Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sài Gòn khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Tóm tắt

Khó khăn trong hoạt động học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất. Bài viết phân tích thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sài Gòn, từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên năm thứ nhất.

Từ khóa: khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất, tín chỉ.

 

doc 6 trang phuongnguyen 3840
Bạn đang xem tài liệu "Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sài Gòn khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sài Gòn khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sài Gòn khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sài Gòn khi đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Difficulties in learning encountered by first-year students of Faculty of Pre-school
Education in Saigon University in the credit-based training system
ThS. Mã Thị Khánh Tú
Trường Đại học Sài Gòn
M.A. Ma Thi Khanh Tu
Sai Gon University
Tóm tắt
Khó khăn trong hoạt động học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất. Bài viết phân tích thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sài Gòn, từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên năm thứ nhất.
Từ khóa: khó khăn trong học tập của sinh viên năm nhất, tín chỉ...
Abstract
Difficulties in learning activities directly affect the academic outcomes of first-year students. This paper analyzes difficulties in learning activities encountered by the first-year students of the Faculty of Preschool Education in Saigon University, pointing out the causes and proposing some solutions to those difficulties to improve the learning quality of the first-year students.
Key-words: learning difficulties, first-year students, credit.
Đặt vấn đề
Sinh viên học theo hệ thống tín chỉ là học theo một hình thức đào tạo mới . Đây là hình thức đào tạo phát huy sự năng động, chủ động của người học, do đó sinh viên học theo hệ thống tín chỉ nói chung và sinh viên năm nhất học theo hệ thống tín chỉ nói riêng cần phải có những kế hoạch học tập thật khoa học, chủ động. Đặc biệt, sinh viên năm thứ nhất là những người lần đầu được tiếp xúc với các môn học, phương pháp học hoàn toàn mới, việc chuẩn bị các nội dung lý thuyết trước giờ lên lớp, tự học, thảo luận cũng như tham gia tranh luận trong các buổi học yêu cầu sự chủ động rất cao.
Từ những học sinh phổ thông đang học những tri thức cơ bản của cấp phổ thông, lên đại học, cao đẳng, họ bắt đầu học những môn học đại cương chuyên về c ác lĩnh vực của ngành và của xã hội . Hơn nữa, bên cạnh việc tự học ở nhà, họ phải tham gia các buổi thảo luận cũng như chuẩn bị các nội dung thảo luận và các câu hỏi chất vấn... nên hoạt động học tập của họ mang tính chất đặc thù. Trong hoạt động học tập, ban đầu họ mang theo cả cách học, thói quen ở trường phổ thông áp dụng vào hoạt động học tập ở đại học cao đẳng nên gặp rất nhiều khó khăn . Với việc đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên lĩnh hội kiến thức bằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn sinh viên mới là trung tâm của quá trình dạy và học. Do đó, việc chuyển từ học tập ở phổ thông lên bậc đại học cao đẳng gây nên những biến đổi mạnh mẽ trong tâm lý của sinh viên.
Khác hẳn với ở bậc học phổ thông, tài liệu học tập ở bậc đại học, cao đẳng không ngừng thay đổi, hoàn cảnh trong giảng đường, trong nhà trường, ký túc xá có sự thay đổi. Tất cả những thay đổi đó gây cho sinh viên năm thứ nhất không ít những khó khăn cản trở việc học tập của họ. Việc hiểu được những nguyên nhân gây ra khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất và đề ra được những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn ấy sẽ góp phần giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập và đạt được kết quả cao.
Giải quyết vấn đề
Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên mẫu khách thể là 150 sinh viên đang theo học năm thứ nhất hệ chính quy ngành Giáo dục mầm non trường Đại học s ài Gòn được đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu khó khăn và những nguyên nhân gây ra khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên.. Bảng hỏi gồm có 6 câu hỏi nhằm tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải, ảnh hưởng của khó khăn đến việc học tập cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành những khó khăn đó .
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm s P s s 16.0) để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu nhằm chính xác hóa công trình nghiên cứu, đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao.
Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sài Gòn
Bảng Thứ hạng các vấn đề gây khó khăn trong hoạt động học tập
STT
Vấn đề gây khó khăn
Thứ hạng được lựa chọn nhiều nhất
Tần số
Tỉ lệ
1
Thời gian học
6
29
19.3
2
Cơ sở vật chất của nhà trường
9
51
34
3
C ác phương tiện học tập (tài liệu, internet, máy tính.)
5
37
24.7
4
Việc đăng kí học tín chỉ
1
112
74.7
5
Nội dung học tập
2
62
41.3
6
Phương pháp học tập
3
48
32
7
Phương pháp giảng dạy của thầy cô
6
33
22
STT
Vấn đề gây khó khăn
Thứ hạng được lựa chọn nhiều nhất
Tần số
Tỉ lệ
8
Việc thi cử
7
52
34.7
9
Khó khăn tâm lý liên quan đến ý thức học tập của bản thân
9
38
25.3
Nhìn vào kết quả từ bảng trên cho thấy, trong số chín vấn đề gây ra khó khăn trong hoạt động học tập khi đào tạo theo học chế tín chỉ được đưa ra trong quá trình khảo sát, vấn đề được đa số các bạn sinh viên lựa chọn xếp ở thứ hạng đầu tiên chính là việc đăng kí học tín chỉ với 112 bạn chiếm 74.7% . Đăng kí tín chỉ là một trong những việc làm quen thuộc của sinh viên khi theo học ở những trường đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc đăng kí tín chỉ cho phép sinh viên chủ động trong việc đăng kí môn học, sắp xếp thời gian học, thời gian thi phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. Đây là một trong những ưu điểm của hình thức đào tạo tín chỉ bởi nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như mở ra cơ hội tốt nghiệp sớm cho những sinh viên có năng lực . Tuy nhiên, để việc đăng kí tín chỉ diễn ra thuận lợi, đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu trước chương trình đào tạo, lập kế hoạch học tập cho bản thân từ đó mới có thể sắp xếp việc đăng kí tín chỉ nào trong học kì thứ mấy... Đối với sinh viên năm thứ nhất, đây thực sự là việc làm rất khó khăn . C ác bạn mới từ các trường phổ thông lên Đại học, Cao đẳng đã quen với hình thức đào tạo niên chế, các môn học, nội dung, phương pháp học được sắp xếp sẵn theo từng học kì, từng năm . Bên cạnh đó, việc đăng kí tín chỉ được tiến hành qua mạng trên website của nhà trường trong một khoảng thời gian nhất định với số lượng đăng kí của hàng ngàn sinh viên cùng một lúc trong điều kiện hệ thống mạng không đủ mạnh cũng gây khó khăn không ít cho các bạn sinh viên.
Vấn đề gây khó khăn trong hoạt động học tập được 62 bạn sinh viên chiếm 41.3% lựa chọn xếp ở thứ hạng thứ 2 chính là nội dung học tập. Nội dung học tập của sinh viên trong môi trường đại học không mang tính chất phổ thông mà mang tính chất chuyên ngành. Sinh viên phải tiếp thu một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, nhưng sâu sắc và phức tạp hơn nhiều so với bậc học phổ thông, nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của những chuyên gia, những trí thức, những kĩ sư tương lai . Chính vì vậy, nội dung học tập cũng là một trong những vấn đề được đánh giá là gây khó khăn rất lớn cho các bạn sinh viên năm thứ nhất.
Phương phúp học tập là vấn đề được 48 bạn sinh viên chiếm 32% lựa chọn xếp ở thứ hạng thứ 3 trong số các vấn đề gây khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khi đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực tế cho thấy do cách dạy và cách học ở phổ thông khác rất nhiều so với đại học nên các em từ chỗ quen với cách học thuộc lòng máy móc, luôn được thầy cô giám sát, đánh giá, kiểm tra liên tục và nội dung học thì giới hạn trong một khuôn khổ chung, chuyển sang cách học mà việc tự học là chủ yếu, ít có sự kiểm tra đánh giá liên tục, nội dung học đa dạng phong phú hơn thì sự khó khăn về phương pháp học sẽ dễ dàng xảy ra.
Những vấn đề được sinh viên lựa chọnxếp ở thứ hạng thứ 9 đồng nghĩa với việc ít gây khó khăn cho sinh viên trong hoạt động học tập là cơ sở vật chất của nhà trường và những khó khăn tâm lý liên quan đến ý thức học tập của bản thân. Đây là một kết quả khả quan vì với vai trò là sinh viên đại học việc có ý thức học tập sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho mỗi sinh viên năm nhất có thể đạt được thành công ở môi trường hoàn toàn mới so với phổ thông.
Các yếu tố ảnh hương đến sự hình thành những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục mầm non trường ĐH Sài Gòn khi đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những khó khăn trong hoạt động
học tập của sinh viên năm thứ nhất
STT
Các yếu tố ảnh hưởng
ĐTB
ĐLC
Thứ hạng
1. Các yếu tố khách quan (ĐTB = 2.96)
Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập
2.70
1.0008
6
Do ảnh hưởng cách dạy cũ ở phổ thông, chưa quen với PPDH mới
1.79
0.929
1
Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo
3.05
1.060
7
Do kiến thức tiếp thu trong một ngày quá nhiều
2.13
1.008
3
Do lượng tri thức tiếp thu ở trườ g Đại học là quá lớn
2.18
0.920
5
Do tính chất học tập ở nhà trường Đại học
2.15
0.974
4
Nhiều môn học khó, mới lạ
1.95
0.749
2
Do thiếu thốn tình cảm gia đình nên không an tâm học tập
4.23
1.114
8
2. Các yếu tố chủ quan
(ĐTB = 3.95)
Do lực học của bản thân
3.25
0.829
5
Do bị thu hút vào các quan hệ xã hội, các hoạt động khác
4.04
0.962
9
Do chưa quen với môi trường học tập mới ở đại học
2.71
1.127
2
Do tính cách cá nhân rụt rè, nhút nhát, không chịu học hỏi
2.75
1.347
4
s V chưa có ý thức trong học tập
3.45
1.090
6
s V chưa có phương pháp học tập hợp lý
2.62
1.226
1
Do thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập
2.73
1.226
3
Do không hứng thú với ngành học
3.83
1.091
7
Do động cơ chọn nghề của SV
4.01
1.176
8
Khi xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành những khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất, chúng tôi chia thành 2 nhóm yếu tố khách quan và chủ quan. Căn cứ vào điểm trung bình chung của nhóm, ta thấy sinh viên năm nhất đánh gi á c ác yếu tố thuộc về mặt khách quan (ĐTBC = 2.96) ảnh hưởng đến sự hình thành những khó khăn nhiều hơn những yếu tố thuộc nhóm chủ quan (ĐTBC = 3.95). Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn ở yếu tố chủ quan tương đối cao ( ĐLC từ 0,829 đến 1,347) chứng tỏ có những nhóm mẫu sinh viên gặp khó khăn rất lớn ở vấn đề này, ngược lại có những nhóm mẫu sinh viên hoàn toàn không gặp khó khăn nào . Điều này cũng tương đối dễ hiểu, bởi trong hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ các yếu tố chủ quan là hoàn toàn phụ thuộc vào lực học, ý thức học, phương pháp học, kinh nghiệm sống và học tập.. .của từng cá nhân
Ở nhóm yếu tố khách quan, chúng tôi xem xét tất cả 8 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hình thành những khó khăn trong hoạt động học tập cho sinh viên năm thứ nhất. Trong đó có 5/8 yếu tố được sinh viên đánh gi á có ảnh hưởng khá nhiều đến việc hình thành những khó khăn cho hoạt động học tập của sinh viên được xếp hạng từ 1 đến 5, cụ thể như sau: 1. Do ảnh hưởng cách dạy cũ ở phổ thông, chưa quen với PPDH mới (ĐTB = 1.79); 2 . Nhiều môn học khó, mới lạ (ĐTB = 1. 95); 3. Do kiến thức tiếp thu trong một ngày quá nhiều (ĐTB = 2.13); 4. Do tính chất học tập ở nhà trường Đại học (ĐTB = 2.15); 5. Do lượng tri thức tiếp thu ở trường Đại học là quá lớn (ĐTB = 2.18) . Ở thứ hạng thứ 6 (Đ TB = 2.70), thứ 7 (Đ TB = 3 . 05) theo tuần tự là “Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập" và “Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo", các yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến việc hình thành các khó khăn cho sinh viên. Xếp ở thứ hạng thấp nhất là yếu tố “Do thiếu thốn tình cảm gia đình nên không an tâm học tập” (Đ TB = 4.23) ít ảnh hưởng đến việc hình thành các khó khăn cho sinh viên nhất . Như vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành khó khăn cho sinh viên năm thứ nhất trong hoạt động học tập ở thứ hạng cao thì chủ yếu là các yếu tố từ phía nhà trường . Đây là kết quả đáng lưu ý để nhà trường có những sự thay đổi, điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời nhằm giúp sinh viên giảm thiểu những khó khăn .
Ở nhóm các yếu tố chủ quan, sinh viên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành những khó khăn chủ yếu ở mức độ trung bình và thấp. Cụ thể: có 6/9 yếu tố được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng trung bình, xếp từ thứ hạng 1 đến 6 (ĐTB từ 2.62 đến 3.45) theo thứ tự là: 1. SV chưa có phương pháp học tập hợp lý; 2. Do chưa quen với môi trường học tập mới ở đại học; 3. Do thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập; 4. Do tính cách cá nhân rụt rè, nhút nhát, không chịu học hỏi; 5. Do lực học của bản thân; 6. SV chưa có ý thức trong học tập. Ở ba thứ hạng thấp thứ 7, 8, 9 là yếu tố “Không có hứng thú với ngành học; độ g cơ c ọn nghề của SV, Do bị thu hút vào các quan hệ xã hội, các hoạt động khác”. Như vậy về mặt chủ quan, do chưa có phương pháp học tập hợp lý bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập cùng tính cách cá nhân còn rụt rè, nhút nhát khi làm quen với môi trường học tập mới làm cho nhiều vấn đề trở nên khó khăn đối với sinh viên, do đó nếu được trang bị những phương pháp, kinh nghiệm học tập ở đại học từ sớm, chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, ý thức khi bước vào giảng đường Đại học thì sinh viên năm nhất sẽ không cảm thấy có nhiều khó khăn tồn tại ở mình. Từ đó cho thấy, việc trang bị phương pháp học tập Đại học cùng việc hỗ trợ về mặt tâm lý, ý thức cho sinh viên năm nhất là một việc làm rất cần thiết khi sinh viên mới bước chân vào môi trường đại học để giúp họ tự mình khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của bản thân.
Kết luận
s inh viên năm nhất bắt đầu làm quen với học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ, do vậy sinh viên cần phải thích nghi với nội dung và phương pháp học tập mới mẻ. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho sinh viên năm nhất khi theo học tại trườ g Đại học. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành những khó khăn này, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến những khó khăn khách quan như Ảnh hưởng cách dạy cũ ở phổ thông, chưa quen với phương pháp dạy học mới, Nhiều môn học khó, mới lạ, Kiến thức tiếp thu trong một ngày quá nhiều, Do tính chất học tập ở tường Đại học, Do lượng tri thức tiếp thu ở trườ g Đại học là quá lớn... Để khắc phục những khó khăn này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhà trường, các giảng viên b ộ môn, cố vấn học tập và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của bản thân các b ạn sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Th ị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ.
Nguyễn Thạc - Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Th ị Tứ (2015), Thực trạng những khó khăn trong cuộc sống của sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.
Ngày nhận bài: 09/5/2016
Biên tập xong: 15/6/2016
Duyệt đăng: 20/6/2016

File đính kèm:

  • dockho_khan_trong_hoat_dong_hoc_tap_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat.doc
  • pdf51_2278_570025.pdf