Khảo sát và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 5, giai đoạn 2009-2011

Tóm tắt

Mục tiêu: khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh

viện Quân y 5, giai đoạn 2009 - 2011. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu số liệu từ hồ sơ, bệnh

án, phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý các cấp. Kết quả:

tỷ lệ cán bộ dược trªn tổng số cán bộ nhân viên bệnh viện là 6,66%, trong đó dược sỹ đại học

(DS§H) 2,22%; mô hình bệnh tật (MHBT) gồm 14 nhóm bệnh; danh mục thuốc đáp ứng yêu cầu

của mô hình bệnh tật; các mặt công tác tại Khoa Dược được thực hiện theo đúng quy định; 75,52%

bệnh án nội trú ghi chép thông tin bệnh nhân (BN) đầy đủ, tỷ lệ ghi đơn thuốc đúng quy định cao

(> 97%), số thuốc trung bình trong 1 đơn là 9,1 ± 4,3 thuốc, tỷ lệ tương tác thuốc gặp phải 4,17%,

100% thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc (DMT) bệnh viện; số đơn thuốc ngoại trú kê

đúng quy định 74,48%, chỉ số kê đơn kháng sinh là 77,60%, kê thuốc tiêm 2,10%, đơn thuốc kê

theo tên gốc hoặc tên biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất 97,81%, số thuốc trung bình trong 1 đơn

3,3 thuốc. Kết luận: công tác quản lý, sử dụng thuốc của Bệnh viện đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên,

Bệnh viện cần bổ sung thêm cán bộ dược để đáp ứng hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời,

cần tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát kê đơn, sử dụng thuốc và thông tin thuốc bệnh viện.

* Từ khóa: Quản lý thuốc; Sử dụng thuốc.

pdf 10 trang phuongnguyen 4340
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 5, giai đoạn 2009-2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 5, giai đoạn 2009-2011

Khảo sát và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 5, giai đoạn 2009-2011
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
81 
Khảo sát và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh 
viện quân y 5, giai đoạn 2009 - 2011 
 Nguyễn Văn Thuận*; Nguyễn Thị Lộc**; Nguyễn Tuấn Quang** 
 Nguyễn Cẩm Vân**; Hồ Cảnh Hậu***; Nguyễn Huy Chương**** 
Tóm tắt 
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại Bệnh 
viện Quân y 5, giai đoạn 2009 - 2011. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu số liệu từ hồ sơ, bệnh 
án, phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc và các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý các cấp. Kết quả: 
tỷ lệ cán bộ dược trªn tổng số cán bộ nhân viên bệnh viện là 6,66%, trong đó dược sỹ đại học 
(DS§H) 2,22%; mô hình bệnh tật (MHBT) gồm 14 nhóm bệnh; danh mục thuốc đáp ứng yêu cầu 
của mô hình bệnh tật; các mặt công tác tại Khoa Dược được thực hiện theo đúng quy định; 75,52% 
bệnh án nội trú ghi chép thông tin bệnh nhân (BN) đầy đủ, tỷ lệ ghi đơn thuốc đúng quy định cao 
(> 97%), số thuốc trung bình trong 1 đơn là 9,1 ± 4,3 thuốc, tỷ lệ tương tác thuốc gặp phải 4,17%, 
100% thuốc kê đơn nằm trong danh mục thuốc (DMT) bệnh viện; số đơn thuốc ngoại trú kê 
đúng quy định 74,48%, chỉ số kê đơn kháng sinh là 77,60%, kê thuốc tiêm 2,10%, đơn thuốc kê 
theo tên gốc hoặc tên biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất 97,81%, số thuốc trung bình trong 1 đơn 
3,3 thuốc. Kết luận: công tác quản lý, sử dụng thuốc của Bệnh viện đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, 
Bệnh viện cần bổ sung thêm cán bộ dược để đáp ứng hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời, 
cần tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát kê đơn, sử dụng thuốc và thông tin thuốc bệnh viện. 
* Từ khóa: Quản lý thuốc; Sử dụng thuốc. 
An Investigation and Evaluation of Managing and Using Medicine 
at 5 Hospital from 2009 to 2011 
Summary 
Aims: To investigate the influential factors and evaluate management and usage of medicine 
at 5 Hospital from 2009 to 2011. Subjects and methods: Re-examine the statistics from files, 
clinical records, medicine orders, prescription and the guidelines of all-level organs of management. 
Results: The total staff accounted for 6.66%, of which 2.22% graduated from pharmaceutical 
university. Disease model included 14 groups of diseases; the medicine categories meet the 
requirements of the disease model; the other procedures were carried out in accordance with the 
regulations; there were 75.52% of inpatient clinical records have sufficient information about the 
patients, the rate of prescribing complying with regulations was high (above 97%), the average 
amount of medicine in each prescription was 9.1 ± 4.3, the rate of prescribed injection, 
* Bệnh viện Quân y 7 
** Học viện Quân y 
*** Bệnh viện Quân y 105 
**** Bệnh viện Quân y 5 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tuấn Quang (drquang2000@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 24/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/01/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 28/01/2015 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
82 
infusion, antibiotic was high, the rate of medicine interactions was 4.17%, 100% of the prescribed 
medicine was in the list medicine; 7.48% of prescription for outpatient complied with regulations, 
prescribed antibiotic was 77.60%, injection is 2.10%, medicine with original names or brand names 
(with ingredient names) is 97.81%, the average number of medicine in each prescription is 3.3. 
Conclusion: The managing and using of medicine in the hospital had been successfully 
implemented. However, it is necessary to add more pharmaceutical s taff to meet the 
requirements of the hospital and also, to improve the effectiveness of the observation on the 
prescription, usage, and information of medicine in the hospital. 
* Key words: Management of medicine; Usage of medicine. 
Đặt vấn đề 
Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám 
chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ toàn 
diện cho người bệnh, là đơn vị khoa học 
kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Một 
trong những nhiệm vụ quan trọng ảnh 
hưởng lớn đến chất lượng khám chữa 
bệnh là công tác quản lý, sử dụng thuốc 
tại bệnh viện. 
Bệnh viện Quân y 5 là bệnh viện Đa 
khoa tuyến B của Quân khu 3, với biên 
chế 180 giường, có nhiệm vụ khám chữa 
bệnh cho cán bộ chiến sỹ trong quân đội, 
đồng thời đảm nhiệm khám chữa bệnh 
cho nhân dân trong khu vực với số lượng 
BN lớn, mô hình bệnh tật đa dạng. Bệnh 
viện sử dụng một số lượng lớn thuốc để 
phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh. 
Vì vậy, việc tiến hành khảo sát và đánh 
giá công tác quản lý, sử dụng thuốc tại 
Bệnh viện Qu©n y 5 (giai đoạn 2009 - 
2011) có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả 
nghiên cứu là cơ sở để định hướng một 
số giải pháp nhằm góp phần nâng cao 
chất lượng công tác quản lý, sử dụng 
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm 
tại bệnh viện. 
Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
Hồ sơ bệnh án; các báo cáo về mô 
hình bệnh tật tại Ban Kế hoạch Tổng hợp; 
DMT sử dụng tại bệnh viện; đơn mua 
thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, phiếu cấp 
thuốc cho BN quân và BN bảo hiểm y tế 
(BHYT) (qua hệ thống mạng LAN) từ năm 
2009 - 2011; các tài liệu văn bản hướng 
dẫn của Bộ Y tế, Cục Quân y có liên quan 
đến quản lý sử dụng thuốc; các loại sổ 
liên quan đến quản lý sử dụng thuốc [1]. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu. 
- Số bệnh án và số đơn cần lấy để 
nghiên cứu trong 3 năm 2009 - 2011 được 
tính toán theo công thức cho kết quả tối 
thiểu cần lấy: 384 bệnh án và 384 đơn 
thuốc. 
- Cách chọn mẫu: theo kỹ thuật chọn 
mẫu hệ thống. 
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu 
được xử lý và trình bày bằng phần mềm 
Microsoft Excel. Đánh giá tương tác thuốc 
online:  
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
83 
Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
1. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng 
đến công tác quản lý, sử dụng thuốc. 
* Cơ cấu nhân lực bệnh viện và Khoa 
Dược: tỷ lệ cán bộ chuyên môn (lâm sàng, 
cận lâm sàng, dược) trên tổng số cán bộ, 
nhân viên của bệnh viện trong 3 năm 
trung bình khoảng 80%. Số lượng cán bộ 
có trình độ đại học và sau đại học tăng 
dần theo từng năm và chiếm tỷ lệ 33 - 36%. 
Tỷ lệ cán bộ y và dược có sự chênh lệch 
lớn. Theo Thông tư liên tịch hướng dẫn 
định mức biên chế sự nghiệp trong các 
cơ sở y tế nhà nước [4]: cứ 1 bác sỹ cần 
có (1/8 - 1/15) DSĐH và nhân viên Khoa 
Dược bằng 10% tổng số nhân viên bệnh 
viện. Năm 2011, nhân viên Khoa Dược là 
18 người (6,66%) và 6 DSĐH (2,22%) tổng 
số cán bộ nhân viên Khoa Dược. So với 
Thông tư liên tịch [4] thì Khoa Dược hiện 
còn thiếu nhân viên. Do đó, để hoàn thành 
nhiệm vụ được giao, Khoa Dược cần phải 
bố trí nhân viên một cách hợp lý và khoa 
học. Số lượng cán bộ, nhân viên Khoa 
Dược tăng từ 14 người năm 2009 lên 18 
người năm 2011 (tăng 02 DSĐH, 01 
d-îc sü trung học và 01 dược tá). Việc 
bổ sung nhân sự rất quan trọng, ảnh 
hưởng lớn đến tình hình thực hiện và 
hoàn thành nhiệm vụ của Khoa Dược. Tỷ 
lệ DSĐH trªn tổng số nhân viên Khoa 
Dược năm 2011 chiếm 33,33%, phù hợp 
với Thông tư liên tịch [4]. Tuy nhiên, kết 
quả khảo sát cũng cho thấy: Khoa Dược, 
Bệnh viện Qu©n y 5 không có cán bộ có 
trình độ sau đại học, nên có nhiều hạn chế 
đến việc phát triển các mặt công tác của 
khoa. 
* Mô hình bệnh tật tại bệnh viện qua 
từng năm: MHBT gồm 14 nhóm bệnh đa 
dạng, phức tạp và không đồng đều giữa 
các nhóm bệnh. Các nhóm bệnh chiếm tỷ 
trọng lớn như bệnh hệ tiêu hóa (16,81%), 
bệnh hệ tuần hoàn (13,04%), bệnh nhiễm 
khuẩn và ký sinh trùng (11,92%), bệnh khác 
(11,23%)... MHBT phong phú, do đó nhu 
cầu thuốc rất đa dạng, việc sử dụng cũng 
phức tạp, đòi hỏi thông tin thuốc đầy đủ 
và cần kịp thời hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ loại 
bệnh qua từng năm tương đối ổn định, 
tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng Thuốc 
và Đấu thầu xác định nhu cầu thuốc cho 
các năm tiếp theo. 
* DMT bệnh viện qua từng năm: 
- Về cơ cấu các loại thuốc trong DMT: 
số loại thuốc sử dụng trong DMT bệnh 
viện tăng lên theo từng năm (cả đông và 
tân dược). Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMT 
tân dược của bệnh viện chiếm 100% số 
thuốc trong danh mục và không biến động 
nhiều qua các năm. 86 - 91% số thuốc 
trong danh mục chủ yếu trong DMT đông 
dược của bÖnh viÖn. Như vậy, quá 
trình xây dựng DMT bệnh viện đã quan 
tâm tới tính hợp lý, an toàn và kinh tế để 
sử dụng phù hợp với MHBT. 
- Cơ cấu DMT theo quy chế quản lý: 
thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm 
thần chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 
0,56% và 0,94% (năm 2011). Theo số liệu 
thống kê trong 3 năm, số lượng thuốc 
trong nhóm gây nghiện - hướng tâm thần 
không thay đổi. Điều này cho thấy sự ổn 
định trong xây dựng DMT bệnh viện đối 
với các nhóm thuốc này. 
- Sự đáp ứng của DMT bệnh viện với 
MHBT: 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
84 
Bảng 1: Các nhóm thuốc trong DMT bệnh viện. 
TT Nhóm thuốc trong DMT bệnh viện 
Số loại thuốc trong DMT bệnh viện 
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 
n % n % n % 
1 Thuốc kháng khuẩn vµ ký sinh trùng 87 16,80 89 17,02 93 17,41 
2 Thuốc tim mạch 72 13,90 73 13,96 75 14,16 
3 Thuốc tiêu hóa 60 11,58 60 11,47 60 11,33 
4 Non-steroid 46 8,88 47 8,99 48 9,02 
5 Thuốc nội tiết 32 6,18 32 6,12 32 6,02 
6 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, 
cân bằng axít - bazơ 
28 5,41 28 5,36 28 5,26 
7 Khoáng chất và vitamin 23 4,44 23 4,40 23 4,13 
8 Thuốc điều trị mắt, tai mũi họng 20 3,86 20 3,82 20 3,76 
9 Thuốc gây tê, mê 18 3,47 18 3,44 18 3,40 
10 Thuốc tác dụng với máu 18 3,47 18 3,44 18 3,40 
11 Thuốc chống rối loạn tâm thần 13 2,51 13 2,49 13 2,45 
12 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 13 2,51 13 2,49 13 2,45 
13 Chống dị ứng 11 2,12 11 2,10 11 2,07 
14 Thuốc da liễu 9 1,74 9 1,72 9 1,69 
15 Thuốc giải độc 8 1,54 8 1,53 8 1,50 
16 Giãn cơ và ức chế cholinesterase 7 1,35 7 1,34 7 1,33 
17 Thuốc tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ 7 1,35 7 1,34 7 1,33 
18 Thuốc động kinh 6 1,16 6 1,15 6 1,14 
19 Thuốc chẩn đoán 6 1,16 6 1,15 6 1,14 
20 Thuốc điều trị đau đầu 3 0,58 3 0,57 3 0,57 
21 Thuốc tiết niệu 2 0,39 2 0,38 2 0,38 
22 Thuốc chống Parkinson 3 0,58 3 0,57 3 0,57 
23 Thuốc tẩy trùng 3 0,58 3 0,57 3 0,57 
24 Thuốc lợi tiểu 4 0,77 4 0,76 4 0,75 
25 Huyết thanh 1 0,19 1 0,19 1 0,19 
26 Dung dịch thẩm phân phúc mạc 2 0,39 2 0,38 2 0,38 
27 Thuốc khác 16 3,09 17 3,25 19 3,57 
 Tổng cộng 518 100,00 523 100,00 532 100,00 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
85 
DMT bệnh viện đã đáp ứng được với MHBT. Số lượng các nhóm thuốc phù hợp với 
các mặt bệnh trong MHBT. Các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao trong danh mục như: 
thuốc kháng khuẩn và kháng ký sinh trùng (17,41%), thuốc tim mạch (14,16%), thuốc 
tiêu hóa (11,33%) và thuốc chống viêm không steroid (9,02%) đều phù hợp với các 
bệnh có tỷ lệ gặp cao trong MHBT. 
* Số lượt BN đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 5 từ năm 2009 - 2011: 
Bảng 2: Số lượt BN đến khám và điều trị tại bệnh viện 5 từ 2009 - 2011. 
năm 
tổng số 
Đối tượng 
Quân - chính sách BHYT Dịch vụ y tế 
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) 
2009 60.721 20.045 33,01 25.673 42,28 15.003 24,71 
2010 67.820 20.463 30,17 31.794 46,88 15.563 22,95 
2011 89.744 20.998 23,40 52.743 58,77 16.003 17,83 
Tổng số lượt BN đến khám và điều trị tăng dần theo từng năm, chủ yếu là do tăng 
đối tượng BHYT, đối tượng quân - chính sách và đối tượng dịch vụ y tế chỉ dao động nhẹ. 
* Kết quả khảo sát hoạt động của Hội 
đồng Thuốc và Đấu thầu và thông tin thuốc 
trong bệnh viện: 
Hội đồng Thuốc và Đấu thầu đã thực 
hiện được đầy đủ các chức năng nhiệm 
vụ được quy định [7] (xây dựng các quy 
định cơ bản về cung ứng, quản lý, sử 
dụng thuốc, xây dựng, sửa đổi và cập 
nhật DMT bệnh viện, tổ chức bình bệnh 
án, kiểm tra chất lượng thuốc tại Khoa 
Dược). Tuy nhiên, hoạt động của Hội 
đồng Thuốc và Đấu thầu bệnh viện vẫn 
còn một số tồn tại (giám sát kê đơn và 
sử dụng thuốc chưa thường xuyên, 
chưa thực sự điều chỉnh được sử dụng 
thuốc). Vì vậy, vẫn còn hiện tượng 
lạm dụng thuốc điều trị trong một số ít 
trường hợp. 
Các hoạt động thông tin thuốc tại bệnh 
viện (thông báo các văn bản mới về dược; 
thông báo các nội dung về thuốc bị đình 
chỉ lưu hành, rút số đăng ký, thu hồi, 
thuốc giả...; theo dõi, báo cáo ADR; tư vấn 
thuốc điều trị, thuốc thay thế khi thuốc 
điều trị không còn hiệu quả; thông tin 
thuốc mới; tư vấn sử dụng kháng sinh) 
được thực hiện thường xuyên trong các 
buổi giao ban, sinh hoạt khoa học, viết 
trên bảng thông báo. Tuy nhiên, Khoa Dược 
chưa có cán bộ chuyên trách cho công 
tác này [2]. 
2. Kết quả đánh giá hiệu quả quản 
lý, sử dụng thuốc. 
* Tại Khoa Dược: 
- Về mua thuốc: đa số thuốc, hóa chất 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
86 
và vật tư tiêu hao của bệnh viện được 
mua sắm theo hình thức đấu thầu theo 
quy định 1 lần/năm vào đầu năm. Bệnh 
viện chủ yếu áp dụng các hình thức lựa 
chọn nhà thầu như: đấu thầu rộng rãi, 
chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực 
tiếp. Ký hợp đồng theo hình thức hợp 
đồng đơn giá cung cấp trong 12 tháng 
theo quy trình nhất định. Hạn dùng của 
thuốc: tối thiểu 12 tháng kể từ ngày giao 
hàng đối với thuốc có hạn sử dụng 2 năm 
và tối thiểu 18 tháng kể từ ngày giao hàng 
đối với thuốc có hạn sử dụng trên 2 năm 
[5]. 
- Về nhập thuốc: sau khi đấu thầu mua 
thuốc, thuốc được kiểm tra cảm quan 
chủng loại, quy cách và số lượng. Các lô 
thuốc đều phải có phiếu báo lô ghi rõ lô 
sản xuất, hạn dùng, số đăng ký. Số lượng 
kiểm nhập được ghi chi tiết vào biên bản 
và sổ kiểm nhập, làm cơ sở cho việc kiểm 
tra, đối chiếu. Hệ thống sổ sách được 
kiểm tra chặt chẽ nên thuốc nhập vào 
bệnh viện luôn đảm bảo chất lượng. Đặc 
biệt, bệnh viện đã áp dụng công nghệ 
thông tin vào công tác quản lý sử dụng 
thuốc. Thông qua mạng LAN, việc xuất, 
nhập thuốc được theo dõi chặt chẽ hơn 
và tránh được tình trạng nhầm lẫn. 
- Về bảo quản thuốc: hệ thống kho 
thuốc đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát, xây 
dựng theo đúng tiêu chuẩn, bao gồm: kho 
chính, kho quân, kho BHYT và kho dịch 
vụ với tổng diện tích 400m2, có đầy đủ 
các thiết bị bảo quản (điều hòa, tủ lạnh, 
nhiệt kế, bình cứu hỏa) theo đúng quy 
định bảo quản. Kho có hệ thống mạng 
LAN, hệ thống sổ sách theo dõi xuất 
nhập, hệ thống thẻ kho cho từng thuốc 
đúng theo quy định, ghi chép đầy đủ. Cán 
bộ làm công tác kho có trình độ chuyên 
môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và 
luôn thực hiện các quy định của kho từ 
sắp xếp, xuất, nhập, bảo quản thuốc 
- Về cấp phát thuốc: nhờ có hệ thống 
mạng LAN, quá trình cấp phát thuốc từ 
kho chính đến các kho lẻ, từ các kho lẻ 
đến các khoa lâm sàng được thực hiện 
nghiêm túc, đúng trình tự. Tỷ lệ kiểm 
duyệt đơn và phiếu lĩnh thuốc trước khi 
cấp phát đều đạt 100%. Đối với BN ngoại 
trú, dược sỹ khoa dược là người trực tiếp 
cấp phát thuốc. Điều này giúp việc đảm 
bảo cung ứng đúng và đủ thuốc có chất 
lượng ngày càng được nâng cao. Vì vậy, 
việc thông tin sử dụng thuốc trong bệnh 
viện được thuận lợi. Do đó, tránh được 
tình trạng cấp phát nhầm thuốc do nhầm 
lẫn tên thuốc, hay không kiểm soát được 
số lượng thuốc tồn đọng. 
- Về công tác pha chế, sản xuất thuốc: 
Khoa Dược pha chế thuốc dùng ngoài 
(6 loại) và nước cất phục vụ cho các hoạt 
động của bệnh viện. Các thành phẩm đều 
có khu vực pha chế riêng, đảm bảo tiêu 
chuẩn quy định. Các thiết bị, dụng cụ 
phục vụ cho sản xuất đều có hướng dẫn 
sử dụng đầy đủ, được kiểm tra và hiệu 
chỉnh thông số thường xuyên. Công tác 
quản lý chất lượng thuốc pha chế, sản 
xuất tại bệnh viện thực hiện nghiêm túc từ 
khâu kiểm nhập nguyên liệu đầu vào đến 
quá trình sản xuất, đóng gói và nhập kho. 
Có hệ thống sổ ghi chép công tác kiểm 
nghiệm chất lượng gồm: sổ lưu mẫu, sổ 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
87 
nhật ký kiểm nghiệm (độ nhiễm khuẩn, độ 
ẩm), sổ theo dõi kết quả kiểm nghiệm 
* Tại các khoa lâm sàng: 
- Quản lý, sử dụng thuốc trong điều trị 
nội trú: 
+ Quy trình cấp phát và lĩnh thuốc: quá 
trình cấp phát thuốc từ khi bác sỹ kê đơn 
thuốc trong bệnh án đến khi y tá các khoa 
lĩnh thuốc tại kho thực hiện theo quy trình 
nghiêm ngặt qua hệ thống mạng LAN, 
nên đã hạn chế tối thiểu sai sót trong quá 
trình cấp phát và lĩnh thuốc cho BN. 
+ Theo dõi sử dụng thuốc: 
. Về ghi chép bệnh án: việc thực hiện 
ghi chép bệnh án tại Bệnh viện Quân y 5 
còn một số hạn chế nhất định như: 
94/384 hồ sơ bệnh án (24,28%) không 
ghi chép thông tin BN đầy đủ (tỷ lệ này 
thấp hơn của Bệnh viện Phổi Trung ương 
(28%), nhưng lại cao hơn so với Bệnh viện 
Bạch Mai (4,67%) [6]). 6/384 đơn thuốc 
(1,57%) ghi không rõ ràng, không đúng 
quy chế; 9/384 đơn thuốc (2,35%) ghi thuốc 
không đúng thứ tự theo quy định. 
. Về kê đơn thuốc trong bệnh án: số 
thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc là 9,1 
± 4,3. 90,10% đơn thuốc có chỉ định dùng 
thuốc tiêm, dịch truyền, 77,6% số đơn 
thuốc sử dụng kháng sinh, số ngày sử 
dụng kháng sinh trung bình là 5,7 ± 3,5 
(ngày), 100% thuốc kê đơn nằm trong DMT 
bệnh viện. 
. Về tương tác thuốc: 16/384 đơn xuất 
hiện tương tác có hại (4,17%). Tỷ lệ cao 
nhất là tương tác giữa các thuốc nhóm 
corticoid với nhóm NSAID (50%) và nhóm 
antacid với các thuốc khác có bản chất 
axít trong cùng một đơn (25%). Đây là 
các tương tác thường dễ gặp trong quá 
trình kê đơn. 
. Về hệ thống sổ sách, phiếu đầu 
giường: công tác quản lý, sử dụng thuốc 
qua hệ thống sổ sách và phiếu đầu 
giường được thực hiện theo đúng quy 
định. Hệ thống sổ sách đầy đủ gồm: sổ 
tổng hợp thuốc hàng ngày, sổ bàn giao 
thuốc tủ trực, sổ theo dõi ADR, phiếu 
công khai thuốc. Các khoa đều có phiếu 
công khai thuốc để ở đầu giường và có 
ký nhận. 
. Về quá trình theo dõi và chăm sóc 
của bác sỹ và y tá: bác sỹ điều trị luôn 
theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày, kịp 
thời xử lý các tai biến (nếu xảy ra). Y tá 
thường xuyên ghi đầy đủ diễn biến lâm 
sàng của bệnh vào hồ sơ bệnh án. Quá 
trình kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh 
thuốc trước khi cấp phát được tiến hành 
với 100% đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc. 
. Về công tác kiểm tra dược chính: việc 
thực hiện công tác kiểm tra dược chính 
hàng tháng tại các khoa lâm sàng được 
thực hiện khá tốt trên các chỉ tiêu. Trong 
số các chỉ tiêu kiểm tra, chỉ có 2/36 lần sổ 
bàn giao thuốc giữa các ca trực không có 
ký nhận và 1/36 lần kiểm tra cơ số thuốc 
tủ trực, hộp chống sốc có thuốc cận hạn 
sử dụng. 
* Quản lý, sử dụng thuốc trong điều trị 
ngoại trú: 
- Quy trình cấp phát thuốc cho BN: tiến 
hành lần lượt qua các bước: bước 1 
(nhận đơn thuốc và xác định đơn thuốc); 
bước 2 (thực hiện kiểm tra đơn thuốc về 
thể thức đơn, tên thuốc, liều dùng); bước 
3 (lấy thuốc theo đơn, ghi đầy đủ nội dung 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
88 
bên ngoài của bao đựng thuốc, gồm: 
tên thuốc, số lượng, liều dùng một lần, 
liều dùng một ngày, cách dùng và các 
thông tin khác); bước 4 (thực hiện ba đối 
chiếu); bước 5 (giao thuốc cho BN). Đây là 
quy trình chặt chẽ thể hiện quá trình quản 
lý, sử dụng thuốc cho đối tượng ngoại trú 
được bệnh viện quan tâm, qua đó giúp 
nâng cao hiệu quả điều trị. 
- Về khảo sát thể thức, nội dung đơn 
thuốc ngoại trú theo quy định của Bộ Y tế: 
Bảng 3: Kết quả khảo sát về thể thức, 
nội dung đơn thuốc ngoại trú. 
STT chỉ tiêu 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Số đơn đầy đủ nội dung 
theo quy định [3] 
286 74,48 
2 Số đơn không đầy đủ nội 
dung theo quy định 
98 25,52 
2.1 Thiếu thông tin BN 8 8,16 
2.2 Viết tắt, khó đọc 76 77,55 
2.3 Ghi biệt dược 8 8,16 
2.4 Ghi hướng dẫn sử dụng 
không đầy đủ 
6 6,13 
 Tổng số 384 100,00 
98 đơn (25,52%) không ghi đầy đủ 
nội dung. Tỷ lệ này tương đối thấp so với 
Bệnh viện Phổi Trung ương (72,0%), 
Bệnh viện E (88,67%) [6]. Điều này là do 
Bệnh viện Quân y 5 đã áp dụng phần 
mềm kê đơn thuốc ngoại trú nên việc khai 
báo thông tin BN được thực hiện tốt hơn. 
Hơn nữa, việc áp dụng phần mềm này đã 
giúp BN tránh được tình trạng mua nhầm 
thuốc do chỉ có 8,16% đơn thuốc được 
ghi theo tên biệt dược. 
- Về các chỉ số kê đơn trong đơn thuốc: 
chỉ số kê đơn kháng sinh có 298 đơn 
(77,60%), 8 đơn kê thuốc tiêm (2,10%), 
376 đơn kê thuốc theo tên gốc hoặc tên 
biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất 
(97,81%), số thuốc trung bình trong 1 đơn 
là 3,3 thuốc (trong khi khuyến cáo của 
WHO là 1,5 thuốc) [8]. 
Kết luận 
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công 
tác quản lý, sử dụng thuốc. 
- Cơ cấu nhân lực: Khoa Dược, Bệnh 
viện Quân y 5 có 6 DSĐH, tỷ lệ DSĐH/bác 
sỹ là 1/10, tỷ lệ nhân lực Khoa Dược trên 
tổng biên chế là 6,66% (năm 2011), thấp 
hơn tiêu chuẩn chung của Bộ Y tế và biên 
chế của Bệnh viện Quân đội hạng B. 
- MHBT: nhóm bệnh có số BN cao là 
bệnh hệ tiêu hóa (16,81%), bệnh hệ tuần 
hoàn (13,04%), bệnh nhiễm khuẩn và 
nhiễm ký sinh trùng (11,92%)... 
- DMT bệnh viện: nhóm thuốc chiếm 
tỷ lệ cao trong DMT bệnh viện (năm 2011) 
là thuốc kháng khuẩn và kháng ký sinh 
trùng (17,41%), thuốc tim mạch (14,16%), 
thuốc đường tiêu hoá (11,33%), không 
steroid (9,02). 
- Số lượt người tới khám tại bệnh viện: 
nhóm đối tượng BHYT tăng mạnh và 
chiếm tỷ lệ cao nhất (58,77%) năm 2011, 
nhóm đối tượng quân nhân và dịch vụ y 
tế ít thay đổi trong 3 năm. 
- Hoạt động của Hội đồng Thuốc và 
Đấu thầu và thông tin thuốc: bệnh viện đã 
thành lập Hội đồng Thuốc và Đấu thầu và 
hoạt động đúng chức năng. Tuy nhiên, 
việc giám sát kê đơn thuốc và sử dụng 
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
89 
thuốc chưa được thường xuyên. Hoạt động 
thông tin thuốc trong bệnh viện đã được 
thực hiện, nhưng chất lượng còn hạn chế. 
2. Công tác quản lý, sử dụng thuốc 
tại bệnh viện. 
- Quản lý, sử dụng thuốc tại Khoa 
Dược: đã thực hiện đấu thầu thuốc theo 
đúng quy định. Thuốc nhập vào kho đều 
được kiểm nhập. Kho và trang thiết bị bảo 
quản đảm bảo. Cấp phát thuốc thực hiện 
từ kho chính đến kho lẻ và từ kho lẻ cấp 
phát cho các khoa lâm sàng hàng ngày. 
Công tác pha chế, sản xuất chủ yếu là 
một số loại thuốc dùng ngoài và nước cất. 
- Quản lý sử dụng thuốc tại khoa lâm 
sàng: thuốc trong bệnh án nội trú có 75,52% 
bệnh án tên thuốc ghi đúng quy định. 100% 
thuốc được kê nằm trong DMT chủ yếu. 
Về đơn thuốc ngoại trú: số đơn kê đúng 
quy định của Bộ Y tế là 74,48%. Chỉ số kê 
đơn kháng sinh (77,60%), kê thuốc tiêm 
(2,10%), đơn thuốc kê theo tên gốc hoặc 
tên biệt dược có mở ngoặc tên hoạt chất 
(97,81%), số thuốc trung bình trong 1 đơn 
là 3,3 thuốc. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ Y tế. Các văn bản quản lý nhà nước 
trong lĩnh vực dược. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội. 
2002. 
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn tổ chức, chức năng 
nhiệm vụ, hoạt động của đơn vị thông tin thuốc 
bệnh viện. 2003. 
3. Bộ Y tế. Quy chế kê đơn thuốc trong 
điều trị ngoại trú. Ban hành kèm theo Quyết 
định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 
của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2008. 
4. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Thông tư liên tịch 
số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định 
mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế 
nhà nước. Hà Nội, ngày 05/06/2007. 
5. Bộ Y tế - Bộ Tài chính. Thông tư liên tịch 
số 20/2005/TTLT-BYT-BTC, ngày 27/07/2005 
của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc thực hiện 
đấu thầu cung ứng thuốc ở các cơ sở y tế 
công lập. 2005. 
6. Nguyễn Thị Thanh Dung. Phân tích hoạt 
động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Phổi 
Trung ương năm 2009. Luận văn Thạc sỹ. 
Đại học Dược Hà Nội. 2010. 
7. Tổ chức Y tế Thế giới - Trung tâm Khoa 
học Quản lý Y tế. Tổ chức Hội đồng Thuốc và 
điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành. 
2004. 
8. WHO. How to investigate drug use in health 
facilities- Select drug indications. WHO/DAP/93.1 
Action Programme on essential Drugs.
Tạp chí y - dược học quân sự số 2-2015 
85 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_va_danh_gia_cong_tac_quan_ly_su_dung_thuoc_tai_benh.pdf