Khảo sát mức độ nhạy cảm của nấm da phân lập tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh với ketoconazol và terbinafin

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh nấm da khá phổ biến tại các vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, mặc dù bệnh chỉ

khu trú ở da nông nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thời gian điều trị dài tác

động lớn đến sự tuân thủ trị liệu của bệnh nhân, cũng là cơ hội phát sinh đề kháng với thuốc kháng nấm.

Mục tiêu: Xác định thành phần loài và tính nhạy cảm với ketoconazol, terbinafin của các chủng nấm

da phân lập từ bệnh phẩm tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2017 – 12/2017.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Phân lập nấm da từ bệnh phẩm trên môi trường chọn lọc nấm

da (dermatophytes test medium - DTM), định danh bằng hình thái học và sinh hoá, xác định tính nhạy cảm

với ketoconazol, terbinafin theo hướng dẫn CLSI M44-A2, thay đổi theo Nweze và cs. (2010).

Kết quả: Trong 165 mẫu thu thập từ bệnh phẩm trong tháng 11/2017 của bệnh nhân biểu hiện lâm

sàng nấm da, có 104 mẫu da dương tính với xét nghiệm KOH, phân lập trên môi trường chọn lọc thu được

55 chủng, trong đó chi Trichophyton chiếm ưu thế (90,91%) so với chi Microsporum (9,09%) và không có

chi Epidermophyton. Về mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm, có 52,7% chủng nhạy cảm với ketoconazol;

21,8% nhạy cảm trung gian và có 25,5% chủng đã bị đề kháng với ketoconazol. Tất cả các chủng đều nhạy

cảm với terbinafin.

Kết luận: Hầu hết các chủng nấm da thuộc chi Trichophyton, có 52% chủng nhạy cảm với ketoconazol

và 100% chủng nhạy cảm terbinafin.

pdf 6 trang phuongnguyen 8080
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát mức độ nhạy cảm của nấm da phân lập tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh với ketoconazol và terbinafin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát mức độ nhạy cảm của nấm da phân lập tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh với ketoconazol và terbinafin

Khảo sát mức độ nhạy cảm của nấm da phân lập tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh với ketoconazol và terbinafin
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 55 
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA NẤM DA PHÂN LẬP 
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
VỚI KETOCONAZOL VÀ TERBINAFIN 
Nguyễn Thị Ngọc Yến*, Phan Cảnh Trình**, Tôn Hoàng Diệu*, Nguyễn Lê Phương Uyên* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Bệnh nấm da khá phổ biến tại các vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, mặc dù bệnh chỉ 
khu trú ở da nông nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thời gian điều trị dài tác 
động lớn đến sự tuân thủ trị liệu của bệnh nhân, cũng là cơ hội phát sinh đề kháng với thuốc kháng nấm. 
Mục tiêu: Xác định thành phần loài và tính nhạy cảm với ketoconazol, terbinafin của các chủng nấm 
da phân lập từ bệnh phẩm tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2017 – 12/2017. 
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Phân lập nấm da từ bệnh phẩm trên môi trường chọn lọc nấm 
da (dermatophytes test medium - DTM), định danh bằng hình thái học và sinh hoá, xác định tính nhạy cảm 
với ketoconazol, terbinafin theo hướng dẫn CLSI M44-A2, thay đổi theo Nweze và cs. (2010). 
Kết quả: Trong 165 mẫu thu thập từ bệnh phẩm trong tháng 11/2017 của bệnh nhân biểu hiện lâm 
sàng nấm da, có 104 mẫu da dương tính với xét nghiệm KOH, phân lập trên môi trường chọn lọc thu được 
55 chủng, trong đó chi Trichophyton chiếm ưu thế (90,91%) so với chi Microsporum (9,09%) và không có 
chi Epidermophyton. Về mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm, có 52,7% chủng nhạy cảm với ketoconazol; 
21,8% nhạy cảm trung gian và có 25,5% chủng đã bị đề kháng với ketoconazol. Tất cả các chủng đều nhạy 
cảm với terbinafin. 
Kết luận: Hầu hết các chủng nấm da thuộc chi Trichophyton, có 52% chủng nhạy cảm với ketoconazol 
và 100% chủng nhạy cảm terbinafin. 
Từ khóa: nấm da, ketoconazol, terbinafin, mức độ nhạy cảm 
ABSTRACT 
IN VITRO SUSCEPTIBILITY TESTING OF DERMATOPHYTES ISOLATED FROM HOSPITAL 
OF DERMATOVENEREOLOGY IN HO CHI MINH CITY 
TO KETOCONAZOLE AND TERBINAFINE 
Nguyen Thi Ngoc Yen, Phan Canh Trinh, Ton Hoang Dieu, Nguyen Le Phuong Uyen 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 55 – 60 
Introduction: Dermatophytosis is common in hot and moist climates like Vietnam, although the infection is 
normally limited to superficial skin but seriously affects the quality of human life. Long duration of treatment 
impacts gradually on patients’ adherence, which is an opportunity to develop antifungal resistance. 
Objectives: Determinating species composition and susceptibility of isolates from clinical specimens at 
Hospital of Dermatovenereology in Ho Chi Minh city (11/2017-12/2017) to ketoconazole and terbinafine. 
Materials and Methods: Isolation of dermatophyte from clinical specimens using selective 
dermatophytes test medium (DTM); Identification by morphological characters and biochemical reactions; 
Determination of in vitro susceptibility to ketoconazole and terbinafine according to an instruction of CLSI 
*Khoa Dược, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến ĐT: 0987.228.426 Email: ngyen1028@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 56 
M44-A2 guideline and being adjusted by Nweze et al. (2010). 
Results: Of 165 clinical specimens collected from patients suffering dematomycosis in 11/2017-
12/2017, there were 104 specimens positive with KOH microscopic examination. After isolating on selective 
media, we collected 55 isolates, among which that Trichophyton sp. accounted for 90.91% in comparison 
with 9.09% of Microsporum sp. and no isolates for Epidermophyton sp.. In terms of sensitivity to 
antifungal agents, there were 52.7% species susceptible to ketoconazole, 21.8% intermediate and 25.5% 
resistant to ketoconazole. All strains are terbinafine sensitive. 
Conclusions: Most of dermatophyte belong to Trichophyton sp.. There are 52% isolates that are 
susceptible to ketoconazole and 100% strains susceptible to terbinafine. 
Keywords: dermatophyte, susceptibility, ketoconazole, terbinafine. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nấm da là bệnh lý phổ biến ở các nước 
nhiệt đới, tuy không nguy hiểm như các bệnh 
nấm hệ thống nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến chất lượng sống của bệnh nhân. Thời gian 
điều trị tương đối dài, hiểu biết của bệnh nhân 
về bệnh nấm da chưa cao dẫn đến kém tuân 
thủ trị liệu, tạo cơ hội phát sinh chủng vi nấm 
đề kháng với thuốc kháng nấm. Theo dõi 
thành phần loài và tính nhạy cảm với thuốc 
kháng nấm thường xuyên sẽ giúp cung cấp 
bằng chứng trong việc xem xét, điều chỉnh các 
hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và 
hiệu quả. 
Các báo cáo gần đây cho thấy, tỷ lệ lưu 
hành bệnh nấm da tại Hàn Quốc từ 2,18% 
(1979) tăng lên 5,21% (2013), chủ yếu do 
Trichophyton rubrum gây ra(3). Bên cạnh đó, vấn 
đề điều trị bệnh nấm da cũng diễn biến phức 
tạp. Tại Ấn Độ, theo nghiên cứu của Indira 
(2014)(2) tiến hành trên 119 bệnh nhân nhiễm 
nấm da đang điều trị, giá trị MIC của 
terbinafin là thấp nhất so với ketoconazol, 
itraconazol, griseofulvin và fluconazol. Từ đó, 
tác giả đánh giá hiệu quả của terbinafin cao 
hơn so với ketoconazol và các thuốc khác cùng 
nhóm dược lý. 
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm nấm da chiếm 
42,4-51,8% những bệnh nhân được xét 
nghiệm(6,9), phần lớn thuộc chi Trichophyton 
sp., tập trung ở chủng T. rubrum, một số thuộc 
chi Microsporum sp., trong các báo cáo này chỉ 
có duy nhất 1 trường hợp nhiễm 
Epidermophyton floccosum(9). Mức độ nhạy cảm 
với thuốc điều trị cũng thay đổi, khoảng MIC 
của ketoconazol dịch chuyển từ 0,125-4 μg/ml 
(2009) lên 2-16 μg/ml (2014)(6). Đối với 
terbinafin, 82,8% bệnh nhân cho kết quả âm 
tính với nấm da sau 2 tuần và tất cả các bệnh 
nhân quay lại tái khám sau 4 tuần đều khỏi 
hoàn toàn chứng tỏ terbinafin cho đáp ứng tốt 
trong điều trị. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng 
165 mẫu bệnh phẩm da, tóc từ bệnh nhân 
đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí 
Minh từ tháng 11-12/2017. 
Chất kháng nấm 
Ketoconazol (Himedia, hàm lượng 
99,63%), terbinafin (Sigma Aldrich, hàm lượng 
99,9%). 
Môi trường thử nghiệm 
Thạch sabouraud (SDA) (Merck), môi 
trường chọn lọc nấm da (dermatophyte test 
medium - DTM), bromocresol purple-milk 
solid-glucose agar (BCP-MS-G), cornmeal 
dextrose agar (CMDA), thuốc nhuộm nấm 
lactophenol cotton blue (LPCB), Christensen’s 
urease agar (CUA), môi trường cháo hoa (rice 
medium - RM). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 57 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả (11/2017-12/2017). 
Phân lập nấm da 
Bệnh phẩm (vẩy da hoặc tóc) từ bệnh nhân 
được xử lý với KOH 15% và quan sát trên kính 
hiển vi tìm hình ảnh sợi nấm không màu, có 
vách ngăn, phân nhánh hay đứt khúc thành 
chuỗi bào tử đốt. Mẫu bệnh phẩm có kết quả 
soi tươi dương tính được cấy vào chai mẫu 
chứa môi trường DTM, ủ ở nhiệt độ phòng từ 
10-20 ngày, nếu môi trường chuyển từ vàng 
sang đỏ thì nấm gây bệnh nghi ngờ là nấm da. 
Các chủng nấm đã phân lập được tiếp tục 
được định danh bằng các phương pháp hình 
thái và sinh hoá để xác định nấm da và phân 
biệt loài(1,4). 
Định danh hình thái học 
Đặc điểm khóm nấm 
Cấy các chủng nấm đã phân lập trên thạch 
SDA, sau 7 ngày, đo đường kính khóm nấm 
để xác định tốc độ phát triển và mô tả đặc 
điểm khóm nấm. 
Đặc điểm hiển vi 
Nhuộm vi nấm với thuốc nhuộm LPCB, 
quan sát dưới kính hiển vi, xác định đặc điểm 
và hình thể của sợi nấm và cơ quan sinh sản. 
Phản ứng sinh hoá và môi trường phân biệt 
Thực hiện phản ứng urea trên môi trường 
Christensen’s urease agar (CUA); phân biệt T. 
rubrum và T. mentagrophytes bằng sắc tố trên 
môi trường CMDA, bằng phản ứng tạo kiềm 
trên môi trường BCP-MS-G; kích thích biểu 
hiện bào tử đính lớn Microsporum sp. bằng môi 
trường cháo hoa. 
CUA dương tính với Trichophyton 
mentagrophytes, Trichophyton tonsurans và 
Trichophyton terrestre cho màu hồng tím 
sau 2-4 ngày, âm tính với Trichophyton 
rubrum và Trichophyton verrucosum. Trên 
CMDA, T. rubrum sẽ cho sắc tố đỏ rượu 
đậm ở mặt trái của khóm trong khi T. 
mentagrophytes sẽ cho nhiều màu sắc khác 
nhau từ không màu cho đến nâu đỏ. Trên 
BCP-MS-G, T. mentagrophytes tăng trưởng 
nhanh, làm môi trường đổi màu xanh tím đậm 
trong khi T. rubrum bị ức chế nên tăng trưởng 
yếu và không làm thay đổi màu môi trường. 
RM kích thích hình thành bào tử đính lớn ở 
Microsporum sp., đặc biệt là Microsporum canis. 
Xác định tính nhạy cảm của nấm da với 
ketoconazol và terbinafin 
Mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm 
được xác định bằng phương pháp đĩa giấy 
khuếch tán theo hướng dẫn của CLSI M44-A2 
được điều chỉnh bởi Nweze và cs. (2010)(7,8). 
Vi nấm thử nghiệm 
Cấy hoạt hóa nấm trên SDA ở 28C trong 
14 ngày. Bào tử nấm được phân tán trong 
dung dịch NaCl 0,85% bổ sung tween 80 
0,05%. Huyền dịch vi nấm được pha loãng và 
điều chỉnh về độ truyền qua từ 65-82%. 
Chất kháng nấm 
Đĩa giấy 6 mm được tẩm ketoconazol 
(15 µg/đĩa) và terbinafin (2 µg/đĩa). 
Đường kính vòng ức chế (IZD) theo 
milimet được xác định sau 4-5 ngày ủ ở 28C. 
Trong thử nghiệm này, tất cả chủng nấm da 
được thực hiện lặp lại 3 lần để xác định giá trị 
trung bình IZD và độ lệch chuẩn (SD). Tiêu 
chuẩn về mức độ nhạy cảm với thuốc kháng 
nấm theo Bảng 1 sau(8): 
Bảng 1: Tiêu chuẩn mức độ nhạy cảm với thuốc 
kháng nấm theo Pakshir và cs. (2009)(8) 
Chất kháng 
nấm 
Nồng độ 
(µg/đĩa) 
Đường kính vòng kháng 
nấm (mm) 
Nhạy 
(S) 
Trung 
gian (I) 
Kháng 
(R) 
Ketoconazol 15 ≥ 30 23 – 29 ≤ 22 
Terbinafin 30 ≥ 20 12 – 19 ≤ 11 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 58 
KẾT QUẢ 
Định danh nấm da 
Bảng 2: Kết quả định danh nấm da 
Tên nấm da Số lượng Tỷ lệ 
T. mentagrophytes 18 32,73% 
T. rubrum 20 36,36% 
T. tonsurans 8 14,55% 
T. violaceum 2 3,64% 
T. verrucosum 2 3,64% 
M. canis 3 5,45% 
M. gypseum 2 3,64% 
Tổng 55 100% 
Trong 165 mẫu bệnh phẩm da và tóc có 104 
mẫu bệnh phẩm da và tóc của bệnh nhân đến 
khám tại bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, 
dương tính khi soi tươi thì chỉ có 55 mẫu phát 
triển trên môi trường DTM, từ đó, ly trích 
được 55 chủng nấm da thuần chủng. Mỗi mẫu 
da chỉ ly trích được một chủng nấm da, do đó, 
không có sự nhiễm nhiều chủng trên cùng một 
bệnh nhân. Kết quả định danh như sau: 
Mức độ nhạy cảm của nấm da với thuốc 
kháng nấm 
Kết quả khảo sát tính nhạy cảm với 
ketoconazol cho thấy có 52,73% chủng nấm da 
còn nhạy cảm, một số chủng chỉ đáp ứng 
trung bình (21,82%) và đã có chủng đề kháng 
(25,45%), trong đó T. mentagrophytes và 
M. canis không còn chủng nào nhạy cảm với 
ketoconazol, T. mentagrophytes chiếm đến 
10/14 số trường hợp đề kháng ketoconazol. 
Với terbinafin, tất cả 55 mẫu đều nhạy cảm với 
terbinafin nồng độ 2 μg/đĩa. 
Hình 1: Phân bố mức độ nhạy cảm của nấm da với ketoconazol theo loài (TM: T. mentagrophytes, TR: T. 
rubrum, TT: T. tonsurans, TVi: T. violaceum, TVr: T. verrucosum, MC: M. canis và MG: M. gypseum; 
IZD (đề kháng ketoconazol nếu IZD ≤ 22 mm)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 59 
Bảng 3: Mức độ nhạy cảm của nấm da với ketoconazol và terbinafin 
Tên loài 
(số chủng) 
Terbinafin (2 µg/đĩa) Ketoconazol (15 µg/đĩa) 
IZD SD 
(mm) 
Phân bố IZD 
Tính nhạy 
cảm 
IZD SD 
(mm) 
Phân bố IZD Số chủng 
Tính nhạy 
cảm 
TM (18) 76,65 4,25 56-80 S 
25,54 2,75 20-30 8 I 
17,53 4,95 10-26 10 R 
TR (20) 79,38 1,40 74-80 S 
37,17 6,36 33-60 17 S 
26,22 1,31 24-28 3 I 
TT (8) 80 80 S 
40,38 5,77 27-50 7 S 
18,33 1,25 17-20 1 R 
TVi (2) 80 80 S 46,00 2,94 41-51 2 S 
TVr (2) 80 80 S 38,67 7,16 32-50 2 S 
MC (3) 77,89 2,02 75-80 S 
26,33 3,30 22-30 1 I 
13,17 5,87 9-26 2 R 
MG (2) 75,33 1,49 72-76 S 
36,00 0,82 35-37 1 S 
18,00 2,45 15-21 1 R 
Ghi chú: TM: T. mentagrophytes, TR: T. rubrum, TT: T. tonsurans, TVi: T. violaceum, TVr: T. verrucosum, MC: M. 
canis và MG: M. gypseum. 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, các chủng nấm da 
có sự phân bố tập trung ở 2 chi Trichophyton 
sp. và Microsporum sp., không có trường hợp 
nào nhiễm Epidermophyton floccosum. Trong đó, 
chi Trichophyton sp. vẫn là chi nấm gây bệnh 
chiếm ưu thế với tỷ lệ là 90,91% vượt trội so 
với chi Microsporum sp. là 9,09%. Cụ thể như 
sau: T. rubrum (36,36%), T. mentagrophytes 
(32,73%), T. tonsurans (14,55%), T. violaceum 
(3,64%), T. verrucosum (3,64%), M. canis (5,45%) 
và M. gypseum (3,64%). Kết quả này phù hợp 
với các nghiên cứu của Indira (2014)(2) và Kim 
và cs (2016)(3). 
Đối với tình hình nhiễm nấm các khu vực 
trong nước, kết quả khá tương đồng với số 
liệu từ nghiên cứu trong nước nhưng tỉ lệ 
nhiễm T. rubrum thấp hơn nghiên cứu tiến 
hành tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y 
dược Huế (2010-2011)(9) (36,26% so với 
58,01%); tỷ lệ nhiễm T. rubrum và T. tonsurans 
cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Vũ 
Giang Bắc và cs. (2014)(6) tiến hành trong cùng 
bệnh viện (50,91% so với 76,56%). Tỷ lệ nhiễm 
T. mentagrophytes, T. violaceum và T. verrucosum 
lại cao hơn, lần lượt là 32,73%, 3,64% và 3,64% 
so với 12,5%, 2,76% và 1,1% (2013)(1) hay 
12,4%, 0 và 0,7% (2016)(5). Có thể do thời gian 
lấy mẫu ngắn và chưa theo dõi nghề nghiệp 
của bệnh nhân nên tỉ lệ T. rubrum trong 
nghiên cứu thấp hơn y văn và một số nghiên 
cứu khác. 
Về kết quả khảo sát mức độ nhạy cảm với 
terbinafin, tất cả các chủng nấm da phân lập 
được đều nhạy cảm với terbinafin cho thấy 
terbinafin vẫn còn tác dụng tốt trong trị liệu 
nấm da, phù hợp với nghiên cứu của Nguyen 
Thai Dung (2016)(5). Với ketoconazol, chỉ 
52,73% chủng nấm da còn nhạy cảm, đặc biệt 
tất cả các chủng T. mentagrophytes và M. canis 
phân lập được không còn nhạy với thuốc này. 
Kết quả này cho thấy phần lớn các loài nguồn 
gốc từ thú và đất tương đối kém nhạy với 
thuốc hơn các loài nguồn gốc từ người. Tuy 
nhiên, sự tăng dần các chủng nấm da bị đề 
kháng với ketoconazol là dấu hiệu cho thấy xu 
hướng kháng trị với ketoconazol trong cộng 
đồng và nguy cơ đề kháng chéo với các azol 
khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có 
những khuyến cáo cần thiết đến nhân viên y 
tế, đặc biệt là bác sĩ, dược sĩ nhà thuốc trong 
việc kê đơn, tư vấn sử dụng ketoconazol và 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 60 
terbinafin hợp lý, tuân thủ liều lượng và thời 
gian điều trị nhằm tránh phát sinh thêm 
chủng kháng thuốc đối với 2 chế phẩm thông 
dụng này. 
KẾT LUẬN 
Hầu hết các chủng nấm da thuộc chi 
Trichophyton, có 52% chủng nhạy cảm với 
ketoconazol và 100% chủng nhạy cảm 
terbinafin. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ates A, Ozcan K, & Ilkit M (2008), “Diagnostic value of 
morphological, physiological and biochemical tests in 
distinguishing Trichophyton rubrum from Trichophyton 
mentagrophytes complex”, Sabouraudia, 46(8), pp. 811-822. 
2. Indira G (2014), “In vitro antifungal susceptibility testing of 
5 antifungal agents against dermatophytic species by CLSI 
(M38-A) micro dilution method”, Clin Microbial, 3(3). 
3. Kim SL, Lee KC, Jang YH, Lee SJ, et al. (2016), “The 
epidemiology of dermatophyte infection in Southeastern 
Korea (1979-2013)”, Annals of dermatology, 28(4), pp. 524. 
4. Nasimuddin S, Appalaraju B, Surendran P & Srinivas CR 
(2014), “Isolation, Identification and comparatative 
analysis of SDA and DTM for dermatophytes from clinical 
samples in a tertiary care hospital”, IOSR Journal of Dental 
and Medical Sciences (IOSR-JDMS), 13(11). 
5. Nguyen Thai Dung, Le Tran Anh, Nguyen Khac Luc 
(2016), “Efficacy and safety of terbinafine in the treatment 
of dermatophytosis at Nghe An provincial leprosy, 
dermatology centre (2015-2016)”, Y dược học quân sự, 41(7), 
tr. 53-58. 
6. Nguyễn Vũ Giang Bắc, Huỳnh Thể Hà, Nguyễn Đinh Nga 
(2014), “Khảo sát sự phân bố và mức độ đáp ứng với 
ketoconazol của một số chủng nấm da ly trích từ bệnh 
nhân năm 2012”, Chuyên đề Dược, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 
Phụ bản 18(2), tr. 261-263. 
7. Nweze EI, Mukherjee PK & Ghannoum MA (2010), “Agar-
based disk diffusion assay for susceptibility testing of 
dermatophytes”, Journal of clinical microbiology, 48(10), 
3750-3752. 
8. Pakshir K, Bahaedinie L, Rezaei Z, Sodaifi M & 
Zomorodian K (2009), “In vitro activity of six antifungal 
drugs against clinically important 
dermatophytes”, Jundishapur Journal of Microbiology, 2(4), 
pp. 158-163. 
9. Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Phan Thị Hằng 
Giang (2013), “Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da 
của bệnh nhân khám tại bệnh viện trường Đại học Y Dược 
Huế”, Chuyên đề Dược, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản 
17(1), tr. 190-197. 
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_muc_do_nhay_cam_cua_nam_da_phan_lap_tai_benh_vien_d.pdf