Kiến thức của bà mẹ về bệnh phế quản tại trung tâm nhi khoa, bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2018
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản
điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. (2) Tìm hiểu một số yếu tố
liên quan đến kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Trung
tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 trên 67 bà mẹ có con bị hen phế quản, bằng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn trực tiếp bà mẹ dựa trên câu hỏi đã được tiết kế sẵn.
Kết quả: Có 64,2% bà mẹ có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi, 59,7% trẻ mắc hen phế quản sống ở
khu vực thành thị. Có 56,7% các bà mẹ có việc làm và 53,7% gia đình có thu nhập mức độ khá trở
lên. Trẻ hen phế quản sống trong gia đình có người hút thuốc lá chiếm 55,2%. Điểm trung bình
kiến thức chung của bà mẹ là 17,3 (8-24), có 40,3% các bà mẹ đạt điểm cao về kiến thức chung
bệnh hen phế quản, có 52,2% các bà mẹ đạt điểm trung bình về kiến thức chung bệnh hen phế
quản ở trẻ em. Không có mối liên quan giữa kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh hen phế quản với
các yếu tố nghề nghiệp, khu vực sống, tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, được quản lý hen theo hướng
dẫn, thu nhập của gia đình. Kết luận: Bà mẹ có kiến thức cơ bản đầy đủ về triệu chứng, điều trị
các cơn hen cấp tính, phòng ngừa và quản lý trẻ mắc hen phế quản hàng ngày.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức của bà mẹ về bệnh phế quản tại trung tâm nhi khoa, bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2018
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 169 KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH PHẾ QUẢN TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2018 Đoàn Thị Huệ* Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 trên 67 bà mẹ có con bị hen phế quản, bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn trực tiếp bà mẹ dựa trên câu hỏi đã được tiết kế sẵn. Kết quả: Có 64,2% bà mẹ có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi, 59,7% trẻ mắc hen phế quản sống ở khu vực thành thị. Có 56,7% các bà mẹ có việc làm và 53,7% gia đình có thu nhập mức độ khá trở lên. Trẻ hen phế quản sống trong gia đình có người hút thuốc lá chiếm 55,2%. Điểm trung bình kiến thức chung của bà mẹ là 17,3 (8-24), có 40,3% các bà mẹ đạt điểm cao về kiến thức chung bệnh hen phế quản, có 52,2% các bà mẹ đạt điểm trung bình về kiến thức chung bệnh hen phế quản ở trẻ em. Không có mối liên quan giữa kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh hen phế quản với các yếu tố nghề nghiệp, khu vực sống, tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, được quản lý hen theo hướng dẫn, thu nhập của gia đình. Kết luận: Bà mẹ có kiến thức cơ bản đầy đủ về triệu chứng, điều trị các cơn hen cấp tính, phòng ngừa và quản lý trẻ mắc hen phế quản hàng ngày. Từ khóa: kiến thức bà mẹ, hen phế quản, trẻ em, phòng bệnh hen Ngày nhận bài: 02/01/2019; Ngày hoàn thiện: 22/01/2019; Ngày duyệt đăng: 31/01/2019 KNOWLEDGE OF MOTHER ABOUT ASTHMA IN PEDIATRIC DEPARTMENT, THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL 2018 Doan Thi Hue * University of Medicine and Pharmacy - TNU ABSTRACT Objectives: To describe the knowledge about asthma of the mothers children asthma admitted Pediatric Department of Thai Nguyên National Hospital. To explore factors related to knowledge of asthma of the mothers children asthma admitted Pediatric Department of Thai Nguyên National Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted from March to August 2018 in 67 mother of children with asthma. The subjects interviewed directly base on the questionnaire. Results: 64.2% mothers was 25 to 35 years, 59.7% children’s asthma living in city, 56.7% mothers was working and 53.7% their family monthly income their family average and high. There are 55.2% chilren’s asthma living with people's smoking. The mean score for asthma knowledge was 17.3 (8-24), 40.3% mother were able to answer these questions highest score and 52.2% mother were able to answer these questions was everage. There was not significantly correlate mother’s asthma knowledge with family income, education level, place of living, and mother’s job. Conclusion: Mother had adequate basic knowledge of the symptom, preventive asthma therapy, daily management and treatment of acute exacerbations. Key words: Asthma; Children; Education; Health personnel Knowledge; Prevention; Questionnaire Received: 02/01/2019; Revised: 22/01/2019; Approved: 31/01/2019 * Corresponding author: Email: hueddtn@gmail.com Đoàn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 170 ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính đường hô hấp. Bệnh hen do nhiều yếu tố gây nên, hen phế quản gặp ở cả người lớn và trẻ em. Theo số liệu theo dõi của WHO, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, ước tính năm 2025, số người mắc hen phế quản sẽ tăng thêm 100 triệu [1], [2], chiếm 6- 8% là người lớn, hơn 10% là trẻ em ở độ tuổi < 15 tuổi [2]. Ở Việt Nam, chưa có số liệu chính xác về số người mắc và tử vong do hen, theo Nguyễn Năng An (2006) [1] ước tính khoảng 4 triệu người mắc hen và khoảng 3000 người tử vong mỗi năm. Chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen (GINA, 2017 [2]) hiện nay cứ 250 người tử vong thì có 01 người tử vong do hen, số năm sống khuyết tật bị mất đi do hen cũng có xu hướng cao hơn trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số, điều này phản ánh tình trạng tăng tỷ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư. Cũng theo kết quả điều tra của Nguyễn Đăng An (2006), đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì hen nặng và tỷ lệ được dự phòng hen mới chỉ đạt 26,2% [1]. Tình hình kiểm soát hen ở trẻ em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen phế quản dưới 15 tuổi chưa được điều trị kiểm soát bệnh [2]. Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ ở nước ta tỷ lệ được dự phòng hen của trẻ em rất thấp trong khi đó kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ lại rất thiếu hụt, số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em vẫn chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ của thân nhân có trẻ mắc hen phế quản. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh hen phế quản của bà mẹ trẻ mắc hen phế quản điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: Bà mẹ của trẻ mắc hen phế quản đang điều trị tại Trung tâm Nhi khoa được mời tham gia nghiên cứu. - Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018. - Địa điểm: Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang Cỡ mẫu và tiêu chuẩn chọn mẫu - Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, là bà mẹ của trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi vào điều trị tại Trung tâm được bác sĩ chẩn đoán hen phế quản theo tiêu chuẩn GINA và theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành 2011. Chẩn đoán trẻ hen phế quản ngày theo tiêu chuẩn của GINA 2017 và theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành 2014. - Tiêu chuẩn chọn mẫu + Bà mẹ trẻ và trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu + Bà mẹ có con từ 2 tháng đến 15 tuổi điều trị tại Trung tâm, được Bác sĩ chẩn đoán hen + Bà mẹ trẻ biết đọc, biết viết tiếng Việt. Không mắc bệnh lý về tâm thần kinh + Trẻ không đang trong tình trạng nặng hoặc mắc bệnh lý khác nặng. - Tiêu chuẩn loại trừ + Trẻ mồ côi, nuôi trong trung tâm bảo trợ xã hội + Thân nhân mắc các bệnh lý tâm thần kinh. Phương pháp thu thập số liệu, chỉ số/biến số nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn kết hợp với quan sát bà mẹ của trẻ mắc hen phế quản theo bộ công cụ đã chuẩn bị sẵn. Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được ghi chép các dữ kiện bằng một phiếu điều tra có mã số riêng cho từng đối tượng. - Chỉ số/biến số nghiên cứu: Đoàn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 171 + Thông tin chung của trẻ: Tuổi trẻ (tính theo năm, chia làm 3 nhóm), giới tính, thời gian được chẩn đoán hen, số lần nhập viện vì bệnh hen (tính trong năm vừa qua), mức độ bệnh, + Thông tin chung của bà mẹ, gia đình: Tuổi bà mẹ (chia làm 3 nhóm), khu vực sống (sống ở khu vực thành thị, nông thôn), trình độ học vấn (cấp I, cấp II, cấp III, THCN/ CĐ/ ĐH/ SĐH), nghề nghiệp, tiền sử gia đình (có người mắc hen hay không), người hút thuốc lá trong gia đình (có/không), bà mẹ được hướng dẫn về quản lý hen, thu nhập bình quân của gia đình. + Kiến thức của bà mẹ về bệnh hen phế quản: Kiến thức về triệu chứng bệnh hen, kiến thức về yếu tố khởi phát cơn hen, các thuốc dùng điều trị cắt cơn hen, cách dự phòng cơn hen cấp, thuốc điều trị dự phòng cơn hen cấp, Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (12 câu hỏi): Do tác giả tự xây dựng hỏi các thông tin cơ bản của trẻ và gia đình. - Bộ câu hỏi về kiến thức bà mẹ của trẻ mắc hen: Do tác giả Fitzclarence và Henry xây dựng 1990, được sử dụng nhiều nước trên thế giới, được chuẩn hóa dịch sang tiếng Việt. Bộ câu hỏi có 31 câu, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Tổng số điểm càng cao chỉ ra rằng kiến thức tốt, chia 3 mức độ kiến thức tốt, trung bình, kém [10]. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 17. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng khoa học của khoa, hội đồng khoa học của trường và hội đồng Đạo đức của trường. - Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ mục tiêu, nội dung nghiên cứu. Tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền dừng lại với bất kỳ lý do riêng mà không bị phạt. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2018 tại Trung tâm Nhi khoa, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được 67 bà mẹ có con bị mắc hen phế quản với các đặc điểm sau. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm của nhóm trẻ mắc hen phế quản Bảng 1. Đặc điểm chung của trẻ mắc hen phế quản Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nhập viện trong trình trạng cấp cứu Có 31 46,2 Không 36 52,8 Nhóm tuổi < 2 tuổi 24 35,8 > 2 – 5 tuổi 29 43,2 > 5 tuổi 14 21,0 Giới tính Trai 37 55,2 Gái 30 44,8 Gia đình có người bị hen Có 19 28,3 Không 48 71,7 Thời gian được chẩn đoán hen < 6 tháng năm 24 35,8 > 6 tháng – 1 năm 29 43,2 > 1 năm 14 21,0 Được hướng dẫn quản lý bệnh hen Có 30 44,8 Không 37 55,2 Nhận xét: Có 46,2% trẻ hen phế quản nhập viện trong tình trạng cơn hen cấp, trong đó có 55,2% là trẻ trai; trong gia đình có người bị hen phế quản giống trẻ chiếm 28,3%. Chỉ có 44,8% số trẻ được quản lý dự phòng hen theo hướng dẫn. Đoàn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 172 Đặc điểm của nhóm bà mẹ có trẻ mắc hen phế quản Bảng 2. Đặc điểm nhóm bà mẹ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Cấp III 40 59,7 THCN/CĐ/ĐH 27 40,3 Nghề nghiệp Có việc làm có thu nhập 38 56,7 Nội trợ/ở nhà 29 43,3 Tuổi bà mẹ < 25 tuổi 8 11,9 Từ 25 - < 35 tuổi 43 64,2 Từ trên 35 tuổi 16 23,9 Nơi sống hiện tại KV thành thị 36 59,7 KV nông thôn 31 40,3 Thu nhập gia đình Khá trở lên 26 53,7 Trung bình 41 46,3 Tình trạng hút thuốc lá trong gia đình Có 37 55,2 Không 30 44,8 Nhận xét: Có 64,2% bà mẹ có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi, 59,7% trẻ mắc hen phế quản sống ở khu vực thành thị. Có 56,7% các bà mẹ có việc làm và 53,7% gia đình có thu nhập mức độ khá trở lên. Trẻ hen phế quản sống trong gia đình có người hút thuốc lá chiếm 55,2%. Kiến thức của bố mẹ trẻ mắc hen phế quản Bảng 3. Kiến thức chung về bệnh hen của bà mẹ Điểm kiến thức chung về bệnh hen Tần số Tỷ lệ Cao 27 40,3 Trung bình 35 52,2 Kém 5 7,5 Nhận xét: Có 40,3% các bà mẹ đạt điểm cao về kiến thức chung bệnh hen phế quản, có 52,2% các bà mẹ đạt điểm trung bình về kiến thức chung bệnh hen phế quản ở trẻ em. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của bố mẹ trẻ mắc hen phế quản Bảng 4. Yếu tố tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn liên quan đến kiến thức của bà mẹ có trẻ bị mắc hen phế quản Yếu tố liên quan Kiến thức đúng về bệnh hen p Nghề nghiệp Làm ruộng 16,76 >0,05 Nội trợ 12,67 Cán bộ công chức 18,18 Công nhân 18,40 Nhóm tuổi bà mẹ 0,05 Từ 25 - < 35 tuổi 17,25 Từ trên 35 tuổi 17,30 Trình độ học vấn Cấp III 14,69 >0,05 THCN/CĐ/ĐH 15,78 Đã được hướng dẫn quản lý bệnh hen phế quản Có 16,40 >0,05 Không 18,03 Nhận xét: Không có sự liên quan giữa kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh hen phế quản với các yếu tố nghề nghiệp, tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, đã được hướng dẫn quản lý hen (p>0,05). Đoàn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 173 Bảng 5. Yếu tố khu vực sống, thu nhập gia đình liên quan đến kiến thức bệnh hen phế quản của bà mẹ Yếu tố liên quan Điểm kiến thức về bệnh hen p Khu vực sống Nông thôn 17,53 >0,05 Thành thị 17,03 Thu nhập gia đình Khá trở lên 16,43 >0,05 Trung bình 17,15 Nghèo 18,71 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh hen phế quản với các yếu tố khu vực sống, thu nhập gia đình (p>0,05). BÀN LUẬN Kiến thức của bố mẹ trẻ mắc hen phế quản Điểm trung bình (40,3%) và điểm cao (52,2%) về kiến thức chung bệnh hen phế quản của bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu của cúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Farkhondeh Koshapor và cộng sự (2018) [13] khi đánh giá kiến thức của bố mẹ trẻ có con bị hen phế quản ở bệnh viện Ahvar tại Iran, kiến thức chung của bố mẹ trẻ là 61,01%, và tương tự như các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước [7], [8], [9]. Tuy nhiên vẫn còn 11,9% số bà mẹ chưa có kiến thức đúng về bệnh hen trẻ em, điều này cần được quan tâm hơn, vì Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, khói bụi và chất thải công nghiệp là yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó cần giáo dục cho bà mẹ kiến thức về bệnh hen và các dự phòng cơn hen. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 55,2% số trẻ mắc hen sống với người hút thuốc lá, điều này phù hợp với báo cáo của GINA (2017) [2] và Dương Quỹ Sỹ (2016) [6] thì bố hoặc mẹ bị hen thì 25% con có khả năng bị hen và cả bố và mẹ đều bị hen thì có tới 50% số con sinh ra bị hen, phù hợp với báo cáo của các tác giả khác. Do vậy, cần phải có các biện pháp giáo dục sức khỏe hỗ trợ cho người thân của trẻ cai thuốc lá hoặc các biện pháp giúp trẻ tránh môi trường khói thuốc lá. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của thân nhân trẻ mắc hen phế quản Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có mối liên quan giữa kiến thức về hen phế quản của bà mẹ với các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi của bà mẹ, đã được hướng dẫn quản lý hen, khu vực sống, thu nhập bình quân trong gia đình (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả khác trong nước hoặc tác giả Phan Thu Phương, Trịnh Thị Ngọc (2015) [5]. Điều này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các yếu tố khác của bà mẹ tương đồng nhau. KẾT LUẬN - Điểm trung bình kiến thức chung của bà mẹ là 17,3 (8-24), có 40,3% các bà mẹ đạt điểm cao về kiến thức chung bệnh hen phế quản, có 52,2% các bà mẹ đạt điểm trung bình về kiến thức chung bệnh hen phế quản ở trẻ em. - Không có sự liên quan giữa kiến thức chung về bệnh hen của bà mẹ với các yếu tố tuổi bà mẹ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, quản lý hen theo hướng dẫn, khu vực sống và thu nhập bình quân trong gia đình (p>0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Năng An (2006), “Tình hình thực hiện kiểm soát hen theo GINA ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học chuyên đề Hen phế quản Toàn Quốc, Hà Nội tháng 10/2006, tr. 1-10. 2. GINA Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2017), source www.gina.org (2017) “GINA Burden Report”. 4. Quyết định số 4776/QĐ–BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản ở trẻ em. 5. Phan Thu Phương, ,Trịnh Thị Ngọc (2015), “Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh hen phế quản của bệnh nhân mắc hen phế quản”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXV, số 4 (164), tr. 157-163. Đoàn Thị Huệ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 194(01): 169 - 174 Email: jst@tnu.edu.vn 174 6. Dương Quý Sỹ (2016), “Sổ tay hướng dẫn xử trí và dự phòng hen phế quản, dùng cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi”, Sổ tay hướng dẫn cho cán bộ Y tế, cập nhật 2016. 7. Nguyễn Thị Thúy (2009), Đánh giá kiến thức, thực hành của bố mẹ bệnh nhi bị bệnh hen trong điều trị và dự phòng hen phế quản ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ (ngành/chuyên ngành?), Trường Đại học Y Hà Nội. 8. Lê Huyền Trang (2016), Kiến thức và thực hành về dự phòng hen phế quản của người chăm sóc trẻ mắc hen tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Ngọc Tuyến, Danh Mỹ Thanh Ngân, Đỗ Thị Phương Nga (2011), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành trong sử dụng thuốc xịt cắt cơn và ngừa cơn của người chăm sóc chính bệnh nhi tại phòng khám suyễn, Đề tài cấp cơ sở, - (tên cơ sở, vd như Trường ĐHYD..). 10. Henry R. L., Cooper D. M., Halliday A. (1995), “Parental asthma knowledge: its association with readmission of children to hospital”, J. Pediatrics and Child. Health, 31(2), pp. 95-98 11. Maaike M. A. F., Monique T. M. V, Yasmine I. A, Hendrik M. K, and Florens G. A. V. (2018). “The presentation of a short adapted questionnaire to measure asthma knowledge of parents”, Franken et al. BMC Pediatrics, 18(14), pp. 0991-0994. 12. Wang, kwau – Yun (2010), “The effects of Asthma Education on Asthma Knowledge and Health – Related Quality of Life in Taiwanese Asthma Patients”, Journal of Nursing Research, 18(2), pp. 126-135. 13. Farkhondeh K., Shahnaz R., Houshang A. R., and Bahman C. (2018), “Assessing Knowledge, Attitude, and Practices of Parents Towards Physical Activity of Children with Asthma Referring to Ahvaz Teaching Hospitals”. Jundishapur J. ChronicDis Care, 7(1):e65450. doi: 10.5812/jjcdc.65450
File đính kèm:
- kien_thuc_cua_ba_me_ve_benh_phe_quan_tai_trung_tam_nhi_khoa.pdf