Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả và phân tích với mẫu nghiên cứu là 188 Bác sĩ và điều dưỡng
tại các khoa trọng điểm (Hồi sức, Sơ sinh, Tim mạch, Tiêu hóa, Thận nội tiết) của Bệnh viện Nhi Đồng 2. Số liệu
thu thập được xử lý theo phần mềm SPSS 17.0.
Kết quả: Phần lớn nhân viên y tế có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn và 31,4%
cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là
thường xuyên thực hành đúng cơ hội rửa tay; Kết quả khảo sát thực hành cho thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay của
điều dưỡng cao hơn bác sĩ (60,4% so với 49,6%); So sánh tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các khoa nhận thấy tỉ lệ
tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng ở khoa Hồi sức và Sơ sinh cao hơn các khoa khác. Tỉ lệ tuân thủ
rửa tay của bác sĩ ở khoa Hồi sức và Sơ sinh lần lượt là 74,7% và 82%, của điều dưỡng ở khoa Hồi sức và
Sơ sinh lần lượt là 71,9% và 70,3%.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 KHẢO SÁT THÁI ĐỘ VÀ SỰ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA TRỌNG ĐIỂM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2010 Mai Ngọc Xuân* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả và phân tích với mẫu nghiên cứu là 188 Bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm (Hồi sức, Sơ sinh, Tim mạch, Tiêu hóa, Thận nội tiết) của Bệnh viện Nhi Đồng 2. Số liệu thu thập được xử l ý theo phần mềm SPSS 17.0. Kết quả: Phần lớn nhân viên y tế có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn và 31,4% cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là thường xuyên thực hành đúng cơ hội rửa tay; Kết quả khảo sát thực hành cho thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng cao hơn bác sĩ (60,4% so với 49,6%); So sánh tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các khoa nhận thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng ở khoa Hồi sức và Sơ sinh cao hơn các khoa khác. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của bác sĩ ở khoa Hồi sức và Sơ sinh lần lượt là 74,7% và 82%, của điều dưỡng ở khoa Hồi sức và Sơ sinh lần lượt là 71,9% và 70,3%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa trọng điểm của Bệnh viện Nhi Đồng 2 chưa cao. Để tăng cường sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế cần xây dựng chiến dịch tăng cường rửa tay. Chiến dịch này cần sự quan tâm và hỗ trợ xuyên suốt của Ban giám đốc; sự phối hợp chặt chẽ của Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, mạng lưới Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn tại khoa phòng và tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Từ khóa: rửa tay, tuân thủ rửa tay, nhiễm khuẩn bệnh viện. ABSTRACT SURVEY OF HAND HYGIENE ATTITUDE AND COMPLIANCE OF DOCTORS AND NURSES OF THE PRINCIPAL DEPARTMENTS AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 IN 2010 Mai Ngoc Xuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 218 – 226 Objectives: To audit hand hygiene attitude and compliance of doctors and nurses in the principal departments of Children’s Hospital 2 in 2010. Method: A cross-sectional, descriptive and analytical study was conducted on 188 Doctors and Nurses in the principal departments of Children’s Hospital No2. Statistical data collection was processed by SPSS 17. 0 for Windows. Results: Most of HCWs have claimed to have the right attitude towards and comply with hand hygiene practice: 63.8% of them has always and 31.4% has often done so when having the opportunities. However, in reality, only 17.6% has always and 13.8% has often done so. Compliance audit results found that Nurses’ hand hygiene compliance rate is higher than Doctors’ (60.4% as opposed to 49.6%). Hand hygiene compliance rates of Doctors and Nurses of the ICU and Newborn Departments are higher than the others; which was recorded at * Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: CN Mai Ngọc Xuân, ĐT: 0978032141, Email: xuanngocmai@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 74.7% and 82% for Doctors in the ICU and Newborn Depts and at 71.9% and 70.3% for Nurses. Conclusions: This result demonstrates that hand hygiene compliance of HCWs in the principal departments at Children’s Hospital 2 is not high. To improve this, a campaign of hand hygiene practice should be launched. The hand hygiene campaign needs to be carefully and regularly supported by the hospital Director Board and requires a high level of co-operation between the Infection Control Department, Infection Control network and all the HCWs in the hospital. Key words: hand hygiene (hand washing), hand hygiene compliance, hospital infections. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nguyên nhân gây NKBV phần lớn là do sự lây truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua bàn tay của NVYT(2,7,10). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và những tổ chức y tế khác đã chứng minh rằng rửa tay trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV(11). Dù có nhiều bằng chứng cho rằng rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa NKBV nhưng tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT còn rất thấp(1,6,9). Những lý do mà NVYT không tuân thủ rửa tay là: công việc quá tải, quá bận rộn không có thời gian; dung dịch rửa tay làm khô tay, gây kích ứng da; không thấy tay dơ; thiếu phương tiện rửa tay; rửa tay mất thời gian. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát thái độ và thực hành rửa tay của Bác sĩ và Điều dưỡng tại các khoa trọng điểm Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ thái độ tuân thủ rửa tay của Bác sĩ và Điều dưỡng. Xác định tỷ lệ thực hành tuân thủ rửa tay của Bác sĩ và Điều dưỡng. Xác định tỷ lệ thực hành rửa tay đúng của Bác sĩ và Điều dưỡng. Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ thực hành rửa tay của Bác sĩ và Điều dưỡng với các yếu tố: giới tính, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang, mô tả. Thời gian Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010. Địa điểm 5 khoa trọng điểm của Bệnh viện Nhi Đồng 2: Hồi sức, Sơ sinh, Tim Mạch, Tiêu hóa, Thận nội tiết. * Ghi chú: 5 khoa trọng điểm là 5 khoa có tỷ lệ NKBV đứng đầu theo điều tra cắt ngang NKBV tại BV Nhi Đồng 2 qua 3 năm liền: 2007, 2008 và 2009. Đối tượng nghiên cứu Bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Đồng 2 đang công tác lâm sàng tại 5 khoa trọng điểm của BV Nhi Đồng 2 từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010. Cỡ mẫu Lấy mẫu toàn bộ. Tiêu chí chọn vào Bác sĩ, điều dưỡng là nhân viên chính thức của BV Nhi Đồng 2 và đang làm việc tại các khoa trọng điểm trong thời gian nghiên cứu. Bác sĩ, điều dưỡng có làm công tác chuyên môn, tiếp xúc với bệnh nhân theo 5 thời điểm của WHO và 2 thời điểm khuyến cáo của BYT: - Trước khi tiếp xúc bệnh nhân. - Trước khi làm thủ thuật. - Sau khi tiếp xúc bệnh nhân. - Sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 - Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh bệnh nhân. - Sau khi cởi găng. - Khi chuyển từ vùng nhiễm sang vùng sạch trên cùng 1 bệnh nhân. Tiêu chí loại trừ Bác sĩ, điều dưỡng không phải là nhân viên của BV Nhi Đồng 2 (nhân viên thực tập) và bác sĩ, điều dưỡng làm công tác hành chánh, không tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân. Phương pháp thu thập số liệu Quan sát Quan sát và điền vào bảng kiểm. Việc khảo sát sự tuân thủ rửa tay được tiến hành song song với công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên, thực hiện bởi giám sát viên của khoa KSNK. Mỗi bác sĩ/điều dưỡng được quan sát 10 cơ hội rửa tay trong 1 hoặc nhiều lần đi giám sát. Phỏng vấn gián tiếp Sau khi được quan sát đủ 10 cơ hội rửa tay, nhân viên trong mẫu nghiên cứu sẽ điền vào bảng thăm dò về thái độ rửa tay. Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc ñiểm Tần số Tỷ lệ % Nam 33 17,6% Giới tính (N=188) Nữ 155 82,4% Bác sĩ 51 27,1% Chức danh (N=188) Điều dưỡng 137 72,9% Đa khoa 31 60,8% CK 1 9 17,6% Thạc sĩ 9 3,9% Bác sĩ (N=51) CK 2 2 17,6% Sơ cấp 1 0,7% Trung cấp 129 94,2% Trình ñộ chuyên môn (N=188) Điều dưỡng (N=137) Cử nhân 7 5,1% < 1 năm 8 14,9% 1 – 5 năm 98 52,1% 6 – 10năm 34 18,1% 11 – 15năm 14 7,4% 16 – 20năm 9 4,8% Thâm niên công tác tại BVNĐ2 (N=188) > 20 năm 5 2,7% Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bảng kiểm để quan sát sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng. Sử dụng bảng câu hỏi để bác sĩ và điều dưỡng tự trả lời. Phương pháp kiểm soát sai lệch Kiểm soát sai lệch: bằng cách tuân thủ tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Kiểm soát sai lệch của người quan sát: bằng cách tập huấn thật kỹ cho giám sát viên; khảo sát thử để xem xét, chỉnh sửa bảng khảo sát cho phù hợp. Phương pháp xử lý số liệu Thống kê mô tả và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 for Windows. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khảo sát của chúng tôi được tiến hành từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 17 tháng 9 năm 2010, tại 5 khoa của BVNĐ2 có tỷ lệ NKBV cao nhất theo điều tra cắt ngang NKBV 3 năm liền (2007, 2008 và 2009) của khoa KSNK. Đó là các khoa: Hồi sức, Sơ sinh, Tim mạch, Tiêu hóa, Thận nội tiết. Tổng cộng tất cả có 188 bác sĩ và điều dưỡng được chọn vào trong nghiên cứu. Tỉ lệ chấp nhận trả lời phỏng vấn là 100%. Nhận xét: Tổng số NVYT trong mẫu nghiên cứu là 188, trong đó số ĐD (n=137; 72,9%) nhiều gần gấp 3 lần số BS (n=51; 27,1%); nữ giới gần gấp 5 lần nam giới (82,4% ở nữ so với 17,6% ở nam). Về trình độ chuyên môn của BS, BS đa khoa chiếm 60,8% (n=31) trong tổng số 51 BS; BS chuyên khoa (CK) 1 và thạc sĩ chiếm tỉ lệ bằng nhau (n=9; 17,6%); Có 2 BSCK2 (3,9%) và không có tiến sĩ bác sĩ nào. Về trình độ chuyên môn của ĐD, phần lớn là ĐD trung cấp (n=129, 94,2%); cử nhân ĐD chiếm 5,1% (n=7) và có 1 ĐD sơ cấp (0,7%). Về thâm niên công tác tại BVNĐ2, thâm niên từ 1 đến 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất: 52,1% (n=98); thâm niên trên 20 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất: 2,7% (n=5). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 Bảng 2: Số lượng NV của các khoa trong mẫu nghiên cứu Khoa Bác sĩ Điều dưỡng Tổng NV Hồi sức 17 (28,8%) 42 (71,2%) 59 (31,4%) Sơ sinh 10 (21,3%) 37 (78,7%) 47 (25%) Tim mạch 7 (28,0%) 18 (72%) 25 (13,3%) Tiêu hóa 10 (29,4%) 24 (70,6%) 34 (18,1%) Thận nội tiết 7 (30,4%) 16 (69,6%) 23 (12,2%) Tổng NV 51 (27,1%) 137 (72,9%) 188 (100%) Nhận xét: Về số người tham gia nghiên cứu ở mỗi khoa, khoa Hồi sức có số người đông nhất (n=59), chiếm gần 1/3 tổng số người nghiên cứu (31,4%) và khoa Thận nội tiết có số người nghiên cứu thấp nhất (n=23), chiếm tỉ lệ 12,2%. Bảng 3: Tỷ lệ thái độ và thực hành rửa tay Thái ñộ (N=188) Thực hành (N=188) Luôn luôn (100%) 63,8% 17,6% Thường xuyên (80%-90%) 31,4% 13,8% Thỉnh thoảng (50%-70%) 3,8% 36,2% Ít khi (<50%) 0,9% 18,1% Không bao giờ (0%) 0,3% 14,4% Nhận xét: 2/3 tổng số người cho rằng mình luôn luôn rửa tay; khoảng 1/3 cho là thường xuyên rửa tay; dưới 1/10 cho là thỉnh thoảng, ít khi và không bao giờ rửa tay. Tuy nhiên, qua khảo sát thực hành rửa tay, chưa tới 1/3 tổng số nghiên cứu luôn luôn và thường xuyên rửa tay; trên 1/3 tổng số người là thỉnh thoảng rửa tay và khoảng 1/3 là ít khi và không bao giờ rửa tay. Bảng 4: Tỷ lệ thái độ rửa tay theo từng thời điểm TĐ Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Tổng I 101 (53,7%) 82 (43,6%) 5 (2,7%) 0 0 188 (100%) II 172 (91,5%) 16 (8,5%) 0 0 0 188 (100%) III 112 (59,6%) 72 (38,3%) 4 (2,1%) 0 0 188 (100%) IV 180 (95,7%) 8 (4,3%) 0 0 0 188 (100%) V 71 (37,8%) 87 (46,3%) 24 (12,8%) 4 (2,1%) 2 (1,1%) 188 (100%) VI 106 (56,4%) 74 (39,4%) 8 (4,3%) 0 0 188 (100%) VII 99 (52,7%) 71 (37,8%) 9 (4,8%) 7 (3,7%) 2 (1,1%) 188 (100%) TĐ Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Tổng TC 841 (63,9%) 410 (31,2%) 50 (3,8%) 11 (0,8%) 4 (0,3%) 1316 (100%) I: Trước khi tiếp xúc bệnh nhân II: Trước khi làm thủ thuật III: Sau khi tiếp xúc bệnh nhân IV: Sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết V: Sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân VI: Sau khi cởi găng VII: Khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân *Nhận xét: Kết quả khảo sát thái độ rửa tay theo thời điểm (bảng 4) cho thấy: Thời điểm sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết có tỉ lệ thái độ luôn luôn rửa tay chiếm tỉ lệ cao nhất 95,7% (n=180); thời điểm trước khi làm thủ thuật cũng có tỉ lệ thái độ luôn luôn rửa tay khá cao là 91,5% (n=172). Đặc biệt, ở cả 2 thời điểm này không có tỉ lệ thái độ nào cho là thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ rửa tay. Tuy nhiên, thời điểm sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân có 3,3% (n=6) thái độ cho là ít khi và không bao giờ rửa tay; cũng vậy, đối với thời điểm khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trện cùng 1 bệnh nhân có tới 4,8% (n=9) thái độ cho là ít khi và không bao giờ rửa tay. Bảng 5: Tỷ lệ thực hành rửa tay theo từng thời điểm Thời ñiểm Có rửa tay Không rửa tay Tổng Trước khi tiếp xúc bệnh nhân 274 (25,4%) 282 (35,3%) 556 (29,6%) Trước khi làm thủ thuật 169 (15,6%) 118 (14,8%) 287 (15,3%) Sau khi tiếp xúc bệnh nhân 322 (29,8%) 246 (30,8%) 568 (30,2%) Sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết 50 (4,6%) 25 (3,1%) 75 (4%) Sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân 158 (14,6%) 53 (6,6%) 211 (11,2%) Sau khi cởi găng 91 (8,4%) 65 (8,1%) 156 (8,3%) Khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân 16 (1,5%) 11 (1,4%) 27 (1,4%) Tổng 1080 (100%) 800 (100%) 1880 (100%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 Nhận xét: Qua thực tế khảo sát thực hành rửa tay, ta thấy: Thời điểm trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân có tỉ lệ cơ hội tuân thủ rửa tay cao nhất, 29,8% (n=322) đối với thời điểm sau khi tiếp xúc bệnh nhân và 25,4% (n=274) đối với thời điểm trước khi tiếp xúc bệnh nhân. Thời điểm khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng 1 bệnh nhân có tỉ lệ cơ hội tuân thủ rửa tay thấp nhất là 1,5% (n=16). Ngoài ra, thời điểm sau khi tiếp xúc với máu, dịch tiết có tỉ lệ cơ hội tuân thủ rửa tay cũng rất thấp 4,6% (n=50). Bảng 6: Tỷ lệ thực hành tuân thủ rửa tay của Bác sĩ và điều dưỡng ở các khoa Bác sĩ Điều dưỡng Hồi sức 127 (74,7%) 302 (71,9%) Sơ sinh 82 (82%) 260 (70,3%) Tim mạch 22 (31,4%) 62 (34,4%) Tiêu hóa 9 (9%) 145 (60,4%) Thận nội tiết 13 (18,6%) 58 (36,3%) Tổng 253 (49,6%) 827 (60,4%) Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung và ở từng khoa của BS thấp hơn ĐD: tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung của BS chiếm 49,6% trong khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay chung của ĐD là 60,4%. Về thực hành rửa tay của BS, có tới 3/5 khoa có tỉ lệ cơ hội tuân thủ rửa tay của bác sĩ thấp hơn 50%: khoa Tiêu hóa có tỉ lệ BS tuân thủ rửa tay thấp nhất (9%) trong khi khoa Sơ sinh có tỉ lệ BS tuân thủ rửa tay cao nhất (82%). Về thực hành rửa tay của ĐD, 2 khoa Thận nội tiết và Tim mạch có tỉ lệ ĐD tuân thủ rửa tay thấp hơn 50%; Khoa Tim mạch có tỉ lệ ĐD tuân thủ rửa tay thấp nhất (34,4%) trong khi khoa Hồi sức có tỉ lệ ĐD tuân thủ rửa tay cao nhất (71,9%). Bảng 7: Tỷ lệ thực hành rửa tay với Softa-man v ... rửa tay Kỹ thuật rửa tay Chức danh Đúng quy trình Không ñúng quy trình Tổng Bác sĩ 14 239 253 Điều dưỡng 132 695 827 Tổng 146 934 1080 χ2 = 18,019; p < 0,01 Nhận xét: Bảng 9 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa chức danh (BS/ĐD) với kỹ thuật rửa tay đúng quy trình (χ2= 18,019; p < 0,01): BS rửa tay không đúng qui trình hơn ĐD. Bảng 10: Mối tương quan giữa việc mang găng và thực hành rửa tay Có rửa tay Không rửa tay Tổng Mang găng 159 94 253 Không mang găng 779 619 1398 Tổng 938 713 1.651 χ2= 4,431; p=0,035 Nhận xét: Chúng ta thấy có mối liên quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa việc mang Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 găng tay với tuân thủ rửa tay ( 2χ = 4,431; p = 0,035): mang găng làm NVYT không rửa tay nhiều hơn vì “yên tâm” với sự bảo vệ của găng tay, cho rằng việc mang găng tay sẽ giúp tránh lây nhiễm. Bảng 11: Mối tương quan giữa thực hành rửa tay với các yếu tố khác Yếu tố xã hội Rửa tay Tổng Có Không Nam 6 27 33 Nữ 27 128 155 Giới tính Tổng 33 155 188 χ2 = 0,011; p = 0,917 BS 9 42 51 ĐD 24 113 137 Chức danh Tổng 33 155 188 χ2 =0,000; P=0,984 BS 4 27 31 BSCK1 4 5 9 BSCK2 0 2 2 ThS BS 1 8 9 ĐDSC 0 1 1 ĐDTC 24 105 129 CNĐD 0 7 7 Trình ñộ chuyên môn Tổng 33 155 188 χ2 =7,446; P=0,282 < 1 năm 6 22 28 1–5 năm 14 84 98 6–10 năm 8 26 34 11–15 năm 2 12 14 16–20 năm 2 7 9 > 20năm 1 4 5 Thâm niên công tác Tổng 33 155 188 χ2 =27,162; P=0,205 Nhận xét: Bảng 11 cho chúng ta thấy không có mối liên quan về mặt thống kê giữa sự tuân thủ rửa tay với các đặc điểm của mẫu nghiên cứu (giới tính, chức danh, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác tại BV NĐ2). Bảng 12: Lý do không luôn luôn & không thường xuyên rửa tay I II III IV V TC Bệnh ñông 3 7 1 5 16 Quên 2 3 8 3 7 23 Lây nhiễm thấp 1 7 3 2 13 Không cần rửa 5 1 1 7 Khô tay 2 1 3 I II III IV V TC Kích ứng da 1 1 Mang găng 2 2 Tổng cộng 5 4 30 8 18 65 I: Trước khi tiếp xúc bệnh nhân II: Sau khi tiếp xúc bệnh nhân III: Sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân IV: Sau khi cởi găng V: Khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân Nhận xét: Khảo sát này cho biết nguyên nhân có thái độ không luôn luôn và thường xuyên rửa tay (bảng 12). Lý do quên có tần số cao nhất (n=23/65); lý do bệnh đông, áp lực công việc, không có thời gian có tần số cao thứ 2 (n=16/65); có 13/65 ý kiến cho là khả năng lây nhiễm thấp và có l lý do là dung dịch rửa tay gây kích ứng da. Bảng 13: Các biện pháp tăng cường tuân thủ rửa tay Tần số Tỷ lệ % Dán poster nhắc nhở rửa tay 100 41,2 Tập huấn rửa tay thường xuyên 63 25,9 Giám sát và nhắc nhở 64 26,3 Khen thưởng 1 0,4 Dung dịch rửa tay không gây kích ứng da 14 5,8 Phân bổ công việc hợp lý 1 0,4 TỔNG 243 100 Nhận xét: Trong 243 ý kiến của 188 BS và ĐD về các biện pháp tăng cường tuân thủ rửa tay (bảng 13), chúng tôi nhận thấy: Ý kiến dán poster để nhắc nhở rửa tay là ý kiến được đồng tình nhất 41,2%; Giám sát nhắc nhở và tập huấn thường xuyên là các ý kiến chiếm tỉ lệ cao thứ 2 (26,3% và 25,9%) ; Ý kiến khen thưởng, phân bổ công việc hợp lý cũng được đề nghị xem xét. BÀN LUẬN Trong những năm gần đây, NKBV là mối quan tâm rất lớn ở các nước đã và đang phát triển nói chung và ở Bệnh viện Nhi đồng 2 nói riêng. Bệnh nhân bị NKBV phần lớn là do sự lan truyền vi khuẩn hiện diện trên bàn tay NVYT thông qua quá trình chăm sóc, điều trị. Các khoa Hồi sức, Sơ sinh, Tim mạch, Tiêu hóa, Thận nội Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7 tiết là các khoa trong BV có nguy cơ xảy ra NKBV cao hơn so với các khoa khác vì bệnh nhân thường rất nặng, nằm viện dài ngày, sử dụng nhiều thủ thuật xâm lấn(4,10).. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ban đầu về sự tuân thủ rửa tay của BS và ĐD tại 5 khoa trọng điểm trên, nơi có tỉ lệ NKBV cao nhất trong BV (dựa trên kết quả điều tra cắt ngang NKBV tại BVNĐ2 của 3 năm liền 2007, 2008 và 2009) nhằm biết được tỉ lệ tuân thủ rửa tay là bao nhiêu cũng như xem xét các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tuân thủ rửa tay để tìm ra biện pháp tăng cường tuân thủ rửa tay và phòng ngừa NKBV. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 188 BS và ĐD công tác tại các khoa Hồi sức, Sơ sinh, Tim mạch, Tiêu hóa, Thận nội tiết trong đó tỉ lệ ĐD (n=137; 72,9%) nhiều gần gấp 3 lần BS (n=51; 27,1%) và nữ giới gần gấp 5 lần nam giới (82,4% ở nữ so với 17,6% ở nam). Điều này phù hợp với tình hình nhân sự ở đa số các bệnh viện và nhân lực ở BVNĐ2; Phần lớn là nhân lực trẻ nên thâm niên từ dưới 1 năm đến 5 năm chiếm tỉ lệ khá cao 67%. Về trình độ chuyên môn của BS, BS đa khoa chiếm đa số (n=31; 60,8%); chuyên khoa 1 và thạc sĩ chiếm tỉ lệ thấp (n=9; 17,6%); chuyên khoa 2 rất ít (n=2; 3,9%) vì các BS có trình độ chuyên môn cao phần lớn làm công tác quản lý, rất ít người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nên chúng tôi không khảo sát được. Về trình độ chuyên môn của ĐD, phần lớn là ĐD trung cấp (n=129) chiếm tỉ lệ 94,2%; cử nhân ĐD chỉ chiếm 5,1% (n=7) và có 1 điều dưỡng sơ cấp (0,7%). Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình nhân lực tại BVNĐ2, ĐD làm công tác chuyên môn tại các khoa trọng điểm đa số là ĐD trung cấp được tuyển chọn và có kết quả học tập khá giỏi; tuy có 1 ĐD sơ cấp nhưng thâm niên công tác đã trên 30 năm kinh nghiệm; 7 cử nhân ĐD đa số là ĐD trẻ, có thâm niên công tác dưới 1 năm. Kết quả nghiên cứu Phần lớn NVYT có thái độ tuân thủ rửa tay rất tốt: 63,8% cho là luôn luôn và 31,4% cho là thường xuyên phải rửa tay khi có cơ hội. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 17,6% là luôn luôn và 13,8% là thường xuyên thực hành đúng cơ hội rửa tay; Có đến 32,5% là ít khi và không bao giờ rửa tay. Điều này cho thấy từ nhận thức đến thái độ và thực hành rửa tay vẫn còn khoảng cách khá lớn. Về thái độ rửa tay theo từng thời điểm, phần lớn cho là luôn rửa tay sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết và trước khi làm thủ thuật (95,7% và 91,5%), không ai cho là thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ rửa tay ở 2 thời điểm này. Tuy nhiên, thực tế khảo sát thực hành rửa tay cho thấy chỉ có 4,6% rửa tay sau khi tiếp xúc máu, dịch tiết và 15,6% rửa tay trước khi làm thủ thuật, có thể vì họ nghĩ mang găng nên không cần rửa tay. Điều đáng ngại là vẫn có một số ít thái độ cho là ít khi và không bao giờ rửa tay sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân (3,2%) và khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân (4,8%) vì cho rằng thời điểm này không cần thiết phải rửa tay, khả năng lây nhiễm thấp từ môi trường xung quanh BN, mang găng có thể bảo vệ được NVYT nên không cần thiết phải rửa tay. Vì vậy, thực tế khảo sát cho thấy chỉ có 14,6% rửa tay sau khi tiếp xúc môi trường xung quanh bệnh nhân và 1,5% rửa tay khi di chuyển từ vùng dơ sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân. Điều này chứng tỏ sự cần thiết phải tập huấn lại kiến thức về các thời điểm rửa tay cho NVYT và phải có sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên của mạng lưới KSNK tại chỗ. Thực tế khảo sát còn cho thấy, tỉ lệ tuân thủ rửa tay trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân đạt cao nhất cũng chỉ dừng lại lần lượt ở con số 25,4% và 29,8%; Tỉ lệ tuân thủ ở các thời điểm này cao nhất có thể là do NVYT không mang găng và sử dụng dung dịch rửa tay nhanh. So sánh tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa các khoa, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay của BS và ĐD ở khoa Hồi sức và Sơ sinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8 cao hơn các khoa còn lại và cao hơn 50%; Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của BS ở khoa Hồi sức và Sơ sinh lần lượt là 74,7%, 82%, của ĐD ở khoa Hồi sức và Sơ sinh lần lượt là 71,9% và 70,3%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước vì bệnh nhân ở 2 khoa này phần lớn là bệnh nhân nhỏ tuổi, bệnh nặng, thời gian nằm viện kéo dài, sức đề kháng kém, kháng với nhiều loại kháng sinh, sử dụng nhiều thủ thuật xâm lấn nên BS và ĐD điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân ở 2 khoa này nhận thức về nguy cơ NKBV của bệnh nhân cao hơn nên thói quen rửa tay có cao hơn các khoa khác(4). Tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT của 3 khoa còn lại khá thấp: tỉ lệ BS tuân thủ rửa tay cao nhất trong 3 khoa này là BS ở khoa Tim mạch cũng chỉ có 31,4% và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD cao nhất là ở khoa Tiêu hóa cũng chỉ có 60,4%. Kết quả khảo sát thực hành cũng cho thấy ở một số khoa, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD cao hơn BS (60,4% so với 49,6%), điển hình là tỉ lệ tuân thủ rửa tay của ĐD ở khoa Tiêu hóa và Thận nội tiết lần lượt là 60,4% và 36,3% trong khi của BS là 9% và 18,6% (!...) nhưng nhìn chung, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của 2 đối tượng này không khác nhau (17,6% và 17,5%). Bệnh nhân đông có thể là một lý do để làm giảm sự tuân thủ của các BS (8), một lý do khác có thể là do nhận thức về nguy cơ lây lan bệnh qua bàn tay NVYT ở phòng bệnh thường thấp hơn phòng cấp cứu nên sự tuân thủ của các BS có kém hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ tuân thủ rửa tay với dung dịch rửa tay nhanh cao gấp hơn 2 lần dung dịch xà bông (40% so với 17,4%) và sự khác biệt này có nghĩa thống kê (χ2 = 203,205; p < 0,01); Điều này, một lần nữa khẳng định sự chọn lựa dung dịch rửa tay phù hợp có vai trò quan trọng trong việc tuân thủ rửa tay của NVYT. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận một số mối tương quan có ý nghĩa thống kê khi thực hành rửa tay của NVYT ở 5 khoa nghiên cứu: - Có mối tương quan chặt chẽ giữa chức danh và kỹ thuật rửa tay: ĐD rửa tay đúng quy trình kỹ thuật hơn BS (χ2 = 18,019; p < 0,01). - Dung dịch rửa tay và kỹ thuật rửa tay cũng có mối liên quan có ý nghĩa: khi rửa tay với dung dịch xà bông thì rửa tay đúng quy trình kỹ thuật hơn là với dung dịch rửa tay nhanh sát khuẩn (χ2 = 203,205; p < 0,01). - Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng găng và tuân thủ rửa tay: khi mang găng, NVYT ít tuân thủ rửa tay hơn (χ2 = 4,431; p = 0,035). Các yếu tố khác: giới tính, chức danh, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác chưa cho thấy mối tương quan rõ rệt với sự tuân thủ rửa tay của NVYT trong nghiên cứu của chúng tôi (p > 0,05). Qua khảo sát các lý do không tuân thủ rửa tay, lý do “quên” chiếm tỉ lệ cao nhất (35,4%); Lý do thứ 2 là bệnh đông, áp lực công việc, không có thời gian cũng là một nguyên nhân làm giảm sự tuân thủ rửa tay (24,6%). Điều này cũng phù hợp với ghi nhận của Tổ chức y tế thế giới về các nguyên nhân của tỉ lệ tuân thủ rửa tay thấp: quên, áp lực thời gian và công việc, mang găng, NVYT không nhận thấy vi khuẩn trên bàn tay của họ, sự tuân thủ rửa tay còn phụ thuộc vào dung dịch rửa tay Vì vậy, để NVYT tuân thủ rửa tay cao hơn, cần có nhiều biện pháp nhắc nhở tuân thủ rửa tay (tập huấn, giám sát, tranh ảnh cổ động, động viên, khen thưởng, ) và phải có sự phân bổ công việc hợp lý, tránh quá tải. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ tháng 4 đến tháng 9/2010, tỉ lệ tuân thủ rửa tay của BS và ĐD tại 5 khoa trọng điểm của BVNĐ2 là 49,6% và 60,4% và còn khoảng cách lớn giữa thái độ đúng về rửa tay với tuân thủ rửa tay của NVYT. Vì rửa tay là biện pháp cơ bản, rẻ tiền và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV nên việc rửa tay thường xuyên và đúng quy trình kỹ thuật được xem là bước ngoặc quan trọng trong công tác KSNKBV. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9 Để tăng cường sự tuân thủ rửa tay của NVYT, cần xây dựng chiến dịch tăng cường rửa tay, bao gồm: - Sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của Ban giám đốc BV. - Xây dựng kế hoạch tăng cường rửa tay của khoa KSNK và mạng lưới - Tập huấn những kiến thức mới về rửa tay (thực hiện định kỳ bởi khoa KSNK và mạng lưới KSNK tại chỗ). - Có bảng kiểm khảo sát sự tuân thủ rửa tay và phản hồi cho NVYT của giám sát viên KSNK. - Cung cấp đầy đủ dung dịch rửa tay nhanh phù hợp. - Có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với các khoa và cá nhân tuân thủ tốt rửa tay cũng như phê bình, xử phạt các khoa hoặc cá nhân còn xao lãng việc rửa tay trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân. TỪ VIẾT TẮT CDC (The Centers for Disease Control and Prevention): Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ. HCW (Health Care Worker): nhân viên y tế. WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới. HH (Hand Hygience): rửa tay. BS: bác sĩ. BV: bệnh viện. BYT: Bộ Y tế. CK: chuyên khoa. ĐD: điều dưỡng. KSNK: kiểm soát nhiễm khuẩn. NKBV: nhiễm khuẩn bệnh viện. NĐ2: Nhi đồng 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albert RK., and CondieF (1981). Handwashing patterns in medical intensive care units. N. Engl. J. Med. 304:1465-1466. 2. Black RE, DykesAC, Anderson KE , Wells JG, Sinclair SP, Gary GW, Jr., Hatch MH, and Gangarosa. EJ (1981). Handwashing to prevent diarrhea in day-care centers. Am. J. Epidemiol. 113: 445-451. 3. Bộ y tế (2003) .Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện., tập I. Nhà xuất bản y học Hà Nội 4. Donowitz LG. (1987). Handwashing technique in a pediatric intensive care unit. Am. J. Dis. Child. 141:683-685. 5. Hà Mạnh Tuấn, Bạch Văn Cam (1994). Các điều kiện gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu trẻ và biện pháp phòng ngừa. Tài liệu huấn luyện kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. Bệnh viện nhi đồng 1, 10-17 6. Pittet D, Hugonnet S, Harbarth S, et al (2000). Effectiveness of a hospital-wide programme to improve compliance with hand hygience. The lancet 2000; 356 (9238): 1307-1312. 7. Reybrouck, G. (1986). Handwashing and hand disinfection. J. Hosp. Infect. 8:5-23. 8. Samadi AR., Huq M.I, and Ahmed QS (1983). Detection of rotavirus in the handwashings of attendants of children with diarrhea. Br. Med. J. 286:188. 9. Schurmann W and Eggers HJ (1985). An experimental study on the epidemiology of enteroviruses: water and soap washing of poliovirus 1-contaminated hands, its effectiveness and kinetics. Med. Microbiol. Immunol. 174:221-236. 10. Steer AC, and Mallison GF (1975). Handwashing practices for the prevention of nosocomial infections. Ann. Intern. Med. 83:683-690. 11. WHO (2006) Who Guidelines on Hand Hygience in Health Care (Advanced Draft World Alliance for Patient Safety; Who, Geneva. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 10 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 11
File đính kèm:
- khao_sat_thai_do_va_su_tuan_thu_rua_tay_cua_bac_si_va_dieu_d.pdf