểu chưa 
đúng rằng KTSKĐK được BHYT thanh toán, 36,5%. 
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của S.O. Usman ở Osun, 
có 24,6% người dân có kiến thức đúng về vấn đề 
BHYT bao phủ cho việc KTSKĐK, điều này cho thấy có 
thể là do sự khác nhau về giá tiền và quyền lợi của 
các loại BHYT ở hai quốc gia này [12].
Đánh giá kiến thức chung: Tỷ lệ người dân có 
kiến thức chung tốt về KTSKĐK trong nghiên cứu là 
42,6%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên 
cứu của Odunukwe RC (75,48% phụ nữ có kiến thức 
chung tốt về KTSKĐK) [9]. Sự chênh lệch này có thể 
là do địa bàn nghiên cứu, cỡ mẫu và các nội dung 
kiến thức đánh giá của hai nghiên cứu khác nhau. 
Nhìn chung, tỷ lệ kiến thức chung của người dân về 
vấn đề này vẫn chưa cao, vì vậy đây có thể là một 
trong những lý do khiến cho tỷ lệ người dân thực 
hiện KTSKĐK đạt hiệu quả không cao. Điều này đưa 
đến nhu cầu tăng cường và đẩy mạnh việc truyền 
thông giáo dục sức khỏe đồng thời kết hợp tổ chức 
các buổi tập huấn chuyên sâu cho các cơ quan, tổ 
chức đoàn thể ở tại địa phương.
Bảng 2. Thái độ về các nhận định kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhận định về KTSKĐK
(n=1.002)
Rất không 
đồng ý
(%)
Không 
đồng ý
(%)
Không
ý kiến
(%)
Đồng ý
(%)
Rất đồng 
ý
(%)
KTSKĐK là rất cần thiết 0,4 2,8 4,0 58,1 34,7
Tất cả mọi người nên đi KTSKĐK 0,2 3,0 4,5 67,8 24,6
KTSKĐK có vai trò quan trọng trong phát 
hiện sớm và dự phòng bệnh tật
0,3 0,7 5,5 71,1 22,5
KTSKĐK có vai trò quan trọng trong điều trị 
kịp thời, tiết kiệm chi phí và thời gian
0,2 1,0 6,8 70,9 21,2
Nữ giới 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung 
thư cổ tử cung mỗi 1-3 năm/lần tùy theo 
yếu tố nguy cơ
0,1 4,6 20,2 59,1 16,1
Nữ giới 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung 
thư vú định kỳ hằng năm
0,1 2,9 19,7 64,5 12,9
Nam giới từ 50 tuổi trở lên nên thực hiện 
tầm soát ung thư tiền liệt tuyến, ung thư 
đại trực tràng mỗi 5 năm 1 lần
0,4 7,6 26,8 55,0 10,2
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2 cho thấy có 92,3% người dân có thái 
độ đồng ý với nhận định “tất cả mọi người nên đi 
KTSKĐK”. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của S.O. Usman 
là 87,5% và nghiên cứu của Eke CO là 63,8% [6, 14]. 
Phần lớn người dân đều đồng ý với nhận định về 
tầm quan trọng của KTSKĐK và việc thực hiện tầm 
soát phát hiện sớm ung thư. 
Mặc dù vậy, tỷ lệ người dân không đưa ra ý kiến 
đối với việc tầm soát ung thư cũng khá cao (20% 
- 26,8%), cho thấy được việc tầm soát phát hiện 
sớm ung thư vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối 
với người dân. 80% người dân sẵn lòng KTSKĐK 6 
tháng 1 lần và khuyên, tư vấn người quen của mình 
đi KTSKĐK. Mặc dù tỷ lệ sẵn lòng thực hiện KTSKĐK 
cao nhưng chỉ có khoảng 60% người dân sẵn lòng 
thanh toán chi phí cho dịch vụ KTSKĐK. Điều này cho 
thấy có thể kinh tế, mức thu nhập của gia đình ảnh 
hưởng một phần nào đó đến việc thực hiện KTSKĐK 
của người dân. 
Đánh giá thái độ chung: Có 41,8% người dân 
có thái độ chung tốt về KTSKĐK. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của 
Odunukwe năm 2017 (80% phụ nữ có thái độ tốt 
về KTSKĐK) [9]. Nhìn chung, tỷ lệ này vẫn chưa cao, 
điều này có thể ảnh hưởng bởi kiến thức chung của 
người dân chưa tốt vẫn còn nhiều.
Bảng 3. Tình hình thực hiện KTSKĐK trong 12 tháng qua
Việc thực hiện KTSKĐK Số lượng Tỷ lệ (%)
KTSKĐK trong 12 tháng qua (n=1.002) 212 21,2
Tần suất đi KTSKĐK trong 12 
tháng qua (n=212)
1 lần 149 70,3
2 lần 48 22,6
> 2 lần 15 7,1
Nội dung KTSKĐK trong 1 gói 
KTSKĐK tối thiểu theo Thông tư 
14/2013/TT-BYT [1]
Xét nghiệm máu 870 86,8
Siêu âm bụng tổng quát 757 75,5
Khám nội khoa 742 74,1
Xét nghiệm đường máu 690 68,9
Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu 666 66,5
X-quang tim phổi 624 62,3
Khám Mắt 426 42,5
Khám Tai Mũi Họng 378 37,7
Khám Răng Hàm Mặt 270 26,9
Khám Ngoại 270 26,9
Khám Da liễu 160 16
Khám Phụ khoa (nữ giới) 151 15,1
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 21,2% người dân 
có thực hiện KTSKĐK trong 12 tháng qua. Kết quả 
này tương tự với nghiên cứu ở Hồng Kông (19,6%), 
ở Tây Nam Nigeria (15%) và thấp hơn so với nghiên 
cứu của Andrea Cherrington tại Mỹ (42%) [1], [4], 
[10]. Sự khác biệt này có thể là do chính sách bảo 
hiểm y tế ở Mỹ có thể bao phủ được dịch vụ KTSKĐK 
Hoa Kỳ (thực hiện chương trình hỗ trợ KTSK cho đối 
tượng dưới 21 tuổi và trên 65 tuổi bởi chương trình 
Medicaid và Medicare) còn ở Việt Nam thì BHYT 
không bao phủ cho dịch vụ này [12]. Đồng thời, 
có thể người dân trong nghiên cứu của chúng tôi 
vẫn chưa có thói quen chủ động đi KTSKĐK hoặc có 
thể là do một số rào cản chẳng hạn như mức thu 
nhập của người dân chưa có dư giả để nghĩ đến nhu 
cầu chăm sóc sức khỏe của họ. Tần suất thực hiện 
KTSKĐK cũng khác nhau ở mỗi cá thể, tùy thuộc vào 
độ tuổi, các đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như các 
yếu tố nguy cơ sức khỏe khác. Nghiên cứu của chúng 
tôi cho thấy đa số người dân đi KTSKĐK 1 lần trong 
12 tháng qua (70,3%), gần 1/4 đối tượng nghiên 
cứu thực hiện KTSKĐK 2 lần trong 12 tháng qua. Kết 
quả này tương tự với nghiên cứu ở tại Hồng Kông 
năm 2009 (68,2% thực hiện KTSKĐK 1 lần 1 năm) và 
nghiên cứu tại Nigeria năm 2004 (28,4% thực hiện 
KTSKĐK 2 lần 1 năm) [4]. 
Xét nghiệm máu được người dân thực hiện nhiều 
nhất với 86,8%, tiếp đến là Siêu âm bụng tổng quát 
(75,5%) và khám Nội khoa (74,1%). Kết quả này khá 
tương đồng với nghiên cứu của Eke CO, 61,8% thực 
hiện khám Nội [6]. Tỷ lệ người dân thực hiện đầy đủ 
các danh mục trong một gói KTSKĐK tối thiểu không 
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
cao, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi kiến thức của 
họ về nội dung này còn thấp. Đánh giá thực hành 
chung: Có 21,2% người dân thực hiện KTSKĐK trong 
12 tháng qua nhưng chỉ có 11,2% người dân thực 
hành tốt KTSKĐK. Điều này có thể do ảnh hưởng 
bởi kiến thức và thái độ chung tốt của người dân 
chưa cao nên dẫn đến thực hành chung của họ cũng 
rất thấp. Kết quả này ngụ ý rằng, chỉ cần thực hiện 
KTSKĐK thôi là không đủ, mà họ cần phải nhận thức 
đầy đủ và chính xác các nội dung khi KTSKĐK thì kết 
quả đem lại mới hiệu quả cao.
Khi được hỏi về dự định thực hiện KTSKĐK trong 
thời gian tới, hơn 2/3 người dân trả lời có dự định 
thực hiện. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của 
Eke Co (66,5%) [6] và nghiên cứu của Vương Hoàng 
Quân (2016) với 78,96% số người tham gia có thể 
hoặc sẽ chắc chắn đi đến phòng khám để thực hiện 
KTSK [8]. 
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về KTSKĐK
Bảng 4. Mô hình hồi quy đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến kiến thức về KTSKĐK
Biến số OR KTC 95%
Tuổi
18 - 59
≥ 60
1,239
1
0,907 – 1,687
-
Trình độ học vấn
Dưới THPT
Từ THPT trở lên
1
2,5***
-
0,303 – 0,529
Mức thu nhập gia đình
Nghèo, cận nghèo
Trung bình – Khá giả
0,751
1,33
-
0,497 – 1,137
Tình trạng sức khỏe
Bình thường, tốt 
Yếu 
1,117
1
0,752 – 1,657
-
Tình trạng mắc bệnh mạn tính
Có
Không
1
1,05
- 
0,695 – 1,342
Ghi chú: Chỉ những biến số liên quan có ý nghĩa 
thống kê (p<0,05) trong mô hình đơn biến mới 
được trình bày trong bảng trên, *p<0,05, **p<0,01, 
***p<0,001.
Theo Bảng 4, chỉ có trình độ học vấn là yếu tố 
thực sự tác động đến kiến thức chung của đối tượng 
sau khi chúng tôi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác. 
Trong đó, nhóm trình độ học vấn từ THPT trở lên có 
kiến thức chung tốt cao hơn so với các nhóm trình 
độ học vấn dưới THPT 2,5 lần. Điều này có thể lý giải 
rằng các đối tượng có TĐHV càng cao thì mức độ 
hiểu biết và lĩnh hội được các khái niệm và đặc điểm 
nội dung về KTSKĐK sẽ dễ dàng và tốt hơn. Hơn nữa, 
những đối tượng này thường có xu hướng tìm kiếm 
và tiếp cận thông tin y tế tốt hơn so với nhóm có 
TĐHV thấp hơn. 
Bảng 5. Mô hình hồi quy đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến thái độ chung về KTSKĐK
Biến số OR* KTC 95%
Trình độ học vấn
Dưới THPT
Từ THPT trở lên
1
1,68***
-
0,452 – 0,789
Mức thu nhập gia đình
Nghèo, cận nghèo
Trung bình – Khá giá
1
1,45
-
0,460 – 1,040
Tình trạng sức khỏe
Bình thường, tốt
Yếu 
1,189
1
0,833 – 1,697
-
Kiến thức chung
Tốt
Chưa tốt
1,42*
1
0,542 – 0,920
-
21
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Ghi chú: Chỉ những biến số liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trong mô hình đơn biến mới được trình 
bày trong bảng trên, *p<0,05, **p<0,01, ***p<0,001
Trình độ học vấn và kiến thức chung là hai yếu tố thực sự cùng tác động đến thái độ chung của đối tượng. 
Trong đó, nhóm TĐHV từ THPT trở lên có thái độ chung tốt cao hơn so với các nhóm TĐHV dưới THPT khoảng 
1,68 lần, nhóm kiến thức chung tốt có thái độ chung tốt cao hơn so với nhóm kiến thức chung chưa tốt 
khoảng 1,42 lần.
Bảng 6. Mô hình hồi quy đa biến logistic kiểm định các yếu tố liên quan đến thực hành chung về KTSKĐK
Biến số OR* KTC 95%
Trình độ học vấn
Dưới THPT
Từ THPT trở lên
1
2,00***
-
0,338 – 0,737
Nghề nghiệp
Nông dân
CBVC, nhân viên, công nhân
Buôn bán/dịch vụ/thủ công
Nghỉ hưu
Thất nghiệp, nội trợ, người già, HS,SV
1,045
2,270***
1,159
1,170
1
0,337 – 3,245
1,481 – 3,479
0,500 – 2,688
0,661 – 1,483
-
Mức thu nhập gia đình
Nghèo, cận nghèo
Trung bình – Khá giá
1
2,61**
-
0,192 – 0,764
BHYT
Không
Có
1
5,43*** 0,078 – 0,431
Kiến thức chung
Tốt
Chưa tốt
1,51**
1
0,475 – 0,929
-
Thái độ chung 
Tốt
Chưa tốt
1,27
1
0,565 – 1,093
-
Ghi chú: Chỉ những biến số liên quan có ý nghĩa 
thống kê (p<0,05) trong mô hình đơn biến mới 
được trình bày trong bảng trên, *p<0,05, **p<0,01, 
***p<0,001
Qua bảng trên cho thấy các đối tượng nghiên 
cứu có TĐHV từ THPT trở lên có thực hành chung 
tốt hơn so 2 lần so với các đối tượng nghiên cứu 
có TĐHV dưới THPT (p<0,05). Mối liên quan giữa 
TĐHV và thực hành chung về KTSKĐK cũng được tìm 
thấy trong nghiên cứu của S.O. Usman [14]. Những 
người có TĐHV cao hơn thì họ sẽ có các hành vi tìm 
kiếm sức khỏe chất lượng cao và những người này 
có nhiều khả năng thực hiện KTSKĐK [15]. 
Những người có nghề nghiệp là CBVC, nhân 
viên, công nhân có thực hành KTSKĐK tốt cao hơn 
gần 2,27 lần so với những người thất nghiệp, nội 
trợ, người già, học sinh/sinh viên. Những người có 
mức thu nhập gia đình thuộc mức trung bình - khá 
giả có thực hành KTSKĐK tốt cao hơn gần 2,6 lần 
so với những người thuộc mức nghèo, cận nghèo 
(p<0,05). Nhiều nghiên cứu cho thấy trong số những 
người không thực hiện KTSKĐK là do không đủ khả 
năng chi trả [8,4], còn những người có thu nhập cao 
thì nhu cầu, khả năng sử dụng dịch vụ KTSKĐK cao 
hơn [6], [14]. Mối liên quan giữa mức thu nhập của 
gia đình và thực hành chung về KTSKĐK cũng được 
tìm thấy trong nghiên cứu của Eke Co và cộng sự 
[6]. Những người có BHYT có thực hành tốt cao 
hơn khoảng 5,43 lần những người không có BHYT. 
Những người có kiến thức chung tốt có thực hành 
tốt hơn những người có kiến thức chung chưa tốt 
là 1,51 lần.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra những bằng 
chứng liên quan đến kiến thức, thái độ và thực 
hành của người dân về KTSKĐK là chưa cao. Qua 
đó cho thấy cần tăng cường các chương trình giáo 
dục truyền thông nâng cao nhận thức người dân về 
kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời, các nhà hoạch 
22
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
định chính sách, cơ sở y tế cần dựa trên nhu cầu 
và mong muốn của người dân để xây dựng các chế 
độ ưu đãi đối với việc thực hiện kiểm tra sức khỏe 
định kỳ để khuyến khích người dân thực hiện kiểm 
tra sức khỏe định kỳ ngày một hiệu quả và đảm bảo 
chất lượng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. Odunukwe RC (2017), Perceptions of Women of 
Childbearing Age (15-45 Years) in Federal Teaching Hos-
pital, Abakaliki towards Periodic Health Examination, De-
partment of Nursing Science, Nigeria.
10. Olayinka SH et al (2015), “Periodic Medical 
Checkup: Knowledge and Practice in Community in South 
West Nigeria”, International Journal of Public Health Re-
search,5(1), pp. 576 – 583.
11. Quốc Hội (2014), Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/
QH 13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 về việc ban hành Luật Sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Hà Nội. 
12. Sehwon Kang et al (2015), “Customer Perception 
of Health Examination Service Qualty: An Empirical Inves-
tigation in South Korea”, International Journal of Social 
Science and Humanity, Vol 5, No.3, pp. 1-9.
13. The University of Adelaide Australia (2014), Evalu-
ation of the 45-49 year old health check program in Aus-
tralia general practice, Thesis submitted in fulfillment of 
the requirements for the degree of Doctor of Philosophy, 
Australia.
14. Usman S.O. et al(2016), “Periodic medical check-
up among residents of three Nigeria South-Western 
States”, Journal of Contemporary Medicine 2016, 6(3), 
pp.174 – 182. 
15. Vương Hoàng Quân và cộng sự (2016), “Truyền 
thông y tế, công nghệ thông tin và thái độ của cộng đồng 
đối với khám sức khỏe tổng quát định kỳ”, Tạp chí Nghiên 
cứu Y học, tr. 1-9. 
1. Andrea Cherrington và cs (2007), “Do adults who 
believe in periodic health examination receive more clin-
ical preventive services?”, Prev Med.2007, 45(4), pp. 282 
– 289.
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 
06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban 
hành Hướng dẫn khám sức khỏe, Hà Nội. (ĐN-TQ).
3. Burgess C et al (2014), “Influences on individuals’ 
decisionsto take up the offer of a health check: a quali-
tative study”, Health Expect. June 2014, 18(6), pp. 2437-
2448.
4. Centre for Health Protection (2009), Knowledge, 
Attitude and Practice of Medical Checkup, Department of 
Health, Thematic Household Survey Report, Korea. 
5. Dryden R et al (2012), “What do we know about 
who does and does not attend general health checks? 
Findings from a narrative scoping review”, BMC Public 
Health, pp. 12-723.
6. Eke CO et al (2012), “Perception and Practice ofPe-
riodic Medical Checkup byTraders in South EastNigeria”, 
AFRIMEDIC Journal, pp 25-28.
7. Ellis N et al (2015), “A qualitative investigation of 
non-response inNHS health checks”, Arch Public Health. 
2015, 73(1), pp. 1-14. 
8. Nielsen K-DB et al (2004), “You can’t prevent every-
thing anyway: a qualitativestudy of beliefs and attitudes 
about refusing health screening in general practice”, Fam 
Pract. 2004; 21(1), pp. 28-32.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_kiem_tra_suc_khoe_dinh_ky_cua.pdf