Khảo sát nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả sự nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng hành

chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 02/2011 đến 07/2011.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phỏng vấn trực tiếp 354 điều dưỡng bằng phiếu khảo sát tại

bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 02/2011 đến 07/2011.

Kết quả: Số lượng điều dưỡng trẻ chiếm tỉ lệ 63%, thâm niên công tác < 5="" năm="" là="" 44,4%,="" trong="" đó="" 83%="">

nữ và 90,1% có trình độ trung cấp. Điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên trách về công việc hành chánh chiếm

tỉ lệ 74,3%. Điều dưỡng chưa sử dụng được vi tính là 28,2%, không biết ngoại ngữ là 25,4%. Người có thu

nhập <= 4="" triệu="" đang="" làm="" điều="" dưỡng="" hành="" chánh:="" 95%.="" người="" có="" thu="" nhập=""> 4 triệu đang làm điều dưỡng hành

chánh: 5%; 42,7% điều dưỡng gặp tất cả những khó khăn như: vi tính, báo cáo thống kê, giải quyết chế độ, quản

lý thuốc, y dụng cụ. trong khi làm điều dưỡng hành chánh hoặc hỗ trợ trong công việc hành chánh. 32,5% được

sự hỗ trợ của điều dưỡng trưởng khoa. Số lượng điều dưỡng được qua đào tạo trước khi nhận nhiệm vụ là 4,8%.

Kỹ năng đã được đào tạo duy nhất là kỹ năng giao tiếp với thời gian đào tạo chỉ có 01 ngày tại bệnh viện Cấp

cứu Trưng Vương

pdf 7 trang phuongnguyen 11840
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Khảo sát nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 98 
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
VỀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG HÀNH CHÁNH KHOA 
TẠI BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG 
Lê Thị Cúc*, Đặng Lê Tú Trang*, Tôn Nữ Túy Phương*, Đỗ Kim Liên*, Trần Minh Mẫn*, 
Trương Mỹ Dung*, Thái Thị Khanh*, Lâm Mỹ Dung*, Võ Thị Mai* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả sự nhận thức và thái độ của điều dưỡng về vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng hành 
chánh khoa tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 02/2011 đến 07/2011. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phỏng vấn trực tiếp 354 điều dưỡng bằng phiếu khảo sát tại 
bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ 02/2011 đến 07/2011. 
Kết quả: Số lượng điều dưỡng trẻ chiếm tỉ lệ 63%, thâm niên công tác < 5 năm là 44,4%, trong đó 83% là 
nữ và 90,1% có trình độ trung cấp. Điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên trách về công việc hành chánh chiếm 
tỉ lệ 74,3%. Điều dưỡng chưa sử dụng được vi tính là 28,2%, không biết ngoại ngữ là 25,4%. Người có thu 
nhập 4 triệu đang làm điều dưỡng hành 
chánh: 5%; 42,7% điều dưỡng gặp tất cả những khó khăn như: vi tính, báo cáo thống kê, giải quyết chế độ, quản 
lý thuốc, y dụng cụ... trong khi làm điều dưỡng hành chánh hoặc hỗ trợ trong công việc hành chánh. 32,5% được 
sự hỗ trợ của điều dưỡng trưởng khoa. Số lượng điều dưỡng được qua đào tạo trước khi nhận nhiệm vụ là 4,8%. 
Kỹ năng đã được đào tạo duy nhất là kỹ năng giao tiếp với thời gian đào tạo chỉ có 01 ngày tại bệnh viện Cấp 
cứu Trưng Vương. 
Kết luận: 54% điều dưỡng nhận thức tốt, 38% điều dưỡng nhận thức khá, 8% nhận thức trung bình về 
vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh. > 93% điều dưỡng không thích làm nhiệm vụ điều dưỡng hành 
chánh. 
Từ khóa: Vai trò, nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh khoa. 
ABSTRACT 
RESEARCH PERCEPTIONS AND ATTITUDES OF NURSES ON THE ROLE AND TASKS OF 
ADMINISTRATIVE NURSE AT TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL 
Le Thi Cuc, Dang Le Tu Trang, Ton Nu Tuy Phuong, Do Kim Lien, Tran Minh Man, Truong My 
Dung, Thai Thị Khanh, Lam My Dung, Vo Thi Mai 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 98 - 104 
Objective: to describe the perceptions and attitudes of nurses on the role and tasks of Administrative Nurse 
at Trung Vuong Emergency Hospital from 02/2011 to 07/2011. 
Survay Methodology: cross-sectional descriptive study. Interview directly 354 nurses at the Trung Vuong 
Emergency Hospital from 02/2011 to 07/2011. 
Results: The proportion of young nurses 63%, of which 83% were female and 90% have graduated high 
school education. Nurses have not been trained in charge of the administrative account for 74.3% rate. Nurses do 
not know the computer: 28.2%, do not know foreign language: 25.4%. Income ≤ 4 million: 95%, incomes > 4 
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Cúc ĐT: 0908317430 Email: lethi2102_tv@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 99
million: 5%.When doing administrative work, 42.7% of nurses meet a lot off difficulties, such as computing 
capacidity, statistical report, administering medicines, medical instruments.... Only 32.5% of administrative 
nurses were supported by the Dean of Nursing. Nurses were trained: 4.8%. They were only trained 
communication skill with the training time is 01 day at the Trung Vuong Emergency Hospital. 
Conclusion: 54% of nurses fully aware of the role and duties of Administrative Nurse. trên 93% of nurses 
do not like this job because it is a difficult work, its income is low and they can forget their career. 
Key words: role, task, Administrative Nurse. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Điều dưỡng là một ngành thiết yếu trong hệ 
thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiệm vụ 
điều dưỡng được Bộ Y tế qui định cụ thể trong 
quy chế bệnh viện (Quy chế Bệnh viện 
1895/1997/ BYT- QĐ ngày 19/09/1997)(1). Cùng 
với sự phát triển của xã hội, bệnh viện cần có 
nhiều thay đổi để phù hợp với các loại hình dịch 
vụ y tế ngày càng đa dạng của người dân và mô 
hình tự quản lý kinh tế y tế của bệnh viện. Trong 
đó, điều dưỡng hành chánh có vai trò khá quan 
trọng cho công tác quản lý điều dưỡng(2) trong 
bệnh viện vì những người này là cánh tay đắc 
lực của điều dưỡng trưởng và trưởng khoa. 
Nhưng hiện nay, điều dưỡng chưa có chương 
trình đào tạo chuyên trách công việc hành chánh 
mà trước đây những công việc thống kê, báo 
cáo, tổng hợp, lập phiếu(6),theo dõi cấp phát 
thuốc và vật tư y tế đều được quản lý bằng ghi 
chép sổ, viết bằng tay. Quy trình thực hiện 
không qua việc tổ chức huấn luyện mà chỉ bằng 
hình thức truyền đạt kinh nghiệm từ người đi 
trước hướng dẫn lại cho người đi sau. Cho nên, 
trong quá trình làm việc đã có không ít những 
trường hợp gây phiền hà cho người bệnh, điều 
dưỡng hành chánh không phát huy được vai trò 
thay điều dưỡng trưởng khi được ủy quyền. 
Thư ký Y khoa – một chức danh chưa được thể 
chế hóa trong văn bản quy phạm pháp luật của 
nhà nước nên không thể thay thế chức trách 
này(9). Cho đến hiện nay, tại Bệnh viện Cấp Cứu 
Trưng Vương chưa có tài liệu nào nghiên cứu về 
vấn đề này, đó là lý do thôi thúc nhóm chúng tôi 
thực hiện nghiên cứu với mục đích khảo sát, 
đánh giá tỷ lệ điều dưỡng nhận thức đúng và có 
thái độ đúng về vai trò, nhiệm vụ của điều 
dưỡng hành chánh khoa để đề xuất những kỹ 
năng, kiến thức cần phải đào tạo bổ sung, nâng 
cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ này tại Bệnh 
viện Cấp Cứu Trưng Vương. 
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 
Bảng 1: Thông tin về tuổi và thâm niên công tác 
Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ % 
20-35 223 63 
36-45 79 22 Nhóm tuổi (Năm) 
> 45 52 15 
< 5 năm 157 44,4 
Thâm niên công tác
> 5 năm 197 55,6 
Nhận xét: Độ tuổi điều dưỡng trung bình 
nằm trong khoản từ 20-35; những người làm 
việc <5 năm công tác chiếm 44,4%. 
Bảng 2: Thông tin về giới tính và trình độ chuyên 
môn 
Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ % 
Nam 44 13 
Giới tính 
Nữ 310 87 
Đại học 29 8,2 
Cao đẳng 4 1,1 
Trung học 319 90,1 
Trình độ 
chuyên môn
Thạc sĩ 2 0,6 
Nhận xét: Điều dưỡng trong nghiên cứu đa 
số là nữ chiếm 87%; Phần lớn điều dưỡng có 
trình độ trung cấp 90,1%. 
Bảng 3: Thông tin về tình trạng hôn nhân 
Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ % 
Kết hôn 188 53,1
Độc thân 164 46,3Tình trạng hôn nhân 
Khác 2 0,6 
Nhận xét: Điều dưỡng trong nghiên cứu cho 
thấy đa số đã có gia đình 53,1%. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 100 
Bảng 4: Thông tin về trình độ tin học và ngoại ngữ 
Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ %
Bằng A 230 65 
Bằng B 20 5,6 
Khác 4 1,1 
Trình độ vi 
tính 
Không có 100 28,2 
Anh văn 252 71,2 
Hoa văn 3 0,8 
Khác 9 2,5 
Trình độ 
ngoại ngữ 
Không có 90 25,4 
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 
28,2% điều dưỡng không biết tin học và 25,5% 
không biết ngoại ngữ. 
Bảng 5: Thông tin về thu nhập 
Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ %
≤ 4 triệu 38 95 Tổng thu nhập/ tháng của 
điều dưỡng hành chánh > 4 triệu 2 5 
≤ 4 triệu 3 7,5 Tổng thu nhập/ tháng của 
điều dưỡng chăm sóc > 4 triệu 37 92,5 
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng 
thu nhập/ tháng của điều dưỡng hành chánh ≤ 4 
triệu chiếm 95% trong khi Tổng thu nhập/ tháng 
của điều dưỡng chăm sóc ≤ 4 triệu chỉ chiếm 
7,5%. 
Bảng 6: Những khó khăn và thuận lợi của điều 
dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ hành chánh 
Thông tin chung Tần suất 
Tỷ lệ 
% 
Vi tính 48 13,6 
Thanh toán viện phí 32 9 
Quản lý y dụng cụ 7 2 
Báo cáo, thống kê 30 8,5 
Giải quyết các chế độ 
chính sách cho bệnh nhân 30 8,5 
Quản lý thuốc cho Bệnh 
nhân 7 2 
Quản lý văn phòng phẩm, 
ấn phẩm 1 0,2 
Tất cả khó khăn 151 42,7 
Những khó 
khăn điều 
dưỡng thường 
gặp trong khi 
làm điều dưỡng 
hành chánh 
hoặc hỗ trợ 
trong công việc 
hành chánh 
Không có khó khăn 48 13,6 
Có kinh nghiệm 9 2,5 
Hỗ trợ của điều dưỡng 
trưởng khoa 115 32,5 
Được qua đào tạo, tập 
huấn 33 9,3 
Hỗ trợ của đồng nghiệp 46 13 
Những thuận lợi 
điều dưỡng 
thường gặp 
trong khi làm 
điều dưỡng 
hành chánh 
hoặc hỗ trợ 
trong công việc Có kinh nghiệm + có sự hỗ 
trợ khác 85 24 
Thông tin chung Tần suất 
Tỷ lệ 
% 
hành chánh Khác 66 18,6 
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 
42,7% điều dưỡng gặp khó khăn trong khi làm 
điều dưỡng hành chánh hoặc hỗ trợ trong 
công việc hành chánh; Tuy nhiên có 32,5% các 
điều dưỡng được sự hỗ trợ của điều dưỡng 
trưởng khoa. 
Bảng 7: Thông tin về số lượng và các kỹ năng điều 
dưỡng được đào tạo 
 Thông tin chung Tần suất Tỷ lệ %
Có 17 4,8 Số lượng điều 
dưỡng được 
qua đào tạo 
trước khi nhận 
nhiệm vụ 
Không 337 95,2 
Kỹ năng đã 
được đào tạo 
Quản lý hồ sơ, sổ 
sách, chứng từ... 3 0,8 
 Quản lý thuốc 0 0 
Quản lý y dụng cụ, vật 
tư 0 0 
Ứng dụng công nghệ 
thông tin 4 1,1 
Giao tiếp 83 23,4 
Giải quyết các chế độ 
chính sách, hành 
chánh 
1 0,3 
Thống kê, báo cáo 0 0 
Không có 263 74,3 
BV Cấp cứu Trưng 
vương 87 24,6 
Khác 5 1,4 Nơi đào tạo 
Không 262 74 
01 ngày 87 24,6 
Tháng 4 1,1 Thời gian đào tạo 
Không 263 74,3 
Nhận xét: Kết quả chỉ có 4,8% điều dưỡng hành 
chánh được đào tạo nhưng chỉ một kỹ năng giao 
tiếp và thời gian là 1 ngày tại bệnh viện, 74,3% 
không được đào tạo. 
Kiến thức 
Bảng 8: Kiến thức về hồ sơ bệnh án 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Tài liệu quan trọng có giá trị về mặt 
pháp lý. 
308 87 
Tài liệu cần phải lưu trữ tại khoa. 6 1,7 
Tài liệu được lưu trữ tại phòng hành 
chánh quản trị. 
29 8,2 
Tất cả đều sai. 11 3,1 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 101
* Nhận xét: 87% điều dưỡng nhận thức đúng 
hồ sơ bệnh án là tài liệu quan trọng có giá trị về 
mặt pháp lý. 
Bảng 9: Kiến thức về thời hạn hoàn chỉnh hồ sơ xuất 
viện 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
1 tuần. 42 11,9 
36 giờ 7 2 
2 ngày 36 10,2 
24 giờ. 269 76 
* Nhận xét: 76% điều dưỡng nhận thức đúng về 
thời hạn hoàn chỉnh hồ sơ xuất viện 
Bảng 10: Kiến thức về nhiệm vụ cập nhật sổ ra, vào viện 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng viên. 31 8,8 
Điều dưỡng hành chánh 263 74,3 
Điều dưỡng Trưởng Khoa. 27 7,6 
Thư ký y khoa. 33 9,3 
* Nhận xét: 74,3% ĐD nhận thức đúng về nhiệm 
vụ cập nhật sổ ra, vào viện. 
Bảng 11: Kiến thức về quản lý tủ thuốc trực 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng trực. 52 14,7 
Điều dưỡng hành chánh. 45 12,7 
Điều dưỡng Trưởng Khoa. 13 3,7 
Điều dưỡng trực + Điều dưỡng 
hành chánh 
244 68,9 
* Nhận xét: 68,9% ĐD nhận thức đúng về 
nhiệm vụ quản lý tủ thuốc trực. 
Bảng 12: Kiến thức về quy định thời gian đổi hạn sử 
dụng của thuốc tâm thần, gây nghiện 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
1 tuần. 17 4,8 
1 tháng. 34 9,6 
3 tháng. 183 51,7 
6 tháng. 120 33,9 
Nhận xét: 66,1% ĐD nhận thức chưa đúng 
về quy định thời gian đổi hạn sử dụng của thuốc 
tâm thần, gây nghiện. 
Bảng 13: Kiến thức về quản lý vật tư tiêu hao trong 
khoa 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng viên. 8 2,3 
Điều dưỡng hành chánh. 203 57,3 
Điều dưỡng Trưởng Khoa. 139 39,3 
Trưởng khoa. 4 1,1 
Bảng 14: Kiến thức về nhiệm vụ thống kê viện phí 
cho Bệnh nhân ra viện 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng viên. 81 22,9 
Điều dưỡng hành chánh 287 66,9 
Điều dưỡng Trưởng Khoa. 15 4,2 
Thư ký y khoa. 21 5,9 
Bảng 15: Kiến thức về người thay ĐDT điều hành 
công việc trong khoa 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng Hành chánh. 337 95,2 
Bác sĩ trưởng khoa. 5 1,4 
Bác sĩ điều trị. 0 0 
Điều dưỡng trưởng nhóm. 12 3,4 
Bảng 16: Kiến thức về đối tượng được miễn tham gia 
trực đêm 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
Điều dưỡng mắc bệnh mãn tính. 8 2,3 
Điều dưỡng hành chánh. 25 7,1 
Điều dưỡng có con nhỏ dưới 12 
tháng tuổi. 
295 83,3 
Cả a và c đúng. 26 7,3 
Bảng 17: Đánh giá nhận thức tốt, khá, trung bình. 
Yếu tố Tần suất Tỉ lệ % 
TỐT (trả lời đúng 10/13 câu) 190 54% 
KHÁ (trả lời đúng 7/13 câu) 134 38% 
TB (trả lời đúng = và <6 câu) 30 8% 
 354 
Thái độ 
79.1%
7.6% 13.3%
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 1: Điều dưỡng hành chánh khoa là cánh tay 
đắc lực của điều dưỡng trưởng và Trưởng khoa. 
49.4%
41.8%
8.8%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 2: Điều dưỡng không thích làm điều dưỡng 
hành chánh vì sợ quên chuyên môn. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 102 
8.47%
44.07%
47.46%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 3: Điều dưỡng không thích làm điều dưỡng 
hành chánh vì công việc hành chánh quá tải. 
43.8%
49.4%
6.8%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 4: Điều dưỡng không thích làm điều dưỡng 
hành chánh khoa vì mức thu nhập hàng tháng thấp 
hơn điều dưỡng chăm sóc. 
62.1%
21.5%
16.4%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 5: Điều dưỡng đồng ý điều dưỡng hành 
chánh khoa cần phải có thâm niên công tác 3 năm trở 
lên. 
62.4%
19.2% 18.4%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 6: Điều dưỡng đồng ý điều dưỡng hành 
chánh khoa cần phải thông thạo các văn bản pháp 
quy. 
73.16%
2.26%
24.58%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
Đồng ý
Rất đồng ý
Không đồng ý
Biểu đồ 7: Điều dưỡng đồng ý điều dưỡng hành 
chánh khoa cần phải có uy tín trong khoa. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu: 
Điều dưỡng trong nghiên cứu này có độ tuổi 
trung bình là 33,6. Nhóm tuổi 20 – 35 chiếm tỷ lệ 
cao nhất (63%), nữ 87%, đã kết hôn là 53,1%. 
Trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 90,1%. 
Không biết tin học là 28,2% và không biết ngoại 
ngữ là 25,4%.Thâm niên công tác dưới 5 năm 
chiếm 44,4%. Điều này cho thấy nguồn nhân lực 
điều dưỡng đa số là trẻ nên hạn chế về kinh 
nghiệm, nữ chiếm nhiều hơn nam và đã có gia 
đình nên cũng gặp nhiều khó khăn về việc cống 
hiến. Số lượng điều dưỡng không biết tin học và 
ngoại ngữ cũng còn khá cao. Đây cũng là một 
trong những nguyên nhân khó khăn khi thực 
hiện công việc hành chánh. Đặc điểm nhân khẩu 
học trên cũng có tỷ lệ rất phù hợp với nhiều 
nghiên cứu khác về điều dưỡng. Chứng tỏ tình 
trạng thiếu hụt điều dưỡng có trình độ cao đẳng 
hoặc đại học tại nhiều bệnh viện trong cả nước 
vẫn còn rất cao(7). 
 Kiến thức về nhiệm vụ và vai trò của điều 
dưỡng hành chánh 
54% điều dưỡng nhận thức đúng về vai trò 
và nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh theo 
quy chế hiện hành của Bộ y tế, còn tới 66,1% 
điều dưỡng trả lời sai về thời gian đổi hạn sử 
dụng thuốc tâm thần và gây nghiện trong tủ 
trực. Hơn 30% điều dưỡng còn nhầm lẫn giữa 
nhiệm vụ của điều dưỡng hành chánh và điều 
dưỡng trưởng khoa. Chỉ có 7,3% trả lời đúng về 
đối tượng được miễn trực đêm. Qua đó cho thấy 
kiến thức về quản lý thuốc, vật tư tiêu hao trong 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 103
khoa và các chế độ về luật lao động đối với điều 
dưỡng chưa được cập nhật đầy đủ. 
Thái độ của điều dưỡng về nhiệm vụ và vai 
trò của điều dưỡng hành chánh 
Có tới 91,53% điều dưỡng không thích làm 
nhiệm vụ này vì lý do công việc hành chánh 
hiện nay quá tải. Ý kiến này rất phù hợp với ý 
kiến của điều dưỡng trong nghiên cứu tại bệnh 
viện Bạch Mai: “Điều dưỡng đang phải làm 
những việc mà đúng ra người khác phải làm 
như: thực chi thanh toán cho bệnh nhân, quản lý 
thẻ bảo hiểm y tế, nhập y lệnh của bác sĩ vào 
máy vi tính, đi lĩnh thuốc(5)...”. Đa số điều dưỡng 
được phỏng vấn than phiền về vấn đề quá tải 
thường do công việc phát sinh như: chương 
trình phần mềm nội mạng chưa đồng bộ, chưa 
có quy trình cụ thể, dẫn đến việc báo cáo mỗi 
ngày, hàng tháng, hàng quý đều phải làm thủ 
công, khi có sai sót về thống kê thuốc, viện phí 
cho người bệnh phải qua rất nhiều công đoạn để 
chỉnh sữa nên gây phiền hà cho người bệnh và 
tốn nhiều thời gian cho điều dưỡng hành chánh. 
Điều này cũng đã được ghi nhận qua nghiên 
cứu về thời gian hoạt động của điều dưỡng tại 
BV Ô môn (Cần Thơ), kết quả nghiên cứu cho 
biết thời gian phát sinh trong một ngày làm việc 
của điều dưỡng hành chánh là cao nhất (116,70 
phút)(7). 
91,2% điều dưỡng không thích làm điều 
dưỡng hành chánh vì lâu ngày sẽ quên chuyên 
môn. Qua phỏng vấn trực tiếp nhóm nghiên 
cứu đã ghi nhận phần lớn điều dưỡng đang 
làm hành chánh đều có nguyện vọng mong 
muốn có một đội ngũ thư ký y khoa thay thế 
nhiệm vụ này để trả điều dưỡng về làm việc 
theo đúng chức năng chính của mình đó là 
chăm sóc bệnh nhân. 
93,2% điều dưỡng không thích làm điều 
dưỡng hành chánh khoa vì mức thu nhập hàng 
tháng thấp hơn Điều dưỡng chăm sóc. Qua so 
sánh mức thu nhập của 40 điều dưỡng đang làm 
hành chánh với 40 điều dưỡng chăm sóc tại các 
khoa lâm sàng có số lượng bệnh nhân đông 
(Nội, Ngoại, Nhiễm), có cùng hệ số lương và 
thâm niên công tác (bảng 5) đã cho thấy sự 
chênh lệch rất rõ: Tổng thu nhập/ tháng của điều 
dưỡng hành chánh ≤ 4 triệu chiếm 95% trong khi 
tổng thu nhập/ tháng của điều dưỡng chăm sóc 
≤ 4 triệu chỉ chiếm 7,5%. 
KẾT LUẬN 
54% điều dưỡng nhận thức đúng về nhiệm 
vụ và vai trò của điều dưỡng hành chánh. 
Có hơn 93% điều dưỡng không thích làm 
điều dưỡng hành chánh vì công việc hành chánh 
quá tải, vì quên chuyên môn, vì không được đào 
tạo chuyên trách nên rất khó khăn để hoàn 
thành nhiệm vụ. Điều cần quan tâm hơn là mức 
thu nhập hàng tháng của điều dưỡng hành 
chánh thấp hơn điều dưỡng chăm sóc. 
ĐỀ XUẤT 
Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra thực 
trạng hiện tại và hai vấn đề cấp thiết nhất cần 
xem xét đó là cải tiến công việc hành chánh và 
đào tạo liên tục để tăng cường kiến thức và kỹ 
năng chuyên nghiệp cho đội ngũ điều dưỡng tại 
bệnh viện Cấp cứu Trưng vương. 
Đối với các khoa lâm sàng có số lượng bệnh 
nhân trên 40 nên bổ sung thư ký y khoa hỗ trợ 
công việc của điều dưỡng hành chánh. 
Nâng mức phụ cấp của điều dưỡng hành 
chánh lên để mức thu nhập hàng tháng bằng 
mức thu nhập với điều dưỡng chăm sóc. 
Bệnh viện cần có một chương trình đào tạo 
chuyên trách dành cho điều dưỡng hành chánh 
hoặc tổ chức tập huấn, thảo luận, trao đổi kinh 
nghiệm và cập nhật thường xuyên các kỹ năng 
về công việc hành chánh tại bệnh viện. 
Bệnh viện cần thống nhất một phần mềm 
quản lý thông tin của bệnh nhân trong toàn 
bệnh viện giúp điều dưỡng giảm tải cho việc báo 
cáo, thống kê thủ công. 
Triển khai mô hình: bác sĩ cho thuốc trực 
tiếp vào máy vi tính để tránh nhầm lẫn và giảm 
gánh nặng cho điều dưỡng. 
Dược đảm nhiệm công việc chia liều lượng 
thuốc cho người bệnh và cung cấp thuốc tại 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 104 
khoa theo đúng quy định chăm sóc người 
bệnh toàn diện. 
Đề cử thêm nhiều điều dưỡng được tham 
gia lớp học quản lý Điều dưỡng để bổ sung kiến 
thức quản lý cho điều dưỡng. 
Nên có chức danh và phụ cấp trách nhiệm 
cho điều dưỡng hành chánh (nâng cao vị thế cho 
điều dưỡng hôm nay). 
Các kết quả từ nghiên cứu này có thể áp 
dụng cho các nhà quản lý bệnh viện và các 
trường đào tạo điều dưỡng trong việc lập kế 
hoạch chương trình đào tạo phù hợp cho điều 
dưỡng và hỗ trợ điều dưỡng tham gia vào đào 
tạo liên tục để tăng cường kiến thức và kỹ năng 
nghề nghiệp. Các cấp lãnh đạo cần quan tâm 
ủng hộ và bảo vệ quyền lợi cho điều dưỡng 
nhằm phát triển ngành điều dưỡng ngày càng 
chuyên nghiệp hơn phục vụ tốt hơn cho sự 
nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y Tế (1998). Quy chế bệnh viện. Nhà xuất bản y học, Hà Nội: 
73-74 
2. Bộ Y Tế (2004). Tài liệu quản lý điều dưỡng. Nhà xuất bản y học, 
Hà Nội: 09-223 
3. Bộ Y Tế (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Viện vệ sinh- 
y tế công cộng. Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Bộ Y Tế (2010). Thông tư 07/2008/TT- BYT về việc triển khai 
công tác đào tạo liên tục. 
5. Bùi Văn Thắng (2010). Phân tích tác động của việc thực hiện 
nghị định số 43/2006/nđ-cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng 
tại các khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010. 
Thông tin điều dưỡng. Hội điều dưỡng Việt Nam, số 45, phụ 
bản 1: 43-51 
6. Chính Phủ (2006). Nghị định 43/2006/nđ – cp ngày 25/04/2006 
về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện 
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn 
vị sự nghiệp công lập. 
7. Phạm Thị Vân (2010). Động lực thúc đẩy và sự tham gia vào 
đào tạo liên tục của điều dưỡng viên ở một số bệnh viện đa 
khoa tỉnh tại việt nam. Thông tin điều dưỡng. Hội Điều Dưỡng 
Việt Nam. Số 44, phụ bản 1: 44-51 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nhan_thuc_va_thai_do_cua_dieu_duong_ve_vai_tro_nhie.pdf