Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế trạm y tế xã, phường tại khu vực miền trung Việt Nam

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng đòi hỏi sự tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ

tại tuyến y tế cơ sở. Việc nâng cao năng lực chuyên môn của tuyến y tế cơ sở luôn là mục tiêu chiến lược của

ngành y tế. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của các

cán bộ y tế tại Trạm y tế xã, phường. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nhân viên các Trạm y tế đã được đào tạo trung bình 62,7 kỹ thuật chuyên

môn, chủ yếu về Hồi sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa và Phụ sản. Hơn 50% các Trạm đã được đào tạo 50-80%

kỹ thuật được quy định cho tuyến xã, phường. Nhu cầu đào tạo ở Trạm là rất lớn và đa dạng. Các nội dung có

nhu cầu đào tạo là làm việc nhóm, cận lâm sàng, y học gia đình và kỹ năng làm việc với cộng đồng. Phương

pháp đào tạo mong muốn là cầm tay chỉ việc. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy khoảng trống khá lớn trong việc

đào tạo chuyên môn của các Trạm y tế. Việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo liên tục theo nhu

cầu đào tạo của các nhân viên y tế tại tuyến cơ sở là rất cần thiết.

pdf 7 trang phuongnguyen 5760
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế trạm y tế xã, phường tại khu vực miền trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế trạm y tế xã, phường tại khu vực miền trung Việt Nam

Khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của nhân viên y tế trạm y tế xã, phường tại khu vực miền trung Việt Nam
74
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN 
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG 
TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Nguyễn Minh Tâm, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh 
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng đòi hỏi sự tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ 
tại tuyến y tế cơ sở. Việc nâng cao năng lực chuyên môn của tuyến y tế cơ sở luôn là mục tiêu chiến lược của 
ngành y tế. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đào tạo chuyên môn của các 
cán bộ y tế tại Trạm y tế xã, phường. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính 
và nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nhân viên các Trạm y tế đã được đào tạo trung bình 62,7 kỹ thuật chuyên 
môn, chủ yếu về Hồi sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa và Phụ sản. Hơn 50% các Trạm đã được đào tạo 50-80% 
kỹ thuật được quy định cho tuyến xã, phường. Nhu cầu đào tạo ở Trạm là rất lớn và đa dạng. Các nội dung có 
nhu cầu đào tạo là làm việc nhóm, cận lâm sàng, y học gia đình và kỹ năng làm việc với cộng đồng. Phương 
pháp đào tạo mong muốn là cầm tay chỉ việc. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy khoảng trống khá lớn trong việc 
đào tạo chuyên môn của các Trạm y tế. Việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo liên tục theo nhu 
cầu đào tạo của các nhân viên y tế tại tuyến cơ sở là rất cần thiết.
Từ khóa: năng lực, kỹ thuật chuyên môn, chăm sóc ban đầu
Abstract 
TRAINING PROVIDED AND TRAINING NEED ASSESSMENT 
AMONG HEALTH STAFF AT COMMUNE HEALTH CENTERS
 IN THE CENTRAL REGION OF VIETNAM
Nguyen Minh Tam, Le Ho Thi Quynh Anh 
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Primary care plays an important and strategic role in the health care systems. The increasing 
health care demands of the population require strengthening the capacity of healthcare service delivery 
at grassroots level. Improving the capacity of health staff at commune health centers is a strategic goal 
of the health sector to assure the equity in health care. Objectives: (1) To identify the training programs 
provided to the health staff at commune health centers of CHCs, and (2) To assess the training needs among 
physicians working at commune health centers. Methods: A mixed-method research study incorporating 
both quantitative and qualitative approach. Results: On average, health staff at commune health centers 
were trained 62.7 medical procedures, mostly on Resuscitation, Internal Medicine, Pediatrics and Obstetrics 
and Gynaecology. More than 50% of CHCs were trained 50-80% of medical procedures. The training needs of 
the physicians working at the CHCs were high and diverse. Subjects requested to be trained or retrained were 
related to team work training, laboratory diagnosis, family medicine, and community skills. Hands-on training 
is prefered compared to other training methods. Conclusion: The study shows a big gap in training health 
staff at commune health centers. There is a strong need to develop and implement a competency-based 
continuing medical education program based on training needs of primary healthcare providers. 
Key words: competency, medical procedure, primary care
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Tâm, email: dr.nmtam@gmail.com
- Ngày nhận bài: 3/10/2016; Ngày đồng ý đăng: 15/10/2016; Ngày xuất bản: 25/10/2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc ban đầu ngày càng đóng vai trò quan 
trọng và có vị trí chiến lược trong các hệ thống y tế. 
Trạm y tế (TYT) là đơn vị kĩ thuật y tế đầu tiên tiếp 
xúc với nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện các dịch 
vụ kĩ thuật, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện 
75
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
và phòng chống dịch bệnh, cung ứng thuốc thiết 
yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế 
hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe. 
Những thay đổi gần đây của ngành y tế Việt 
Nam, đặc biệt là sự phát triển các loại hình bảo 
hiểm và đẩy mạnh bảo hiểm y tế toàn dân đã tạo 
ra những chuyển biến tích cực về chất lượng khám 
chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu 
cầu chăm sóc của người dân ngày càng tăng và mô 
hình bệnh tật thay đổi theo chiều hướng phức tạp, 
năng lực cung ứng dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở vẫn 
còn hạn chế, chưa được chuyển đổi kịp thời để đáp 
ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân dẫn đến 
tình trạng quá tải một số bệnh viện tuyến trên và 
làm giảm tính hiệu quả của hệ thống y tế [3]. Một 
số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những lý do 
chính khiến người dân ít lựa chọn khám tại TYT là 
do không đủ tin tưởng vào trình độ chuyên môn của 
nhân viên y tế [10]. Điều này cho thấy việc củng cố 
hoạt động cũng như nâng cao năng lực chuyên môn 
của cán bộ y tế (CBYT) tại các Trạm y tế xã, phường là 
yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận của người dân 
đối với cơ sở y tế cũng như đảm bảo được sự công 
bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 
Nhằm cung cấp cơ sở bằng chứng cho việc nâng 
cao năng lực cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại Trạm y 
tế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát thực 
trạng và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế trạm 
y tế xã, phường tại khu vực miền Trung Việt Nam” 
với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng đào tạo chuyên 
môn của các Trạm y tế xã, phường ở một số tỉnh khu 
vực miền Trung Việt Nam; (2) Khảo sát nhu cầu đào 
tạo của nhân viên y tế hiện đang công tác tại Trạm 
y tế xã, phường ở một số tỉnh khu vực miền Trung 
Việt Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ y tế hiện đang 
giữ chức vụ quản lý của các TYT xã, phường trên địa 
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Khánh Hòa.
2.2. Thời gian nghiên cứu: 4/2015 – 9/2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định 
lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định 
lượng nhằm khảo sát các kỹ thuật chuyên môn đã 
được đào tạo theo địa phương và các chuyên ngành. 
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khảo sát 
thực trạng và nhu cầu đào tạo dựa trên chuẩn năng 
lực cần có của TYT.
2.4. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu: 
Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. 
Đối với nghiên cứu định lượng, chúng tôi tiến hành 
thu thập thông tin của 49 TYT xã, phường được chọn 
vào nghiên cứu. Riêng đối với nghiên cứu định tính, 
chúng tôi chọn mẫu có mục đích, chọn ngẫu nhiên 6 
Trưởng TYT ở mỗi huyện/thành phố tiến hành thảo 
luận nhóm. Tổng số thảo luận nhóm đã thực hiện là 
12 cuộc thảo luận. Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc 
thiết kế sẵn để tiến hành các cuộc thảo luận nhóm. 
Nghiên cứu định lượng được thực hiện sử dụng bộ 
câu hỏi thiết kế sẵn dựa vào nội dung phân tuyến 
chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế. 
2.5. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào phần 
mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 
18.0. Đối với số liệu định tính, số liệu được tổng hợp 
theo phương pháp ma trận mã hóa.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu 
được thực hiện sau khi được sự chấp thuận của Hội 
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh Trường Đại 
học Y Dược Huế.
3. KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng đào tạo chuyên môn của Trạm Y tế
Bảng 1. Kỹ thuật chuyên môn đã được đào tạo theo địa phương
Kỹ thuật chuyên môn đã được đào tạo 
(n = 49 TYT)
Số kỹ thuật trung 
bình 
< 50% 
n (%)
50 - 80%
n (%)
≥ 80%
n (%)
Thừa Thiên Huế (18 TYT) 66,4 3 (16,7) 14 (77,8) 1 (5,6)
Quảng Trị (14 TYT) 74,4 2 (14,3) 7 (50,0) 5 (35,7)
Khánh Hoà (17 TYT) 47,4 13 (76,5) 4 (23,5) 0 (0,0)
Tổng (49 TYT) 62,7 18 (36,7) 25 (51,0) 6 (12,2)
Nhận xét: Hơn 50% các Trạm được khảo sát đã được đào tạo 50 - 80% trong tổng số các kỹ thuật chuyên 
môn được Bộ Y tế quy định dành cho tuyến xã, phường. Ở tỉnh Khánh Hoà, đa số các TYT chỉ được đào tạo < 
50% tổng số các kỹ thuật chuyên môn dành cho tuyến xã, phường. 
76
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2. Kỹ thuật chuyên môn đã được đào tạo theo chuyên ngành
Kỹ thuật chuyên môn (n=49 TYT)
< 50% 50 - 80% ≥ 80%
n (%) n (%) n (%)
Hồi sức cấp cứu và chống độc (11 kỹ thuật) 0 (0,0) 4 (8,2) 45 (91,8)
Nội khoa (7 kỹ thuật) 2 (4,1) 13 (26,5) 34 (69,4)
Nhi khoa (12 kỹ thuật) 1 (2,0) 11 (22,4) 37 (75,5)
Da liễu (2 kỹ thuật) 28 (57,1) 1 (2,0) 20 (40,8)
Tâm thần (2 kỹ thuật) 9 (18,4) 8 (16,3) 32 (65,3)
Y học cổ truyền (14 kỹ thuật) 15 (30,6) 7 (14,3) 27 (55,1)
Gây mê hồi sức (3 kỹ thuật) 4 (8,2) 3 (6,1) 42 (85,7)
Ngoại khoa (10 kỹ thuật) 19 (38,8) 12 (24,5) 18 (36,7)
Bỏng (1 kỹ thuật) 7 (14,3) 0 (0,0) 42 (85,7)
Phụ sản (13 kỹ thuật) 2 (4,1) 1 (2,0) 46 (93,9)
Mắt (9 kỹ thuật) 17 (34,7) 16 (32,7) 16 (32,7)
Tai - Mũi - Họng (2 kỹ thuật) 5 (10,2) 9 (18,4) 35 (71,4)
Thăm dò chức năng (1 kỹ thuật) 12 (24,5) 0 (0,0) 37 (75,5)
Hoá sinh (8 kỹ thuật) 42 (85,7) 1 (2,0) 6 (12,2)
Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Di truyền (9 
kỹ thuật)
25 (51,0) 11 (22,4) 13 (26,5)
Vi sinh - Ký sinh trùng (5 kỹ thuật) 33 (67,3) 1 (2,0) 15 (30,6)
Nhận xét: Phần lớn NVYT tại các TYT xã, phường 
đã được đào tạo ≥ 80% các kỹ thuật chuyên môn về 
Hồi sức cấp cứu (91,8%), Nội khoa(75,5%), Nhi khoa 
(69,4%), Phụ sản (93,9%). Các kỹ thuật chuyên môn 
về Ngoại khoa, Mắt, Hoá Sinh, Vi sinh-Ký sinh trùng 
và các kỹ thuật về Huyết học - Truyền máu- Miễn 
dịch- Di truyền ít được đào tạo cho các NVYT tại các 
TYT xã, phường.
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy tại tuyến 
y tế cơ sở, các chương trình đào tạo lại bằng nguồn 
ngân sách nhà nước cho nhân viên y tế được duy trì 
thường xuyên định kỳ hằng quý hoặc hằng năm. 
“Các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức 
khoẻ ban đầu, sơ cấp cứu được tập huấn hằng năm” 
(TLN.QT.01)
Trong quá trình thảo luận nhóm, có nhiều ý kiến 
cho rằng các kiến thức chuyên khoa như Mắt, Tai 
Mũi Họng, Dược ít được cập nhật. Đa số các Bác sĩ 
đảm nhận vai trò Trưởng TYT cho rằng họ chưa được 
đào tạo bài bản về năng lực quản lý, một số ít bác sĩ 
đã được đào tạo quản lý y tế ngắn hạn tuy nhiên lại 
chưa được cập nhật và đào tạo lại.
“Có một vài bác sĩ trưởng Trạm được học lớp 
quản lý nhà nước 3 tháng nhưng cũng ít thôi”(TLN.
TTH.01)
Về hình thức đào tạo, phần lớn các bác sĩ tham 
gia thảo luận nhóm cho rằng chưa đa dạng, chủ yếu 
là các khoá đào tạo, tập huấn ngắn hạn do đó hiệu 
quả mang lại chưa cao.
“Các khoá học của bệnh viện mở cho anh em 
hữu ích chứ nhưng thời gian quá nhanh, học không 
kịp”(TLN.QT.01)
Một vấn đề tồn tại của việc đào tạo, cập nhật 
kiến thức cho nhân viên y tế tại Trạm được đề cập 
nhiều là Bảo hiểm xã hội chỉ chấp nhận thanh toán 
cho các dịch vụ/thủ thuật được thực hiện tại TYT 
nếu nhân viên có chứng chỉ thực hành dịch vụ/ thủ 
thuật đó. Theo đó, mặc dù TYT hoàn toàn có năng 
lực và trang thiết bị để thực hiện nhưng chưa được 
cấp giấy chứng nhận thực hành thì cũng không được 
77
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
thanh toán. Rất nhiều TYT có máy móc, trang thiết bị 
nhưng không sử dụng hoặc có sử dụng nhưng phải 
thu thêm lệ phí ngoài Bảo hiểm y tế.
“Mặc dù Trạm đã được trang cấp thêm thiết 
bị máy móc nhưng cán bộ của Trạm chưa được đào 
tạo chính quy để có chứng chỉ thực hành nên bảo 
hiểm y tế không thanh toán” (TLN.QT.01)
3.2. Nhu cầu đào tạo của các nhân viên y tế tại 
Trạm 
Thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm giữa các 
bác sĩ TYT cho thầy nhu cầu về đào tạo nâng cao 
năng lực của các bác sĩ tại Trạm y tế là rất cao.
“Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ, y bác sĩ tại 
Trạm rất cần thiết” (TLN.QT.02)
“Ở đây, kể cả bác sĩ mới nhất cũng muốn học rất 
nhiều thứ, kĩ thuật, thuốc thang..” (TLN.TTH.02)
Nhu cầu về đào tạo của các nhân viên y tế tại 
Trạm tập trung chủ yếu vào các kiến thức và kỹ năng 
về cận lâm sàng, sơ cấp cứu, đào tạo làm việc nhóm, 
năng lực quản lý 
“Cần đưa vào chương trình đào tạo các nội dung 
về chẩn đoán hình ảnh, cận lâm sàng vì nhu cầu 
người dân bây giờ đến khám bệnh không phải là về 
lâm sàng nữa, không có xét nghiệm thì họ ít tin, ” 
(TLN.TTH.01)
“Đào tạo theo nhóm, chuyên sâu thành từng 
nhóm, , đào tạo cả bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng để họ 
cùng chia sẻ với nhau công việc.” (TLN.TTH.01)
Bên cạnh đó, các kiến thức chuyên môn và kỹ 
năng làm việc với cộng đồng cũng là những nội dung 
mà các bác sĩ mong muốn được tập huấn, đào tạo lại.
“trong danh mục kỹ thuật chuyên môn của Bộ 
Y Tế có rất nhiều kĩ thuật Trạm không làm được như 
Phục hồi chức năng, Vật lý trị liệu, Y học cổ truyền, 
truyền máu, hóa sinh, vi sinh, Các thủ thuật nếu 
học ra mà lâu không làm thì chắc quên hết. Tức là 
hoàn thành danh mục kĩ thuật của Trạm, nên đào 
tạo các nội dung bám theo danh mục kĩ thuật.” (TLN.
KH.02)
 “Kiến thức về Y học dự phòng, kỹ năng truyền 
thông giáo dục sức khỏe cần được bổ sung khi làm 
việc tại tuyến cơ sở” (TLN.TTH.02)
Đặc biệt, có nhiều ý kiến cho rằng nhu cầu đào 
tạo về Y học Gia đình hiện nay là khá lớn và rất phù 
hợp với phạm vi hoạt động của tuyến Y tế cơ sở.
“Cho bác sĩ ở xã học tại chỗ về Y học gia đình 
rất tuyệt vời, vừa giúp củng cố và cập nhật kiến thức, 
đồng thời có chứng chỉ để hoạt động trong phạm vi 
rộng phù hợp với khu vực chuyên môn của mình, ở 
xã này có thể làm ở khác cũng được” ( TLN.TTH.02)
Hình thức đào tạo mong muốn: Hầu hết các bác 
sĩ ở Trạm mong muốn nhận được các khoá đào tạo 
trực tiếp, chú trọng đến thực hành. 
“Ở đây chủ yếu là thực hành, ví dụ châm cứu thì 
phải lên đó học để châm cứu được, rồi điện tim, siêu 
âmChứng chỉ thực hành thôi. Thích xem và học 
trực tiếp hơn” (TLN.QT.01)
“Đào tạo chú trọng vào thực hành, đào tạo trực 
tiếp tại bệnh viện tuyến tỉnh” (TLN.QT.01)
Khi đưa chủ đề về đào tạo theo hình thức online, 
đào tạo trực tuyến vào thảo luận thì có hai quan 
điểm trái chiều, một số bác sĩ mong muốn được đào 
tạo theo hình thức này để tiết kiệm thời gian học, 
một số khác cho rằng hình thức này không phù hợp 
với cán bộ tuyến y tế cơ sở. 
“Hiện tại các trường đang phát triển hệ thống 
đào tạo online, nếu được thì cho các BS học online 
rất tốt, tiết kiệm thời gian,, rất phù hợp với các bác 
sĩ trưởng trạm” (TLN.TTH.01)
“Chưa được tiếp cận với hình thức học online, 
khả năng sử dụng internet chưa tốt nên học trực tiếp 
vẫn tốt hơn.” (TLN.QT.01)
 Nhiều bác sĩ tham gia thảo luận nhóm mong 
muốn được tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn từ 
1 – 3 tháng, đào tạo tại chỗ. 
“Cập nhật thông tin phù hợp nhất là khóa ngắn 
hạn 3 tháng” (TLN.QT.01)
 “mình muốn đào tạo tại chỗ, qua tiếp xúc với 
người dân biết họ muốn thuốc nào, chăm sóc như 
thế nào, hồi xưa học 6 năm, cái gì cũng học, gặp 
nhiều bệnh mà mình chưa có kinh nghiệm nên mình 
muốn đào tạo tại chỗ.” (TLN.TTH.02)
Một số ý kiến đưa ra rằng không thích tham gia 
các khóa đào tạo chuyên môn do kinh phí hỗ trợ quá 
thấp, ảnh hưởng đến phần thu nhập thêm.
“Học là để về phục vụ cho nhân dân, thì Nhà nước 
phải cho kinh phí đi học, đi học đã mất tiền, không 
có tiền rồi mà về còn không tăng lương, không có gì 
hết thì càng mệt cho BS nữa, còn bỏ tiền túi ra đi học 
thì không đi nữa.”(TLN.TTH.01)
4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng đào tạo chuyên môn của các 
nhân viên y tế công tác tại Trạm y tế
Hiện nay, các chương trình đào tạo liên tục cho 
CBYT tuyến cơ sở chủ yếu tập trung vào các nội dung 
chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ ) như tiêm 
chủng mở rộng, làm mẹ an toàn, phòng chống suy 
dinh dưỡng, nhưng chưa thực sự chú trọng đến sự 
dịch chuyển của mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm 
sóc sức khỏe của người dân, đặc biệt là nhu cầu cao 
về quản lý mạn tính tại tuyến y tế cơ sở [9].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tại tuyến y tế cơ 
sở, các chương trình tập huấn, đào tạo lại vẫn được 
duy trì định kỳ hằng quý hoặc hằng năm với các nội 
dung liên quan đến các chương trình y tế quốc gia, 
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sơ cấp cứu. Khi thảo luận về nội dung đào tạo thì 
nhiều bác sĩ cho rằng các kiến thức thuộc chuyên 
khoa như Mắt, Tai – Mũi - Họng, Dược, Ngoại,  ít 
được cập nhật. Những ý kiến này phù hợp với kết 
quả từ nghiên cứu về tình hình đào tạo các dịch vụ 
kỹ thuật tại Trạm cho thấy tỷ lệ đào tạo các chuyên 
khoa trên còn khá thấp. Do vậy, cần bổ sung thêm 
các nội dung về chuyên khoa Mắt, Tai – Mũi - Họng, 
Ngoại khoa,  vào trong chương trình đào tạo, tập 
huấn cho các nhân viên y tế tại Trạm. Nghiên cứu của 
Vũ Mạnh Dương tại tỉnh Ninh Bình cũng cho kết quả 
tương tự, nội dung đào tạo chủ yếu là khám chữa 
bệnh và Bảo vệ bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia 
đình, trong khi đó tỷ lệ nhân viên được đào tạo về 
quản lý y tế là rất ít (2,4%). Tương tự, nguyện vọng 
của CBYT làm việc tại các TYT xã về đào tạo liên tục 
về khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%), 
quản lý y tế (39,5%), cao hơn so với các khóa học 
khác [4]. 
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy chất lượng 
chuyên môn của các y bác sĩ tại Trạm vẫn chưa đáp 
ứng được nhu cầu ngay cả xử trí các bệnh thông 
thường [10]. Đặc biệt kiến thức và thực hành về 
các bệnh mạn tính thường gặp trong cộng đồng của 
CBYT tại Trạm ở mức kém [7,10]. Các kỹ thuật y tế 
được phép thực hiện tại TYT theo Quyết định số 
23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế là một 
trong các yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng 
cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) của các TYT. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số 
109 kỹ thuật chuyên môn được quy định thực hiện 
tại Trạm thì các CBYT Trạm đã được đào tạo trung 
bình 62,7 kỹ thuật, thủ thuật. 
Hơn 50% trong số các Trạm được khảo sát đã 
được đào tạo từ 50-80% các kỹ thuật chuyên môn 
này, tỷ lệ này ở tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cao 
(77,8%). Tỷ lệ được đào tạo các kỹ thuật chuyên 
môn tại tỉnh Khánh Hoà tương đối thấp, 76,5% Trạm 
được khảo sát ở tỉnh này đã được đào tạo < 50% các 
kỹ thuật. 
Những số liệu trên đã cho thấy được một khoảng 
trống khá lớn trong thực trạng đào tạo của các CBYT 
ở tuyến y tế xã, phường. Cũng trong nghiên cứu này, 
phần lớn nhân viên y tế tại các Trạm y tế xã, phường 
đều đã được đào tạo ≥ 80% các kỹ thuật chuyên môn 
về Hồi sức cấp cứu (91,8%), Nội khoa (75,5%), Nhi 
khoa (69,4%), Phụ sản (93,9%). Các kỹ thuật chuyên 
môn về Ngoại khoa, Mắt, Hoá Sinh, Vi sinh - Ký sinh 
trùng mà các NVYT Trạm đã được đào tạo chiếm tỷ 
lệ khá thấp. Vì vậy, nhu cầu ưu tiên đào tạo các kỹ 
thuật chuyên môn còn thiếu hụt cho CBYT tại Trạm 
như kỹ thuật về ngoại khoa, các chuyên khoa lẻ, xét 
nghiệm, là rất cần thiết. 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống khá lớn 
giữa các nội dung được đào tạo và năng lực thực 
hiện các dịch vụ, kỹ thuật chuyên môn của các TYT 
[5]. Nguyên nhân không thực hiện được các dịch vụ 
còn lại là do thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa được 
đào tạo, tập huấn để cung ứng các dịch vụ đó (chiếm 
52,7%), hoặc do không có hoặc trang thiết bị đã cũ, 
hư hỏng không sử dụng được (chiếm 45,8%) [2]. Bên 
cạnh đó, việc thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật còn phụ 
thuộc vào tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người 
dân trên địa bàn và cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế.
Về hình thức đào tạo, phần lớn các bác sĩ tham 
gia thảo luận nhóm cho rằng chưa đa dạng, chủ yếu 
là các khoá đào tạo, tập huấn ngắn hạn do đó hiệu 
quả mang lại chưa cao. Kết quả thu được từ nghiên 
cứu cũng là phù hợp với Báo cáo của Bộ Y tế về tình 
hình đào tạo nguồn nhân lực y tế. 
4.2. Nhu cầu đào tạo của các nhân viên y tế 
công tác tại Trạm y tế
Hiện nay cùng với sự chuyển dịch của mô hình 
bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 
ngày càng cao hơn, việc tập trung đào tạo theo nhu 
cầu thực tế để giải quyết các ưu tiên CSSKBĐ, đa 
dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế là rất cần thiết. 
Kết quả nghiên cứu định tính của chúng tôi cho thấy 
hầu như tất cả các bác sĩ đều có nhu cầu được đào 
tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. 
Đào tạo y khoa đang chuyển dịch tiếp cận theo 
phương thức đào tạo dựa trên chuẩn năng lực. Theo 
đó, các chương trình đào tạo được xây dựng căn cứ 
vào nhu cầu chăm sóc của xã hội, chú trọng vào các 
kỹ năng cần có của một người thực hành y khoa như 
năng lực cung cấp dịch vụ, chăm sóc hướng bệnh 
nhân, tham vấn tư vấn, tính chuyên nghiệp trong 
y khoa và làm việc nhóm [6]. Thảo luận về các nội 
dung cần được đào tạo, chúng tôi thu thập được 
chủ yếu là các nội dung về cận lâm sàng, sơ cấp cứu, 
đào tạo làm việc nhóm, năng lực quản lý. Các bác sĩ 
Trạm cũng đề xuất nên xây dựng nội dung đào tạo, 
tập huấn căn cứ trên hoạt động KCB, danh mục dịch 
vụ kỹ thuật chuyên môn và các vấn đề thường gặp 
tại Trạm. 
Một trong những nguyên tắc quan trọng cho việc 
thực hiện mô hình cung ứng dịch vụ y tế lấy CSSKBĐ 
làm nền tảng là phải đảm bảo nguồn nhân lực y tế 
được đào tạo có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc 
ở tuyến ban đầu theo cách tiếp cận nhóm và CSSK 
dựa vào cộng đồng. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 
2015, các chương trình đào tạo cho tuyến y tế cơ sở 
đó phải được thiết kế theo cách bắt buộc các học 
79
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
viên phải có năng lực làm việc như một thành viên 
của nhóm đa ngành và chú trọng tới nội dung đào 
tạo theo cách tiếp cận của Y học gia đình [1]. Đây 
cũng là một điểm đáng lưu ý khi kết quả của chúng 
tôi cho thấy có khá nhiều ý kiến đề xuất đưa nội 
dung liên quan đến Y học gia đình vào chương trình 
đào tạo lại cho các bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở. Hiện 
có đã nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả 
của các chương trình đào tạo về chăm sóc ban đầu 
và Y học gia đình cho các bác sĩ tuyến cơ sở với việc 
cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng, 
giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của người dân 
hơn 85% [11]. Hơn nữa, đào tạo theo chuyên ngành 
Y học gia đình được đánh giá là phù hợp với phạm 
vi hoạt động và thực hành của các bác sĩ ở tuyến xã, 
phường.
Báo cáo phân tích thực trạng của ADB về vấn đề 
đào tạo nhân lực y tế cho thấy chất lượng các khoá 
đào tạo lại cho CBYT là chưa cao, chủ yếu giảng dạy 
về lý thuyết và ít có điều kiện thực hành [4]. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bác sĩ ở Trạm 
mong muốn nhận được các khoá đào tạo trực tiếp, 
chú trọng đến thực hành, đào tạo ngắn hạn từ 1 
– 3 tháng, đào tạo tại chỗ. Các chương trình đào 
tạo hoặc cập nhật kiến thức kéo dài 1-2 giờ giảng 
hoặc các khóa đào tạo thực hành, hội thảo chuyên 
đề thường được các nhân viên tuyến cơ sở mong 
muốn tham gia hơn [5]. Các ý kiến thảo luận khác từ 
nghiên cứu cũng là phù hợp với xu hướng đào tạo 
hiện nay trên thế giới là đào tạo dựa trên năng lực, 
chú trọng đến bối cảnh làm việc, lồng ghép lý thuyết 
và các kỹ năng đào tạo theo thực tế môi trường thực 
hành sau này [10]. 
Ngày nay, các chương trình đào tạo từ xa, đào 
tạo trực tuyến, thông qua Internet giúp tăng khả 
năng tiếp cận thông tin y khoa dựa trên bằng chứng 
được cập nhật liên tục, đặc biệt đối với những khu 
vực nông thôn hoặc những khu vực khó tiếp cận 
[10]. Trong quá trình thảo luận, chúng tôi cũng đã đề 
cập đến hình thức đào tạo này, một số bác sĩ ủng hộ 
hình thức đào tạo này để tiết kiệm thời gian học và 
việc đi lại. Tuy nhiên, cũng có một số khác cho rằng 
hình thức này không phù hợp với cán bộ tuyến y tế 
cơ sở vì không thành thạo sử dụng internet và hạn 
chế trong thực hành các kỹ năng lâm sàng. Do đó, 
muốn hình thức đào tạo trực tuyến này có hiệu quả 
hơn nữa, bên cạnh nâng cao kiến thức và kỹ năng 
lâm sàng, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc bổ 
túc các kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ 
tuyến cơ sở.
Một hạn chế trong việc thực hiện chính sách đào 
tạo liên tục đó là thiếu kinh phí, thiếu hỗ trợ kinh 
phí cho cán bộ tham gia đào tạo liên tục. Hiện nay, 
kinh phí đào tạo lại của Bộ Y tế còn hạn chế, do đó 
có nhiều CBYT có nhu cầu tham gia các khoá đào tạo 
nhưng không thể tham gia được. Vấn đề này cũng 
đã được phản ánh trong kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi. 
5. KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế của tuyến 
y tế cơ sở luôn là ưu tiên hàng đầu của các hệ thống 
y tế nhằm cải thiện chất lượng y tế và đảm bảo công 
bằng y tế. Việc phát triển các chương trình đào tạo 
dựa trên nhu cầu đào tạo và chuẩn năng lực chuyên 
môn, đồng thời đảm bảo sự sẵn có của các chương 
trình đào tạo này cho đội ngũ chăm sóc ban đầu là 
vấn đề rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi đã nêu được khoảng trống trong đào tạo chuyên 
môn cho nhân viên y tế tại các trạm y tế xã, phường 
và nhu cầu cao về đào tạo nâng cao năng lực chuyên 
môn, đặc biệt là các kỹ năng lâm sàng, cận lâm sàng, 
kỹ năng làm việc với cộng đồng, làm việc nhóm và Y 
học gia đình. Đây là cơ sở cho cho việc xây dựng và 
cung cấp các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân 
viên y tế tại các Trạm y tế xã, phường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2016), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 
năm 2015: Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 
năm 2011-2015, Nhà xuất bản Y học: Hà Nội;
2. Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế (2012), 
Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2011 và 
những giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh 
năm 2012, Hà Nội: 2012;
3. Vũ Mạnh Dương (2016), Đánh giá mô hình đội lưu 
động cụm xã nhằm cải thiện hoạt động khám chữa bệnh 
của Trạm Y tế tại 3 huyện của tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến 
sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 
2016;
4. Fields B, Duc N (2008), Health workforce training: 
Situation Analysis and Initial Identification of Opportunities 
for Program Support ADB, Vietnam, 2008;
5. Mario RS, Mariella B et al (2012), A training need 
analysis of health care providers within Malta’s Primary 
health department – a boon or a bane?, The Journal of 
the Malta College of Family Doctors, Volume 01 Issue 01 
8/2012, p12-17;
6. Nilima S, Chetna D et al (2016), Competency-
based medical education: An overview and application in 
pharmacology, Indian Journal of Pharmacology. 2016;48 
(Suppl 1):S5-S9. doi:10.4103/0253-7613.193312;
80
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
7. Trần Thị Nga, Mai Phương Thanh và Nguyễn Thị 
Thịnh (2011), “Thực trạng nhân lực trạm y tế xã một số 
huyện của tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Nghiên cứu Y học. 
Phụ trương 72(1), tr. 146-150;
8. Selman L, Robinson et al (2016), Improving 
confidence and competence of healthcare professionals 
in end-of-life care: an evaluation of the ‘Transforming End 
of Life Care’ course at an acute hospital trust, BMJ Support 
Palliat Care, 2016;6:231-36. 
9. Shiono B, Samuel N, Rebecca B et al (2014), 
Report of Training Needs Assessment for Community 
Health workers in South-South Geopolitical Region of 
Nigeria;
10. Lê Văn Thêm (2007), Thực trạng hoạt dộng của 
BS tại TYT xã và đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp 
nhằm nâng cao chất luợng hoạt dộng của TYT xã tỉnh Hải 
Dương, Luận án Tiến sĩ Y học, Ðại học Y Hà Nội;
11. WONCA (2013), The contribution of Family 
medicine to improving health systems, the 2nd edition, 
London: Radcliffe Publishing.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_thuc_trang_va_nhu_cau_dao_tao_chuyen_mon_cua_nhan_v.pdf