Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn

cuối lọc máu chu kỳ. Việc đánh giá các biểu hiện tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu

kỳ hiện nay chưa được nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu

kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang được thực hiện

trên 303 bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại tại Khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy từ

năm 2015 đến năm 2016. Việc khảo sát một số biểu hiện tim mạch được thực hiện bằng khám lâm sàng, các

xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh như: X quang, đo điện tâm đồ và siêu âm tim. Kết quả: Trong số 303 bệnh

nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ, tuổi bệnh nhân từ 25 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%). Nhóm tuổi

từ 46 - 60 chiếm tỷ lệ 30,0%. Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau (48,5% và 51,5%). Bệnh nhân có

tăng huyết áp tâm thu là 59,4%. X quang tim phổi thẳng bệnh nhân có chỉ số tim ngực > 50% là 88,8%. Trên

ECG dày thất trái dựa theo chỉ số Sokolov - Lyon là 55,8%. Siêu âm tim: bệnh nhân có giãn nhĩ trái là 38,0%,

100% bệnh nhân có phì đại thất trái, tăng áp động mạch phổi 93,4%, 58,1% bệnh nhân có rối loạn chức năng

tâm thu, 72,6% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương (E/A) và hơn 50% bệnh nhân có hở van tim.

Kết luận: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ là một nguyên nhân gây tử vong

khoảng 50%, do vậy cần lưu ý biến chứng tim mạch, đặc biệt biến chứng suy tim trên bệnh nhân suy thận

mạn sau lọc máu chu kỳ được một năm.

pdf 5 trang phuongnguyen 3920
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy
98
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỂU HIỆN TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN 
LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
 Phạm Văn Hiền1, Võ Tam2, Nguyễn Thanh Minh3
(1) Bệnh viện Chợ Rẫy
(2) Trường Đại học Y Dược Huế
(3) Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 
cuối lọc máu chu kỳ. Việc đánh giá các biểu hiện tim mạch trên bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu 
kỳ hiện nay chưa được nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát một số biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu 
kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang được thực hiện 
trên 303 bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại tại Khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy từ 
năm 2015 đến năm 2016. Việc khảo sát một số biểu hiện tim mạch được thực hiện bằng khám lâm sàng, các 
xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh như: X quang, đo điện tâm đồ và siêu âm tim. Kết quả: Trong số 303 bệnh 
nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ, tuổi bệnh nhân từ 25 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%). Nhóm tuổi 
từ 46 - 60 chiếm tỷ lệ 30,0%. Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau (48,5% và 51,5%). Bệnh nhân có 
tăng huyết áp tâm thu là 59,4%. X quang tim phổi thẳng bệnh nhân có chỉ số tim ngực > 50% là 88,8%. Trên 
ECG dày thất trái dựa theo chỉ số Sokolov - Lyon là 55,8%. Siêu âm tim: bệnh nhân có giãn nhĩ trái là 38,0%, 
100% bệnh nhân có phì đại thất trái, tăng áp động mạch phổi 93,4%, 58,1% bệnh nhân có rối loạn chức năng 
tâm thu, 72,6% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương (E/A) và hơn 50% bệnh nhân có hở van tim. 
Kết luận: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ là một nguyên nhân gây tử vong 
khoảng 50%, do vậy cần lưu ý biến chứng tim mạch, đặc biệt biến chứng suy tim trên bệnh nhân suy thận 
mạn sau lọc máu chu kỳ được một năm.
Từ khóa: bệnh thận mạn, lọc máu chu kỳ
Abstract
SURVEY SOME OF CARDIOVASCULAR DISEASES IN PATIENTS 
WITH REGULARLY HEMODIALYSIS 
 Pham Van Hien1, Vo Tam2, Nguyen Thanh Minh3 
(1) Cho Ray Hospital
(2) Hue University of Medicine and Pharmacy
(3) Hue Central Hospital
Background: Cardiovascular diseases are the main cause of death in patients with end-stage chronic 
renal failure on regularly hemodialysis. The evaluation of cardiovascular diseases in these patients has not 
been studied. Objective: survey some of cardiovascular diseases in patients with regularly hemodialysis at 
Cho Ray hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted at Cho Ray Hospital from 2015 to 2016. 
The survey some cardiovascular diseases are done by clinical examination, tests for diagnostic imaging such 
as X-ray, electrocardiogram and echocardiogram. Results: Among 303 patients with regularly hemodialysis, 
patient age from 25 - 45 accounted for the highest proportion (43.9%). Age group 46-60 accounted for 30.0% 
rate. The percentage of male and female patients was similar (48.5% and 51.5%). Patients with systolic 
hypertension were 59.4%. Radiographs of patients with chest cardiac index > 50% was 88.8%. ECG left 
ventricular hypertrophy based on index Sokolov - Lyon is 55.8%. Echocardiography: patients with left atrial 
stretch is 38.0%, 100% of patients with left ventricular hypertrophy, pulmonary arterial hypertension 93.4%, 
58.1% of patients with systolic dysfunction, 72.6% of patients with diastolic dysfunction (E/A) and more than 
50% of patients with valvular diseases. Conclusion: Cardiovascular diseases in patients with chronic renal 
failure on regularly hemodialsysis is a cause of death of about 50%, so we should be noted them, especially 
heart failure after one year.
Keywords: Chronic kidney disease, hemodialysis.
- Địa chỉ liên hệ: Võ Tam, email: votamydh@yahoo.com
- Ngày nhận bài: 10/1/2017; Ngày đồng ý đăng: 12/2/2017; Ngày xuất bản: 25/2/2017
99
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến chứng tim mạch là nguyên nhân chính 
gây tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 
cuối. Khi được lọc máu chu kỳ để duy trì cuộc sống, 
nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong cũng là 
bệnh tim mạch.
Biến chứng tim mạch là nguyên nhân thường 
gây tử vong trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 
cuối trong đó bệnh lý về tim gây tử vong chiếm tỷ 
lệ 40% trong các nguyên nhân gây tử vong. Bệnh cơ 
tim và bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân 
gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim. Biến 
chứng tim mạch gây tử vong gấp 10-20 lần trong 
nhóm bệnh nhân lọc máu. Phì đại thất trái là một 
biến chứng tim mạch thường gặp và là yếu tố phụ 
thuộc đến sự sống còn của bệnh nhân [3].
Mặc khác ở những bệnh nhân suy thận mạn lọc 
máu chu kỳ ngoài sự chịu ảnh hưởng biến chứng 
của bệnh suy thận mạn và những tác hại xấu do việc 
lọc máu chu kỳ gây ra ở những bệnh nhân này còn 
chịu sự tác động của những yếu tố nguy cơ tim mạch 
đi kèm: biến đổi do tuổi tác của hệ tim mạch, tăng 
huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, thiếu 
máu cơ tim cục bộ...
Dựa theo tìm hiểu của chúng tôi hiện nay ở 
trong nước, đã có nhiều tác giả nghiên cứu các biến 
chứng tim mạch, chủ yếu trên bệnh nhân suy thận 
mạn điều trị bảo tồn nhưng ít tác giả nghiên cứu 
về các biểu hiện tim mạch trên bệnh nhân suy thận 
mạn đang lọc máu chu kỳ. Điều đó thúc đẩy chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát một số 
biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại 
Bệnh viện Chợ Rẫy.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, 
mô tả cắt ngang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh: Bệnh nhân điều trị tại 
Khoa Thận Nhân Tạo - Bệnh viện Chợ Rẫy được 
chẩn đoán xác định suy thận mạn có lọc máu chu 
kỳ của Hội Thận học Quốc gia Hoa Kỳ - 2012 (NKF/
KDIGO-2012) [2]. 
Tiêu chí loại trừ: Suy thận cấp có lọc máu, đợt 
cấp suy thận mạn, suy thận mạn nhưng điều trị bảo 
tồn, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 
Khảo sát một số biểu hiện tim mạch bằng các 
phương pháp sau:
1. Huyết áp động mạch:
Đơn vị biểu thị mmHg.
- Dụng cụ đo đo huyết áp đồng hồ hiệu ALPKA 2 
(Nhật) đã được chuẩn hóa máy đo huyết áp thủy ngân.
- Các bước tiến hành đo: đo theo tư thế ngồi.
+ Đo huyết áp bệnh nhân trước vào lọc máu.
+ Bệnh nhân ngồi 5 phút trong một phòng yên 
tĩnh trước khi đo.
+ Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1-2 phút, nếu 2 
lần đo này quá khác biệt thì tiếp tục đo thêm vài 
lần nữa.
+ Dùng băng quấn tay đạt tiêu chuẩn.
+ Băng quấn đặt ngang mức tim dù bệnh nhân 
ở tư thế nào. Mép dưới băng quấn trên lằn khuỷu 
tay 3cm.
+ Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất 
mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30mmHg nữa và sau đó 
hạ cột thủy ngân từ từ (2mm/giây).
+ Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff 
để xác định huyết áp tâm thu.
+ Chọn huyết áp tâm trương thời điểm tiếng 
biến mất (pha V).
+ Đo huyết áp cả 2 tay trong lần đo đầu tiên để 
phát hiện sự khác biệt do bệnh lý mạch máu ngoại 
biên. Khi đó giá trị bên cao hơn được theo dõi sử 
dụng lâu dài sau này.
+ Tính huyết áp dựa trên số trung bình 2 lần đo. 
Nếu 2 lần đo này có số đo chênh nhau > 5mmHg thì 
nên đo thêm lần nữa.
+ Không bao giờ điều trị tăng huyết áp chỉ dựa vào 
kết quả 1 lần đo huyết áp.
- Chúng tôi phân độ tăng huyết áp dựa theo 
phân độ tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới, 
Hội Tăng huyết áp thế giới và Hội Tăng huyết áp Việt 
Nam 2008 [1]. 
2. X quang tim phổi thẳng qui ước
 - Chỉ số tim lồng ngực.
3. Đo điện tim (ECG)
- Sử dụng máy đo điện tim Nihon Kohden 
CardiofaxS ECG 1250K do Nhật Bản sản xuất.
- Tốc độ máy ghi là 25mm/giây. Biên độ là đường 
kẽ ngang, mỗi ô 1mV = 10mm, thời gian là đường kẽ 
dọc, mỗi ô 1mm = 0,04 giây.
- Lớn: nhĩ: độ rộng sóng P, thất: chỉ số Sokolov - 
Lyon (Rv5 + Sv1).
4. Thăm dò siêu âm tim
- Sử dụng máy siêu âm doppler màu Aloka 
Prosound SSD 4000 của Nhật với đầu dò sector 
3,5MH đa tần số. Các thông số đều được đo 3 chu 
chuyển tim và lấy trị số trung bình. 
- Van tim: hẹp/hở van
- Kích thước thất trái: bề dày vách liên thất cuối tâm 
trương (IVSd), kích thước thất trái tâm trương (LVd), 
bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (PWd), kích 
thước thất trái cuối tâm thu (LVs), tỷ lệ IVS/PW.
- Chức năng thất trái:
+ Chức năng tâm thu: phân suất tống máu, khối 
100
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
lượng cơ thất trái.
+ Khối lượng cơ thất trái: LVM:
LVM (theo thoả ước Penn) = 1,04 × {(Dtd + IVS + PW) 3 - Dtd 3} - 13,6
LVM (theo ASE) = 0,8 × 1,4 × {(Dtd + IVS + PW) 3 - Dtd 3} + 0,6 [17].
+ Chức năng tâm trương: E/A
Bảng 1. Phân loại chức năng tâm thu thất trái (LV) bằng phấn suất tống máu (EF) [4]
Bình thường Giảm nhẹ Giảm vừa Giảm nặng
≥ 55% 45 - 55% 30 - 44% < 30%
2.4. Xử lý số liệu: Các số liệu được khảo sát tính chuẩn, được trình bài giá trị trung bình và độ lệch chuẩn 
nếu có phân phối chuẩn. Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, giá trị p được xem là có ý nghĩa thống 
kê nếu p < 0,05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm về nhân trắc học của mẫu nghiên cứu
Dân số nghiên cứu bao gồm 303 bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu kỳ. Trong đó, tuổi bệnh nhân 
từ 25 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%). Nhóm tuổi từ 46 - 60 chiếm tỷ lệ 30,0%. Rất ít bệnh nhân dưới 24 tuổi 
(3,3%). Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau (48,5% và 51,5%).
3.2. Một số biểu hiện tim mạch của mẫu nghiên cứu
Bảng 2. Triệu chứng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Huyết áp tâm thu (mmHg)
< 110 31 10,2
110-< 140 92 30,4
≥ 140 180 59,4
Trung bình 137,8 ± 17,9
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp tâm thu là 59,4%.
Bảng 3. Đặc điểm X quang tim phổi thẳng
Chỉ số n Tỷ lệ %
Tràn dịch màng phổi 20 6,6
Tràn dịch màng ngoài tim 2 0,7
Chỉ số tim/ngực > 50% 269 88,8
Nhận xét:
tỷ lệ bệnh nhân tràn dịch màng phổi là 6,6%.
Tỷ lệ bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim là 0,7%.
Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số tim ngực > 50% là 88,8%.
Bảng 4. Đặc điểm biến chứng rối loạn nhịp trên điện tâm đồ
Chỉ số n Tỷ lệ %
Nhịp xoang 216 71,3
Nhịp chậm xoang 8 2,6
Block nhĩ thất 6 2,0
Ngoại tâm thu thất 8 2,6
Ngoại tâm thu nhĩ 2 0,7
Block nhánh phải 6 2,0
Block nhánh trái 3 1,0
Rung nhĩ 2 0,7
Cuồng nhĩ 0 0,0
Dày nhĩ trái 20 6,6
Dày thất trái (chỉ số Sokolov - Lyon) 169 55,8
101
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: 
Phần lớn bệnh nhân có nhịp xoang trên điện tâm đồ.
Tỷ lệ dày nhĩ trái trên điện tâm đồ là 6,6%.
Tỷ lệ dày thất trái dựa theo chỉ số Sokolov - Lyon là 55,8%.
Bảng 5. Một số biến chứng trên siêu âm tim
Chỉ số Số lượng Tỷ lệ %
Giãn nhĩ trái 115 38,0
Phì đại thất trái (tăng LVMI) 303 100,0
Tăng áp động mạch phổi 283 93,4
Rối loạn chức năng tâm thu 176 58,1
Rối loạn chức năng tâm trương (E/A) 220 72,6
Van hai lá:
 Hở van
 Vôi hóa
212
8
69,6
2,6
Van động mạch chủ:
Hở van
Hẹp van
Vôi hóa
164
1
4
53,9
0,3
1,3
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân có giãn nhĩ trái là 38,0%
Hầu hết bệnh nhân có phì đại thất trái (tăng 
LVMI) (100 %)
Hầu hết bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi 
(93,4%)
58,1% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu
72,6% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm 
trương (E/A).
Hơn 50% bệnh nhân có hở van tim (van hai lá 
69,6%, van ba lá 58,1%, van động mạch chủ 53,9%).
Tỷ lệ có vôi hóa van 2 lá là 2,6%, van động mạch 
chủ là 1,3%.
4. BÀN LUẬN
Đánh giá tình trạng tăng huyết áp
Tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn được 
phân loại là tăng huyết áp phụ thuộc vào thể tích 
máu, và bằng cơ chế này hay cơ chế khác nhưng gây 
hiệu quả là tăng thể tích tuần hoàn. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi trong cho thấy tỷ lệ bệnh nhân 
có tăng huyết áp tâm thu là 59,4%. Khi xem xét trị 
số loại thuốc điều trị huyết áp chúng tôi nhận thấy 
phần lớn bệnh nhân phải dùng từ 2 đến 3 loại thuốc 
để kiểm soát huyết (2 loại là 55,8%, trên 3 loại là 
22,8%). Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của 
viêm cầu thận mạn do tổn thương cầu thận sẽ ảnh 
hưởng đến sự gia tăng bài tiết renin của tổ chức cận 
cầu thận gây tăng huyết áp. 
Biến chứng tim mạch trên X quang
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân 
có tràn dịch màng phổi 6,6%. 88,8% bệnh nhân có 
chỉ số tim/ngực > 50%. Điều này phù hợp với thực 
tế, vì hầu hết bệnh nhân lọc máu chu kỳ số lượng 
nước tiểu 24 giờ rất ít. Nghiên cứu của chúng tôi 
79% bệnh nhân có lượng nước tiểu/24 giờ < 300ml, 
rất ít bệnh nhân > 500ml.
Biến chứng tim mạch dựa trên điện tâm đồ
Hình thái: trong nghiên cứu của chúng tôi: dày 
nhĩ trái 6,6%, dày thất trái (chỉ số Sokolov - Lyon) 
55,8%. Tình trạng quá tải dịch thường xuyên, huyết 
áp tâm thu cao chưa kiểm soát, việc tạo cầu nối 
động tĩnh mạch có thể là những yếu tố góp phần gây 
hậu quả trên.
Rối loạn nhịp: nhịp chậm xoang 2,6%, ngoại tâm 
thu thất 2,6%, block nhĩ thất 2%, bock nhánh phải 
2%, block nhánh trái 1%, ngoại tâm thu nhĩ và rung 
nhĩ 0,7%. Đối với bệnh nhân suy thận mạn lọc máu 
chu kỳ tình trạng rối loạn điện giải thăng bằng kiềm 
toan như toan máu, tăng – hạ natri máu, tăng – hạ 
kali máu góp phần gây nên các loại rối loạn nhịp trên.
Biến chứng tim mạch trên siêu âm tim
Giãn nhĩ trái: trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ 
lệ bệnh nhân giãn nhĩ trái 38%, đường kính trung 
bình của nhĩ trái 3,4 ± 0,82 mm.
Tăng áp phổi: trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ 
lệ bệnh nhân tăng áp phổi chiếm 93,4%, áp lực động 
mạch phổi trung bình 32,07 ± 10,89 mm.
Để đánh giá chức năng tâm thu thất trái chúng 
tôi dựa vào chỉ số phân suất tống máu (EF). Kết 
quả cho thấy phần lớn bệnh nhân có chỉ số EF bình 
thường 41,9%, rối loạn nhẹ là 42,2%, rối loạn vừa 
là 15,9%. Không có bệnh nhân nào có rối loạn nặng 
chắc năng tâm thu thất trái.
Chức năng tâm trương thất trái chủ yếu được 
đánh giá gián tiếp qua dòng chảy tâm trương từ nhĩ 
102
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 1 - tháng 2/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trái xuống thất trái. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
72,6% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương. 
Bình thường biên độ sóng E lớn hơn sóng A, do đó 
tỷ lệ E/A>1. Khi luồng máu vào thất trái bị giảm trừ 
ở giai đoạn đổ đầy sớm tâm trương sẽ làm biên độ 
sóng E giảm. Để bù trừ, nhĩ trái bóp mạnh hơn ở 
giai đoạn cuối tâm trương làm biên độ sóng A tăng 
lên do đó tỷ lệ sóng E/A<1. Như vậy tăng huyết áp, 
thiếu máu, quá tải dịch tồn tại trên bệnh nhân suy 
thận mạn lọc máu chu kỳ thì không những làm suy 
chức năng tâm thu mà còn làm rối loạn chức năng 
tâm trương và tiến triển trong trong thời gian ngắn.
Theo kết quả nghiên cứu ở trên thì hầu hết bệnh 
nhân có phì đại thất trái (tăng LVMI) (100%). Rối 
loạn chức năng tâm trương thất trái chủ yếu thấy 
ở giai đoạn chậm thư giãn (độ I). Nhưng đối với 
phân nhóm sau là phì đại thất trái với dãn thành 
thất trái và giảm chức năng tâm thu thất trái thì các 
chỉ số có xu hướng dần dần trở về với con số bình 
thường mà chúng ta gọi là “Giả bình thường”, một 
giai đoạn tiếp theo của quá trình rối loạn chức năng 
tâm trương, trước khi chuyển sang giai đoạn cuối 
của nó - giai đoạn rối loạn khả năng đàn hồi của cơ 
tim (giai đoạn đổ đầy hạn chế). Chúng tôi nghĩ rằng 
đó cũng là tiến triển lôgic của bệnh suy thận mạn 
nhất là ở phân nhóm cuối cùng, khi cơ tim bị tổn 
thương ở mức độ trầm trọng, khối lượng cơ thất 
trái tăng nhiều, buồng thất trái giãn to và chức năng 
tâm thu giảm mạnh. 
Những điều này cho chúng ta thấy vai trò của 
huyết áp, thiếu máu quá tải dịch trong rối loạn hình 
thái chức năng tâm thu và tâm trương thất trái. 
Chính vì vậy việc phát hiện và điều trị thay thế thận 
sớm và đặc biệt là kiểm soát được các biến chứng 
tăng huyết áp, thiếu máu và quá tải dịch sẽ làm giảm 
thiểu các biến chứng tim mạch của suy thận mạn và 
đem lại chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân 
suy thận mãn lọc máu chu kỳ.
Tổn thương van tim: trong nghiên cứu của chúng 
tôi tổn thương van tim chủ yếu hở van 50% hở van 
tim (hở van hai lá 69,6%, van ba lá 58,1%, và van 
động mạch chủ 53,9%). Vôi hóa van 2 lá 2,6% và van 
động mạch chủ 1,3%. Trên bệnh nhân suy thận mạn 
chịu sự tác động của các bệnh lý tim mạch trước đó 
như tăng huyết áp, bệnh lý van tim hay bệnh tim 
thiếu máu cục bộ ảnh hưởng đến các tổ chức van 
tim, ngoài ra bệnh nhân còn chịu ảnh hưởng của 
chính bệnh lý bệnh thận mạn như rối loạn chuyển 
hóa canxi – phospho.
5. KẾT LUẬN
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn 
lọc máu chu kỳ là một nguyên nhân gây tử vong 
khoảng 50%, do vậy cần lưu ý biến chứng tim mạch, 
đặc biệt biến chứng suy tim trên bệnh nhân suy thận 
mạn lọc máu được một năm.
1. Huỳnh Văn Minh (2008), „Khuyến cáo 2008 của Hội 
Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị tăng huyết 
áp ở người lớn“, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý Tim mạch 
và chuyển hóa, Nxb Y học, tr. 235-295.
2. Võ Phụng, Võ Tam (2012), “Suy thận mạn”, Giáo 
trình Nội khoa sau đại học Bệnh thận - tiết niệu, Nxb Đại 
học Huế, tr. 298-317.
3. Frank H., Heusser K., Höffken B., et al (2004), “Effect 
of erythropoietin on cardiovascular prognosis parameters 
in hemodialysis patients”, Kidney International, 66(2), pp. 
832-840.
4. Simonson J.S., Schiller N.B. (1989), “Descent of the 
base of the left ventricle: An echocardiographic index of left 
ventricular function”, J Am Soc echocardiogr, 2, pp. 25-35.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_mot_so_bieu_hien_tim_mach_o_benh_nhan_loc_mau_chu_k.pdf