Khảo sát và đánh giá tính diệt khuẩn và tính mẫn cảm da của sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa tỉnh Bến Tre

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng kích ứng da của sản phẩm nước rửa tay

dưỡng da được sản xuất từ dầu dừa Bến Tre. Các mẫu sản phẩm nước rửa tay bao gồm: mẫu

nền (M1), mẫu tinh dầu quế (M2), mẫu tinh dầu chanh (M3), mẫu tinh dầu cam (M4), mẫu tinh

dầu bạch đàn chanh (M5) và mẫu tinh dầu bạc hà (M6). Kết quả khảo sát tính kích ứng da trên 6

mẫu chuột đều cho thấy kích thước độ dày tai chuột hầu như không thay đổi khi bôi sản phẩm

nước rửa tay, còn khi bôi dung dịch chứng dương độ dày tai chuột tăng 20,83%. Các mẫu

nghiên cứu đều không gây bất cứ phản ứng kích ứng da nào trên tai chuột trong suốt thời gian

thử nghiệm. Ngoài ra, nước rửa tay dưỡng da được sản xuất từ dầu dừa Bến Tre còn có khả

năng diệt khuẩn tương tự như các xà phòng diệt khuẩn phổ biến trên thị trường

pdf 6 trang phuongnguyen 8180
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát và đánh giá tính diệt khuẩn và tính mẫn cảm da của sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát và đánh giá tính diệt khuẩn và tính mẫn cảm da của sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa tỉnh Bến Tre

Khảo sát và đánh giá tính diệt khuẩn và tính mẫn cảm da của sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa tỉnh Bến Tre
Đại học Nguyễn Tất Thành 
1 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Khảo sát và đánh giá tính diệt khuẩn và tính mẫn cảm da 
của sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa tỉnh Bến Tre 
Ông Bỉnh Nguyên1, Nguyễn Thanh Quang1, Trần Thiện Hiền1, Nguyễn Phú Thương Nhân1, 
Lâm Trí Đức1, Trần Đình Mạnh1, Phan Nguyễn Quỳnh Anh2, Lê Thị Hồng Nhan2, Đỗ Đình Nhật3, 
Lý Hải Triều4, Lê Văn Minh4,* 
1
Viện Kĩ thuật Công nghệ cao Nguyễn Tất Thành, Đại học Nguyễn Tất Thành 
2
Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Đại học Nguyễn Tất Thành 
3
Khoa Kĩ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 
4Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh 
*
lvminh05@gmail.com 
Tóm tắt 
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng kích ứng da của sản phẩm nước rửa tay 
dưỡng da được sản xuất từ dầu dừa Bến Tre. Các mẫu sản phẩm nước rửa tay bao gồm: mẫu 
nền (M1), mẫu tinh dầu quế (M2), mẫu tinh dầu chanh (M3), mẫu tinh dầu cam (M4), mẫu tinh 
dầu bạch đàn chanh (M5) và mẫu tinh dầu bạc hà (M6). Kết quả khảo sát tính kích ứng da trên 6 
mẫu chuột đều cho thấy kích thước độ dày tai chuột hầu như không thay đổi khi bôi sản phẩm 
nước rửa tay, còn khi bôi dung dịch chứng dương độ dày tai chuột tăng 20,83%. Các mẫu 
nghiên cứu đều không gây bất cứ phản ứng kích ứng da nào trên tai chuột trong suốt thời gian 
thử nghiệm. Ngoài ra, nước rửa tay dưỡng da được sản xuất từ dầu dừa Bến Tre còn có khả 
năng diệt khuẩn tương tự như các xà phòng diệt khuẩn phổ biến trên thị trường. 
® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 
Nhận 16.07.2018 
Được duyệt 24.08.2018 
Công bố 20.09.2018 
Từ khóa 
nước rửa tay, 
dầu dừa Bến Tre, 
tính diệt khuẩn, 
tính mẫn cảm da 
1 Giới thiệu 
Một trong những bộ phận trên cơ thể tiếp xúc bề mặt và có 
nguy cơ lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn nhiều 
nhất là đôi bàn tay. Do đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm 
tẩy rửa có khả năng diệt khuẩn nhanh đang dần trở nên 
thông dụng do người tiêu dùng nhận thức được vai trò của 
vệ sinh và nguy cơ nhiễm trùng. Các thành phần chính 
trong nước rửa tay gồm có: chất tẩy rửa, chất tạo bọt, nước, 
các phụ gia làm ẩm, bảo quản, làm bền cấu trúc [1-4]. Hiện 
nay, các sản phẩm tẩy rửa sử dụng chất tẩy rửa dựa trên 2 
dạng chính: dạng xà phòng (soap) hay không xà phòng 
(non-soap hay syndet). Một số chất hoạt động bề mặt thông 
dụng trong sản phẩm tẩy rửa cá nhân là SLES (sodium 
laureth ether sulfate), SLS (sodium lauryl sulfate), 
cocoamidopropyl betain, disosium lauryl sulfosuccinate, 
sodium cocoyl isethionate, polyoxyethylene alkyl ether 
sulfate. Tuy nhiên, các chất hoạt động bề mặt tổng hợp 
thường tạo cảm giác khô và căng da sau khi sử dụng, do 
hiệu lực tẩy rửa mạnh [5 . 
Dầu dừa (coconut oil) là một loại chất béo được chiết tách 
từ cơm dừa và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực 
phẩm, dược mĩ phẩm trên toàn thế giới. Do dầu dừa có tính 
ổn định nên ít bị ôxy hóa và do hàm lượng chất béo no cao 
nên có thể cất giữ lâu đến 2 năm [6 . Dầu dừa chứa nhiều 
acid béo no, trong đó phần lớn là acid lauric 45-52%, acid 
myristic 16-21% và acid palmitic 7-10%, ngoài ra còn có 
một tỉ lệ nhỏ các acid béo khác như acid stearic, acid 
caprylic, acid capric, acid oleic. Các acid béo chiếm phần 
lớn trong dầu dừa có mạch carbon trung bình C12-C14, có 
khả năng tương thích tốt với da [7]. Dầu dừa chứa chủ yếu 
là các acid béo bão hòa mạch trung bình nên về giá trị dinh 
dưỡng. Dầu dừa được chứng minh là rất tốt cho tim mạch 
và hệ tiêu hóa với khả năng kháng oxy hóa mạnh. Hiện nay, 
nhu cầu thị trường sử dụng các sản phẩm tự nhiên ngày 
càng gia tăng, trong đó dầu hay tinh dầu thiên nhiên để làm 
đẹp cũng được chú trọng hơn. Với các thành phần kháng 
khuẩn, kháng nấm, hấp thụ các vitamin và khả năng dưỡng 
ẩm rất cao, dầu dừa ngày càng được sử dụng phổ biến. Đây 
là nguyên liệu chủ lực của tỉnh Bến Tre. Tỉnh ưu tiên phát 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
2 
triển sản phẩm từ dừa, nhằm đa dạng hóa sản phẩm tại địa 
phương. Từ nguồn nguyên liệu dầu dừa, nhóm nghiên cứu 
đã xây dựng thành công qui trình công nghệ sản xuất nước 
rửa tay dầu dừa với các thông số phù hợp, được kiểm tra và 
đánh giá kết quả phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) bằng 
phần mềm JMP.10. Đối với thực nghiệm, tác nhân kiềm 
NaOH có nồng độ 11%, tỉ lệ dầu dừa và NaOH là 5,5 : 1,0. 
Cách thức phối trộn hỗn hợp với nhiệt độ 85oC trong thời 
gian 3 giờ và tốc độ khuấy 300 vòng/phút. Giá trị tạo bọt 
thu được là 0,800 và thời gian bền nhũ là 24,92 phút [8 . 
Xây dựng hoàn thiện 01 công thức nền và 05 công thức sản 
phẩm nước rửa tay dưỡng da từ dầu dừa (tinh dầu chanh, 
tinh dầu cam, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, tinh dầu 
quế). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác 
dụng kháng khuẩn và tính mẫn cảm da của các sản phẩm 
nước rửa tay có nguồn gốc từ dầu dừa tỉnh Bến Tre. 
2 Thực nghiệm 
2.1 Kiểm tra tính mẫn cảm da 
2.1.1 Động vật nghiên cứu 
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino) trưởng thành 5 
tuần tuổi, trọng lượng 22-26g được cung cấp bởi Viện Vắc- 
xin và Sinh phẩm Y tế Tp. Nha Trang. Chuột được nuôi 
bằng thực phẩm dạng viên, nước uống đầy đủ và được để 
ổn định ít nhất một tuần trước khi thử nghiệm. Bôi 10μl 
dung dịch mẫu/tai chuột. 
2.1.2 Chứng dương 
Potassium dichromate (K2Cr2O7) (Merck). 
Giai đoạn 1: Khảo sát tính kích ứng da [2] 
Bảng 1 Bố trí thí nghiệm 
Lô (n = 3) 
Tai trái 
(Đối chứng) 
Tai phải 
(Thử nghiệm) 
K2Cr2O7 
Bôi NaCl 0,9% 
Bôi K2Cr2O7 6% 
M1 Bôi trực tiếp mẫu M1 
M2 Bôi trực tiếp mẫu M2 
M3 Bôi trực tiếp mẫu M3 
M4 Bôi trực tiếp mẫu M4 
M5 Bôi trực tiếp mẫu M5 
M6 Bôi trực tiếp mẫu M6 
Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu thử được pha loãng thành các nồng 
độ khác nhau (nếu có). 
Tiến hành: Chuột được chia thành các lô, mỗi lô gồm 3 con 
chuột (Bảng 1). Tiến hành đo bề dày 2 tai chuột bằng thước 
kẹp điện tử (Digimatic caliper, Mitutoyo, 0-150 (±0,02) 
mm) trước khi bôi mẫu thử. Chuột được bôi dung dịch chất 
thử ở các nồng độ khác nhau lên tai phải. Tai trái được bôi 
dung dịch NaCl 0,9% với thể tích tương ứng. Tiến hành đo 
bề dày tai chuột ở các thời điểm 2, 6, 24 giờ sau khi bôi. 
Đánh giá: Đánh giá tính kích ứng của chất thử thông qua 
phần trăm chênh lệch bề dày của 2 tai chuột. Mẫu thử được 
coi là gây kích ứng khi làm tăng bề dày tai phải của chuột 
đạt trên 10% so với tai trái. Mẫu sẽ được tiến hành khảo sát 
tiếp tính mẫn cảm ở giai đoạn 2. 
Giai đoạn 2: Khảo sát tính mẫn cảm [2] 
- Tiến hành tiêm trong da 50μl trợ chất hoàn chỉnh FCA 
(Freund completed adjuvant) vào hai bên da bụng chuột. 
Sau đó bôi 10μl dung dịch thử (liều thấp nhất gây kích ứng) 
hay dung dịch chứng dương (K2Cr2O7 6%) vào giữa 2 vùng 
đã tiêm FCA. Khi vết bôi đã khô, cho chuột trở lại lồng. 
Chất thử và/hoặc chất chứng dương được tiếp tục bôi hàng 
ngày trong vòng 5 ngày. 
- Sau 5 ngày kể từ lần bôi cuối cùng, tiến hành giai đoạn 
gợi mở bằng cách bôi lên tai phải chuột dung dịch chất thử 
hay dung dịch chất chứng dương (K2Cr2O7 6%). Tai trái 
được bôi 10μl dung dịch NaCl 0,9%. Đo độ dày tai chuột 
trước khi bôi và ở các thời điểm 24, 48 giờ sau khi bôi chất 
thử và/hoặc chất chứng dương lên tai, so sánh với bên tai 
chỉ bôi dung dịch NaCl 0,9%. 
Đánh giá: Phản ứng dương tính khi có bề dày tai phải tăng 
trung bình từ 20% so với tai trái. 
2.2 Kiểm tra khả năng kháng khuẩn 
Sử dụng phương pháp lấy mẫu bề mặt để lấy mẫu vi sinh 
vật trên tay người tham gia thí nghiệm bằng tăm bông vô 
trùng trước và sau khi rửa tay theo qui trình rửa tay của Bộ 
Y tế. (1) Ủ môi trường có chứa tăm bông trong 24h ở 37oC, 
(2) trải trên bề mặt đĩa thạch sau đó ủ trong 24h ở 37oC và 
(3) so sánh các mẫu nước rửa tay với chứng âm (dùng 
nước) và chứng dương (dùng xà phòng diệt khuẩn). 
Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình: M ± SEM 
(Standard Error of the Mean – Sai số chuẩn của giá trị trung 
bình). 
3 Kết quả và thảo luận 
 Bảng 2 Kết quả khảo sát tính kích ứng da: tai trái bôi NaCl 0,9%; tai phải bôi K2Cr2O7 6% hoặc mẫu thử. 
Mẫu 
Trọng 
lượng (g) 
Bề dày tai chuột (mm) 
Trước bôi Sau bôi 2 giờ Sau bôi 6 giờ Sau bôi 24 giờ 
Tai trái Tai phải Tai trái Tai phải Tai trái Tai phải Tai trái Tai phải 
K2Cr2O7 
6% 
23,67 ± 
0,88 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,23 ± 0,01 
(tăng 17,39%) 
0,19 ± 
0,00 
0,24 
(tăng 20,83%) 
0,19 ± 
0,00 
0,24 ± 0,00 
(tăng 20,83%) 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
3 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Mẫu M1 
23,33 ± 
0,67 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Mẫu M2 
23,33 ± 
0,67 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Mẫu M3 
23,67 ± 
0,88 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Mẫu M4 
23,67 ± 
0,88 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Mẫu M5 
23,33 ± 
0,67 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Mẫu M6 
23,67 ± 
0,88 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
0,19 ± 
0,00 
0,19 ± 0,00 
Trước khi bôi Sau bôi 2 giờ Sau bôi 6 giờ Sau bôi 24 giờ 
Hình 1 Kết quả khảo sát tính kích ứng da trên tai trái bôi NaCl 0.9% 
Mẫu Sau bôi 2 giờ Sau bôi 6 giờ Sau bôi 24 giờ 
K2Cr2O7 
6% 
Mẫu M1 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
4 
Mẫu M2 
Mẫu M3 
Mẫu M4 
Mẫu M5 
Mẫu M6 
Hình 2 Kết quả khảo sát tính kích ứng da tai phải bôi K2Cr2O7 6% và mẫu thử 
Từ kết quả phân tích cho thấy, bề dày tai phải chuột được 
bôi K2Cr2O7 6% tăng 17,39% so với tai trái được bôi NaCl 
0,9% tại thời điểm sau 2 giờ bôi. Trong khi tại thời điểm 
sau 6 giờ bôi, bề dày tai phải chuột được bôi K2Cr2O7 6% 
tăng 20,83% so với tai trái. Tại thời điểm sau 24 giờ bôi, bề 
dày tai phải chuột được bôi K2Cr2O7 6% tăng 20,83% so 
với tai trái được bôi NaCl 0,9%. Không phát hiện sự chênh 
lệch bề dày giữa tai trái (bôi NaCl 0,9%) và tai phải chuột 
(bôi mẫu M1, M2, M3, M4, M5 và M6) tại các thời điểm 
khảo sát nên không tiếp tục thực hiện tiếp giai đoạn 2. 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
5 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Mẫu Trước khi rửa Sau khi rửa tay Mẫu Trước khi rửa Sau khi rửa tay 
Mẫu 
nước 
Mẫu 3 
Mẫu 
xà 
phòng 
diệt 
khuẩn 
Mẫu 4 
Mẫu 1 
Mẫu 5 
Mẫu 2 
Mẫu 6 
Hình 3 Kết quả khảo sát diệt khuẩn của nước rửa tay từ dầu dừa. 
Kết quả cho thấy, sau khi rửa tay bằng nước rửa tay từ dầu 
dừa làm giảm đáng kể lượng vi sinh vật. Sản phẩm nước 
rửa tay tổng hợp được có khả năng loại bỏ vi sinh vật tương 
đương với sản phẩm xà phòng diệt khuẩn được thử nghiệm. 
4 Kết luận 
Các sản phẩm nước rửa tay có nguồn gốc từ dầu dừa tỉnh 
Bến Tre (01 công thức nền và 05 công thức sản phẩm chứa 
tinh dầu chanh, tinh dầu cam, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu 
bạc hà, tinh dầu quế) có khả năng gây kích ứng da trên 
chuột rất hạn chế. Khả năng loại bỏ vi sinh vật của nước 
rửa tay từ dầu dừa tương đương với sản phẩm xà phòng diệt 
khuẩn được thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các 
sản phẩm nước rửa tay từ dầu dừa có nguồn gốc từ thiên 
nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn đối với người tiêu 
dùng và có khả năng loại bỏ vi khuẩn rất tốt. 
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Sở 
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ kinh phí 
thực hiện thông qua đề tài nghiên cứu cấp Sở với mã số 
88/HĐ-SKHCN kí ngày 30/06/2017. 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
6 
Tài liệu tham khảo 
1. S.F. Bloomfield, K.J. Nath, Use of ash and mud for handwashing in low income communities, International Scientific 
Forum on Home Hygiene (IFH), pp. 1-40, 2009. 
2. P. A. Botham, D.A. Basketter, T. Maurer, D. Mueller, M. Potokar, W.J. Bontinck, Skin sensitization—a critical review of 
predictive test methods in animals and man. Food and Chemical Toxicology, vol. 29, no. 4, pp. 275-286, 1991. 
3. D.L. Dyer, K.B. Gerenratch, P.S. Wadhams, Testing a new alcohol‐free hand sanitizer to combat infection. AORN 
journal, vol. 68, no. 2, pp. 239-251, 1998. 
4. G. Howard, C. Bogh, A. Prüss, G. Goldstein, R. Shaw, J. Morgan, J. Teuton, Healthy villages : a guide for communities 
and community health workers, Personal, domestic and community hygiene (Chapter 8), pp. 65-73, 2002 
5. R. Garcia, J.S. Hibbard, Antimicrobial activity of a recently approved chlorhexidine-isopropyl alcohol antiseptic versus 
70% isopropyl alcohol: a randomized, blinded trial, 28th Annual Educational Conference and International Meeting of the 
Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology; June 10-14, 2001; Seattle, WA. Abstract 194. 
6. Bruce.F, Coconut Cures. 2005, Piccadilly Books, Ltd. 
7. Intahphuak S, Khonsung P, and Panthong A, Anti inflammatory, analgesic and antipyretic activities of virgin coconut oil. 
Pharm Biol, 2010. 48(2): p. p. 151-157. 
8. N.T.C. Trinh, P.N.Q. Anh, L.T.H. Nhan, T.T. Hien, L.T. Huy, N.P.T. Nhan, B.L. Giang, Ứng dụng phương pháp đáp ứng 
bề mặt tối ưu hóa điều kiện quá trình phản ứng xà phòng hóa từ dầu dừa tỉnh Bến Tre, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại 
học Nguyễn Tất Thành, vol. 2, pp. 40-46, 2018. 
Survery and evaluation on the anti-bacteria and skin sensitization of hand-washing liquid from 
coconut oil in Ben Tre 
Ong Binh Nguyen
1
, Nguyen Thanh Quang
1
, Tran Thien Hien
1
, Nguyen Phu Thuong Nhan
1
, Lam Tri Duc
1
, Tran Dinh 
Manh
1
, Phan Nguyen Quynh Anh
2
, Le Thi Hong Nhan
2
, Do Dinh Nhat
3
, Le Thi Them
3
, Ly Hai Trieu
4
, Le Van Minh
4,*
1
Nguyen Tat Thanh Institute of High Technology, Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City, Vietnam 
2
Faculty of Chemical and Food Technology, Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City, Vietnam. 
3
Facility of chemical engineering, Ho Chi Minh City University of Technology, Viet Nam National University 
4
Research Center of Ginseng and Medicinal Materials, Ho Chi Minh City, Vietnam 
*
lvminh05@gmail.com 
Abstract The main goal of this study is to investigate the prevalence of skin irritation from 6 samples of liquid hand wash 
produced from Ben Tre coconut oil. The samples were included base sample (M1), cinnamon-flavored sample (M2), lemon-
flavored sample (M3), orange-flavored sample (M4), eucalyptus citriodora flavoredsample (M5) and mint-flavored sample 
(M6). The analysis results showed that the size of ears of mice remained unchanged when the samples were administered. 
However, application of positive control leads to an increase 20.83% in ear size. All six samples did not cause any irritation 
on testinganimals. The results also shows that the samples demonstrated antibacterial ability comparable to consumer 
bactericidal soaps. 
Keywords hand-washing liquid, coconut oil in Ben Tre, anti-bacteria, skin sensitization 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_va_danh_gia_tinh_diet_khuan_va_tinh_man_cam_da_cua.pdf