Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

TÓM TẮT

Có tổng số 81 loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng để phục vụ sinh hoạt và

bán ra thị trƣờng. Trong 81 loài thực vật LSNG, có tới 48 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc

liệu, chiếm 59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài, chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài,

chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%. Thực vật LSNG có vai trò

“Cứu đói” cho hầu hết những hộ nghèo tại địa phƣơng đặc biệt là vào thời điểm giữa 2 vụ thu

hoạch. Kiến thức về khai thác, sử dụng và chế biến LSNG từ thực vật rừng của ngƣời dân địa

phƣơng rất phong phú, đa dạng. Việc khai thác, sử dụng thực vật LSNG chƣa đƣợc quản lý, tình

trạng khai thác bừa bãi không chú ý đến bảo tồn đã dẫn đến nguồn thực vật LSNG bị suy giảm

nghiêm trọng.

Từ khóa: Lâm sản ngoài gỗ, kiến thức bản địa, Lạng Sơn, loài, thực vật

pdf 5 trang phuongnguyen 1080
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của người dân tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13):25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
25 
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SỬ DỤNG THỰC VẬT LÂM SẢN 
NGOÀI GỖ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ HỮU LIÊN, 
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN 
Nguyễn Hữu Giang 
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Có tổng số 81 loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng để phục vụ sinh hoạt và 
bán ra thị trƣờng. Trong 81 loài thực vật LSNG, có tới 48 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc 
liệu, chiếm 59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài, chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài, 
chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%. Thực vật LSNG có vai trò 
“Cứu đói” cho hầu hết những hộ nghèo tại địa phƣơng đặc biệt là vào thời điểm giữa 2 vụ thu 
hoạch. Kiến thức về khai thác, sử dụng và chế biến LSNG từ thực vật rừng của ngƣời dân địa 
phƣơng rất phong phú, đa dạng. Việc khai thác, sử dụng thực vật LSNG chƣa đƣợc quản lý, tình 
trạng khai thác bừa bãi không chú ý đến bảo tồn đã dẫn đến nguồn thực vật LSNG bị suy giảm 
nghiêm trọng. 
Từ khóa: Lâm sản ngoài gỗ, kiến thức bản địa, Lạng Sơn, loài, thực vật. 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xã Hữu Liên nằm ở phía Bắc huyện Hữu 
Lũng, tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự 
nhiên là 6.658 ha. Toàn xã có 12 thôn bản với 
5 dân tộc sống đoàn kết lâu đời quây quần 
bên nhau, cuộc sống chủ yếu là thuần nông 
độc canh cây lúa, cây ngô và dựa vào các 
nguồn thu từ rừng. 
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị 
trƣờng làm cho nhu cầu của con ngƣời về lâm 
sản, đất canh tác... ngày càng tăng nhanh đã 
tác động trực tiếp đến tài nguyên rừng. Một 
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến 
tài nguyên rừng bị tàn phá đó là do tình trạng 
khai thác rừng (chủ yếu là khai thác gỗ) bừa 
bãi. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nƣớc 
đã có chủ trƣơng đóng cửa rừng và quản lý 
chặt chẽ hoạt động khai thác gỗ. Việc làm này 
đã có tác động mạnh đến thu nhập của ngƣời 
dân sống gần rừng. Lúc này, hoạt động khai 
thác rừng của ngƣời dân nơi đây lại tập trung 
vào các loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG), tuy có 
giá trị không cao nhƣ gỗ nhƣng cũng giải 
quyết đƣợc phần nào những khó khăn trong 
cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Tuy 
nhiên, hoạt động này lại ảnh hƣởng rất bất lợi 
đến tính đa dạng sinh học của vùng do đa 
 Tel: 0982.688.286, Email:huugiangvoctech1@yahoo.com 
phần ngƣời dân chỉ biết khai thác các sản 
phẩm LSNG từ rừng mà chƣa biết cách phát 
triển chúng để sử dụng trong tƣơng lai. Bài 
viết nêu kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm 
khai thác và sử dụng thực vật LSNG tại xã 
Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 
nhằm tìm ra những giải pháp phát triển và sử 
dụng bền vững nguồn tài nguyên này tại địa 
bàn nghiên cứu, góp phần làm tăng thu nhập 
cho ngƣời dân trên chính mảnh đất của họ. 
ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ 
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tƣợng nghiên cứu 
Các loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân tại 
xã Hữu Liên sử dụng trong gia đình, bán và 
trao đổi hàng hóa trên thị trƣờng. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Phân tích, đánh giá thực trạng về kiến thức 
bản địa trong sử dụng thực vật LSNG của 
ngƣời dân trên cơ sở đi sâu tìm hiểu các hoạt 
động khai thác, sử dụng thực vật LSNG, từ đó 
xác định đƣợc những khó khăn, bất cập và đề 
xuất giải pháp phát triển, sử dụng bền vững 
nguồn tài nguyên này tại địa bàn nghiên cứu. 
Nội dung nghiên cứu 
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH và hiện 
trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu; 
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
26 
Tìm hiểu kiến thức bản địa trong sử dụng 
thực vật LSNG của ngƣời dân; 
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt 
động phát triển thực vật LSNG ở địa bàn 
nghiên cứu; 
Đề xuất giải pháp phát triển và sử dụng bền vững 
nguồn tài nguyên này tại địa bàn nghiên cứu. 
Phƣơng pháp nghiên cứu 
Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên và một 
số báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình 
quản lý rừng do UBND xã Hữu Liên và 
huyện Hữu Lũng cung cấp (trong 5 năm gần 
đây); 
Phƣơng pháp RRA để phỏng vấn có định 
hƣớng với tổng số 20 lãnh đạo của cơ quan 
quản lý trực tiếp (Sở Nông nghiệp và PTNT, 
huyện Hữu Lũng và xã Minh Sơn); 
Sử dụng một số công cụ PRA chủ yếu nhƣ: 
Đi lát cắt, Sơ đồ tài nguyên, Sơ đồ venn, 
phƣơng pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu, 
cơ hội thách thức (SWOT) và điều tra phỏng 
vấn trực tiếp 120 hộ gia đình tiêu biểu trong 
khu vực; 
Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng thống kê 
toán học dƣới dạng các bảng biểu để tổng hợp 
các thông tin về thực vật lâm sản ngoài gỗ ở 
khu vực nghiên cứu. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện 
trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu 
Xã Hữu Liên nằm ở phía Bắc huyện Hữu 
Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là một xã vùng cao 
(thuộc khu vực III), có độ cao trung bình từ 
100 -150m. Khí hậu khô lạnh và ít mƣa về 
mùa đông, nóng ẩm nhiều về mùa hè, từ 
tháng 11 đến tháng 2 hàng năm thƣờng xuất 
hiện sƣơng muối. Toàn xã có 12 thôn, 591 hộ 
với tổng dân số 3261 khẩu. Đƣờng giao thông 
đi lại cực kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp, 
kinh tế kém phát triển. Kết quả thống kê dân 
số đƣợc trình bày trong bảng 1. 
Trong tổng số 591 hộ có 585 hộ sản xuất 
nông nghiệp chiếm 98,98% còn lại là hộ sản 
xuất phi nông nghiệp, có 3/12 thôn chƣa có 
điện lƣới quốc gia phục vụ đời sống, sinh hoạt 
và học tập. 
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.658 ha, 
trong đó đất nông nghiệp là 422,62 ha chiếm 
6,35% còn lại là các loại đất khác. Nguồn 
sống chính của ngƣời dân chủ yếu là thuần 
nông độc canh cây lúa, cây ngô và một số loại 
cây hoa mầu khác, bình quân lƣơng thực đạt 
170kg/ngƣời/năm. Hầu hết các hộ gia đình 
nghèo đều trải qua những “tháng thiếu ăn”, 
thời gian không đủ ăn diễn ra giữa 2 vụ thu 
hoạch, điều này đã gây sức ép rất lớn đến 
rừng và đất rừng. Gần 50% diện tích canh tác 
nông nghiệp phụ thuộc vào nƣớc trời do vậy 
trồng lúa nƣớc chỉ canh tác đƣợc 1 vụ/năm. 
Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động không có 
việc làm cao (78,5%). 
Bảng 1.Thống kế dân số, dân tộc và lao động trong khu vực nghiên cứu 
TT Dân tộc Số hộ 
Số nhân khẩu 
Tổng số lao động 
Tổng số Nam Nữ 
1 Kinh 385 2120 1232 888 1054 
2 Tày 76 368 213 155 198 
3 Nùng 45 274 151 123 138 
4 Dao 68 425 205 220 216 
5 Mông 17 74 31 43 39 
Tổng số 591 3261 1832 1429 1645 
Bảng 2. Số loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân sử dụng (phân theo công dụng) 
Tổng số 
loài 
Công dụng 
Dƣợc liệu Rau ăn Cho bột Thủ công mỹ nghệ 
Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 
81 48 59.3 20 24.7 5 6.2 8 9.9 
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13):25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
27 
Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật 
LSNG. Kết quả phỏng vấn 120 hộ gia đình 
trong thôn cho thấy, số loài LSNG đƣợc 
ngƣời dân sử dụng phục vụ cho sinh kế của 
gia đình đƣợc thể hiện ở bảng 2: 
Tổng số loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân 
sử dụng là 81 loài đƣợc phân thành 4 nhóm 
công dụng khác nhau. Đa số các loài chỉ có 
một công dụng, nhƣng cũng có loài có 
nhiều công dụng, ví dụ nhƣ cây chân chim 
có thể vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng 
làm dƣợc liệu. 
Trong 81 loài thực vật LSNG, có tới 48 loài 
đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc liệu, chiếm 
59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài, 
chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài, 
chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ 
nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%. 
Khai thác sử dụng các loài cây cho dược liệu 
Có 48 loài đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu, công 
dụng, cách chế biến của một số loài đƣợc 
ngƣời dân thƣờng dùng thể hiện ở bảng 3. 
Phƣơng thức khai thác và sử dụng: Phƣơng 
thức khai thác cây thuốc thƣờng là thủ công, 
bộ phận trên cây thuốc đƣợc sử dụng tùy theo 
loại bệnh. Phần lớn các loài này đều phục vụ 
cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống 
của chính họ chứ không vì mục đích hàng 
hóa. Kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc nam 
chỉ đƣợc lƣu truyền theo dòng họ và đƣợc 
thực hiện bởi những ông Lang ở địa phƣơng. 
Cách sử dụng phổ biến nhƣ (i) Uống nƣớc, ăn 
tƣơi: Dùng lá cây tƣơi ăn sống hoặc phơi khô 
sắc uống, ngâm rƣợu uống. Đây là cách đƣợc 
sử dụng nhiểu nhất, phổ biến nhất. (ii) Đắp 
trực tiếp thuốc lên những vùng bị chấn 
thƣơng (iii) Đun xông: Đun sôi thuốc rồi 
xông toàn bộ cơ thể sau đó tắm và uống một 
bát nƣớc xông. Dân tộc Dao có bài thuốc 
tắm bằng lá cây và bài thuốc dùng cho phụ 
nữ sau khi sinh đẻ giúp tăng cƣờng thể 
trạng, ăn ngủ tốt, chống hậu sản rất tốt 
nhƣng hiện nay vẫn chỉ sử dụng trong thôn, 
chƣa thành hàng hóa. Một vấn đề cần quan 
tâm là việc khai thác dƣợc liệu của ngƣời dân 
địa phƣơng gần nhƣ chƣa hoặc không quan 
tâm đến việc bảo tồn và phát triển của chúng. 
Nhiều khi để lấy đƣợc những dƣợc liệu quý 
họ sẵn sàng chặt phá rất nhiều cây khác, điều 
đó có nghĩa là họ đã tham gia vào việc phá 
rừng, các hoạt động nhƣ thế đã góp phần làm 
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là 
nguồn dƣợc liệu quý. Vì vậy phải thông qua 
cộng đồng, sự phối hợp tuyên truyền của tất 
cả các cấp, tổ chức đến ngƣời dân thì mới có 
thể bảo tồn đƣợc sự đa dạng sinh học nói 
chung và bảo tồn đƣợc nguồn dƣợc liệu quý 
nói riêng để phục vụ cho chính cộng đồng. 
Khai thác sử dụng các loài cây rau 
Các loài rau là loại thức ăn không thể thiếu 
trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân. Việc 
trồng rau chƣa phổ biến trong các vƣờn nhà, 
những khi thiếu lƣơng thực thì rau là nguồn 
Bảng 3. Công dụng, cách chế biến của một số loài đƣợc ngƣời dân thƣờng dùng 
Công dụng Những loài đƣợc dùng phổ biến Cách chế biến 
Chữa mất ngủ, đau đầu Xấu hổ, Dây lạc tiên, Tầm gửi, Ngải cứu, 
Đu đủ rừng 
Hái lá, lấy dây sắc uống hoặc đắp lên trán 
Chữa đau dạ dày Ba gạc, Nghệ, Chân chim, Búng báng Lấy rễ, thân, lá, hoặc vỏ qua tùy từng loại 
để đun uống 
Chữa đau bụng Quế, Ổi, Củ nâu, Châm Đun nƣớc uống 
Giải nhiệt, cảm Quýt, Tía tô, Rau má, Nhọ nồi, Nhân trần, 
Diếp cá, Bƣởi, Hƣơng nhu, Gừng... 
Đun nƣớc uống hoặc giã nhỏ đắp lên trán 
Tăng cƣờng thể trạng, 
thuốc bổ 
Tầm gửi nghiến, Sa nhân, Bƣởi bung Thái nhỏ, phơi khô sắc uống hoặc ngâm 
rƣợu 
Chữa đau mắt Xƣơng cá, Dâu rừng, Hái lá đun rửa mắt 
Chữa khớp Ngũ gia bì, Dâu da, Củ xả, Phơi khô sắc uống 
Chữa bỏng Bỏng, chuối Giã đắp lên chỗ bỏng hoặc vắt nƣớc 
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
28 
thức ăn có vai trò quan trọng và đƣợc ngƣời 
dân sử dụng quanh năm.Có 20 loài đƣợc sử 
dụng phổ biến, các loài này có vai trò quan 
trọng trong cuộc sống hàng ngày. Qua trao 
đổi với ngƣời dân cho biết, các loài này mọc 
phổ biến và phân bố rộng khắp, dễ thu hái, 
mọc tự nhiên mà không phải chăm sóc. Tuy 
nhiên nếu khai thác bừa bãi không có kiểm 
soát, cùng với nạn phá rừng hiện nay thì cũng 
sớm làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vốn rất 
phong phú này. 
Cách chế biến khá đơn giản, thông thƣờng là 
luộc, nấu canh hoặc sào, một số ít có thể muối 
chua để ăn sống hoặc nấu canh chua phục vụ 
nhu cầu gia đình. Một số loài rau có giá trị 
kinh tế cao có thể trở thành hàng hóa tốt, 
đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nhƣ rau ngót rừng, 
măng và rau bò khai Một thực tế đáng buồn 
là ngƣời dân chỉ chú ý đến khai thác mà 
không quan tâm đến bảo vệ và phát triển 
chúng, điều này cũng góp phần làm suy giảm 
nguồn tài nguyên này. 
Khai thác sử dụng các loài cây cho bột 
Ngoài các loài cây lƣơng thực quen thuộc nhƣ 
lúa, ngô, sắn thì các loài cây cho bột khác ở 
trong rừng có vai trò “Cứu đói” cho ngƣời 
dân trong những tháng thiếu ăn hoặc những 
năm mất mùa. Hiện có 5 loài cho bột đƣợc 
ngƣời dân sử dụng hiện nay đó là búng báng, 
chuối, củ mài, củ nâu và dây đặng. 
Phƣơng thức khai thác và sử dụng: Trong 5 
loài khai thác thì củ mài là đƣợc ƣa chuộng 
nhất với 100% số hộ sử dụng vì đây là loài 
chứa nhiều tinh bột, dễ sử dụng, chế biến và 
có sẵn trong rừng. Có nhiều cách chế biến 
nhƣ nghiền lọc lấy bột, băm nhỏ độn với cơm, 
hấp, nấu cháo, nấu canh 
Khai thác sử dụng các loài cây cho sợi và vật 
liệu đan lát 
Một số loài phân họ tre nứa có khả năng cung 
cấp nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ thuộc 
nhóm song, mây là nguồn tài nguyên quan 
trọng dùng để đan lát, đặc biệt là loài song 
mật là loài có giá trị kinh tế cao, các loài cây 
thuộc họ Đay, họ Trôm, họ Gai cũng là loài 
cho sợi tốt. Phần lớn những loài cây này là 
những loài có giá trị trên thị trƣờng, vì vậy đây 
là một thuận lợi cho việc phát triển thực vật 
LSNG tại địa phƣơng nhằm tạo công ăn việc 
làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao chất 
lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, 
giảm đƣợc áp lực của họ lên rừng tự nhiên 
Phƣơng thức khai thác và sử dụng các giống 
loài cho dây sợi và vật liệu đan lát của ngƣời 
dân ở đây là, họ thƣờng sử dụng các loài cây 
cho sợi vào việc làm dây buộc là chính, một số 
loài có thể dùng để đan lát nhƣ nứa, giang, mây. 
Nhƣ vậy, các nhóm thực vật LSNG đƣợc ngƣời 
dân khai thác và sử dụng có những giá trị, công 
dụng rất đa dạng. Điều này khẳng định đƣợc 
rằng thực vật LSNG ở đây đã giải quyết tại chỗ 
phần nào nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm, thuốc 
men, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ và 
củi đun... cho ngƣời dân. 
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt 
động phát triển thực vật LSNG 
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, hoạt động 
phát triển thực vật LSNG ở địa bàn nghiên 
cứu có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không 
ít khó khăn. 
a) Những thuận lợi 
Đất đai ở địa bàn phù hợp với nhiều loài cây 
LSNG có giá trị trám trắng, trám đen, sa 
nhân, song, mây, tre gai, nứa, rau bò khai, rau 
ngót rừng... 
Nhân lực dồi dào; Một số loài cây có sẵn giống; 
Có cơ hội đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao 
xây dựng các mô hình tại thôn; Nhận đƣợc sự 
quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc qua các chính 
sách phát triển nông thôn miền núi. 
b) Những khó khăn 
Ngƣời dân không phải là chủ rừng thực sự: 
Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã đều 
thuộc quyền quản lý của Khu bảo tồn thiên 
nhiên Hữu Liên. 
Do quan niệm lạc hậu: Đa phần ngƣời dân chỉ 
coi LSNG là loại lâm sản phụ, ít có giá trị nên 
không quan tâm đến hoạt động phát triển thực 
vật LSNG; 
Do phong tục tập quán: Việc khai thác thực 
vật LSNG hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên; 
Ngƣời dân ít am hiểu về các kỹ thuật canh tác 
mới và chƣa biết cách phát triển thực vật 
LSNG trong vƣờn nhà; Thị trƣờng tiêu thụ 
sản phẩm LSNG chƣa phát triển. 
Nguyễn Hữu Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13):25 - 29 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
29 
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ 
SỬ DỤNG BỀN VỮNG THỰC VẬT LSNG 
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. 
Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng thực 
vật LSNG tại xã Hữu Liên, tôi xin đề xuất một 
số giải pháp triển và sử dụng bền vững thực 
vật LSNG tại địa bàn nghiên cứu nhƣ sau: 
Cải tạo vƣờn tạp, trồng các loài cây ăn quả 
lƣu niên xen kẽ với các loài đa mục đích cho 
LSNG theo một cấu trúc không gian hợp lý. 
Các loài cây đƣợc đề nghị bao gồm: Các loại 
tre, nứa, giang, song, mây trồng bao quanh 
vƣờn vừa có tác dụng làm hàng rào bảo vệ, 
vừa cho sản phẩm làm nguyên liệu thủ công 
mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và măng; 
Trồng các loài cây tạo nhiều tầng tán trong 
vƣờn để tận dụng không gian dinh dƣỡng. 
Tầng tán phía trên bao gồm các loài cây ăn 
quả truyền thống xen kẽ với cây rừng cho quả 
nhƣ bứa, trám, vả, sấu... theo phƣơng thức 
hỗn giao. Tầng tán phía dƣới trồng xen các 
loài cho lƣơng thực, thực phẩm nhƣ củ từ, củ 
mài, lá lốt, riềng, gừng, nghệ..., các loài cây 
cho dƣợc liệu nhƣ sa nhân, củ mài, củ nâu, ... 
Áp dụng kỹ thuật bón phân nhằm xúc tiến 
sinh trƣởng của cây, tỉa cành thƣờng xuyên 
nhằm tạo tán cho cây; Làm hàng rào xanh 
bằng những loài cây cho củi để bảo vệ nƣơng 
rẫy cố định, ngăn chặn sự phá hoại của gia 
súc, gia cầm. 
Cần xây dựng chính sách thị trƣờng LSNG 
theo hƣớng tự do hóa thị trƣờng. Giới thiệu và 
quảng bá những điểm có khả năng tiêu thụ 
nguồn LSNG sản xuất từ khu vực để tạo ra 
cây cầu nối kết giữa sản xuất với tiêu thụ, giảm 
đƣợc các chi phí trung gian. Hiện nay, ở khu 
vực cần tập trung khuyến khích và tăng cƣờng 
hiểu biết về các làng nghề thủ công mỹ nghệ 
(sử dụng nguyên liệu tre nứa và song mây) và 
các cá nhân, các trung tâm sản xuất thuốc y 
học cổ truyền. Đây sẽ là nguồn tiêu thụ LSNG 
rất lớn mà hiện nay hầu hết ngƣời dân địa bàn 
nghiên cứu chƣa có khả năng tiếp cận. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngô Ngọc Tuyên (2008), Nghiên cứu tác động 
của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại 
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên 
Quang. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, 
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, 2008. 
2. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007 
của Thủ tƣớng Chính Phủ về: “Phê duyệt Chiến 
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 
2006 – 2020” 
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), 
“Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương Quản lý 
rừng bền vững”, Hà Nội. 
SUMMARY 
INDIGENOUS KNOWLEDGE OF THE LOCAL PEOPLE IN UTILITY OF NON-
TIMBER FOREST PRODUCTS IN HUU LIEN COMMUN, HUU LUNG DISTRICT, 
LANG SON PROVINCE 
Nguyen Huu Giang
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University 
Total of 81 non-timber forest products (NTFP) species are used by local people to support for their 
livelihoods and incomes. 48 of 81 species are used for medical purpose accounting for 59.3%; 20 
of 81 species are vegetables accounting for 24,7%; 5 of 81 species are processed for powder usage 
accounting for 6,2% and 8 species are used for handicraft production accounting for 9,9%. NTFPs 
play an important role to the local people in terms of “starvation reduction”, particularly to the 
time between harvesting seasons. Knowledge of harvesting, utilization and processing NTFPs of 
the local people is very diversified and plentiful. Harvesting and utilizing NTFPs which are out of 
control without any concentration to conservation leads to the drastic reduction of NTFPs 
Key words: NTFPs, Indigenous knowledge, species, vegetation, local people 
 Tel: 0982.688.286, Email: huugiangvoctech1@yahoo.com 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_ban_dia_trong_su_dung_thuc_vat_lam_san_ngoai_go_cu.pdf