Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải của bệnh nhân nặng bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tại giường bệnh (POCT) nhập viện khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các rối loạn khí máu động mạch và điện giải của nhóm bệnh lý nặng nhập viện tại khoa Cấp

cứu chưa từng được khảo sát trong nước. Việc phát hiện rối loạn nặng, chẩn đoán nhanh, chính xác để đưa

ra quyết định điều trị hiệu quả là một yêu cầu thiết yếu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát rối loạn về khí máu

động mạch và điện giải từ đó tìm ra tỉ lệ các rối loạn nặng của bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu Bệnh viện

Chợ Rẫy. Thiết kế nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được triage ưu tiên

1, được điều trị tại phòng hồi sức tích cực (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy), có chỉ định làm khí máu động

mạch bằng POCT (iSTAT ® CG8) từ 01/6/2016 đến 31/8/2016 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu:

có 203 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 50,2, nhóm tuổi 25-49 chiếm tỉ lệ 74,8%, tỉ

lệ nam/nữ là 1,25. Tỉ lệ chấn thương/không chấn thương là 1,13 với tỉ lệ chấn thương sọ não và bệnh lý hô

hấp có tỉ lệ cao. (Đa số bệnh nhân có tình trạng sốc. Đa số bệnh nhân chấn thương có khí máu động mạch

bình thường trong khi không chấn thương có kết quả toan kiềm hỗn hợp. Tình trạng sốc gây toan chuyển hóa

cao trong khi không sốc tỉ lệ khí máu động mạch bình thường là chủ yếu. Bệnh nhân chấn thương có trung

bình đường huyết cao hơn, Kali thấp hơn trong khi tình trạng sốc có thể gây đường huyết cao hơn, Natri thấp

hơn. Có 14,7% bệnh nhân có PaO2 <40mmhg, 10,3%="" có=""><6,9 và="" 22,2%="" có="" pco2="">45mmHg. Có 10,8% bệnh

nhân có đường huyết <70mg l,="" 31%="" đường="" huyết="">200mg/dl. Có 11,8% Natri máu <120mmol trong="">

13,3% Natri máu >160mmol/l. Có 12,8% Kali máu <2,8mmol trong="" khi="" 15,2%="" có="" kali="" máu="">5,5mmol/l. Sử

dụng POCT cho kết quả nhanh hơn: 2,67 phút với chi phí cao hơn không đáng kể. Kết luận: Kết quả nghiên

cứu cho thấy được các tần suất rối loạn khí máu động mạch, điện giải của các nhóm bệnh nặng thường vào

Cấp cứu cũng như cho thấy các tỉ lệ rối loạn nặng có thể gây nguy hiểm. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính

xác bằng POCT sẽ giúp có được chiến lược điều trị hiệu quả.

pdf 7 trang phuongnguyen 5760
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải của bệnh nhân nặng bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tại giường bệnh (POCT) nhập viện khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải của bệnh nhân nặng bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tại giường bệnh (POCT) nhập viện khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy

Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải của bệnh nhân nặng bằng phương pháp xét nghiệm nhanh tại giường bệnh (POCT) nhập viện khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy
9Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
KHẢO SÁT RỐI LOẠN VỀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH 
VÀ ĐIỆN GIẢI CỦA BỆNH NHÂN NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP 
XÉT NGHIỆM NHANH TẠI GIƯỜNG BỆNH (POCT) NHẬP VIỆN 
KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trương Thế Hiệp, Phạm Trí Dũng, Lê Phước Đại, Phạm Văn Khiêm, Võ Hạnh 
Tôn Thất Quang Thắng, Trịnh Hoàng Nguyên, Hồ Khánh Thành, Vũ Thị Thanh Hương
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các rối loạn khí máu động mạch và điện giải của nhóm bệnh lý nặng nhập viện tại khoa Cấp 
cứu chưa từng được khảo sát trong nước. Việc phát hiện rối loạn nặng, chẩn đoán nhanh, chính xác để đưa 
ra quyết định điều trị hiệu quả là một yêu cầu thiết yếu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát rối loạn về khí máu 
động mạch và điện giải từ đó tìm ra tỉ lệ các rối loạn nặng của bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu Bệnh viện 
Chợ Rẫy. Thiết kế nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được triage ưu tiên 
1, được điều trị tại phòng hồi sức tích cực (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy), có chỉ định làm khí máu động 
mạch bằng POCT (iSTAT ® CG8) từ 01/6/2016 đến 31/8/2016 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: 
có 203 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 50,2, nhóm tuổi 25-49 chiếm tỉ lệ 74,8%, tỉ 
lệ nam/nữ là 1,25. Tỉ lệ chấn thương/không chấn thương là 1,13 với tỉ lệ chấn thương sọ não và bệnh lý hô 
hấp có tỉ lệ cao. (Đa số bệnh nhân có tình trạng sốc. Đa số bệnh nhân chấn thương có khí máu động mạch 
bình thường trong khi không chấn thương có kết quả toan kiềm hỗn hợp. Tình trạng sốc gây toan chuyển hóa 
cao trong khi không sốc tỉ lệ khí máu động mạch bình thường là chủ yếu. Bệnh nhân chấn thương có trung 
bình đường huyết cao hơn, Kali thấp hơn trong khi tình trạng sốc có thể gây đường huyết cao hơn, Natri thấp 
hơn. Có 14,7% bệnh nhân có PaO2 45mmHg. Có 10,8% bệnh 
nhân có đường huyết 200mg/dl. Có 11,8% Natri máu <120mmol/l trong khi 
13,3% Natri máu >160mmol/l. Có 12,8% Kali máu 5,5mmol/l. Sử 
dụng POCT cho kết quả nhanh hơn: 2,67 phút với chi phí cao hơn không đáng kể. Kết luận: Kết quả nghiên 
cứu cho thấy được các tần suất rối loạn khí máu động mạch, điện giải của các nhóm bệnh nặng thường vào 
Cấp cứu cũng như cho thấy các tỉ lệ rối loạn nặng có thể gây nguy hiểm. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính 
xác bằng POCT sẽ giúp có được chiến lược điều trị hiệu quả.
Từ khóa: Cấp cứu, khí máu động mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy
Abstract
EVALUATE DISORDERS OF ARTERIAL BLOOD GASES AND 
ELECTROLYTES IN CRITICAL PATIENTS BY USING POINT-OF-CARE 
TESTING (POCT) IN EMERGENCY DEPARTMENT, CHORAY HOSPITAL
Truong The Hiep, Pham Tri Dung, Le Phuoc Dai, Pham Van Khiem, Vo Hanh 
Ton Thang Quang Thang,Trinh Hoang Nguyen, Ho Khanh Thanh, Vu Thi Thanh Huong 
Emergency Department, Cho Ray Hospital
Background: Study of disorders of arterial blood gases (ABG) and electrolytes in critical patients in 
emergency department has not been evaluated before in Vietnam. Detecting serious disorders, quickly 
and accurately diagnosing to make an effective treatment decision is an essential requirement. Objectives: 
This study aimed to evaluate disorders of arterial blood gases and electrolytes of critical patients and to 
find out the percentages of serious disorders in Emergency department, Cho Ray Hospital. Study design: 
A retrospective describes a series of cases. 203 patients classified with a “priority triage group 1”, being 
treated in Intensive care unit of Emergency department and had indications of doing ABG and electrolytes 
- Địa chỉ liên hệ: Lê Phước Đại, Email: lephuocdai@gmail.com
- Ngày nhận bài: 3/1/2017; Ngày đồng ý đăng:12/4/2017; Ngày xuất bản: 20/4/2017
10
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
by POCT iSTAT® CG8 from 06/01/2016 to 08/31/2016 were surveyed in this study. Results: 203 cases were 
surveyed. Mean age was 50.2. 25-49 age group accounted for 74.8% , men/women was 1.26. Trauma/non-
trauma was 1.13 with the rate of head trauma and respiratory diseases were high. Most of them were in 
shock condition. Most of trauma patients had normal ABGs when non-trauma patients had mixed acid-base 
disorders. Shock condition went with a high percentage of metabolic acidosis when non-shock condition 
went with a normal ABGs. Trauma patients had glycemia higher, kalemia lower than non-trauma patients. . 
Shock condition went with higher glycemia and lower natremia than non-shock condition. Upto 14.7% had 
PaO2 45mmHg. And 10.8% had glycemia <70mg/dl 
when 31% had glycemia >200mg/dl. Upto 11,8% Natremia 160mmol/l. 
And 12.8% Kalemia 5.5mmol/l. Using POCT gave faster result-time: 2.67 
minutes when medical costs are acceptable. Conclusion: Research results showed the percentages of serious 
disorders of ABG and electrolytes of critical patients in Emergency Department, Cho Ray Hospital and the 
essentials of using POCT to have faster results to get better treatments. 
Key words: Emergency medicine, ABG, Cho Ray Hospital
-----
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực hành lâm sàng hiện nay, các trường 
hợp chấn thương nặng, các bệnh lý nội ngoại khoa 
nặng được nhập viện tại khoa Cấp cứu Bệnh viện 
Chợ Rẫy (BVCR) ngày càng nhiều. Như các trường 
hợp suy hô hấp cấp cần được chẩn đoán phân biệt 
nhanh giữa suy hô hấp giảm oxy máu hay suy hô hấp 
tăng thán cũng như các trường hợp rối loạn chuyển 
hóa nặng như choáng nhiễm trùng, suy đa cơ quan 
cần được phát hiện sớm để từ đó đưa ra quyết định 
điều trị kịp thời và hiệu quả.
Nghiên cứu của Adekola và cộng sự thực hiện 
tại Nigeria năm 2012 [9] cho ta tỉ lệ rối loạn nghiêm 
trọng (có thể gây nguy hiểm) của khí máu động mạch 
trong nhóm bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu là 
13,33%. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính xác các 
rối loạn chuyển hóa nói chung, tình trạng rối loạn khí 
máu động mạch, điện giải nói riêng rất quan trọng 
đối với bệnh nhân nằm trong diện chăm sóc đặc biệt 
tại khoa Cấp cứu.
Để giải quyết những vấn đề liên quan đến thời 
gian trả kết quả, tại Pháp từ năm 1998-1999 bác sĩ 
Sediame và cộng sự đã sử dụng công cụ chẩn đoán 
tại chỗ [16] để phân tích khí máu động mạch cho kết 
quả nhanh và chứng minh được sai số cho phép đối 
với hệ thống máy chính tại trung tâm chẩn đoán tại 
bệnh viện. 
Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay, 
chúng tôi đang bắt đầu sử dụng xét nghiệm mẫu khí 
máu động mạch tại giường bệnh nhằm có được kết 
quả rối loạn toan kiềm, điện giải đồ với thời gian 
nhanh và kết quả chính xác giúp kịp thời ra quyết 
định điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là 
những bệnh nhân nặng được điều trị trong phòng 
hồi sức tích cực của khoa.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong 
muốn khảo sát vai trò của kết quả khí máu động 
mạch bằng nhanh tại giường bệnh nhằm phát hiện 
sớm các rối loạn nghiêm trọng về toan kiềm và điện 
giải đồ của bệnh nhân nặng đang được điều trị tại 
Phòng Hồi sức tích cực của Khoa Cấp cứu Bệnh viện 
Chợ Rẫy. Với những kết quả có được, chúng tôi hi 
vọng phát hiện sớm và điều trị, điều chỉnh nhanh 
hơn các rối loạn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng 
đến tính mạng để bệnh nhân có thể hồi phục và 
không bị mất “thời gian vàng” trong điều trị tại 
Cấp cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả, từ 6/2016 
đến 08/2016 tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được nhập và 
điều trị tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy được 
triage là bệnh nặng ưu tiên 1 và được điều trị tại 
phòng Hồi sức tích cực của Khoa Cấp cứu BVCR. Có 
chỉ định làm khí máu động mạch để khảo sát toan 
kiềm và rối loạn điện giải.
Đồng ý bằng văn bản việc tham gia nghiên cứu 
(Bởi bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân)
Tiêu chuẩn loại trừ: Không đồng ý tham gia nghiên 
cứu (Bởi bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân)
Cỡ mẫu: Nghiên cứu của Adekola và cộng sự 
thực hiện tại Nigeria năm 2012 [1] cho ta tỉ lệ rối 
loạn nặng khí máu động mạch trong nhóm bệnh 
nhân nặng là 13,33%
Với sai số cho phép 5% (0,05). Ta có công thức 
tính cỡ mẫu cho tỉ lệ như sau: 
Cần ít nhất 178 trường hợp để thực hiện nghiên 
cứu này.
11
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Trong thời gian từ tháng 01/06/2016 đến hết 
31/08/2016, có 203 trường hợp nhập viện tại khoa 
Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, có chỉ định làm khí máu 
động mạch, được chúng tôi ghi nhận dữ liệu và đưa 
vào mẫu nghiên cứu. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi 
có kết quả sau:
3.1. Tuổi 
Tuổi nhỏ nhất: 13 tuổi , Tuổi lớn nhất: 89 tuổi, 
Trung bình: 50,1 ± 19,7
3.2. Giới tính: Số bệnh nhân nam: 113 (55,7%) 
Số bệnh nhân nữ: 90 (44,3%) 
3.3. Các dạng bệnh lý
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi khảo sát các 
trường hợp bệnh nặng được triage mức độ 1, được 
đưa vào phòng hồi sức tích cực, có 2 nhóm bệnh 
mà cách tiếp cận và xử trí có phần khác nhau: chấn 
thương và không chấn thương
Loại bệnh lý Số trường hợp Phần trăm (%)
Chấn thương 108 53,2
Không chấn thương 95 46,8
Tổng 203 100
3.4. Các loại bệnh chấn thương
Trong các loại bệnh chấn thương nặng nhập 
viện, được điều trị trong phòng hồi sức tích cực 
khoa Cấp cứu, tỉ lệ bệnh nhân chấn thương sọ não 
chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 72,2% (78/108)
Các loại bệnh chấn thương Số trường hợp Phần trăm (%)
Sọ não 78 38.4
Ngực 28 13.8
Bụng 35 17.2
Chỉnh hình 49 24.1
Mạch máu 13 6.4
Đa chấn thương 24 11.8
Tổng 108 100
3.5. Các loại bệnh không chấn thương
Trong các loại bệnh không chấn thương nặng 
nhập viện, được điều trị trong phòng hồi sức tích 
cực khoa Cấp cứu, các loại bệnh nội khoa thường rất 
đa dạng từ các bệnh lý về hô hấp, về tim mạch, tiêu 
hóa,nội thận, nội tiết đến các loại ngộ độc nặng, 
các tai nạn điện, phỏng.
Tuy nhiên, với các trường hợp cần làm khí máu 
động mạch tại Cấp cứu để chẩn đoán và theo dõi 
điều trị. Có 5 chuyên khoa có tỉ lệ cao tại phòng hồi 
sức tích cực:
Các loại bệnh không chấn thương Số trường hợp Phần trăm (%)
Hô hấp 34 35,7
Tim mạch 15 15,7
Tiêu hóa 13 13,7
Nội thận 20 21,1
Nội tiết 8 8,4
Khác 5 5,3
Tổng 95 100
Tại Anh và Pháp [10][11], tỉ lệ bệnh nội khoa là 
bệnh lý tim mạch nhiều hơn khi nhập viện khoa Cấp 
cứu nói chung và bệnh nặng nói riêng. Bệnh hô hấp 
chỉ đứng hàng thứ 2 và thứ 3. Điều này có thể được 
giải thích do môi trường khác nhau, tập quán ăn 
uống nhiều đạm mỡ dẫn đến các bệnh lý tim mạch 
12
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
có cơ hội phát triển mạnh.
3.6. Tình trạng sốc
Trong các tiêu chuẩn triage bệnh nhân mức độ 1 
để điều trị trong phòng hồi sức tích cực, tiêu chuẩn 
bệnh nhân trong tình trạng choáng hay sốc luôn 
được quan tâm vì tính khẩn trương trong thực hiện. 
Chúng tôi thấy được với bảng 1, các chỉ số sinh hiệu 
được mô tả như sau:
Chỉ số Trung bình
Mạch (lần/phút) 102,2 ± 12,4
Huyết áp trung bình (mmHg) 65,4 ± 34,1
Nhịp thở (lần phút) 22,5 ± 8,4
Nhiệt độ (0C) 37,2 ± 4,6
SpO
2 
(%) 91,2 ± 7,5
Nhận xét: Mạch trung bình của bệnh nhân 
thường nhanh, huyết áp trung bình thấp nhịp thở 
tăng, nhiệt độ thường không cao và SpO
2
 không thay 
đổi nhiều
Khi so sánh với các tác giả khác ở tây Âu, chúng 
tôi có kết quả tương tự. Với tiêu chuẩn sốc hay 
choáng, kết quả chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân 
có tình trạng choáng cao hơn
Tình trạng Số trường hợp Phần trăm (%)
Có sốc 143 70.4
Không sốc 60 29.6
Tổng 203 100
3.7. Các rối loạn về khí máu động mạch
Trong khảo sát của chúng tôi, có 05 chỉ số cơ 
bản mà chúng tôi muốn thu thập. Đó là pH, pO
2
, 
pCO
2
, HCO
3
- và SaO
2. 
Chúng tôi muốn đưa ra kết quả 
khái quát về các chỉ số để từ đó có thể biện luận 
được kết quả khí máu của bệnh nhân.
Yếu tố Giá trị
pH 7,2 ± 2,1
pO
2
 (mmHg) 58,7 ± 8,2
pCO
2
 (mmHg) 45,5 ± 10,2
HCO
3
- (mmol/l) 18 ± 7,3
SaO
2 
(%) 89,2 ± 11,2
Bảng 2. Các chỉ số khí máu động mạch
Khi phân tích gộp các chỉ số khí máu động mạch, chúng tôi có kết quả như sau
Kết quả khí máu động mạch Số trường hợp Phần trăm (%)
Bình thường 50 24,6
Toan chuyển hóa đơn thuần 52 25,6
Toan hô hấp đơn thuần 40 19,7
Kiềm chuyển hóa đơn thuần 10 4,9
Kiềm hô hấp đơn thuần 8 3,9
Toan kiềm hỗn hợp 43 21,2
Tổng 203 100
13
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.8. Với các bệnh nhân có sốc và không sốc
Đối với bệnh nhân có sốc và không sốc, tần suất 
các rối loạn khí máu rất khác nhau.
- Ở bệnh nhân có tình trạng sốc, tỉ lệ toan 
chuyển hóa đơn thuần chiếm tỉ lệ rất cao 31,4% 
(45/143), sau đó đến toan kiềm hỗn hợp chiếm 
27,9% (40/143) 
- Ở bệnh nhân không tình trạng sốc, tỉ lệ khí máu 
đông mạch bình thường chiếm 46,7%% (28/60), các 
tỉ lệ khác thấp hơn. 
3.9. Các rối loạn về đường huyết, Natri và Kali
Yếu tố Giá trị
Đường huyết (mg/dl) 137,4 ± 24,1
Natri (mmol/l) 129,6 ± 18,2
Kali (mmol/l) 3,6 ± 2,2
Yếu tố
Chấn thương 
N=108
Không chấn thương
N=95
p
Đường huyết 145,3 ± 22,1 121,3 ± 42,1 <0,001
Natri 128,4 ± 17,2 129,3 ± 22,2 0,7
Kali 3,5 ± 1,6 4,6 ± 2,1 <0,001
Yếu tố
Sốc
N=143
Không sốc
N=60
p
Đường huyết 146,2 ± 22,1 100,3 ± 42,1 <0,001
Natri 120,4 ± 16,5 131,3 ± 24,4 <0,001
Kali 4.9 ± 2,6 3,6 ± 2,7 <0,001
3.10. Các rối loạn nặng 
Có đến 14,7% trường hợp có PaO2<40mmHg 
Kết quả PaO2 Số trường hợp Phần trăm (%)
>60 mmHg 110 54,2
40 – 60 mmHg 63 31,0
<40mmHg 30 14,8
Tổng 203 100
Tỉ lệ bệnh nhân có pH máu giảm dưới 6,9 là 9,9% (20/203).
Kết quả pH Số trường hợp Phần trăm (%)
>7.35 98 48,3
6,9 – 7,35 85 41,9
<6,9 20 9,9
Tổng 203 100
Tỉ lệ bệnh nhân có pCO2 máu tăng trên 45mmHg là 22,2% (45/203)
Kết quả pCO2 Số trường hợp Phần trăm (%)
<35mmHg 86 42,4
35-45mmHg 72 35,5
>45mmHg 45 22,2
Tổng 203 100
Tỉ lệ bệnh nhân có đường huyết thấp cần can thiệp nhanh là 10,8% (22/203) 
14
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Kết quả đường huyết Số trường hợp Phần trăm (%)
<70mg/dl 22 10,8
70-200mg/dl 118 58,1
>200mg/dl 63 31,1
Tổng 203 100
Tỉ lệ bệnh nhân có Natri máu thấp là 11,8% (24/203) trong khi số bệnh nhân có Natri cao cao là 13,3% 
(27/203).
Kết quả Natri Số trường hợp Phần trăm (%)
<120mmol/l 24 11,8
120-160mmol/l 152 74,9
>160mmol/l 27 13,3
Tổng 203 100
Tỉ lệ bệnh nhân có Kali máu thấp là 12,8% (26/203) trong khi số bệnh nhân có Kali máu cao là 15,2% 
(31/203). 
Kết quả Kali Số trường hợp Phần trăm (%)
<2,8mmol/l 26 12,8
2,8-5,5mmol/l 146 71,9
>5,5mmol/l 31 15,3
Tổng 203 100
Ưu điểm POCT: 
Thời gian thực hiện và trả kết quả cho các xét 
nghiệm POCT (2,67 phút) thực sự nhanh hơn với các 
kết quả KMĐM và sinh hóa trung tâm 
Đối với các trường hợp nhập viện có Bảo hiểm 
Y tế, việc chi trả cho POCT iSTAT® cao hơn không 
đáng kể
4. KẾT LUẬN
4.1. Các đặc điểm của nhóm bệnh nặng tại khoa 
Cấp cứu
- Đa số trong tuổi lao động, tỉ lệ nam/nữ là 1,25
- Tỉ lệ chấn thương/không chấn thương là 1,13 
với tỉ lệ chấn thương sọ não và bệnh lý hô hấp có 
tỉ lệ cao.
- Đa số bệnh nhân nhập viện có tình trạng sốc.
4.2. Các đặc điểm khí máu động mạch
- 24,6% trường hợp bình thường, nhiễm toan 
nhiều hơn kiềm.
- Đa số bệnh nhân chấn thương có khí máu động 
mạch bình thường trong khi không chấn thương có 
kết quả toan kiềm hỗn hợp.
- Tình trạng sốc gây toan chuyển hóa cao trong 
khi không sốc tỉ lệ khí máu động mạch bình thường 
là chủ yếu.
4.3. Các đặc điểm đường huyết, Natri, Kali
- Bệnh nhân chấn thương có trung bình đường 
huyết cao hơn, Kali thấp hơn so với nhóm không 
chấn thương. Bệnh nhân sốc có trung bình đường 
huyết cao hơn, Natri thấp hơn và Kali cao hơn so với 
nhóm không sốc.
4.4. Các rối loạn nặng về khí máu động mạch
- 14,7% bệnh nhân có PaO2 <40mmHg
- 10,3% bệnh nhân có pH<6,9
- 22,2% bệnh nhân có pCO2>45mmHg
- 10,8% có đường huyết <70mg/dl và 31% đường 
huyết >200mg/dl
- 11,8% Natri máu <120mmol/l và 13,3% Natri 
máu >160mmol/l
- 12,8% Kali máu <2,8mmol/l và 15,2% Kali máu 
>5.5mmol/l
4.5. Ưu điểm POCT iSTAT® trong nghiên cứu
- Thời gian có kết quả nhanh, trung bình 2,67 
phút.
- Kinh tế y tế so với các xét nghiệm riêng lẻ cao 
hơn không đáng kể.
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt 
1. Lê Hữu Thiện Biên (2013), “Phân tích khí máu động 
mạch”, Giáo trình hồi sức cấp cứu chống độc, Tr:145-152
2. Lê Hữu Thiện Biên (2013), “Rối loạn Natri máu”, 
Giáo trình hồi sức cấp cứu chống độc, Tr:154-164
3. Lê Hữu Thiện Biên (2013), “Toan chuyển hóa và 
kiềm chuyển hóa”, Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc, 
Tr: 165-172
4. Tôn Thất Quỳnh Ái (2013), “Triage trong chấn 
thương”, Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc, Tr: 175-
183
5. Trương Ngọc Hải (2013), “Suy hô hấp”, Giáo trình 
Hồi sức cấp cứu chống độc, Tr:1-11
6. Phan Thị Xuân (2013), “Hội chứng suy hô hấp cấp 
nguy kịch”, Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc, Tr:12-25
7. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013), “Cơn hen phế quản 
nặng”, Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc, Tr:26-33
8. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013), “Đợt kịch phát bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính”, Giáo trình Hồi sức cấp cứu 
chống độc, Tr:35-43
Tiếng Anh
9. Adekola et al. (2012), ”The incidence of electro-
lyte and acid-base abnormalities in critically ill patients 
using point of care testing (i-STAT portable analyser)”, Nig 
Q J Hosp Med. 2012 Apr-Jun;22(2):103-8.
10. Jatlow P.(1993), ”Point of care laboratory testing 
in the emergency department”. Am J Clin Pathol.;100:591.
11. Parvin CA, Lo SF, Deuser SM, Weaver LG, Lewis LM, 
Scott MG (1996), ”Impact of point-of-care testing on pa-
tients’ length of stay in a large emergency department”. 
Clin Chem. 1996;42:711–7.
12. Kendall J, Reeves B, Clancy M. (1998) ”Point of 
care testing: randomised controlled trial of clinical out-
come”. BMJ. 1998;316:1052–7.
13. Gilbert HC, Szokol JW. (2014),”Point of care tech-
nologies”. Int Anesthesiol Clin. 2004;42:73–94.
14. Vos G, Engel M, Ramsay G, van Waardenburg D. 
(2006), ”Point-of-care blood analyzer during the inter-
hospital transport of critically ill children.” Eur J Emerg 
Med.;13:304–7.
15. Connelly NR, Magee M, Kiessling B. (1996), ”The 
use of the iSTAT portableanalyzer in patient undergo-
ing cardiopulmonary bypass”. J Clin Monit Comput. 
1996;12:311–5.
16. Sediame S, Zerah-Lancner F, d’Ortho MP, Adnot S, 
Harf A. (1999), ”Accuracy of the i-STAT bedside blood gas 
analyser”. Eur Respir J. 1999;14:214–7.
17. Murthy JN, Hicks JM, Soldin SJ. Evaluation of i-
STAT portable clinical analyzer in a neonatal and pediatric 
intensive care unit. Clin Biochem. 1997;30:385–9.
18. Mock T, Morrison D, Yatscoff R. Evaluation of the 
i-STAT system: a portable chemistry analyzer for the mea-
surement of sodium, potassium, chloride, urea, glucose 
and hematocrit. Clin Biochem. 1995;28:187–92.
19. Jacobs E, Vadasdi E, Sarkozi L, Colman N. Analyti-
cal evaluation of i-STAT portable clinical analyzer and use 
by nonlaboratory healthcare professionals. Clin Chem. 
1993;39:1069–74.
20. Bingham D, Kendall J, Clancy M. The portable lab-
oratory: an evaluation of the accuracy and reproducibility 
of i-STAT. Ann Clin Biochem. 1999;36:66–71.
21. Pidetcha P, Ornvichian S, Chalachiva S. Accuracy 
and precision of the i-STAT portable clinical analyzer: an an-
alytical point of view. J Med Assoc Thai. 2000;83:445–50.
22. Bland JM, Altman DG. Statistical methods for as-
sessing agreement between two methods of clinical mea-
surement. Lancet. 1986;1:307–10.
23. Papadea C, Foster J, Grant S, et al. Evaluation of 
the i-STAT portable clinical analyzer for point-of-care blood 
testing in the intensive care units of a university children’s 
hospital. Ann Clin Lab Sci. 2002;32:231–43.
24. Steinfelder-Visscher J, Weerwind PW, Teerenstra 
S, Brouwer MH. Reliability of point-of-care hematocrit, 
blood gas, electrolyte, lactate and glucose measurement 
during cardiopulmonary bypass. Perfusion. 2006;21:33–7.
25. Steinfelder-Visscher J, Weerwind PW, Teerenstra 
S, Pop GA, Brouwer RM. Conductivity-based hematocrit 
measurement during cardio-pulmonary bypass. J Clin 
Monit Comput. 2007;21:7–12.
26. Rossi AF, Khan D (2004). “Point of care testing: 
improving pediatric outcomes”. Clin. Biochem. 37 (6): 
456–61
27. Tran NK, Kost GJ (2006). “Worldwide point-of-care 
testing: compendiums of POCT for mobile, emergency, 
critical, and primary care and of infectious diseases tests”. 
Point of Care: the Journal of Near-Patient Testing & Tech-
nology 5: 84–92. 
28. “Special Edition in Public Health”. Point of Care: 
the Journal of Near-Patient Testing & Technology. Decem-
ber 2006. 
29. Kost, G.J. (2006). “1. Overview of point-of-care test-
ing: Goals, guidelines, and principles”. In Charuruks N. Point 
of Care Testing for Thailand (in Thai). Bangkok. pp. 1–28. 
30. Kost, G.J. (2006). “10. Point-of-care testing in 
province hospitals and primary care units (PCUs): Opti-
mizing critical care and disaster response”. In Charuruks 
N. Point of Care Testing for Thailand (in Thai). Bangkok. 
pp. 159–77.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_roi_loan_ve_khi_mau_dong_mach_va_dien_giai_cua_benh.pdf