Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đường ruột và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Trà Vinh năm 2017

Tóm tắt – Nghiên cứu sử dụng phương pháp

cắt ngang mô tả, khảo sát phân của 800 trẻ em

tiểu học bằng bảng câu hỏi tại Trường Tiểu học

Tập Sơn và Trường Thực hành Sư phạm tại tỉnh

Trà Vinh với mục đích xác định tỉ lệ nhiễm giun

đường ruột và các yếu tố liên quan giữa tình

trạng nhiễm và các biến số nghiên cứu. Mẫu phân

được khảo sát bằng phương pháp soi trực tiếp.

Kết quả tỉ lệ nhiễm giun đường ruột ở học sinh

tiểu học tại Trà Vinh là 4,4%. Trong đó, Trường

Thực hành Sư phạm có tỉ lệ nhiễm thấp nhất

0,0%, Trường Tiểu học Tập Sơn có tỉ lệ nhiễm

cao nhất chiếm 8,8%. Chủ yếu là giun móc chiếm

tỉ lệ 100%, giun đũa 0,0%, giun tóc 0,0%. Kết

quả trên cho thấy môi trường đất ở Trường Tiểu

học Tập Sơn bị ô nhiễm trứng giun móc nặng

và việc tiếp xúc thường xuyên với đất là nguy cơ

làm nhiễm giun móc ở cộng đồng này.

pdf 10 trang phuongnguyen 5580
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đường ruột và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Trà Vinh năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đường ruột và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Trà Vinh năm 2017

Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đường ruột và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Trà Vinh năm 2017
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018
KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI TRÀ VINH NĂM 2017
Nguyễn Hữu Anh1
STUDY ON INTESTINAL PARASITIC INFECTION AND RELATIONSHIPS
BETWEEN THE INFECTIONS AND CORRELATED FACTORS ON
SCHOOLCHILDREN AT TRA VINH PROVINCE IN 2017
Nguyen Huu Anh1
Tóm tắt – Nghiên cứu sử dụng phương pháp
cắt ngang mô tả, khảo sát phân của 800 trẻ em
tiểu học bằng bảng câu hỏi tại Trường Tiểu học
Tập Sơn và Trường Thực hành Sư phạm tại tỉnh
Trà Vinh với mục đích xác định tỉ lệ nhiễm giun
đường ruột và các yếu tố liên quan giữa tình
trạng nhiễm và các biến số nghiên cứu. Mẫu phân
được khảo sát bằng phương pháp soi trực tiếp.
Kết quả tỉ lệ nhiễm giun đường ruột ở học sinh
tiểu học tại Trà Vinh là 4,4%. Trong đó, Trường
Thực hành Sư phạm có tỉ lệ nhiễm thấp nhất
0,0%, Trường Tiểu học Tập Sơn có tỉ lệ nhiễm
cao nhất chiếm 8,8%. Chủ yếu là giun móc chiếm
tỉ lệ 100%, giun đũa 0,0%, giun tóc 0,0%. Kết
quả trên cho thấy môi trường đất ở Trường Tiểu
học Tập Sơn bị ô nhiễm trứng giun móc nặng
và việc tiếp xúc thường xuyên với đất là nguy cơ
làm nhiễm giun móc ở cộng đồng này.
Từ khóa: kí sinh trùng đường ruột, học sinh
tiểu học, giun móc.
Abstract – The research used a cross-sectional
method, which was conducted on 800 primary
students in Tap Son primary school and Labora-
tory school in TraVinh province in order to iden-
tify the prevalence of soil-transmitted nematode
1Sinh viên, Khoa Y - Dược khóa 2014, Trường Đại học
Trà Vinh
Ngày nhận bài: 06/06/2018; Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 17/12/2019; Ngày chấp nhận đăng: 26/03/2019
Email: huuanhcamau994@gmail.com
1Student, School of School of Medicine and Pharmacy,
Tra Vinh University
Received date: 06th June 2018 ; Revised date: 17th
December 2019; Accepted date: 26th March 2019
infections and the relationship between the infec-
tion and correlated factors. Stool samples were
examined with direct smear method. The rate
of intestinal parasitic infection on the primary
students in TraVinh province was 4,4%. Of which,
Laboratory school had the least rate of intestinal
parasitic infection with 0,0%, while Tap Son
primary school had the highest rate of intestinal
parasitic infection with 8,8%. Hookworm was
the predominant nematode (100%), followed As-
carislumbricoides (0,0%), and Trichuristrichiura
(0,0%). These relationships show that Tap Son
primary environment is heavily polluted with
hookworm eggs and that directly behavioral ex-
posure to soil is a risk related to hookworm
infections in the community.
Keywords: intestinal parasitic infection, pri-
mary students, hookworm.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm kí sinh trùng đường ruột, đặc biệt là
các loại giun tóc, giun móc còn rất phổ biến ở
hầu hết các nước đang phát triển, nơi có điều
kiện khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém,
nhiều phong tục và tập quán lạc hậu, nền kinh tế
nghèo nàn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trong
năm 2007 có khoảng 1,4 tỉ người nhiễm giun đũa,
1 tỉ người nhiễm giun tóc và 1,2 tỉ người nhiễm
giun móc/mỏ. Trung tâm Hợp tác của WHO tại
Oxford ước tính có 214 triệu người nhiễm giun
đũa, 130 triệu người nhiễm giun tóc và ít nhất
98 triệu người nhiễm giun móc gây nhiều tác hại
về lâm sàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
29
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
con người, nhất là trẻ em, làm suy dinh dưỡng,
giảm khả năng phát triển về thể chất và trí tuệ
cũng như khả năng học tập, còn gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm như tắc ruột do giun, giun chui
ống mật..., thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp
hay gián tiếp dẫn đến tử vong [1]–[3].
Các loại giun kí sinh đường ruột phổ biến ở trẻ
em là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim,
giun lươn. . . Trong đó, nhiều trẻ bị nhiễm phối
hợp hai hoặc cả ba loại giun. Vì vậy, việc nhiễm
giun đường ruột là một trong những vấn đề cần
được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng.
Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm với
tập quán sinh hoạt, vệ sinh ăn uống thuận lợi cho
kí sinh trùng đường ruột lưu hành. Tỉ lệ nhiễm
kí sinh trùng có khác nhau giữa các vùng địa lí
và tập quán của từng vùng.
Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà
Vinh, huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh,
chiếm 60% tổng dân số toàn huyện, chủ yếu sinh
sống ở các xã vùng xa. Xã Tập Sơn thuộc huyện
Trà Cú có dân số khoảng 8.941 người, trong đó
trẻ em đang độ tuổi đi học dễ nhiễm bệnh giun kí
sinh đường ruột do tình trạng vệ sinh môi trường
còn nhiều bất cập, rác thải sinh hoạt chưa được
thu gom đúng cách, người dân có thói quen ăn
rau sống, uống nước lã, đi chân đất. Bệnh giun
đường ruột tác hại đến mọi lứa tuổi, nhưng quan
trọng nhất vẫn là trẻ em ở các trường tiểu học.
Vì ở lứa tuổi này, học sinh (HS) thường bị suy
dinh dưỡng do đang qua thời kì phát triển mạnh
về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
đề tài này với mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc ở HS Trường Tiểu học Tập Sơn huyện Trà
Cú và HS tiểu học Trường Thực hành Sư phạm
Đại học Trà Vinh
2. Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
tỉ lệ nhiễm giun đường ruột
Chúng tôi nhận thấy cần biết được tình hình
nhiễm giun kí sinh đường ruột ở HS tiểu học
tại Trà Vinh để có cơ sở đề ra biện pháp phòng
chống cụ thể, khả thi, đóng góp thêm cho chương
trình phòng chống kí sinh trùng đường ruột đang
triển khai trên phạm vi cả nước trong mục tiêu
sức khỏe cho mọi người và làm nền móng cho
các nghiên cứu sâu hơn về sau này.
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Theo điều tra của WHO (1998), tính chung
trên thế giới có 1,4 tỉ người nhiễm giun đũa, 1,3
tỉ người bị nhiễm giun móc/mỏ và 1 tỉ người bị
nhiễm giun tóc, trong đó trẻ em 6-12 tuổi có tỉ
lệ nhiễm cao nhất [1].
Theo kết quả nghiên cứu của Mangali A tại
Indonesia bằng phương pháp Kato – Katz và
Harada Mori, Formaline Ether, tỉ lệ nhiễm giun
móc là 8,8% [4]. Kết quả nghiên cứu của Feng
Zeng tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ghi nhận tỉ
lệ nhiễm giun móc là 60,9% [5]. Tuy nhiên, cả
hai tác giả chỉ nghiên cứu giun móc nên chưa
nghiên cứu được tỉ lệ nhiễm giun tóc và giun
đũa. Phương pháp nghiên cứu của hai công trình
cũng tốn nhiều thời gian, dụng cụ.
Tại Tyrol, Autralia, kết quả thống kê tình hình
nhiễm giun đường ruột cho thấy tỉ lệ nhiễm ngày
càng giảm: 26% (1945), 0.98% (1985), 0,24%
(1990-2000). Tác giả giải thích do Australia là
một nước có điều kiện kinh tế xã hội phát triển,
mức sống người dân cao, người dân có ý thức giữ
gìn vệ sinh tốt. Đồng thời, có thể do điều kiện
môi trường không thuận lợi cho giun phát triển
nên tỉ lệ nhiễm giun thấp [6].
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, có
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mặt khác, một số
địa phương ở Việt Nam có nền kinh tế chưa phát
triển, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. . . Tất
cả những yếu tố đó tạo điều kiện cho bệnh giun
truyền qua đất tồn tại và phát triển.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Ngọc Ánh
tại xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, Bến Tre (2013),
tỉ lệ nhiễm giun chung là 7,8%, đa số là nhiễm
giun móc (77,8%), giun đũa (14,8%), giun tóc
(7,4%), tất cả các trường hợp đều là đơn nhiễm
[7]. Tác giả đã trình bày được tỉ lệ nhiễm từng
loại giun ở các em học sinh tuy nhiên tác giả chỉ
nghiên cứu ở một trường nông thôn và không so
sánh được tỉ lệ nhiễm giun giữa nông thôn và
thành thị.
Theo kết quả điều tra của Vũ Thị Bình Phương,
tỉ lệ nhiễm giun ở 6.570 bệnh nhân đến khám và
điều trị tại Trường Đại học Y Thái Bình là 44,2%
[8]. Tuy tác giả đã nêu được tỉ lệ nhiễm giun trên
bệnh nhân nhưng chưa so sánh tỉ lệ nhiễm giun
giữa người lớn và trẻ em cũng như chưa so sánh
được tỉ lệ nhiễm giữa nông thôn và thành thị.
Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy công trình
nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nhiễm
30
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
giun đường ruột ở HS tiểu học trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
A. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang.
Cỡ mẫu:
Theo phương pháp tính cỡ mẫu tối thiểu cho
một nghiên cứu ngang mô tả, số cá thể cần khảo
sát cho một điểm nghiên cứu để xác định tỉ lệ
nhiễm giun là:
n =
Z2
1−
∂
2
× P (1− P )
d2
Trong đó:
n: là số mẫu cần có.
P = trị số mong muốn tỉ lệ, dựa X trên nghiên
cứu của Vũ Thị Bình Phương. Lấy P = 0,442 [8].
d: là độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,05).
Z2(1-α/2) = 1,962 = hệ số tin cậy.
Thế các giá trị trên vào công thức tính cỡ mẫu,
ta tính được cỡ mẫu nghiên cứu là n = 380. Để
giảm sai số, cỡ mẫu được cộng thêm 5% (19 HS).
Vậy mỗi điểm nghiên cứu có 400 em. Cỡ mẫu
cần điều tra xét nghiệm phân ở hai điểm là: 400
HS x 2 điểm = 800 HS.
Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên phân
tầng và phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu:
- Toàn bộ HS từ lớp 1 đến lớp 5 tại Trường
Tiểu học Tập Sơn và HS tiểu học Trường Thực
hành Sư phạm Đại học Trà Vinh có mặt tại thời
điểm nghiên cứu.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Có mẫu phân đạt yêu cầu
- Trả lời đầy đủ vào bảng câu hỏi soạn sẵn
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Uống thuốc tẩy giun trong vòng sáu tháng.
- Không thuộc nhóm HS tiểu học
- Không có mặt tại thời điểm nghiên cứu
- Mẫu phân không đạt yêu cầu
B. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm
2017 đến tháng 6 năm 2018. Mẫu phân được thu
thập từ 800 HS tiểu học ở hai trường là Trường
Tiểu học Tập Sơn và Trường Thực hành Sư phạm.
C. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập mẫu phân
- Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn để ghi
tên, tuổi, mã số (cộng tác viên phải ghi đầy đủ
các thông tin trước khi phát cho từng HS).
- Cộng tác viên hướng dẫn tỉ mỉ cho HS lớp 4
và lớp 5 cách lấy phân; còn HS lớp 1, lớp 2 và
lớp 3 hướng dẫn phụ huynh lấy.
- Hướng dẫn HS sau khi lấy mẫu phân sẽ cho
vào lọ chứa dung dịch F2AM và lắc để phân tan.
- Hẹn HS nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào
ngay sáng hôm sau, cộng tác viên kiểm tra số
lượng phân của mỗi lọ bệnh phẩm, mã số của
từng người, thu lại và bàn giao cho nhóm xét
nghiệm ngay buổi sáng hôm đó.
Kỹ thuật KAP
- Phát phiếu khảo sát cho tất cả phụ huynh của
HS trong nhóm nghiên cứu.
- Để hạn chế sai số, chúng tôi tập huấn kĩ năng
thành thạo cho các điều tra viên của đội nghiên
cứu và trước khi phát phiếu khảo sát KAP, điều
tra thử 15 phụ huynh bất kì để hoàn chỉnh kĩ
năng hoặc sửa đổi câu hỏi cho phù hợp với hiểu
biết của phụ huynh.
Các biến số được khảo sát trong nghiên cứu:
(Bảng 1 và Bảng 2)
D. Phương pháp xét nghiệm mẫu
Sử dụng kĩ thuật soi phân trực tiếp với nước
muối sinh lí NaCl 0,85%.
Cách tiến hành:
- Trên một tấm lame sạch, khô, dùng bút chì
sáp chia lame ra làm ba phần. Hai phần bằng
nhau và phần nhỏ ghi tên người được xét nghiệm
(XN).
- Dùng pipette nhựa hút hai giọt phân đã bảo
quản trong dung dịch F2AM lên lam kính. Một
giọt ở ô giữa và một giọt ở ô cuối.
- Sau đó bỏ pipette nhựa vào dung dịch sát
trùng, phủ lamelle lên hai giọt phân và khảo sát
kính hiển vi.
- Mỗi mẫu chia làm hai tiêu bản để hạn chế
âm tính giả.
31
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Bảng 1: Nhóm biến số phụ thuộc
Nhóm biến số Tên biến số Định nghĩa phân loại Loại biến số Kĩ thuật thu thập
Nhóm biến số phụ thuộc
Nhiễm giun đũa Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun tóc Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun móc/mỏ Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 2 loại giun Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 3 loại giun Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Bảng 2: Nhóm biến số độc lập
Nhóm biến số Tên biến số Định nghĩa phân loại Loại biến số Kỹ thuật thu thập
Nhóm biến số độc lập
Tuổi Được tính theo dương lịch Liên tục Bộ câu hỏi
Giới Nam hoặc Nữ Nhị phân Bộ câu hỏi
Ăn rau sống Thực hành của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
Uống nước lã Thực hành của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
Rửa tay trước khi ăn Thực hành của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
Rửa tay sau khi đi đại tiện Thực hành của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
Đi chân đất Thực hành của đối tượng Danh định Bộ câu hỏi
Sử dụng hố xí Thực hành của đối tượng Danh định Bộ câu hỏi
Biết đường lây truyền của giun Kiến thức của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
Biết tác hại của nhiễm giun Kiến thức của đối tượng Phân loại Bộ câu hỏi
E. Phương pháp đánh giá kết quả
Xác định tỉ lệ nhiễm giun:
F. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục
vụ sức khoẻ cộng đồng.
- Đối tượng nghiên cứu hiểu rõ và đồng ý hợp
tác trong nghiên cứu.
- Không can thiệp và không có bất kì tác động
có hại nào lên bệnh nhân.
- Kiến nghị phòng chống giun cho HS tiểu học
từ kết quả nghiên cứu.
G. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0.
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
- Tổng số mẫu thu thập: 800 mẫu
- Tỉ lệ nhiễm giun đường ruột tại Trường Tiểu
học Tập Sơn là 8,8%, Trường Thực hành Sư phạm
là 0,0%. Chủ yếu là giun móc.
32
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm giun
Trường Mẫu XN
Giun đũa Giun tóc Giun tóc
n % n % n %
Tập sơn 400 0 0,0 0 0,0 35 8,8
THSP 400 0 0 0 0 0 0
Chung 800 0 0,0 0 0,0 35 4,4
(Nguồn: tác giả khảo sát)
Tỉ lệ nhiễm giun ở Trường Tiểu học Tập Sơn
là 8,8%, trong đó nhiễm giun đũa và giun tóc là
0,0%, nhiễm giun móc là 8,8%, cao hơn Trường
Thực hành Sư phạm (8,8% so với 0,0%). Kết
quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Ánh tại Bến Tre [7] trên đối tượng
là HS tiểu học về tỉ lệ nhiễm giun chung (8,8%
so với 7,8%). Trong đó, tỉ lệ nhiễm giun móc
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (100%
so với 77,8%), còn nhiễm giun đũa và giun tóc
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn (0,0%
so với 14,8% và 7,4%). Nguyên nhân có thể là
do sinh địa cảnh của tỉnh Bến Tre và của Trà
Vinh tương tự nhau và người dân đều có một số
đặc điểm giống nhau như thói quen tiếp xúc đất
và sử dụng hố xí không hợp vệ sinh. Tuy nhiên,
nhiễm giun chung của chúng tôi thấp hơn kết quả
điều tra của Vũ Thị Bình Phương [8] (8,8% so
với 44,2%) và cao hơn kết quả điều tra tại Tyrol,
Autralia [6].
So sánh tỉ lệ nhiễm giun giữa hai trường, chúng
tôi nhận thấy tỉ lệ nhiễm giun ở Trường Tiểu học
Tập Sơn cao hơn Trường Thực hành Sư phạm
(8,8% so với 0,0%). Nguyên nhân có thể do HS
ở Trường Thực hành Sư phạm có điều kiện kinh
tế tốt hơn các HS ở Trường Tiểu học Tập Sơn.
Mặt khác, đa số HS ở Trường Tiểu học Tập Sơn
là dân tộc thiểu số và sống ở vùng sâu, vùng xa,
không đủ điều kiện tiếp cận với chương trình y
tế quốc gia về phòng chống giun đường ruột và
còn tồn tại một số thói quen ảnh hưởng trực tiếp
đến nhiễm giun ở HS như không mang dép khi
đi ruộng, câu cá, chăn bò, đá bóng. . . và một số
em còn đi cầu trực tiếp lên mặt đất.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tỉ
lệ nhiễm giun giữa hai độ tuổi ở Trường Tiểu học
Tập Sơn. Nhóm tuổi 10 -11 tuổi có tỉ lệ nhiễm ... 4%) 765 (95,6%) 800 (100%)
P=0,002
Tiếp xúc đất
Có 22 (3,8%) 557 (96,2%) 579 (100%)
Không 13 (5,9%) 208 (94,1%) 221 (100%)
Tổng 35 (4,4%) 765 (95,6%) 800 (100%)
P=0,245
Ăn rau xanh
Có 31 (5,3%) 553 (94,7%) 584 (100%)
Không 4 (1,9%) 212(98,1%) 216 (100%)
Tổng 35 (4,4%) 765 (95,6%) 800 (100%)
P=0,033
Rửa tay hợp vệ sinh
Có 33 (4,2%) 750 (95,8%) 783 (100%)
Không 2 (11,8%) 15 (88,2%) 17 (100%)
Tổng 35 (4,4%) 765 (95,6%) 800 (100%)
P=0,168
Uống nước đun sôi
Có 27 (4,8%) 537 (95,2%) 564 (100%)
Không 8 (3,4%) 228 (96,6%) 236 (100%)
Tổng 35 (4,4%) 765 (95,6%) 800 (100%)
P=0,452
(Nguồn: tác giả khảo sát)
Phan Tấn Hùng [10], tác giả cho rằng việc các
HS đi cầu bừa bãi và sân trường chủ yếu là đất
cát là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ
lệ nhiễm ô nhiễm do trứng giun. Ở Trường Tiểu
học Tập Sơn, tuy hố xí ở trường học được xây
dựng kiên cố, vệ sinh nhưng các HS không đi vệ
sinh ở đây do thiếu nước mà chủ yếu đi ở rẫy
mía và cầu cây gần trường học. Như vậy, hố xí
không sử dụng được cùng với thói quen dùng hố
xí rất thấp, cũng có nghĩa là vấn đề nhận thức
của các HS chưa thật sự cao, không đủ chuyển
hóa thành hành động đúng. Mặt khác, sân trường
là sân đất do đó ô nhiễm đất do trứng giun là tất
yếu. Trong khi đó, ở Trường Thực hành Sư phạm,
hố xí được xây dựng kiên cố, nguồn nước tương
đối đầy đủ và ý thức của các HS về việc vệ sinh
cá nhân cao do phụ huynh của các HS đa số là
cán bộ công tác tại một số cơ quan trên địa bàn
Thành phố Trà Vinh, hơn nữa ý thức của các HS
cao còn do sự tập huấn từ phía nhà trường nên
tỉ lệ nhiễm giun của các HS là rất thấp. Kết quả
điều tra của Nguyễn Châu Thành [11] cho thấy
HS có gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh có tỉ
lệ nhiễm giun thấp hơn những HS có gia đình
sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, sự khác biệt
này là có ý nghĩa thống kê. Tác giả cho rằng do
việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh kết hợp
với hiểu biết không đầy đủ về nhiễm giun nên tỉ
lệ nhiễm giun móc/mỏ cao. Kết quả nghiên cứu
của Lê Khánh Thuận và cộng sự [12] về sự phân
bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền trung
Việt Nam nhận thấy nhiễm giun móc khá cao ở
những vùng này là do việc sử dụng hố xí không
đủ, không hợp vệ sinh, tập quán đi ngoài ra các
bãi biển, bãi cát làm tăng thêm sự lây nhiễm của
ấu trùng giun móc. Như vậy, kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên, có sự
tương quan giữa việc sử dụng hố xí không hợp
vệ sinh với tỉ lệ nhiễm giun móc.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) giữa tỉ lệ nhiễm giun và thói quen tiếp
xúc đất. Nhóm trẻ không tiếp xúc đất có tỉ lệ
nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ tiếp xúc đất (5,9%
so với 3,8%). Trong đó, tại Trường Tiểu học Tập
Sơn, tỉ lệ HS tiếp xúc đất là 78%, so với Trường
Thực hành Sư phạm là 17%. Ở Trường Tiểu học
35
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Tập Sơn, các HS vẫn còn giữ các thói quen đi
chân đất trong các hoạt động hằng ngày như nhảy
dây, bắn bi, đá bóng, đi vệ sinh. . . Mặt khác, sân
trường chủ yếu là sân đất cho nên việc HS đi chân
đất trên các bề mặt đất xốp ẩm tạo điều kiện cho
ấu trùng giun móc xâm nhập qua da gây bệnh;
còn ở Trường Thực hành Sư Phạm, sân trường
đã được lót gạch khang trang và thói quen mang
giày khi đi học làm cho HS khó bị nhiễm hơn các
bạn ở Trường Tiểu học Tập Sơn. So với kết quả
điều tra của YBLIU ARUL [13], việc người dân
không di giày dép thường xuyên trong lao động
làm cho tỉ lệ nhiễm giun tăng cao. Tác giả giải
thích do đặc điểm thổ nhưỡng của đất đỏ bazan
rất dính vào mùa mưa, khó đi nên để đi lại dễ
dàng hơn người dân thường không đi giày dép
trong lao động. Đây là yếu tố nguy cơ nhiễm
giun móc/mỏ. Các tác giả Nguyễn Thị Quỳnh
Lưu và cộng sự [14] điều tra tình hình nhiễm
giun đường ruột ở huyện Củ Chi cũng nhận định
người có thói quen tiếp xúc đất có nguy cơ nhiễm
giun cao gấp hai lần người không có thói quen
tiếp xúc đất. Có sự khác biệt với nghiên cứu của
chúng tôi về ý nghĩa thống kê, điều này có thể
là do phụ huynh HS không thể quản lí được các
hoạt động của các HS khi các HS học ở trường
như nhặt rác bằng tay trần, đi tiêu trên đất, không
mang dép khi đi đá bóng, bắn bi. . . nên điền vào
phiếu khảo sát kém khách quan về thói quen tiếp
xúc đất của HS.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa
tỉ lệ nhiễm giun và thói quen ăn rau sống. Nhóm
trẻ ăn rau sống có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn nhóm
trẻ không ăn rau sống (5,3% so với 1,9%). Do
đặc thù ở xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, người dân
chủ yếu trồng hoa màu, rau cung cấp cho bữa
ăn chủ yếu là tự trồng và thói quen đi chân đất,
không sử dụng bao tay của người khi hái rau là
một trong những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện
cho ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập qua da gây
bệnh. Mặt khác, họ không sử dụng một số dung
dịch thông dụng để rửa rau. Đối với Trường Thực
hành Sư phạm, HS ăn rau được mua tại các chợ
trên địa bàn Thành phố Trà Vinh. Sau khi về,
rau được rửa với nước muối và ngâm trong nước
khá lâu nên khả năng nhiễm giun thấp hơn nhiều.
So với kết quả điều tra của Nguyễn Châu Thành
[11] tại ĐăkLăk, tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm HS
thường xuyên ăn rau sống và tỉ lệ nhiễm giun ở
nhóm HS không ăn rau sống là tương tự nhau
(36,22% so với 36,25%). So sánh với nghiên cứu
của chúng tôi về thói quen ăn rau sống và tỉ lệ
nhiễm giun, nhóm HS ăn rau sống trong nghiên
cứu của chúng tôi có tỉ lệ nhiễm giun thấp hơn
(36,22% so với 5,3%), tỉ lệ nhiễm giun ở nhóm
không ăn rau sống của chúng tôi cũng thấp hơn
(1,9% so với 36,25%). Cũng theo Nguyễn Châu
Thành, có 94,2% HS không ăn rau sống so với
nghiên cứu của chúng tôi có 90,25% HS có thói
quen ăn rau sống vì ở đây người dân chủ yếu
trồng cà phê và các cây công nghiệp lâu năm.
Còn ở địa bàn nghiên cứu của chúng tôi, người
dân chủ yếu trồng hoa màu, trồng mía và nuôi
cá nước ngọt.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) giữa tỉ lệ nhiễm giun và thói quen rửa
tay hợp vệ sinh. Nhóm trẻ rửa tay không hợp vệ
sinh có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ rửa
tay hợp vệ sinh (11,8% so với 4,2%). Nguyên
nhân là do ở Trường Tiểu học Tập Sơn có bồn
rửa tay thông dụng nhưng không có xà phòng
nên HS chủ yếu rửa bằng nước giếng chưa qua
xử lí, một số em còn rửa tay bằng nước ở các
ao hồ quanh trường học không hợp vệ sinh làm
tăng nguy cơ nhiễm giun móc. Tại Trường Thực
hành Sư phạm, bồn rửa tay của HS được trang bị
xà phòng rửa tay nhanh nên toàn bộ HS đều rửa
tay ở đó, làm giảm nguy cơ nhiễm giun. So với
kết quả điều tra của Khúc Thị Tuyết Hường [9],
64,5% trẻ bị nhiễm giun không rửa tay thường
xuyên và 50,8% trẻ bị nhiễm giun có rửa tay
thường xuyên. Theo kết quả điều tra của YBLIU
ARUL [13], những người không rửa tay thường
xuyên trước khi ăn và sau khi đi đại tiện có tỉ
lệ nhiễm giun đũa cao hơn những người thường
xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Kết
quả của hai tác giả trên là phù hợp với nghiên
cứu của chúng tôi, có thể là do điều kiện khí hậu
và vệ sinh môi trường ở khu vực nghiên cứu của
chúng tôi và các khu vực trên gần giống nhau.
Tuy nhiên, theo Carme B et al. [15], tại Ấn Độ,
tỉ lệ nhiễm giun móc cao liên quan đến đi chân
đất, ít khi xâm nhập qua tay.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05) giữa tỉ lệ nhiễm giun và thói quen uống
nước đun sôi. Nhóm trẻ có thói quen uống nước
đun sôi có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ
không có thói quen uống nước đun sôi (4,8% so
với 3,4%) do đặc thù giun móc chỉ xâm nhập
qua da không xâm nhập qua đường ăn uống nên
không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm giun và thói
36
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
quen uống nước đun sôi giữa hai trường. So với
kết quả điều tra của YBLIU ARUL [13], những
người thường xuyên uống nước lã có tỉ lệ nhiễm
giun đũa cao hơn những người không uống nước
lã. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Mặt
khác, tác giả cho rằng những yếu tố như uống
nước lã, rửa tay trước khi ăn sau khi đi đại tiện
chưa có liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ.
Kết quả này không tương quan với nghiên cứu
của chúng tôi là do giun đũa lây qua đường tiêu
hóa còn giun móc xâm nhập qua da. Theo kết quả
của Phan Tấn Hùng [10], đánh giá hiểu biết của
HS về phòng chống giun truyền qua đất, 100%
HS cho rằng nên dùng nước sạch và thức ăn nấu
chín. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 70,5%
HS cho rằng nên dùng nước đun sôi và 29,5%
không dùng nước đun sôi. Như vậy, tỉ lệ HS cho
rằng nên dùng nước sạch của tác giả trên cao hơn
chúng tôi.
Như vậy, theo chúng tôi tình hình nhiễm giun
móc cao ở Trường Tiểu học Tập Sơn là do thói
quen nghịch đất cát (78% đối tượng nghiên cứu
ở Trường Tiểu học Tập Sơn hay tiếp xúc với đất).
Tỉ lệ này là khá cao và cũng là nguyên nhân trực
tiếp làm tỉ lệ nhiễm giun móc cao tại trường này.
Ngoài ra, thói quen rửa tay không hợp vệ sinh,
ý thức sử dụng nhà vệ sinh kém và thói quen ăn
rau sống làm tăng nguy cơ nhiễm giun ở Trường
Tiểu học Tập Sơn. Về tỉ lệ nhiễm giun thấp, theo
chúng tôi không phải do ý thức vệ sinh cá nhân
của trẻ thấp mà là do trẻ đã hình thành thói quen
tẩy giun định kì hằng năm.
Về tỉ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun
đường ruột
Tất cả các trường hợp đều là đơn nhiễm giun
móc. Không ghi nhận được trường hợp nào đa
nhiễm từ hai loại giun trở lên.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm giun
đường ruột tại Trà Vinh, chúng tôi rút ra một số
kết luận như sau:
Tỉ lệ nhiễm giun tại Trường Tiểu học Tập Sơn
là 8,8% và Trường Thực hành Sư phạm là 0,0%.
Tất cả các trường hợp đều nhiễm giun móc và
không ghi nhận trường hợp nào nhiễm giun đũa
và giun tóc.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm giun
đường ruột:
- Thói quen nghịch đất và đi chân đất là yếu tố
nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến tỉ lệ nhiễm giun
móc/mỏ cao tại trường này. Ngoài ra, nhiễm giun
còn liên quan đến độ tuổi, dân tộc, thói quen ăn
rau sống, việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh
và kinh tế gia đình.
- Vấn đề vệ sinh cá nhân có thể không còn là
vấn đề nan giải của cộng đồng.
B. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một
số kiến nghị sau:
1. Cần điều trị giun hàng loạt định kì sáu tháng
một lần cho HS các dân tộc vùng sâu, vùng xa
xã Tập Sơn nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
2. Chú trọng các biện pháp tuyên truyền giáo
dục sức khỏe để nâng cao kiến thức, thái độ, thực
hành của HS về phòng chống các bệnh giun sán
nói chung và giun truyền qua đất nói riêng, nhất
là các vùng dân tộc ít người.
3. Vận động và khuyến khích tất cả hộ gia đình
sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
4. Tiến hành những nghiên cứu tiếp theo có
tính chất can thiệp và đánh giá hiệu quả sau can
thiệp đối với việc phòng và điều trị nhiễm giun
kí sinh đường ruột.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu, các Phòng, Khoa chức năng, Khoa Y
– Dược và các Bộ môn thuộc Trường Đại học
Trà Vinh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn ThS. Trần
Quốc Huy, người thầy với tấm lòng tận tụy, đã
nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này. Tôi xin gửi đến các Thầy, Cô
trong Bộ môn Xét nghiệm Y khoa và Khoa Y –
Dược, Trường Đại học Trà Vinh lời cảm ơn sâu
sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi
lời cảm ơn đến các bạn lớp Đại học Xét nghiệm
Y học khóa 2014 đã giúp đỡ tôi trong quá trình
xét nghiệm mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổ chức Y tế thế giới. Hướng dẫn công tác phòng
chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do
giun. Hà Nội: Nhà Xuất bản Y học Hà Nội; 2000.
37
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
[2] Đỗ Dương Thái, Nguyễn Thị Minh Tâm, Phạm
Văn Thân, Phạm Trí Tuệ, Đinh Văn Bền. Ký sinh
trùng và bệnh Ký sinh trùng ở người. Hà Nội: Nhà
Xuất bản Y học Hà Nội; 1974.
[3] Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn.
Đánh giá kết quả phòng chống Sốt rét và các bệnh
Ký sinh trùng năm 2007 và triển khai kế hoạch năm
2008 khu vực miền Trung-Tây nguyên. Báo cáo tại
Hội nghị Phòng chống Sốt rét và các bệnh Ký sinh
trùng; 2008.
[4] Mangali A, Syafruddin Sasabone P, Abadi K,
Hasegawa H, Toma T, Kamimura K, et al. Prevallence
of intestinal helminthic infections in Kao District,
north Halmahera, Indonesia. Southeast Asian J Trop
Med Public Health. 1994;p. 72–567.
[5] Feng Zeng. Tình hình dịch tễ hiện nay và phòng
chống các bệnh giun sán đường ruột và các bệnh ký
sinh trùng truyền qua thức ăn ở nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Tạp chí Phòng chống sốt rét và các
bệnh ký sinh trùng. 2000;p. 62–65.
[6] Tomaso H, Allerberger F, Dierich MP. Helminthic
infestations in the Tyrol, Austria. Clin Microbiol
Infection. 2001;p. 639–641.
[7] Nguyễn Ngọc Ánh, Dương Công Thịnh, Trương
Văn Lợi, Đỗ Tấn Hồng, Phạm Thị Kim Thoa, Trần
Thị Xuyến, et al. Đánh giá hiệu quả tẩy giun của
Albendazone ở học sinh tiểu học xã Tân Thủy, huyện
Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Y học Thành phố Hồ
Chí Minh. 2013;17(1):99–104.
[8] Vũ Thị Bình Phương, Hoàng Thị Út Trà, Nguyễn
Thị Duyên. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường
ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa Vi sinh -
ký sinh trùng Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ
2008-2010. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2012;16(1):7–10.
[9] Khúc Thị Tuyết Hường. Nghiên cứu thực trạng nhiễm
giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non
tại Thái Nguyên và kết quả tẩy giun bằng thuốc
Albendazole [Luận văn Thạc sĩ]. Trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên; 2009.
[10] Phan Tấn Hùng. Tình hình nhiễm Ascaris lum-
bricoides, Trichuris trichiura, Ancylostoma duoe-
nale/Necator americanus tại trường cấp I Y Wang
trên địa bàn thành phố Buông Mê Thuột và hiệu quả
điều trị liều duy nhất Mebendazone 500mg [Luận văn
Thạc sĩ]. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; 2009.
[11] Nguyễn Châu Thành. Đánh giá tình hình nhiễm giun
truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã thuộc
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk [Luận văn Thạc sĩ].
Trường Đại học Tây Nguyên; 2009.
[12] Lê Khánh Thuận, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn
Văn Chương, Nguyễn Văn Khá. Nghiên cứu
sự phân bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền
trung - Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học 1996 – 2000; 2000. Tr. 10-606.
[13] Ybliu Arul. Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ
nhiễm giun truyền qua đất ở người Ê Đê Buôn Buoorr
và Earang tỉnh Đăk Lăk năm 2007 – 2008 [Luận văn
Thạc sĩ]. Trường Đại học Tây Nguyên; 2007.
[14] Nguyễn Thị Quỳnh Lưu, Huỳnh Thị Tuyết Mai, Trần
Thụy Minh Nguyệt. Tình hình nhiễm giun đường ruột
lây truyền qua đất tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh [Luận văn tốt nghiệp]. Trung
tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế; 2003.
[15] Carme B, Bau P Motard A, Day C, Aznar C,
Moreau B. Intestinal parasitoses among Wajampi
Indians from French Guiana. Parasites. 2002;9(2):74–
176.
38

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ti_le_nhiem_giun_duong_ruot_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf