Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng bằng siêu âm tần số cao sau phẫu thuật phaco

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi độ sâu và độ rộng góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt kính nội

nhãn trên mắt đục thể thuỷ tinh sử dụng siêu âm tần số cao.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng 31 mắt

trên 31 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh có chỉ định phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo điều trị tại Bệnh

viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017. Bệnh nhân được kiểm tra thị lực, nhãn áp, đo độ

sâu tiền phòng, độ mở góc tiền phòng, diện tích ngách tiền phòng trước và sau phẫu thuật tại các thời điểm

1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.

Kết quả: 31 bệnh nhân trong đó 13 nam (42%) và 18 nữ (58%). Độ tuổi trung bình: 69,58 ± 11,9. Sự

thay đổi NA trước và sau phẫu thuật ở các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 19,16 ± 4,52mmHg;

14,55 ± 2,79mmHg; 14,16 ± 2,10mmHg; 13,61 ± 1,91mmHg. Sự thay đổi góc tiền phòng trên siêu âm UBM

trước và sau phẫu thuật ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng lần lượt như sau: ARA: 0,0985 ± 0,010mm2 ;

0,163 ± 0,007mm2; 0,166 ± 0,008mm2; AOD250: 162,45 ± 21,53μm; 352,50 ± 21,53μm; 361,71 ± 23,95μm;

AOD500: 266,00 ± 24,59μm; 570,32 ± 14,43μm; 578,56 ± 19,44μm; TIA: 14,63 ± 3,87°; 28,30 ± 4,19°;

31,13 ± 3,58°; ACD: 2,23 ± 0,26mm; 3,21 ± 0,15mm; 3,20 ± 0,23mm. ARA, AOD và TIA tăng đáng kể sau

phẫu thuật và cho thấy có mối liên quan đáng kể với độ sâu tiền phòng (p<>

pdf 7 trang phuongnguyen 5920
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng bằng siêu âm tần số cao sau phẫu thuật phaco", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng bằng siêu âm tần số cao sau phẫu thuật phaco

Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng bằng siêu âm tần số cao sau phẫu thuật phaco
Bệnh viện Trung ương Huế 
70 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI GÓC TIỀN PHÒNG 
BẰNG SIÊU ÂM TẦN SỐ CAO SAU PHẪU THUẬT PHACO 
Phan Nhã Uyên1, Phạm Như Vĩnh Tuyên1, 
Trần Đức Chánh2, Phùng Hữu Hoàng Trang1
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi độ sâu và độ rộng góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt kính nội 
nhãn trên mắt đục thể thuỷ tinh sử dụng siêu âm tần số cao.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng 31 mắt 
trên 31 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh có chỉ định phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo điều trị tại Bệnh 
viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017. Bệnh nhân được kiểm tra thị lực, nhãn áp, đo độ 
sâu tiền phòng, độ mở góc tiền phòng, diện tích ngách tiền phòng trước và sau phẫu thuật tại các thời điểm 
1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Kết quả: 31 bệnh nhân trong đó 13 nam (42%) và 18 nữ (58%). Độ tuổi trung bình: 69,58 ± 11,9. Sự 
thay đổi NA trước và sau phẫu thuật ở các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 19,16 ± 4,52mmHg; 
14,55 ± 2,79mmHg; 14,16 ± 2,10mmHg; 13,61 ± 1,91mmHg. Sự thay đổi góc tiền phòng trên siêu âm UBM 
trước và sau phẫu thuật ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng lần lượt như sau: ARA: 0,0985 ± 0,010mm2 ; 
0,163 ± 0,007mm2; 0,166 ± 0,008mm2; AOD250: 162,45 ± 21,53μm; 352,50 ± 21,53μm; 361,71 ± 23,95μm; 
AOD500: 266,00 ± 24,59μm; 570,32 ± 14,43μm; 578,56 ± 19,44μm; TIA: 14,63 ± 3,87°; 28,30 ± 4,19°; 
31,13 ± 3,58°; ACD: 2,23 ± 0,26mm; 3,21 ± 0,15mm; 3,20 ± 0,23mm. ARA, AOD và TIA tăng đáng kể sau 
phẫu thuật và cho thấy có mối liên quan đáng kể với độ sâu tiền phòng (p<0,05).
Kết luận: Sau phẫu thuật phaco, độ sâu và độ rộng góc tiền phòng tăng đáng kể trên mắt đục thủy tinh 
thể. UBM là một phương pháp tốt để thu thập dữ liệu định lượng về góc tiền phòng.
Từ khóa: góc tiền phòng, siêu âm tần số cao
ABSTRACT
CHANGES IN ANTERIOR CHAMBER CONFIGURATION AFTER CATARACT SURGERY 
AS MEASURED BY HIGH FREQUENCY ULTRASOUND BIOMICROSCOPY
Phan Nha Uyen1, Pham Nhu Vinh Tuyen1, 
Tran Duc Chanh2, Phung Huu Hoang Trang1
Objective: To evaluate the changes in anterior chamber depth (ACD) and angle width induced by 
phacoemulsification and intraocular lens (IOL) implantation in cataract eyes using high frequency ultrasound 
biomicroscopy (UBM).
1. BVTW Huế
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng 
Ngãi
- Ngày nhận bài (Received): 31/5/2018; Ngày phản biện (Revised): 11/6/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2018 
- Người phản hồi (Corresponding author): Phan Nha Uyen
- Email:phannhauyen15@gmail.com; ĐT: 0934928822
Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 71
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bệnh đục thể thuỷ tinh (TTT) là một trong những 
nguyên nhân gây mù hàng đầu ở Việt Nam cũng như 
trên thế giới, đây còn là yếu tố nguy cơ làm hẹp 
góc tiền phòng, 30% trong số này sẽ chuyển thành 
glôcôm góc đóng sau 5 năm [5]. Ở Việt Nam có 
6,5% số người mù vĩnh viễn do glôcôm [1].
Hiện nay phẫu thuật tán nhuyễn TTT bằng siêu 
âm (còn gọi là phẫu thuật phaco) là phương pháp 
lựa chọn hàng đầu để điều trị đục TTT, đây là 
phương pháp tiên tiến mang lại thị lực hiệu quả cao 
và nhanh chóng cho bệnh nhân.
Phẫu thuật phaco làm góc tiền phòng mở rộng 
hơn và tiền phòng sâu hơn [7], điều này có ý nghĩa 
làm giảm nguy cơ mắc glôcôm góc đóng ở những 
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp trước phẫu thuật 
[1], [2], [6].
Trên lâm sàng thông thường đánh giá tình trạng 
tiền phòng bằng kính sinh hiển vi và kính soi góc, 
nhưng những phương pháp này cũng có nhiều hạn 
chế như không đo được kích thước chính xác của 
độ sâu tiền phòng và độ mở chính xác của góc tiền 
phòng. Ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ của 
người đo và không thể có bằng chứng cụ thể quá 
trình thăm khám trước và sau phẫu thuật [3].
Sự ra đời của hệ thống siêu âm tần số cao 35-
50MHz giúp cung cấp hình ảnh và kích thước chính 
xác bán phần trước của nhãn cầu bao gồm giác mạc, 
mống mắt, độ sâu tiền phòng, góc tiền phòng, thể mi 
và TTT [4]. Tại Huế vẫn chưa có nghiên cứu nào về 
sự biến đổi góc tiền phòng bằng phương pháp siêu 
âm tần số cao. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
đề tài: “Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng bằng 
siêu âm tần số cao sau phẫu thuật phaco”. Với hai 
mục tiêu:
1. Khảo sát tình trạng tiền phòng trên mắt bệnh 
nhân đục thể thuỷ tinh
2. Đánh giá sự thay đổi góc tiền phòng bằng siêu 
âm tần số cao sau phẫu thuật phaco.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đục thể thủy tinh có chỉ định phẫu 
thuật.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý khác tại mắt như: viêm 
màng bồ đào, glôcôm, u hốc mắt, tật khúc xạ, chấn 
thương, bệnh lý giác mạc, đã phẫu thuật nội nhãn, 
bệnh võng mạc dịch kính.
Subjects and methods: A prospective clinical intervention study of thirty-one eyes of 31 cataract 
patients underwent phaco surgery with IOL implantation at Hue Central Hospital from March to May 2017. 
Using UBM imaging we analyzed the central ACD and angle width by different methods: anterior chamber 
angle (ACA), trabecular-iris angle (TIA), angle opening distance (AOD), and trabecular iris surface area 
(TISA). Comparison between preoperative and postoperative measurement was done at 1 week, 1 month 
and 3 months after surgery.
Results: 31 patients including 13 males (42%), 18 females (58%). Average age: 69.58 ± 11.9. Changes 
in IOP before and after surgery at 1 week, 1 month, 3 months were 19.16 ± 4.52 mmHg; 14.55 ± 2.79mmHg; 
14.16 ± 2.10mmHg; 13.61 ± 1.91mmHg. The change of ACA on UBM before and after surgery at 1 month, 
3 months was as follows: ARA: 0.0985 ± 0.010mm2; 0.163 ± 0.007mm2; 0.166 ± 0.008mm2; AOD250: 
162.45 ± 21.53μm; 352.50 ± 21.53μm; 361.71 ± 23.95μm; AOD500: 266.00 ± 24.59μm; 570.32 ± 14.43μm; 
578.56 ± 19.44μm; TIA: 14.63 ± 3.87°; 28.30 ± 4.19°; 31.13 ± 3.58°; 2.23 ± 0.26mm; 3.21 ± 0.15mm; 3.20 ± 
0.23mm. ARA, AOD, and TIA increased significantly after cataract surgery and showed positive correlation 
with ACD (p<0.05)
Conclusions: After phaco surgery, the ACD and angle width significantly increased in eyes with cata-
ract. UBM is a good method for obtaining quantitative data regarding anterior chamber configuration.
Key words: anterior chamber angle, UBM
Bệnh viện Trung ương Huế 
72 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
- Có bệnh lý toàn thân.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu:
Bệnh nhân đục thể thuỷ tinh có chỉ định phẫu 
thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo điều trị tại 
Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến 
tháng 5/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng.
2.2.2. Các bước nghiên cứu
- Tiếp nhận bệnh nhân, khai thác bệnh sử, tiền sử, 
kiểm tra thị lực, nhãn áp, khám mắt toàn diện để chọn 
ra các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Thực hiện soi góc tiền phòng bằng kính Goldmann 
3 mặt gương và máy sinh hiển vi với ánh sáng phòng 
khám, sử dụng khe sáng ngắn, rộng khoảng 1mm và 
cường độ vừa đủ để tránh ánh sáng chiếu vào diện 
đồng tử gây co đồng tử, bệnh nhân luôn nhìn thẳng 
trong quá trình soi góc. Quan sát góc tiền phòng và 
phân độ mở góc tiền phòng theo Shaffer ở cả 4 góc 
phần tư (trên, dưới, thái dương, mũi).
- Thực hiện siêu âm UBM trên cùng mắt. Bệnh 
nhân nằm ngửa, thực hiện các lát cắt ở các kinh 
tuyến 12h, 3h, 6h, 9h và ghi nhận các tham số sau:
+ Độ sâu tiền phòng (ACD - Anterior chamber 
depth): là khoảng cách từ trung tâm mặt sau giác 
mạc đến mặt trước TTT.
+ Khoảng cách mở góc tại vị trí 250µm (AOD250 
- Angle opening distance 250): khoảng cách giữa 
vùng bè và mống mắt tại vị trí 250 µm tính từ cựa 
củng mạc.
+ Khoảng cách mở góc tại vị trí 500µm (AOD500 
- Angle opening distance 500): khoảng cách giữa 
vùng bè và mống mắt tại vị trí 500µm tính từ cựa 
củng mạc.
+ Góc bè - mống mắt (TIA - Trabeculum - Iris 
angle): còn gọi là góc tiền phòng, xác định đỉnh của 
góc tại vị trí sâu nhất của chân mống mắt. Vẽ một 
cạnh của góc đi từ đỉnh đến một điểm trên nội mô 
giác mạc, cách cựa củng mạc 500µm; cạnh còn lại 
đi qua điểm gặp nhau giữa AOD500 và mống mắt.
- Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật phaco và 
đặt kính nội nhãn hậu phòng.
- Tái khám tại các thời điểm sau phẫu thuật 1 
tuần, 1 tháng, 3 tháng và đánh giá lại các chỉ số. Soi 
góc tiền phòng, siêu âm UBM tại các thời điểm sau 
phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 31 bệnh nhân. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 69,58 
± 11,9 (32 - 84 tuổi). Tỷ lệ giới tính với 13 nam (42%) và 18 nữ (58%).
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Thị lực: phần lớn bệnh nhân có thị lực trước phẫu thuật <3/10 chiếm 90,3%. Sau phẫu thuật 1 tháng, 
96% bệnh nhân có thị lực ≥3/10.
Bảng 3.1: Kết quả thị lực
Thị lực
Trước mổ Sau 1 tuần Sau 1 tháng Sau 3 tháng
N % N % N % N %
< ĐNT 2,5m 5 16,1 0 0,0 0 0,0 0 0,0
ĐNT 2,5m - <3/10 23 74,2 11 35,5 1 3,2 1 3,2
≥3/10 3 9,7 20 65,5 30 96,8 30 96,8
Tổng số 31 100,0 31 100,0 31 100,0 31 100,0
Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 73
Bảng 3.2: Kết quả nhãn áp (mmHg)
Thời điểm
NA trung bình
(mmHg) 
Mức hạ NA trung bình 
(mmHg)
Thấp nhất Cao nhất p
Trước phẫu thuật 19,16 ± 4,52 12 36
Sau 1 tuần 14,55 ± 2,79 4,61 ± 4,96 10 19 < 0,001
Sau 1 tháng 14,16 ± 2,10 5,00 ± 4,84 11 19 < 0,001
Sau 3 tháng 13,61 ± 1,91 5,55 ± 5,13 10 19 < 0,001
Nhãn áp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị 
nhãn áp trung bình sau phẫu thuật giảm so với thời 
điểm trước phẫu thuật. Ở thời điểm 1 tuần sau phẫu 
thuật, nhãn áp trung bình là 14,55 ± 2,79mmHg, 
giảm 4,61 ± 4,96mmHg so với trước phẫu thuật, sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê của nhãn áp trung bình ở 
thời điểm sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Tác giả Shin HC (2010) nghiên cứu về sự thay 
đổi về độ sâu tiền phòng và nhãn áp sau phẫu thuật 
phaco ở những mắt có góc hẹp ghi nhận sau 12 tuần, 
nhãn áp hạ 2,31 ± 0,99mmHg ở những mắt có góc 
tiền phòng hẹp và kết luận phẫu thuật phaco làm 
tiền phòng sâu hơn và nhãn áp hạ thấp hơn so với 
trước phẫu thuật ở những mắt có góc tiền phòng hẹp 
và có khả năng ngăn ngừa cơn glôcôm góc đóng cấp 
ở những mắt có góc tiền phòng hẹp và đục TTT [9].
Góc tiền phòng: Độ mở góc tiền phòng trung 
bình trước phẫu thuật là 14,92 ± 4,00 độ. Sau phẫu 
thuật, góc tiền phòng mở rộng hơn, ở thời điểm 1 
tháng sau phẫu thuật, độ mở góc tiền phòng trung 
bình là 28,47 ± 4,36 độ, giảm 13,55 ± 4,41 độ so 
với trước phẫu thuật. Mức giảm này có ý nghĩa 
thống kê.
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi nhãn áp
Bệnh viện Trung ương Huế 
74 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
Bảng 3.3: Kết quả soi góc tiền phòng (độ)
Thời điểm Góc tiền phòng trung bình Độ mở rộng góc P
Trước phẫu thuật 14,92 ± 4,00
Sau 1 tháng 28,47 ± 4,36 13,55 ± 4,41 < 0,001
Sau 3 tháng 31,53 ± 3,80 16,61 ± 5,46 < 0,001
Các tham số góc tiền phòng trên siêu âm tần số cao: 
Bảng 3.4: Kết quả các tham số trên siêu âm tần số cao
Thời điểm
AOD250 (µm) AOD500 (µm) TIA (độ) ACD (mm)
Trung 
bình
Thay đổi
Trung 
bình
Thay đổi
Trung 
bình
Thay đổi
Trung 
bình
Thay đổi
Trước phẫu 
thuật
162,45 ± 
21,53
266,00 ± 
24,59
14,63 ± 
3,87
2,23 ± 
0,26
Sau 1 tháng 352,50 ± 
21,53
190,05 ± 
30,07
570,32 ± 
14,43
304,32 ± 
25,47
28,30 ± 
4,19
13,68 ± 
4,31
3,21 ± 
0,15
0,98 ± 
0,25
Sau 3 tháng 361,71 ± 
23,95
199,26 ± 
35,18
578,56 ± 
19,44
312,56 ± 
28,36
31,13 ± 
3,58
16,51 ± 
5,11
3,20 ± 
0,23
0,96 ± 
0,37
p < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Các tham số góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt IOL đều thay đổi có ý nghĩa thống kê với chỉ số 
p < 0,001. 
Độ sâu tiền phòng trung tâm (ACD) tăng có 
ý nghĩa sau phẫu thuật. Trung bình tăng khoảng 
0,96mm ở thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng với 
p < 0,001 (2,23 ± 0,26mm ở thời điểm trước phẫu 
thuật, 3,20 ± 0,23mm ở thời điểm sau phẫu thuật 3 
tháng), tăng khoảng 40% so với trước phẫu thuật.
Khoảng cách mở góc tại vị trí 250µm và 500µm 
tính từ cựa củng mạc (AOD250 và AOD 500) sau 
phẫu thuật tăng có ý nghĩa ở cả 4 cung phần tư. Ở 
thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật, AOD250 tăng 
199,26µm, tăng 122% so với trước phẫu thuật và 
AOD500 tăng 312,56µm, tăng 117,5% so với trước 
phẫu thuật. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 
thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật .
Chúng tôi cũng ghi nhận góc bè - mống mắt 
(TIA) sau phẫu thuật tăng ở cả 4 cung phần tư, trung 
bình tăng 16,51 ± 5,11 độ ở thời điểm 3 tháng sau 
phẫu thuật, tăng khoảng 112% so với trước phẫu 
thuật. Kết quả về tham số TIA cũng tương ứng với 
kết quả soi góc tiền phòng của chúng tôi, khi so sánh 
kết quả TIA và kết quả soi góc tiền phòng ở các 
thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tháng 
và 3 tháng, chúng tôi nhận thấy không có sự khác 
biệt có ý nghĩa (p > 0,05). Sau phẫu thuật, có sự di 
chuyển ra sau của mặt phẳng mống mắt so với mặt 
sau giác mạc, do đó làm tăng ACD và tăng độ mở 
góc tiền phòng, các tham số góc tiền phòng trên siêu 
âm UBM đều tăng có ý nghĩa.
Nghiên cứu của Pereira báo cáo năm 2003, ghi 
nhận sau phẫu thuật 3 tháng, độ sâu tiền phòng 
trung tâm tăng khoảng 30% so với trước phẫu 
thuật, các giá trị tham số góc tiền phòng trên siêu 
âm UBM (AOD250, AOD500, TIA) tăng khoảng 
30% so với trước phẫu thuật [8]. Chúng tôi nhận 
thấy mức tăng sau phẫu thuật của chúng tôi nhiều 
hơn hẳn so với tác giả Pereira, ACD tăng khoảng 
40%, các tham số góc tiền phòng trên siêu âm 
UBM (AOD250, AOD500, TIA) tăng từ 112 - 
122%. Điều này được giải thích là do đặc điểm 
mắt trước phẫu thuật trong mẫu nghiên cứu của 
chúng tôi khác với tác giả trên, các giá trị tham 
số về tiền phòng và góc tiền phòng của chúng tôi 
thấp hơn hẳn tác giả trên, do đó sau phẫu thuật 
mức tăng sẽ nhiều hơn, thể hiện ở bảng 3.5.
Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018 75
Bảng 3.5: So sánh kết quả
Nghiên cứu Pereira [8]
ACD (mm)
Trước PT 2,23 ± 0,26 2,86 ± 0,40
Sau PT 3,20 ± 0,23 3,73 ± 0,30
AOD250 (µm)
Trước PT 162,45 ± 21,53 238 ± 74
Sau PT 361,71 ± 21,53 337 ± 122
AOD500 (µm)
Trước PT 266,00 ± 24,59 317 ± 122
Sau PT 578,56 ± 19,44 457 ± 149
TIA (độ)
Trước PT 14,63 ± 3,87 24,94 ± 9,33
Sau PT 31,13 ± 3,58 34,41 ± 9,42
Hình dạng mống mắt phụ thuộc và áp lực giữa 
tiền phòng và hậu phòng. Khi áp lực giữa tiền 
phòng và hậu phòng cân bằng, mống mắt sẽ phẳng. 
Khi áp lực ở hậu phòng lớn hơn tiền phòng, mống 
mắt sẽ vồng ra trước, thường gặp ở các trường 
hợp nghẽn đồng tử tương đối, góc tiền phòng hẹp 
hoặc đóng. Ở nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy 
trước phẫu thuật, các mắt đều có mống mắt vồng 
ra trước, điều này thể hiện qua các chỉ số AOD250, 
AOD500, ARA trước phẫu thuật đều thấp. Sau 
phẫu thuật, mống mắt trở nên phẳng, áp lực giữa 
hậu phòng và tiền phòng cân bằng. Do TTT nhân 
tạo (IOL) mỏng hơn rất nhiều so với TTT tự nhiên, 
không có sự tiếp xúc giữa IOL và mống mắt, không 
có cơ chế nghẽn đồng tử, nên mặt phẳng mống mắt 
sẽ di chuyển ra sau, làm mở rộng góc tiền phòng. 
Như vậy, cả 2 cơ chế gây tắc nghẽn thủy dịch là 
nghẽn đồng tử và nghẽn ở góc tiền phòng đều được 
giải quyết ở những mắt được phẫu thuật phaco đặt 
IOL trong bao.
IV. KẾT LUẬN
Sau phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng 
siêu âm đặt thủy tinh thể nhân tạo, có những thay 
đổi về cấu trúc giải phẫu ở thủy tinh thể, mống mắt, 
góc tiền phòng. Điều này làm cho độ sâu tiền phòng 
tăng lên và góc tiền phòng mở rộng ra. Góp phần 
giải quyết cơ chế bệnh sinh ở những mắt nghi ngờ 
góc đóng, góc đóng nguyên phát là cơ chế nghẽn 
đồng tử và nghẽn góc tiền phòng.
Siêu âm UBM là phương pháp tốt để thu thập dữ 
liệu và đánh giá góc tiền phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Như Hơn (2014), “Glôcôm”, Nhãn khoa tập 
2, Nhà xuất bản Y học.
2. Doganay S, Bozgul Firat P, Emre S et al. 
(2010), “Evaluation of anterior segment param-
eter changes using the Petacam after uneventful 
Phacoemulsification”, Acta Ophthalmol, Vol 88 
(5), pp. 601-6.
3. Douthwaite W.A., Spence D (1986), “Slit-lamp 
measurement of the anterior chamber depth”, 
British Journal of Ophthalmology, Vol 70, 
pp. 205-208.
4. Ishikawa H, Esaki K (1999), “Ultrasound biomi-
croscopy dark room provocative testing: a quan-
titative method for estimating anterior cham-
ber angle width”, Jpn J Opthalmology, Vol 43, 
pp. 526-534.
5. Kanski J J (2011), “Primary angle-closure glau-
coma - Chapter Glaucoma”, Clinical Ophthal-
mology 7th, Elsevier London, pp. 360.
6. Martha Kim (2011), “Changes in Anterior 
Chamber Configuration after Cataract Surgery 
as Measured by Anterior Segment Optical Co-
Bệnh viện Trung ương Huế 
76 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 49/2018
herence Tomography”, Korean J Opthalmology, 
Vol 25(2), pp. 77-83.
7. Nolan W P, See J L, Aung T, et al. (2008), 
“Changes in Angle Configuration After Phaco-
emulsification Measured by Anterior Segment 
Optical Coherence Tomography”, J Glaucoma, 
17(6), pp. 455-459.
8. Pereira F A S, Cronemberger S (2003), “Ultra-
sound Biomicroscopic Study of Anterior Seg-
ment Changes after Phacoemulsification and 
Flodable Intraocular Lens Implantation”, Oph-
thalmology, 110, pp. 1799-1806.
9. Shin H C, Subrayan V, Tajunisah I (2010), 
“Change in anterior chamber depth and intra-
ocular pressure after phacoemulsification in 
eye with occludable angles”, J Cataract Refract 
Surg, 36, pp. 1289-1295.
Khảo sát sự thay đổi góc tiền phòng...

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_su_thay_doi_goc_tien_phong_bang_sieu_am_tan_so_cao.pdf