Khảo sát năng lực và mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ chăm sóc ban đầu tại một số tỉnh khu vực miền Trung

Tóm tắt

Phát triển mạng lưới y tế cơ sở là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành y tế. Trong những năm

gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tuy nhiên,

khả năng cung ứng dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở (YTCS) hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh

ngày càng tăng của người dân. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm phân tích khoảng trống về

năng lực của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cũng như mức độ tự tin thực hành của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ở các Trạm Y tế xã, phường thuộc 3

tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Khánh Hòa. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn được đánh giá dựa

trên quy định phân tuyến chuyên môn của Bộ Y tế. Kết quả nghiên cứu: Số kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn

thực hiện tại Trạm trung bình là 46,4/109 kỹ thuật. 65,3% Trạm y tế thực hiện được < 50%="" số="" kỹ="" thuật="">

quy định cho tuyến xã, phường, 6,1% Trạm thực hiện ≥ 80% số kỹ thuật. Mức độ tự tin thực hiện các dịch vụ

kỹ thuật là khá cao đối với các dịch vụ kỹ thuật Hồi sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa, Phụ sản. Kết luận: Nghiên

cứu cho thấy khoảng trống khá lớn về khả năng thực hiện các kỹ thuật dịch vụ chuyên môn tại Trạm. Đây là cơ

sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực của đội ngũ chăm sóc ban đầu phù

hợp với nhu cầu và nguồn lực sẵn có của từng địa phương.

pdf 7 trang phuongnguyen 8080
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát năng lực và mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ chăm sóc ban đầu tại một số tỉnh khu vực miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát năng lực và mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ chăm sóc ban đầu tại một số tỉnh khu vực miền Trung

Khảo sát năng lực và mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ chăm sóc ban đầu tại một số tỉnh khu vực miền Trung
77
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
KHẢO SÁT NĂNG LỰC VÀ MỨC ĐỘ TỰ TIN THỰC HIỆN 
KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ CHĂM SÓC BAN ĐẦU 
TẠI MỘT SỐ TỈNH KHU VỰC MIỀN TRUNG
Võ Đức Toàn, Nguyễn Minh Tâm 
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Phát triển mạng lưới y tế cơ sở là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành y tế. Trong những năm 
gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tuy nhiên, 
khả năng cung ứng dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở (YTCS) hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh 
ngày càng tăng của người dân. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm phân tích khoảng trống về 
năng lực của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở cũng như mức độ tự tin thực hành của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ở các Trạm Y tế xã, phường thuộc 3 
tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Khánh Hòa. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn được đánh giá dựa 
trên quy định phân tuyến chuyên môn của Bộ Y tế. Kết quả nghiên cứu: Số kỹ thuật, thủ thuật chuyên môn 
thực hiện tại Trạm trung bình là 46,4/109 kỹ thuật. 65,3% Trạm y tế thực hiện được < 50% số kỹ thuật được 
quy định cho tuyến xã, phường, 6,1% Trạm thực hiện ≥ 80% số kỹ thuật. Mức độ tự tin thực hiện các dịch vụ 
kỹ thuật là khá cao đối với các dịch vụ kỹ thuật Hồi sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa, Phụ sản. Kết luận: Nghiên 
cứu cho thấy khoảng trống khá lớn về khả năng thực hiện các kỹ thuật dịch vụ chuyên môn tại Trạm. Đây là cơ 
sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực của đội ngũ chăm sóc ban đầu phù 
hợp với nhu cầu và nguồn lực sẵn có của từng địa phương.
Từ khóa: Chăm sóc ban đầu, năng lực, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị
Abstract 
CAPACITY AND CONFIDENCE IN PERFORMING CLINICAL 
PROCEDURES AMONG PRIMARY CARE TEAMS 
IN THE CENTRAL REGION OF VIETNAM
Vo Duc Toan, Nguyen Minh Tam 
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background and Aim: To develop primary care services is one of the top priorities of the health sector in 
Vietnam. In recent years, the Government and the Ministry of Health have made great efforts to strengthen 
and improve the quality of healthcare services at the grassroof level. However, several studies showed that 
the needs for healthcare remained unmet at primary care level. This study aimed to examine the gaps in 
competency and confidence of the primary care team in delivery of clinical procedures. Methods: A cross-
sectional descriptive study was conducted in 49 commune health centers (CHCs) of 3 provinces. The health 
care teams reported their ability and confidence to perform the list of clinical procedures based on the 
regulation on clinical procedures performed at the CHC issued by the Ministry of Health. Results: The average 
number of procedures performed by the CHCs was 46,4/109 procedures. There were 65.3% of CHCs performed 
less than 50% of assigned techniques, and only 28.6% CHCs performed 50-80% of assigned techniques. The 
confidence of CHC teams was high in performing procedures of Resuscitation, Internal Medicine, Pediatrics 
and OBGYN. Conclusion: There is a substantial gap in the capability to perform clinical procedures among 
CHC team. The confidence in performing essential procedural skills varied among procedures, depending on 
clinical experience and the types of procedure. Our results show a strong call to develop training programs 
that fit to the competency standards of primary care team in order to enhance the capacity and confidence 
of health staff in healthcare delivery at grassroots level.
Key words: Health care, Thua Thien Hue, Quang Tri
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Minh Tâm, email: dr.nmtam@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/10/2016, Ngày đồng ý đăng: 15/2/2017, Ngày xuất bản: 25/2/2017
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuẩn năng lực là một trong những công cụ thiết 
yếu giúp đánh giá được chất lượng và khả năng thực 
hiện công việc. Việc xây dựng chuẩn năng lực cho 
đội ngũ cán bộ y tế hiện vẫn là vấn đề đáng quan 
tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong 
công tác đào tạo đội ngũ chăm sóc ban đầu chất 
lượng cao và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu đào tạo. 
Một khung chuẩn năng lực mô tả được các kỹ năng, 
kiến thức, thái độ và thực hành cần thiết của một 
cán bộ y tế cơ sở hơn là mô tả về kết quả công việc 
cần đạt được của họ.
Thời gian vừa qua, ngành y tế Việt Nam đã có 
những chính sách tích cực trong việc cải thiện năng 
lực cung cấp dịch vụ y tế cũng như tăng cường các 
chương trình đào tạo thích hợp và chú trọng đến 
đào tạo kỹ năng thực hành cho đội ngũ chăm sóc 
ban đầu. Mặc dù vậy, công tác đào tạo nguồn nhân 
lực y tế ở Việt Nam đang đứng trước không ít những 
khó khăn thách thức xuất phát từ nhu cầu chăm sóc 
sức khỏe của người dân, sự già hóa dân số và thay 
đổi trong mô hình bệnh tật. Khung chuẩn năng lực 
cho các lĩnh vực Y khoa, điều dưỡng và nha khoa đã 
được xây dựng nhưng vẫn chưa có chuẩn năng lực 
cần thiết cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở. 
Nhằm phân tích khoảng trống về năng lực của đội 
ngũ cán bộ y tế cơ sở dựa trên chuẩn năng lực cần 
thiết, tạo tiền đề cho việc xây dựng các chương trình 
đào tạo và góp phần nâng cao thực hành của đội ngũ 
chăm sóc ban đầu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
“Khảo sát năng lực và mức độ tự tin thực hiện kỹ 
thuật chuyên môn của đội ngũ chăm sóc sức khỏe 
ban đầu tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam”. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ y tế hiện công tác tại các Trạm y tế xã, 
phường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh 
Quảng Trị, tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Thời gian nghiên cứu: 9/2014 – 9/2016.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang. 
2.4. Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. 
Chọn 3 huyện/thành phố ở mỗi tỉnh bằng phương 
pháp chọn mẫu chùm. Sau đó, trong mỗi huyện 
chọn ngẫu nhiên 6 xã phường bằng phương pháp 
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thực tế, chúng tôi 
thu thập được số liệu của 49 Trạm y tế xã, phường 
trên địa bàn nghiên cứu.
2.5. Thu thập số liệu
Chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát khả năng thực 
hiện chuyên môn kỹ thuật theo phân tuyến chuyên 
môn Bộ Y tế ban hành năm 2005. Sử dụng thang 
điểm Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với rất 
tự tin đến rất không tự tin để đánh giá mức độ tự 
tin của Trạm Y tế khi thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
2.6. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào phần 
mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 
18.0 và Excel.
3. KẾT QUẢ
3.1. Khả năng thực hiện chuyên môn kỹ thuật của Trạm Y tế
Bảng 1. Kỹ thuật chuyên môn được thực hiện tại Trạm
Kỹ thuật chuyên môn thực hiện 
(n = 49 TYT)
Số kỹ thuật 
trung bình
< 50% 
n (%)
50 - 80%
n (%)
>80%
n (%)
Thừa Thiên Huế (18 TYT) 49 11 (61,1) 6 (33,3) 1 (5,6)
Quảng Trị (14 TYT) 47,4 8 (57,1) 5 (35,7) 1 (7,1)
Khánh Hoà (17 TYT) 42,8 13 (76,5) 3 (17,6) 1 (5,9)
Tổng 3 tỉnh (49 TYT) 46,4 32 (65,3) 14 (28,6) 3 (6,1)
Nhận xét: Phần lớn các Trạm y tế được khảo sát đều chỉ thực hiện được < 50% số kỹ thuật chuyên môn 
được quy định cho tuyến xã, phường (65,3%), chỉ có 3 Trạm thực hiện > 80% số kỹ thuật chuyên môn. Các 
Trạm y tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế hơn 
so với Quảng Trị và Khánh Hoà.
Bảng 2. Kỹ thuật chuyên môn được thực hiện tại Trạm theo chuyên ngành
Kỹ thuật chuyên môn 
(n=49 TYT)
80%
n (%) n (%) n (%)
Hồi sức cấp cứu & Chống độc (11) 19 (38,8) 14 (28,6) 16 (32,7)
Nội Khoa (7) 22 (44,9) 14 (28,6) 13 (26,5)
79
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhi Khoa (12) 25 (51,0) 12 (24,5) 12 (24,5)
Da Liễu (2) 40 (81,6) 2 (4,1) 7 (14,3)
Tâm Thần (2) 21 (42,9) 9 (18,4) 19 (38,8)
Y Học Cổ Truyền (14) 31 (63,3) 8 (16,3) 10 (20,4)
Gây Mê Hồi Sức (3) 10 (20,4) 8 (16,3) 31 (63,3)
Ngoại Khoa (10) 39 (79,6) 8 (16,3) 2 (4,1)
Bỏng (1) 20 (40,8) 0 (0,0) 29 (59,2)
Phụ Sản (13) 15 (30,6) 9 (18,4) 25 (51,0)
Mắt (9) 31 (63,3) 14 (28,6) 4 (8,2)
Tai - Mũi - Họng (2) 11 (22,4) 13 (26,5) 25 (51,0)
Thăm Dò Chức Năng (1) 23 (46,9) 0 (0,0) 26 (53,1)
Hoá Sinh (8) 48 (98,0) 1 (2,0) 0 (0,0)
Huyết Học - Truyền Máu - Miễn Dịch - Di Truyền (9) 44 (89,8) 5 (10,2) 0 (0,0)
Vi Sinh-Ký Sinh Trùng (5) 47 (95,9) 0 (0,0) 2 (4,1)
Nhận xét: Hơn 50% các Trạm y tế thực hiện > 80% kỹ thuật chuyên môn được quy định về Phụ sản, Thăm 
dò chức năng, Bỏng, Tai – Mũi – Họng. Các kỹ thuật chuyên môn về Hoá sinh, Huyết học – truyền máu – miễn 
dịch – di truyền, Vi sinh – ký sinh trùng và Ngoại khoa ít được các Trạm y tế thực hiện hơn.
3.2. Mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của Trạm Y tế
Bảng 3. Mức độ tự tin thực hiện kỹ thuật chuyên môn của Trạm Y tế
Kỹ thuật chuyên môn
Rất tự tin 
(%)
Tự tin
(%)
Không ý 
kiến (%)
Không tự 
tin (%)
Rất không 
tự tin (%)
Hồi sức cấp cứu
Thổi ngạt 22,6 71,0 3,2 3,2 0,0
Bóp bóng Ambu qua mặt nạ 16,7 60,0 13,3 10,0 0,0
Ép tim ngoài lồng ngực 20,7 65,5 10,3 3,4 0,0
Rửa dạ dày 7,4 37,0 22,2 29,6 3,7
Băng bó vết thương 45,2 54,8 0,0 0,0 0,0
Cố định tạm thời bệnh nhân gãy 
xương
29,0 58,1 3,2 9,7 0,0
Đặt ống thông dạ dày 7,4 44,4 29,6 18,5 0,0
Thông bàng quang 10,7 57,1 14,3 10,7 7,1
Ngoại khoa
Phẫu thuật vết thương phần mềm 
từ 5 - 10cm
22,6 48,4 16,1 9,7 3,2
Nắn gãy và trật khớp khuỷu 10,7 17,9 17,9 46,4 7,1
Nắn trật khớp vai 7,7 15,4 19,2 53,8 3,8
Chích rạch áp xe 20,7 44,8 24,1 10,3 0,0
Các chuyên khoa khác (Nội khoa, Nhi khoa, Bỏng, Mắt, Phụ sản,)
Cấp cứu bỏng kỳ đầu 12,0 64,0 12,0 12,0 0,0
Đặt sonde hậu môn 7,1 53,6 17,9 17,9 3,6
80
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Xử trí loạn thần cấp 11,1 37,0 22,2 25,9 3,7
Đặt và tháo dụng cụ tử cung 23,3 70,0 0,0 6,7 0,0
Hồi sức sơ sinh ngạt 7,4 74,1 11,1 7,4 0,0
Theo dõi và quản lý thai sản 
thường
36,7 56,7 6,7 0,0 0,0
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm 17,9 67,9 3,6 10,7 0,0
Thông rửa lệ đạo 3,7 14,8 22,2 55,6 3,7
Lấy dị vật kết mạc 6,7 46,7 20,0 23,3 3,3
Chích chắp, lẹo 10,0 50,0 20,0 20,0 0,0
Lấy dị vật họng miệng 13,8 48,3 13,8 17,2 6,9
Khí dung mũi họng 26,7 43,3 16,7 13,3 0,0
Điện tâm đồ 14,3 35,7 17,9 25,0 7,1
Nhận xét: Hầu hết các Trạm đều cảm nhận tự tin và rất tự tin ở các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn về hồi 
sức cấp cứu, riêng đối với thủ thuật rửa dạ dày và đặt ống thông dạ dày, vẫn còn khá nhiều Trạm không tự tin 
thực hiện. Mức độ tự tin của các Trạm đối với một 
số thủ thuật ngoại khoa như phẫu thuật vết thương 
phần mềm 5-10cm và chích rạch áp xe là khá cao. 
Đối với các thủ thuật của chuyên khoa mắt, phần 
lớn các Trạm tự đánh giá là không tự tin thực hiện. 
4. BÀN LUẬN
Hệ thống chăm sóc ban đầu ngày càng đóng vai 
trò quan trọng có vị trí chiến lược trong các hệ thống 
y tế. Trong đó, tuyến y tế cơ sở là đơn vị kĩ thuật y 
tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, có nhiệm vụ thực 
hiện các dịch vụ kĩ thuật, chăm sóc sức khỏe ban 
đầu, phát hiện và phòng chống dịch bệnh, cung ứng 
thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các 
biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức 
khỏe [1]. Ở các nước phát triển, nhóm chăm sóc ban 
đầu bao gồm một nhóm các cán bộ y tế cùng làm việc 
chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp các dịch vụ y tế 
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của một 
cộng đồng dân cư. Đội ngũ này thường gồm bác sĩ, 
điều dưỡng, y sĩ, nữ hộ sinh, nhân viên công tác xã 
hội, cán bộ y tế cộng đồng, kỹ thuật viên xét nghiệm, 
dược sĩ và người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân. 
Trang bị kiến thức và kỹ năng trong việc thực hiện 
các thủ thuật kỹ thuật trong bối cảnh ngoại trú là một 
nội dung đào tạo quan trọng nhằm đạt được chuẩn 
năng lực trong việc cung cấp dịch vụ lấy bệnh nhân 
làm trung tâm. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi tập 
trung vào đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ của 
đội ngũ chăm sóc ban đầu, hay nói rõ hơn là năng 
lực thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến 
chuyên môn của Trạm y tế. Các kỹ thuật y tế được 
phép thực hiện tại TYT theo Quyết định số 23/2005/
QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế là một trong các 
yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng cung cấp 
dịch vụ KCB của các TYT. Theo đó, yêu cầu TYT xã 
cần có khả năng để thực hiện >80% các dịch vụ kỹ 
thuật để đảm bảo việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu 
thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế. Kết 
quả của chúng tôi cho thấy các TYT trong khảo sát 
thực hiện được trung bình 46,4 kỹ thuật, thủ thuật 
chuyên môn trong số 109 kỹ thuật, thủ thuật theo 
quy định của Bộ Y tế, trong đó các TYT ở tỉnh Thừa 
Thiên Huế thực hiện được nhiều kỹ thuật hơn so với 
2 tỉnh Quảng Trị và Khánh Hoà. Điều này cũng là hợp 
lý khi mạng lưới y tế cơ sở ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
được chú trọng đầu tư trang cấp và phát triển mạnh 
hơn so với các tỉnh khác trên toàn quốc. Theo báo 
cáo của Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam về thực 
trạng công tác khám chữa bệnh tại TYT xã, phường 
năm 2010 cho kết quả số kỹ thuật chuyên môn mà 
TYT thực hiện trung bình 42,5 kỹ thuật, thấp hơn 
so với nghiên cứu của chúng tôi, 42,5 kỹ thuật [8]. 
Theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2015, TYT 
xã thực hiện được 52,2% số lượng các dịch vụ theo 
phân tuyến kỹ thuật [2]. 
Phần lớn các Trạm y tế được khảo sát trong 
nghiên cứu của chúng tôi đều chỉ thực hiện được 
< 50% số kỹ thuật chuyên môn được quy định cho 
tuyến xã, phường (65,3%), chỉ có 34,7% số Trạm 
thực hiện tối thiểu 50% số kỹ thuật chuyên môn. 
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của 
Bộ Y tế năm 2011 với tỷ lệ xã thực hiện được < 
50% số kỹ thuật chuyên môn dao động từ 66,7% 
(Khánh Hoà) đến 80% (Kon Tum). Hầu hết các dịch 
vụ kỹ thuật đều có thể thực hiện được (dù Trạm 
có hoặc không có bác sĩ) nhưng đều không triển 
khai do nhiều nguyên nhân như thiếu thiết bị để 
81
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
thực hiện kỹ thuật, không có bệnh nhân, cán bộ TYT 
không làm được, quy trình chuyên môn do cấp trên 
không cho phép TYT thực hiện. Kết quả này cũng 
khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Văn Nghị thực hiện tại các TYT thuộc thành phố Hải 
Phòng năm 2013 [11]. Nghiên cứu của tác giả Phùng 
Thị Quỳnh Lan cũng đã chỉ ra rằng TYT chỉ thực hiện 
được 35,8% các kỹ thuật khám chữa bệnh theo yêu 
cầu của Bộ Y tế [9]. Tuy nhiên, so sánh với kết quả 
nghiên cứu đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm 
vụ chuẩn của TYT xã trong báo cáo Ðánh giá Dự án 
Y tế Nông thôn (ADB) năm 2008 cho thấy 79,1% 
các TYT xã có khả năng thực hiện tối thiểu 60% các 
quy trình kỹ thuật được giao trách nhiệm thực hiện 
tuyến xã [14]. Một vấn đề cũng cần lưu ý là tỷ lệ 
các TYT không biết hoặc không nắm được danh mục 
phân tuyến kỹ thuật của tỉnh mình cũng chiếm tỷ lệ 
khá cao [15].
Trong các số liệu thu được của chúng tôi, tỷ lệ 
thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thủ thuật chuyên môn 
ở tỉnh Khánh Hoà là khá thấp, chỉ có 23,5% TYT thực 
hiện được trên 50% kỹ thuật dịch vụ y tế trong số 
109 kỹ thuật dịch vụ do Bộ Y tế quy định. Trong quá 
trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy mô hình y tế 
ở tỉnh Khánh Hòa có một điểm khá khác biệt so với 
mô hình y tế ở các địa phương khác. Chủ trương của 
ngành Y tế tỉnh là chú trọng đến phát triển y tế tuyến 
huyện/ thành phố và PKĐK khu vực hơn là tuyến y 
tế xã, phường. Hầu hết các TYT phường thuộc thành 
phố Nha Trang đều không triển khai khám chữa 
bệnh theo BHYT do đó việc các TYT ở đây thực hiện 
ít các kỹ thuật dịch vụ hơn so với các TYT khác cũng 
là điều hợp lý. Một nghiên cứu của tác giả Phạm Thị 
Đoan Hạnh nhằm so sánh việc cung cấp và sử dụng 
dịch vụ KCB tại 2 TYT nông thôn và thành thị của tỉnh 
Khánh Hoà năm 2011 cho thấy TYT xã Diên Sơn – nơi 
có triển khai KCB BHYT- thực hiện được 51,7% các kỹ 
thuật trong đó một số kỹ thuật đạt tỷ lệ cao là y học 
cổ truyền (100%), phụ sản (80%), nội khoa (75%), 
cấp cứu (60%). Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện được các 
kỹ thuật y tế của TYT phường Phương Sài – nơi 
không triển khai KCB BHYT – thấp hơn rất nhiều, chỉ 
đạt 13,3%. Qua đó có thể thấy được khả năng thực 
hiện các kỹ thuật chuyên môn tại các Trạm y tế còn 
phụ thuộc vào tình hình sử dụng dịch vụ y tế của 
người dân trên địa bàn và cơ chế thanh toán BHYT.
Qua các số liệu của chúng tôi và một số nghiên 
cứu tương tự khác cho thấy được các TYT xã, 
phường vẫn còn khá hạn chế trong việc cung cấp 
các dịch vụ kỹ thuật thủ thuật chuyên môn. Nhiều 
nghiên cứu cũng đã chứng minh một khoảng trống 
khá lớn giữa số lượng các kỹ thuật thủ thuật chuyên 
môn được đào tạo so với số kỹ thuật thủ thuật được 
thực hiện tại các Trạm [4; 13]. Nguyên nhân không 
thực hiện được các dịch vụ còn lại là do thiếu cán bộ 
hoặc cán bộ chưa được đào tạo, tập huấn để cung 
ứng các dịch vụ đó (chiếm 52,7%), hoặc do không có 
TTB hoặc TTB bị cũ, hư hỏng không sử dụng được 
(chiếm 45,8%) [6]. Mặt khác, các ràng buộc trong 
việc thanh toán BHYT đối với việc thực hiện các kỹ 
thuật chuyên môn cũng là một trong lý do dẫn đến 
có ít kỹ thuật chuyên môn được thực hiện tại TYT. Do 
đó, có lẽ chính vì lý do chất lượng dịch vụ y tế thấp, 
mà nguời dân thuờng bỏ qua tuyến duới, đi thẳng 
lên tuyến trên để tiếp cận với dịch vụ y tế và dẫn dến 
tình trạng quá tải ở các bệnh viện trung ương.
Phân tích về các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn 
được thực hiện tại Trạm theo chuyên ngành, chúng 
tôi nhận thấy gần 60% các TYT thực hiện được tối 
thiểu 50% kỹ thuật chuyên môn về Hồi sức cấp cứu, 
Nội khoa, Nhi khoa, Bỏng, Phụ sản và Tai - Mũi - 
Họng. Các kỹ thuật chuyên môn về Hoá sinh, Huyết 
học – truyền máu – miễn dịch – di truyền, Vi sinh 
– ký sinh trùng và Ngoại khoa ít được các Trạm y 
tế thực hiện hơn. Kết quả như vậy cũng là hợp lý 
khi mà các vấn đề sức khoẻ tại Trạm chủ yếu là Nội, 
Nhi, xử lý sơ cấp cứu. Theo báo cáo của Hội Khoa 
học Kinh tế y tế Việt Nam trong khuôn khổ Dự án 
“Nâng cao năng lực hệ thống y tế cở một số tỉnh 
trọng điểm giai đoạn 1 (2007-2010), 100% TYT thực 
hiện được 6 nhóm kỹ thuật của tuyến, 46,4% thực 
hiện được kỹ thuật cấp cứu khá, 74,6% làm tốt kỹ 
thuật nội nhi, 22,2% không thực hiện kỹ thuật YHCT, 
60,8% thực hiện kỹ thuật sản khoa yếu, 8,55% TYT 
xã không làm kỹ thuật xét nghiệm nào [9]. 
Khi được hỏi về mức độ tự tin khi thực hiện các 
dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn của 
Bộ Y tế, Hầu hết các Trạm đều cảm nhận tự tin và 
rất tự tin ở các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn về Hồi 
sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi khoa, Phụ sản. Một số 
dịch vụ kỹ thuật như rửa dạ dày và đặt ống thông dạ 
dày, vẫn còn khá nhiều Trạm không tự tin thực hiện. 
Những thủ thuật này đòi hòi các kinh nghiệm và kỹ 
năng nâng cao hơn cũng như ít gặp trong thực hành 
của các Trạm y tế nên các Trạm có thể ít tự tin thực 
hiện hơn. 
Nghiên cứu của Premadasa IG năm 2009 cho 
thấy phần lớn các bác sĩ cảm thấy tự tin với các kỹ 
thuật thông thường như tiêm truyền, đặt ống thông 
dạ dày, thông bàng quang, các hồi sức tim phổi. Đối 
với các thủ thuật về Phụ sản, 3/4 người tham gia 
nghiên cứu cho biết họ tự tin trong việc thực hiện 
đỡ đẻ thường ngôi chỏm, kiểm soát tử cung và khâu 
rách tầng sinh môn [12]. Khác với kết quả nghiên 
cứu của Chitkasaem Suwanrath, việc thực hiện các 
dịch vụ kỹ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm, hồi sức sơ 
82
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sinh, khâu rách tầng sinh môn có tỷ lệ tự tin không 
cao [3].
Tỷ lệ các Trạm cảm thấy không tự tin khi thực 
hiện phần lớn các dịch vụ thủ thuật liên quan đến 
các chuyên khoa như Da liễu, Tâm thần, Ngoại khoa, 
Mắt, Huyết học truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh. Nhiều 
nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa năng lực, 
khả năng cung cấp dịch vụ và sự tự tin thực hiện các 
kỹ thuật dịch vụ này [7]. Kết quả này cũng là phù 
hợp với khảo sát tần suất thực hiện các dịch vụ kỹ 
thuật này tại Trạm trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, 
nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy các chương trình 
đào tạo hiện nay tại Trạm chủ yếu tập trung vào các 
nội dung CSSKBĐ như tiêm chủng mở rộng, làm 
mẹ an toàn, phòng chống suy dinh dưỡng và một 
số chương trình y tế khác mà chưa chú trọng đào 
tạo các chuyên khoa như Mắt, Tai Mũi Hong, Dược, 
Ngoại khoa,[8] 
Mức độ tự tin thực hiện các dịch vụ kỹ thuật 
còn tùy thuộc vào các vấn đề sức khỏe thường gặp, 
tần suất thực hiện các dịch vụ này tại Trạm cũng 
như vấn đề đào tạo đối với những dịch vụ này. 
Những kỹ thuật gắn liền với thực hành hằng ngày 
của Trạm thường có mức độ tự tin thực hiện khá 
cao. Chẳng hạn như đối với các dịch vụ Ngoại khoa 
như phẫu thuật vết thương phần mềm 5-10cm và 
chích rạch áp xe có mức độ tự tin thực hiện khá 
cao. Điều này có thể là do tỷ lệ mắc các vấn đề này 
ở tuyến y tế cơ sở nhiều nên các CBYT có nhiều cơ 
hội để thực hành và trở nên tự tin với việc thực 
hiện các kỹ thuật này.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Thái Lan trong 
việc thực hiện một số kỹ thuật thủ thuật được cho 
là quan trọng ở tuyến y tế cơ sở cho thấy mức độ 
tự tin trung bình dao động từ 3,35 đến 4,57. Một 
số kỹ thuật đạt được mức độ tự tin thực hiện cao 
như thủ thuật chọc màng ối, xét nghiệm Pap smear, 
khâu vết thương, đặt thông tiểu, cắt bỏ u lành tính, 
rửa dạ dày, hồi sức tim phổi và đặt nội khí quản [3]. 
Nghiên cứu khác đã cho thấy thái độ của các bác 
sĩ về việc thực hiện các kỹ thuật thủ thuật ở phòng 
khám ngoại trú là cao, trong khi mức độ tự tin của 
họ về những kỹ thuật này lại thấp. Đây có thể là tiền 
đề cho việc sẵn sàng tham gia nâng cao năng lực 
của các cán bộ y tế cũng như nhu cầu mở rộng các 
chương trình và cơ hội đào tạo về chăm sóc ngoại 
trú [5]. 
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc thực 
hiện các kỹ thuật dịch vụ theo quy định phân tuyến 
kỹ thuật của Bộ Y tế tại các Trạm Y tế còn nhiều hạn 
chế. Tần suất thực hiện và mức độ tự tin thực hiện 
các dịch vụ kỹ thuật này thường liên quan đến kinh 
nghiệm lâm sàng, mô hình bệnh tật tại địa phương 
cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. 
Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho 
việc xây dựng các chương trình đào tạo dựa trên 
chuẩn năng lực của đội ngũ chăm sóc ban đầu phù 
hợp với nguồn lực sẵn có của từng địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012), “Tổ chức, quản lý và chính sách y tế”, 
Đào tạo cử nhân y tế công cộng, Nhà xuất bản y học: Hà 
Nội, tr,9-198;
2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo Tổng quan ngành Y tế năm 
2015: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây 
nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2015.
3. Chitkasaem S, Srila S et al (2016), Confidence 
of Graduating Internal Medicine Residents to Perform 
Ambulatory Procedures, International Journal of Clin-
ical Skills, 
dence-in-essential-procedural-skills-of-thai-medical-
graduates.html;
4. Claudia SM, Emanuellade CM (2016), The gap be-
tween training and practice of prescribing of drugs by 
nurses in the primary health care: a case study in Brazil, 
Nurse education Today, Volume 36, January 2016, Pages 
304-309;
5. Glenda CW, David KK, et al (2000), Confidence of 
academic general internists and family physicians to teach 
ambulatory procedures, J Gen Intern Med, 2000 Jun; 
15(6): 353–360;
6. Greiner AC, Knebel E (2003), Health professions 
education: A bridge to quality, National Academies Pres, 
Washington DC, 2003;
7. Jesse C, Aimee G et al (2014), The relationship be-
tween confidence and competence in the development of 
Surgical skills, Journal of Surgical education, 2014-05-01, 
Volume 71, Issue 3, Pages 405-412;
8. Vũ Mạnh Dương (2016), Đánh giá mô hình đội lưu 
động cụm xã nhằm cải thiện hoạt động khám chữa bệnh 
của Trạm Y tế tại 3 huyện của tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến 
sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 
2016;
9. Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam (2010), “Đánh 
giá thực trạng công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, 
phường”, Dự án “Nâng cao năng lực hệ thống y tế cở một 
83
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
số tỉnh trọng điểm giai đoạn 1 (2007-2010);
10. Phùng Thị Quỳnh Lan (2013), “Thực trạng sử dụng 
dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế của người cao tuổi 
xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2013 và một 
số yếu tố liên quan”, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 
Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội;
11. Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Thị Loan (2014), Thực 
trạng và một số yếu tố liên quan dịch vụ khám chữa bệnh 
tại các Trạm y tế phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải 
Phòng năm 2013, Tạp chí Y tế công cộng, 1.2015, số 34;
12. Premadasa IG, Diaa S, et al (2009), Frequency and 
confidence in peforming clinical skills among medical in-
terns in Kuwait, Medical Teacher, 30:3, e60-e65, DOI: 
10.1080/01421590801915652;
13. Selman L, Robinson et al (2016), Improving con-
fidence and competence of healthcare professionals in 
end-of-life care: an evaluation of the ‘Transforming End of 
Life Care’ course at an acute hospital trust, BMJ Support 
Palliat Care, 2016;6:231-36;
14. Viện Chiến lược và chính sách y tế, Dự án Y tế nông 
thôn (1777- VIE): Đánh giá cuối kỳ. Tháng 6, 2008;
15. Viện Chiến luợc và Chính sách Y tế (2010), “Ðánh 
giá việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ một số Trạm Y tế 
khu vực miền núi”. Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nang_luc_va_muc_do_tu_tin_thuc_hien_ky_thuat_chuyen.pdf