Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất

TÓM TẮT

Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Điều trị ung thư bằng hóa chất độc tế bào

thường dẫn đến sự tăng sản xuất acid uric do phân hủy nhanh chóng acid nucleic của tế

bào. Sự tăng acid uric này dẩn đến kết lắng acid uric ở đường tiết niệu trầm trọng, đôi

khi dẩn đến tử vong, tắc đường niệu. Vì vậy, đề tài này nhằm: “ Khảo sát nồng độ acid

uric máu ở bệnh nhân được hóa trị ung thư ờ bệnh viện Quân y 175”.

Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu và tiến cứu cắt ngang

Đối tượng nghiên cứu: hồi cứu bệnh án của 158 bệnh nhân được hóa trị ung thư tại

bệnh viện Quân y 175, không mắc bệnh gout, suy thận mạn, uống rượu, không sử dụng

thuốc khác làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu trừ thuốc trong phác đồ hóa trị

ung thư, có theo dỏi nồng độ acid uric trước và sau hóa trị.

Kết quả: có 111 nam (70,25%), và 47 nữ (29,75%) được chọn trong nghiên cứu,

cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ acid uric máu(p>0,05) trong nghiên cứu này.

Kết luận: trong nghiên cứu này, không có sự thay đổi về nồng độ acid uric ở các

bệnh nhân trước và sau hóa trị

Từ khóa: nồng độ acid uric máu, acid nucleotic.

pdf 7 trang phuongnguyen 8480
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất

Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
24
TÓM TẮT
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Điều trị ung thư bằng hóa chất độc tế bào 
thường dẫn đến sự tăng sản xuất acid uric do phân hủy nhanh chóng acid nucleic của tế 
bào. Sự tăng acid uric này dẩn đến kết lắng acid uric ở đường tiết niệu trầm trọng, đôi 
khi dẩn đến tử vong, tắc đường niệu. Vì vậy, đề tài này nhằm: “ Khảo sát nồng độ acid 
uric máu ở bệnh nhân được hóa trị ung thư ờ bệnh viện Quân y 175”.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu và tiến cứu cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu: hồi cứu bệnh án của 158 bệnh nhân được hóa trị ung thư tại 
bệnh viện Quân y 175, không mắc bệnh gout, suy thận mạn, uống rượu, không sử dụng 
thuốc khác làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu trừ thuốc trong phác đồ hóa trị 
ung thư, có theo dỏi nồng độ acid uric trước và sau hóa trị.
Kết quả: có 111 nam (70,25%), và 47 nữ (29,75%) được chọn trong nghiên cứu, 
cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ acid uric máu(p>0,05) trong nghiên cứu này.
Kết luận: trong nghiên cứu này, không có sự thay đổi về nồng độ acid uric ở các 
bệnh nhân trước và sau hóa trị
Từ khóa: nồng độ acid uric máu, acid nucleotic.
ABSTRACT
A SURVEY ON SERUM URIC ACID LEVELS OF ONCOLOGIC 
PATIENTS TREATED WITH CHEMOTHERAPY AT THE MILITARY 
HOSPITAL 175
Background and Aims:The treatment of cancer with cytotoxic agents often lead to 
the overproduction of uric acid due to the rapid breakdown of cellular nucleic acid. 
This may result in precipitation of uric acid in the urinary tract with severe, sometimes 
KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH 
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT
Đòan Văn Đệ1, Trần Tuấn Khanh2
(1) Học viện Quân y
(2) Viện Y Dược Học Dân Tộc
Người phản hồi (Corresponding): Trần Tuấn Khanh (bstuankhanh@gmail.com)
Ngày nhận bài: 12/9/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/9/2017. 
Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
25
fatal, urinary obstruction. So the aims of this study to survey serum uric acid levels of 
oncologic patients treated with chemotherapy.
Study design: descriptive research with retrospective and prospective - cross sec-
tional analyses.
Subjects and method: Investigate history case files of 158 patients treated with che-
motherapy at the Military hospital 175.These patients all did not have pre-history cases 
with gout, chronic kidney failure diseases, using alcohol, and other medicines that effect 
on serum uric acid levels (Thiazides, Allopurinol, etc., except medicines in cancer che-
motherapy formulas). Especially they were all tested serum uric acid levels before and 
after each time of chemotherapy treatment.
Results: including 111 history case files of males (70,25 %) and 47 the others of 
females (29,75 %) are selected randomly in this study. The difference in serum uric acid 
levels between before and after chemotherapy treatments is not statistically significant 
(p>0,05).
Conclusion: There are no differences in serum uric acid levels between before and 
after chemotherapy treatments in this study.
Keywords: Uric acid, nucleic acid
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của các phương pháp 
điều trị ung thư nói chung và hóa trị nói 
riêng dựa vào những thành tựu khoa học 
cơ bản về ung thư..
Tuy nhiên các thuốc hóa trị ung thư 
đều gây nên những tác dụng phụ bên cạnh 
hiệu quả mong đợi là ức chế tăng trưởng 
tế bào ung thư. Trong đó hóa trị làm tăng 
nồng độ acid uric huyết tương đã được đề 
cập trong các tài liệu giáo khoa.
Khảo sát nồng độ axít uric huyết 
tương ở bệnh nhân được điều trị hóa chất 
chống ung thư”, với 2 mục tiêu:
Khảo sát đặc điểm dịch tể (tuổi, giới, 
thể trạng) ở bệnh nhân ung thư được điều 
trị hóa chất tại Trung tâm ung bướu và Y 
học hạt nhân - Bệnh viện Quân y 175.
Biến đổi nồng độ acid uric huyết 
tương của bệnh nhân sau hóa trị.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu:
Trung tâm Ung bướu và Y học hạt 
nhân –Bệnh viện Quân Y 175 tại thành 
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán 
xác định ung thư theo tiêu chuẩn chẩn 
đoán hiện tại ở Trung tâm Ung bướu và 
Y học hạt nhân –Bệnhviện Quân Y 175 
TP.HCM.Có chỉ định điều trị hóa trị 
theo phác đồ tại Trung tâm Ung bướu và 
y học hạt nhân –Bệnh viện Quân Y 175 
TP.HCM.
Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện, gồm 
158 hồ sơ bệnh nhân ung thư được điều 
trị hóa chất.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân uống rượu, bệnh gout.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
26
- Dùng thuốc khác ngoài phác đồ hóa 
trị chuẩn của Trung tâm Ung bướu và y 
học hạt nhân –Bệnh viện Quân Y 175 làm 
ảnh hưởng đến nồng độ a.uric huyết tương 
như lợi tiểu Thiazide, Allopurinol, hoặc 
mắc bệnh thận mạn,
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu:
- Hồi cứu các bệnh án đã được điều 
trị và các bệnh án đang được điều trị tại 
Trung tâm Ung bướu và y học hạt nhân –
Bệnhviện Quân Y 175. Các bệnh án chọn 
được bốc ngẫu nhiên tại kho lưu bệnh án 
và bệnh án đang điều trị tại Trung tâm 
- Tiến hành thu thập các số liệu từ 
bệnh án, ghi lại các xét nghiệm ngay 
trước đợt hóa trị và sau mỗi đợt hóa trị 
(xét nghiệm đầu chu kỳ sau).Ghi nhận các 
yếu tố liên quan đến nồng độ a.uric:tuổi, 
giới tính, huyết áp, cân nặng, chỉ số (Body 
Surface Area), chỉ số tổng trạng (Perfor-
mance Status). Creatinin máu, nồng độ 
a.uric huyết tương theo xét nghiệm chuẩn 
đang áp dụng tại bệnh viện Quân y 175.
- Tính trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ 
lệ các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
tuổi, giới tính, chỉ số PS.
- Dùng test t để kiểm định thống kê 
với số liệu từng cặp cho chỉ số acid uric 
trước và sau hóa trị.Với so sánh hai số 
trung bình theo phương pháp số liệu từng 
cặp trường hợp mẫu n ≥30, t được tính 
theo công thức: [8]
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 
16.0. - Thời gian tiến hành: 1/7/2016 – 
30/5/2017.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu:
Đặc điểm về giới:
Biểu đồ 0.1 P hân bố về giới bệnh nhân trong nghiên cứu.
Nhận xét: tỷ lệ nam chiếm ưu thế 70,25% so với nữ 29,75%.
Đặc điểm về tuổi:
Biểu đồ 0.2 Phân bố theo nhóm tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
27
Nhận xét:
- Tuổi nhỏ nhất 29, tuổi lớn nhất 81, tuổi trung bình 55,21± 12,04 (tuổi).
- Nhóm tuổi 51 đến 60 chiếm số lượng nhiều nhất với 49 bệnh nhân (31,01%). 126 
bệnh nhân từ 41 đến 70 tuổi, chiếm 79,75%.
Chỉ số tổng trạng cơ thể (PS):
Bảng 1 Đặc điểm chỉ số tổng trạng bệnh nhân nghiên cứu theo giới
Chỉ số 
PS
Cả 2 giới Nam Nữ P
N % n % n %
0 0 0 0 0 0 0
1 71 44,94 50 45,04 21 44,7 >0,05
2 58 36,71 39 35,14 19 40,4 >0,05
3 29 18,35 22 19,82 7 14,9 >0,05
4 0 0 0 0 0 0
Tổng 158 100% 111 100% 47 100%
P P <0,05 P <0,05 P <0,05
Nhận xét: - Chỉ số tổng trạng của bệnh nhân nghiên cứu chỉ tập trung ở các mức 1 
đến 3 điểm, mức 0 điểm và 4 điểm không có bệnh nhân nào. Trong đó, bệnh nhân có PS 
=1 chiếm số lượng nhiều nhất (71 bệnh nhân, 44,94%).
- Có sự khác biệt về chỉ số PS chung cả 2 giới, giới nam, giới nữ ở nhóm tổng trạng 
tốt (PS 0 và 1) so với tổng trạng kém (PS 3 và 4), với p < 0,05. Không có sự khác biệt 
về giới ở từng chỉ số PS.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
28
2. Các phương pháp điều trị được áp dụng:
Bảng 2 Các phương pháp điều trị được áp dụng
Điều trị trước Điều trị hiện tại
n % n %
Phẫu thuật
(86; 54,43%)
Phẫu đơn thuần 61 38,61
Phẫu + hóa + xạ 5 3,16
Phẫu + xạ 10 6,33
Phẫu + hóa 10 6,33
Có xạ trị
(20; 12,66%)
Xạ đơn thuần 1 0,63
Xạ + hóa 4 2,53 35 22,15
Có hóa trị
(23; 14,56%)
Hóa đơn thuần 4 2,53 123 77,85
Không 63 39,88
Nhận xét:
- Phối hợp nhiều phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) trước hóa trị trong 
nghiên cứu chiếm 60,12%; trong số đó có phẫu thuật chiếm tỷ lệ nhiều nhất 54,43% (86 
trường hợp) và phối hợp cả 3 phương pháp ở 5 trường hợp (3,16%).
- Phương pháp điều trị áp dụng tại thời điểm nghiên cứu có 22,15% phối hợp với xạ 
trị (35 trường hợp), còn lại là hóa trị đơn thuần.
Chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận và acid uric trước hóa trị
Bảng 3 Chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận và acid uric trước hóa trị
Chỉ số n X ± SD Min Max
Creatinin (µmol/L) 158 80,71 ± 19,22 38,60 184,0
Ure (mmol/L) 158 5,19 ± 1,74 2,10 11,20
Acid uric (mmol/L) 158 332,71 ± 84,66 124,90 598,8
Mức lọc cầu thận 
(ml/phút)
158 69,63 ± 18,88 22,62 111,81
Nhận xét:
- Chỉ số acid uric trung bình trước hóa trị của mẫu nghiên cứu là 332 ± 84,66, chỉ số 
thấp nhất và cao nhất lần lượt là 124,90 mmol/L và 598,80 mmol/L.
- Chỉ số mức lọc cầu thận trung bình là 69,63 ± 18,88, chỉ số thấp nhất là 22,62 ml/
phút, và chỉ số cao nhất của mức lọc cầu thậnlà 111, 81 ml/phút
Chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận và acid uric sau hóa trị:
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
29
Bảng 4 Chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận và acid uric sau hóa trị
 Chỉ số n ± SD Min Max
Creatinin (µmol/L) 158 80,96 ± 18,58 35,00 164,00
Ure (mmol/L) 157 4,91 ± 1,70 2,00 10,20
Acid uric (mmol/L) 158 337,11 ± 96,32 107,70 758,60
Nhận xét:
- Chỉ số acid uric trung bình sau hóa trị của mẫu nghiên cứu là 337,11 ± 96,32, chỉ 
số thấp nhất và cao nhất lần lượt là 107,70 mmol/L và 758,60 mmol/L.
- Chỉ số creatinin trung bình là 80,96 ± 18,58, chỉ số thấp nhất là 35,00 µmol/L, và 
chỉ số cao nhất của creatinin là 164,00µmol/L.
- Chỉ số ure huyết thanh trung bình là 4,91 ± 1,70, chỉ số thấp nhất là 2,00 mmol/L, 
và chỉ số cao nhất của ure huyết sau hóa trị là 10,20 mmol/L.
- Giá trị trung bình Albumin huyết là 37,16 ± 4,59, giá trị thấp nhất 25,00 (g/L) và 
giá trị cao nhất 47,00 (g/L)
3. Biến đổi acid uric máu sau hóa trị:
Bảng 5: Biến đổi acid uric máu sau hóa trị
n Trước hóa trị Sau hóa trị P
158 X ± SD (mmol/L) X ± SD (mmol/L) 0,357332,71± 84,66 337,11± 96,32
Nhận xét: nồng độ acid uric trước và sau hóa trị ở nghiên cứu này không có sự khác 
biệt (p>0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên 
cứu:
Tỉ lệ nam trong nghiên cứu này chiếm 
ưu thế là 70,25% so với nữ 29,75%. Tỉ lệ 
nam vượt trội có thể do đặc điểm mô hình 
bệnh tật ung thư tại bệnh viện 175, với 
chức năng tiền thân là bệnh viện quân y, 
hoặc do thế mạnh về điều kiện cơ sở vật 
chất – nhân lực tập trung các bệnh ung thư 
mà tỉ lệ nam nhiều hơn nữ theo thống kê 
[4,5]
Đặc điểm tuổi:
Chỉ số acid uric huyết trước và sau 
hóa trị:
Như vậy chỉ số acid uric trung bình 
trước hóa trị và sau hóa trị của các bệnh 
nhân trong nghiên cứu này không thay đổi 
nhiều, điều này cũng đúng theo dự đoán, 
do đã có điều trị chuyên biệt trước hóa 
trị gồm phẫu, xạ trị trước, kể cả hóa trị 
trước đó đối với các trường hợp ung thư 
tái phát. Ngoài ra thời điểm lấy mẫu xét 
nghiệm đánh giá lại sau hóa trị cũng kéo 
dài nên có thể là yếu tố làm cho có sự điều 
chỉnh của cơ thể như bài tiết acid uric qua 
thận tăng lên.
KẾT LUẬN 
Đặc điểm bệnh ung thư và bệnh nhân 
được hóa trị trong nghiên cứu:
X
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017
30
Đặc điểm về giới trong nghiên cứu, 
nam giới chiếm ưu thế so với nữ, về tuổi 
của nhóm bệnh nhân khảo sát trong ng-
hiên cứu từ 29- 81 tuổi, trong đó tuổi 51 
đến 60 chiếm số lượng nhiều nhất. Với 
chỉ số tổng trạng trung bình của đối tượng 
nghiên cứu tập trung ở mức 1 đến mức 3, 
trong đó không có mức 4 là mức kém, như 
vậy càng an toàn cho hóa trị.
Biến đổi nồng độ acid uric máu và 
một số chỉ số xét nghiệm máu trong hóa 
trị:
Qua khảo sát của nghiên cứu này, sự 
biến đổi của nồng độ acid uric máu trước 
và sau hóa trị không có sự khác biệt. Điều 
này là ngược với lý thuyết. Do yếu tố phối 
hợp nhiều phương pháp điều trị trước hóa 
trị, và thời gian đánh giá lại dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghiêm Thị Minh Châu (2013), “U 
lympho ác tính (Malignant lymphoma)”, 
Bài Giảng Học Viện Quân Y, tr. 82 – 86. 
2. Ngô Quí Châu (2015), Bệnh học 
nội khoa- ĐHY Hà Nội, NXB. Y học - tập 
1, tr. 129-131.
3. Nguyễn Đức Công, Nguyễn Cảnh 
Toàn (2006), “Mối liên quan giữa nồng độ 
AU huyết với huyết áp ở bệnh nhân tăng 
huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Tim mạch 
học Việt Nam (43), tr. 56-60.
4. HồThị Ngọc Dung, Châu Ngọc Hoa 
(2009),“Nồng độ acid uric huyết thanh ở 
bệnh nhân tăng huyết áp”,Y học thành phố 
Hồ ChíMinh, 13, tr. 41-46.
5. Đoàn Văn Đệ (2009), “Bệnh gút”, 
Bệnh học nội khoa-HVQY, tr 39.
17. Alderman, M.H.(2007), “Uric 
acid and cardiovascular disease”, Circu-
lation, 116, pp. 880-883.
18. Am A Dambal et al (2016), “ Se-
rum uric acid in myocardial infarction”, 
International journal of clinical biochem-
istry and research, 3(2) pp. 227-230.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nong_do_acid_uric_huyet_thanh_o_benh_nhan_ung_thu_d.pdf