Khảo sát tỉ lệ và mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân suy tim cấp

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Hở van ba lá (HVBL) là một dấu

hiệu phổ biến trên siêu âm tim và có liên quan với

kết cục nặng bệnh nhân suy tim cấp (STC).

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, mức độ HVBL và mối

liên quan giữa mức độ HVBL với các thông số siêu

âm tim ở bệnh nhân STC.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân

STC nhập Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy

từ 03/2019 đến 06/2019.

Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi

thu nhận được 120 bệnh nhân STC. Tuổi trung vị

là 64,5 (55,3 – 78,0); 61,7% bệnh nhân là nam và

67,5% bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái

giảm (LVEF < 40%).="" tỉ="" lệ="" hvbl="" là="" 83,4%;="">

đó, mức độ HVBL nhẹ, trung bình và nặng chiếm

tỉ lệ lần lượt là 26,7%; 34,2% và 22,5%. Mức độ

HVBL có liên quan với đường kính thất trái cuối

tâm trương, đường kính thất phải vùng giữa, đường

kính thất phải vùng đáy, vận động vòng van ba lá thì

tâm thu, đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp lực

động mạch phổi thì tâm thu.

pdf 7 trang phuongnguyen 9420
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tỉ lệ và mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân suy tim cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tỉ lệ và mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân suy tim cấp

Khảo sát tỉ lệ và mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân suy tim cấp
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
37TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
Khảo sát tỉ lệ và mức độ hở van ba lá ở bệnh nhân 
suy tim cấp
Hứa Xuân Lộc*, Trần Công Duy*,**, Đặng Quang Toàn**, Hoàng Văn Sỹ*,**
Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh*
Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hở van ba lá (HVBL) là một dấu 
hiệu phổ biến trên siêu âm tim và có liên quan với 
kết cục nặng bệnh nhân suy tim cấp (STC).
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, mức độ HVBL và mối 
liên quan giữa mức độ HVBL với các thông số siêu 
âm tim ở bệnh nhân STC.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân 
STC nhập Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy 
từ 03/2019 đến 06/2019.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi 
thu nhận được 120 bệnh nhân STC. Tuổi trung vị 
là 64,5 (55,3 – 78,0); 61,7% bệnh nhân là nam và 
67,5% bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái 
giảm (LVEF < 40%). Tỉ lệ HVBL là 83,4%; trong 
đó, mức độ HVBL nhẹ, trung bình và nặng chiếm 
tỉ lệ lần lượt là 26,7%; 34,2% và 22,5%. Mức độ 
HVBL có liên quan với đường kính thất trái cuối 
tâm trương, đường kính thất phải vùng giữa, đường 
kính thất phải vùng đáy, vận động vòng van ba lá thì 
tâm thu, đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp lực 
động mạch phổi thì tâm thu. 
Kết luận: HVBL thường gặp ở bệnh nhân 
STC và có liên quan với nhiều thông số siêu âm 
tim khác nhau.
Từ khóa: Hở van ba lá, suy tim cấp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hở van ba lá là một dấu hiệu thường gặp trên 
siêu âm tim với tỉ lệ từ 65-85% dân số, đặc biệt là 
trên các đối tượng có bệnh lý thất trái [7]; trong đó, 
HVBL thứ phát hay HVBL chức năng là dạng phổ 
biến nhất, chiếm 75% các trường hợp [3]. Ở bệnh 
nhân suy tim, HVBL thường là hậu quả của dãn 
vòng van thất phải với tăng gánh về thể tích và áp 
lực nhĩ phải. Vì vậy, HVBL thứ phát có thể gặp trong 
bệnh lý gây suy tim trái, thuyên tắc động mạch phổi, 
nhồi máu cơ tim thất phải, bệnh tim bẩm sinh, tâm 
phế mạn HVBL trở thành một phần trong cơ 
chế phản hồi dương tính làm trầm trọng thêm tình 
trạng dãn thất phải. 
Nhiều nghiên cứu nước ngoài trong lĩnh vực 
suy tim được tiến hành hơn 10 năm qua ghi nhận 
có mối liên quan giữa mức độ HVBL và tiên lượng 
bệnh [4]. Tại Việt Nam, vấn đề HVBL vẫn chưa 
nhận được nhiều mối quan tâm, đặc biệt là ở các 
bệnh nhân STC. Việc khảo sát đặc điểm HVBL sẽ 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
38 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
giúp các nhà lâm sàng hiểu được ảnh hưởng của rối 
loạn chức năng thất trái trên van ba lá, cung cấp dữ 
liệu cho điều trị phẫu thuật sửa chữa hay thay van ba 
lá và tiên lượng biến cố lâm sàng ở bệnh nhân STC. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát tỉ lệ, mức độ hở van ba lá và mối liên 
quan giữa mức độ hở van ba lá với các thông số siêu 
âm tim ở bệnh nhân suy tim cấp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Dân số nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
• Bệnh nhân nam hoặc nữ ≥ 18 tuổi.
• Bệnh nhân nhập Khoa Nội Tim mạch, Bệnh 
viện Chợ Rẫy, từ 03/2019 đến 06/2019 được chẩn 
đoán STC theo hướng dẫn của Hội Tim Châu Âu 
năm 2016: Triệu chứng suy tim mới khởi phát hoặc 
thay đổi cấp tính có bằng chứng bất thường gợi ý 
suy tim trên điện tâm đồ, X-quang ngực thẳng, siêu 
âm tim và NT-proBNP hoặc BNP [11].
Tiêu chuẩn loại trừ
• Những bệnh nhân không khai thác được tiền 
sử và bệnh sử.
• Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
• Bệnh nhân tử vong trước khi thực hiện nghiên 
cứu.
• Phụ nữ có thai.
• Cửa sổ siêu âm kém.
• Bệnh nhân HVBL nguyên phát: thấp tim, viêm 
nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh Ebstein 
• Hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu.
Phương pháp thu thập
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp 
chọn mẫu liên tục. Các bệnh nhân STC nhập Khoa 
Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy thỏa tiêu chuẩn 
nhận bệnh được ghi nhận thông tin theo phiếu thu 
thập dữ liệu soạn sẵn. 
Siêu âm tim được thực hiện bằng máy Philips 
HD1s trong vòng 24 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập 
khoa. Các thông số siêu âm tim được đo theo hướng 
dẫn của Hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ [14],[15]. Mức 
độ nặng của HVBL được phân loại dựa trên mức độ 
hở nặng nhất của một trong hai biến số: diện tích 
dòng hở và vena contracta. Diện tích dòng hở được 
đo qua mặt cắt 4 buồng từ mỏm có Doppler màu; 
định nghĩa các mức độ HVBL theo diện tích dòng 
hở: nhẹ: 10 cm2. 
Vena contracta là thành phần cổ hẹp của dòng hở 
khi đi qua van ba lá, được đo qua mặt cắt 4 buồng 
tại mỏm có Doppler màu; định nghĩa các mức độ 
HVBL theo vena contracta: nhẹ: < 0,3 cm; vừa: 0,3 
– 0,69 cm và nặng ≥ 0,7 cm. 
Xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Microsolf Excel 
2016, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Biến số 
định tính được trình bày dưới dạng tần số và tỉ lệ 
phần trăm. Biến số định lượng được trình bày dưới 
dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu có phân phối 
chuẩn hoặc dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị 
nếu không có phân phối chuẩn.
Phân phối chuẩn của các biến được kiểm định 
bằng phép kiểm Kolmogorov Smirnov. Các biến 
định tính được so sánh tỷ lệ trung bình bằng phép 
kiểm Chi bình phương nếu phân phối chuẩn hoặc 
phép kiểm Fisher chính xác nếu không có phân 
phối chuẩn. Các biến định lượng được so sánh tỷ 
lệ trung bình giữa hai nhóm bằng phép kiểm t nếu 
phân phối chuẩn hoặc phép kiểm Mann-Whitney 
U nếu không có phân phối chuẩn. Mối liên quan 
giữa mức độ HVBL và tử vong được phân tích bằng 
mô hình hồi quy logistic, tính tỉ số chênh OR. Phép 
kiểm có ý nghĩa thống kê khi trị số P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
39TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
nhận được 120 bệnh nhân STC. Một số đặc điểm 
chung của dân số nghiên cứu được trình bày ở 
bảng 1. Tuổi trung vị của bệnh nhân là 64,5 (55,3 
– 78,0). Tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ STC lần lượt 
là 61,7% và 33,3%. Trong các bệnh đồng mắc, 
tăng huyết áp và bệnh mạch vành mạn có tần số 
cao nhất với tỉ lệ theo thứ tự 50,8% và 43,4%. Đa 
số bệnh nhân STC có phân suất tống máu thất trái 
< 40%. HVBL trong nghiên cứu này được đánh 
giá dựa vào hai thông số chính là diện tích dòng 
hở (trung vị: 0,5 cm2) và vena contracta (trung vị: 
0,46 cm). Thời gian nằm viện trung bình của bệnh 
nhân STC là 10,6 ± 6,4 ngày. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ HVBL 
là 83,4%. Mức độ HVBL nhẹ, trung bình và nặng 
chiếm tỉ lệ lần lượt là 26,7%; 34,2% và 22,5% 
(Bảng 2). Mức độ HVBL có liên quan với các 
thông số siêu âm tim như đường kính thất trái 
cuối tâm trương (LVEDD), đường kính thất phải 
vùng giữa (RVD1), đường kính thất phải vùng 
đáy (RVD2), vận động vòng van ba lá thì tâm thu 
(TAPSE), đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC) 
và áp lực động mạch phổi thì tâm thu (PAPs) 
(Bảng 3).
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Tuổi (trung vị/khoảng tứ phân vị) 64,5 55,3 – 78,0
Giới tính
Nam
Nữ
74
46
61,7
33,3
Tăng huyết áp 61 50,8
Bệnh mạch vành mạn 52 43,3
Rung nhĩ 22 18,3
Đái tháo đường 18 15,0
Đột quỵ 10 8,3
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 7 5,8
EF
< 40 %
40 – 49 %
≥ 50 %
81
24
15
67,5
20,0
12,5
HVBL (trung vị/khoảng tứ phân vị)
Diện tích dòng hở (cm2) 
Vena contracta (cm)
0,51
0,46
0,00 – 1,39
0,00 – 0,67
Thời gian nằm viện (ngày) (trung bình ± độ lệch chuẩn) 10,6 6,4
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
40 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
Bảng 2. Mức độ HVBL ở bệnh nhân STC
Mức độ hở van Tần số Tỉ lệ (%)
Không hở 20 16,6
Nhẹ 32 26,7
Trung bình 41 34,2
Nặng 27 22,5
Tổng cộng 120 100,0
Bảng 3. Mối liên quan giữa mức độ HVBL với các thông số siêu âm tim
Thông số
Chung
(n = 120)
Không hở/hở nhẹ
(n = 52)
Hở trung bình/nặng
(n = 68)
P
LA (cm) 4,11 ± 0,86 4,05 ± 0,85 4,16 ± 0,88 0,366
LVEDD (cm) 5,90 ± 1,17 6,15 ± 1,21 5,71 ± 1,10 0,046
EF (%) 33,62 ± 13,36 34,90 ± 10,93 30,97 ± 15,03 0,797
RVD1 (cm) 3,87 ± 0,84 3,61 ± 0,69 4,09 ± 0,88 0,002
RVD2 (cm) 3,00 ± 0,85 2,64 ± 0,71 3,30 ± 0,84 0,005
RVD3 (cm) 6,90 ± 1,17 6,87 ± 1,12 6,93 ± 1,22 0,783
TAPSE (cm)
1,78 
(1,47-2,03)
1,84
(1,73-2,07)
1,73
(1,27-2,02)
0,026
IVC (cm) 1,65 
(1,20-2,21)
1,22
(0,98-1,83)
2,00
(1,58-2,36)
 0,005
PAPs (mmHg) 21,58 
(9,95-40,75)
9,93
(8,72-16,01)
35,70 
(20,65-47,75)
 0,005
LA: đường kính nhĩ trái; RVD3: đường kính dọc thất phải.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung vị trong nghiên cứu của chúng tôi là 
64,5 với khoảng tứ phân vị 55,3 -78,0. Kết quả này 
tương tự với tuổi của các bệnh nhân STC tại các 
bệnh viện khác ở TP. Hồ Chí Minh qua nghiên cứu 
của các tác giả Phạm Công Hải [10] và Trần Phi 
Long [13]. Tuổi trung vị này thấp hơn bệnh nhân ở 
các nước phát triển là Hoa Kỳ và Châu Âu trong các 
nghiên cứu ADHERE ( 74,2 ± 14,0) [1] và EHFSII 
(70,0 ± 12,0) [9].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự khác 
biệt đáng kể giữa giới tính với tỷ lệ nữ/nam là 0,6. 
Sự phân bố giới tính này khác với nghiên cứu trong 
nước của Phạm Công Hải [10] và Trần Phi Long 
[13] với tỉ lệ lần lượt là 1,3 và 1,6; nhưng giống với 
một số nghiên cứu nước ngoài như ALARM – HF 
[3], ATTEND [5] và EHFSII [9].
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
41TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
Tăng huyết áp là bệnh lý đồng mắc thường gặp 
nhất trong nghiên cứu này với tỉ lệ 50,8%. Tỉ lệ tăng 
huyết áp thường gặp ở bệnh nhân STC cũng được 
ghi nhận qua nhiều nghiên cứu khác như EHFSII 
(62,5%) [9], ATTEND (69,4%) [5], ALARM-HF 
(70,2%) [3] và ADHERE (72,0%) [1].
Phần lớn bệnh nhân STC trong nghiên cứu 
của chúng tôi có phân suất tống máu thất trái 
giảm (EF < 40%). Thời gian nằm viện trung bình 
của những bệnh nhân này là 10,6 ± 6,4 ngày. Thời 
gian này cũng phù hợp với kết quả của một số 
nghiên cứu khác trong và ngoài nước [9], [13].
Tỉ lệ và mức độ HVBL ở bệnh nhân STC
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 83,4% bệnh 
nhân STC có HVBL. Khoảng một nửa bệnh nhân 
STC có mức độ HVBL trung bình và nặng với tỉ lệ 
56,7% (34,2% hở trung bình và 22,5% hở nặng). Tỉ 
lệ HVBL của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu 
của Diab Mutlak và cs trên 709 bệnh nhân nhập viện 
vì STC tại Trung tâm Y khoa Rambam, Haifa, Israel 
[6]. Nghiên cứu của Diab Mutlak và cộng sự (cs) 
cho thấy 81,2% bệnh nhân STC có HVBL, trong đó 
không hở/hở nhẹ và hở trung bình/nặng chiếm tỉ lệ 
theo thứ tự là 66% và 34%.
Enrique Santas và cs tiến hành nghiên cứu đoàn 
hệ ở 1.957 bệnh nhân STC tại một bệnh viện ở 
Tây Ban Nha từ tháng 01/2004 đến 08/2013 [12]. 
Nhóm tác giả ghi nhận tỉ lệ HVBL trong nghiên cứu 
là 60,6%, trong đó hở nhẹ: 33,3%; hở trung bình: 
17,3%; hở trung bình-nặng: 7,4% và hở nặng: 2,7%. 
Mức độ HVBL trung bình/nặng thấp hơn nghiên 
cứu của chúng tôi (27,4%).
Mối liên quan giữa mức độ HVBL với các thông 
số siêu âm tim
Qua phân tích bằng phép kiểm Chi bình phương, 
chúng tôi nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê giữa hai nhóm không hở/HVBL nhẹ và nhóm 
HVBL trung bình/nặng về các thông số siêu âm tim 
như đường kính thất trái cuối tâm trương, đường 
kính thất phải vùng giữa, đường kính thất phải vùng 
đáy, TAPSE, đường kính tĩnh mạch chủ dưới và áp 
lực động mạch phổi thì tâm thu.
Theo nghiên cứu của Enrique Santas và cs, mức 
độ HVBL có liên quan với đường kính nhĩ trái, 
TAPSE, áp lực động mạch phổi thì tâm thu và EF 
< 50% (P < 0,001) [12]. Diab Mutlak và cs nhận 
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức 
độ HVBL với EF (P = 0,004), hở van hai lá trung 
bình/nặng (P < 0,0001), rối loạn chức năng thất 
phải (P < 0,0001), áp lực động mạch phổi thì tâm 
thu (P < 0,0001) và đường kính vòng van ba lá 
(P < 0,0001) [6].
Tác giả Gilles D. Dreyfus [2] đã chỉ ra cơ chế 
HVBL thứ phát thường xảy ra trên những bệnh 
nhân suy tim trái trước đó. Nguyên nhân là do tăng 
hậu tải của thất phải dẫn đến quá trình tái cấu trúc 
thất phải. Quá trình này dẫn đến dãn các đường 
kính thất phải trong đó có dãn vòng van ba lá gây 
hở, khiến cho áp lực nhĩ phải tăng lên và dãn đường 
kính nhĩ phải. Điều này phù hợp với các kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có thất phải 
và nhĩ phải càng dãn thì HVBL càng nặng. Đường 
kính tĩnh mạch chủ dưới có mối liên hệ mật thiết 
với áp lực nhĩ phải và được dùng để ước đoán áp lực 
nhĩ phải. Áp lực nhĩ phải lại càng tăng khi mức độ 
HVBL càng nặng, đường kính tĩnh mạch chủ dưới 
càng dãn theo cơ chế ngược dòng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 120 bệnh nhân STC, chúng 
tôi ghi nhận tỉ lệ HVBL là 83,4%; trong đó, mức 
độ hở nhẹ, trung bình và nặng phân bố theo thứ tự 
là 26,7%; 34,2% và 22,5%. Mức độ HVBL có liên 
quan với các thông số siêu âm tim bao gồm đường 
kính thất trái cuối tâm trương, đường kính thất phải 
vùng giữa, đường kính thất phải vùng đáy, vận động 
vòng van ba lá thì tâm thu, đường kính tĩnh mạch 
chủ dưới và áp lực động mạch phổi thì tâm thu. 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
42 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
ABSTRACT
Triscupid regurgitation rate and severity in patients with acute heart failure
Background: Triscupid regurgitation (TR) is a common echocardiographic finding that has been related to 
adverse outcome in patients with acute heart failure (AHF).
Objective: To investigate the rate and severity of TR and the association between TR severity with 
echocardiographic parameters in patients with AHF.
Subjects and methods: A cross–sectional and descriptive study was performed among patients with 
AHF admitted to Cardiology Department, Cho Ray Hospital from March 2019 to June 2019.
Results: We included 120 patients admitted for AHF during the study period. Median age was 64.5 
(55.3 – 78.0); 61.7% were male and 67.5% had LVEF < 40%. The rate of TR was 83.4% and the severity 
of TR was graded in mild (26.7%), moderate (34.2%) and severe (22.5%). TR severity was associated 
with left ventricular end-diastolic diameter, right ventricular mid-cavity diameter, right ventricular basal 
diameter, tricuspid annular plane systolic excursion, inferior vena cava diameter and systolic pulmonary 
artery pressure.
Conclusion: TR was frequent in patients with AHF and associated with various echocardiographic 
parameters.
Keywords: Triscupid regurgitation, acute heart failure.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams KF Jr, Fonarow GC, Emerman CL, et al. Characteristics and outcomes of patients hospitalized 
for heart failure in the United States: rationale, design and preliminary observations from the first 100.000 
cases in the Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE). Am Heart J. 2005; 149 
(2): 209-216.
2. Dreyfus GD, Martin RP, Chan KM, et al. Functional Tricuspid Regurgitation: A Need to Revise Our 
Understanding. J Am Coll Cardiol. 2015; 65 (21): 2331-2336
3. Follath F, Yilmaz MB, Delgado JF, et al. Clinical presentation, management and outcomes in the 
acute heart failure global survey of standard treatment (ALARM-HF). Intensive Care Med. 2011; 37 (4): 
619-626.
4. Koelling TM, Aaronson KD, Cody RJ, et al. Prognostic signifcance of mitral regurgitation and tricuspid 
regurgitation in patients with left ventricular systolic dysfunction. Am Heart J. 2002; 144: 524–529.
5. Mebazaa A, Gayat E, Lassus J, et al. Association between elevated blood glucose and outcome in acute 
heart failure. J Am Coll Cardiol. 2013; 61 (8): 820-829.
6. Mutlak D, Lessick J, Khalil S, et al. Tricuspid regurgitation in acute heart failure: is there any incremental 
risk?. Eur Heart J - Cardiovasc Imaging. 2018; 19 (9): 993-1001.
7. Neuhold S, Huelsmann M, Pernicka E, et al. Impact of tricuspid regurgitation on survival in patients 
with chronic heart failure: Unexpected fndings of a longterm observational study. Eur Heart J. 2013; 34: 
844-852.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
43TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 88.2019
8. Nguyễn Thái Duy. Ứng dụng bảng điểm GWTG-HF trong tiên lượng tử vong nội viện bệnh nhân đợt 
cấp suy tim mạn. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2012.
9. Nieminen MS, Brutsaert D, Dickstein K, et al. EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey 
on hospitalized acute heart failure patients: description of population. Eur Heart J. 2006; 27 (22): 
2725-2736.
10. Phạm Công Hải. Khảo sát tình hình suy tim cấp tại khoa nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. 
Luận án Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2015.
11. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD, et al. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of 
acute and chronic heart failure. Eur J Heart Fail. 2016; 18(8): 891-975.
12. Santas E, Chorro FJ, Minana G, et al. Tricuspid Regurgitation and Mortality Risk Across Left Ventricular 
Systolic Function in Acute Heart Failure. Circ J. 2015; 79: 1526-1533.
13. Trần Phi Long. Khảo sát đặc điểm suy tim cấp ở bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn 
Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2016.
14. Zoghbi WA, Enriquez-Sarano M, Foster E, et al. Recommendations for evaluation of the severity of 
native valvular regurgitation with two-dimensional and Doppler echocardiography. American Society of 
Echocardiography report. J Am Soc Echocardiography. 2003; 16 (7): 777-802.
15. Zoghbi WA, Adams D, Bonow RO, et al. Recommendations for Noninvasive Evaluation of Native 
Valvular Regurgitation. A Report from the American Society of Echocardiography Developed in 
Collaboration with the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance. J Am Soc Echocardiography. 
2017; 30 (4): 303-371.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ti_le_va_muc_do_ho_van_ba_la_o_benh_nhan_suy_tim_ca.pdf